CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Biệt tài quyến rũ đàn ông của hai chị em mỹ nhân

Vì bị sắc đẹp của chị em mỹ nhân họ Triệu mê hoặc mà Hán Thành Đế đã không có con kế vị. Bi kịch này kéo theo một loạt sự kiện báo hiệu sự tiêu tan của vương triều vĩ đại nhà Hán.

Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức là hai chị em gái. Họ nổi tiếng thời nhà Hán không chỉ bởi sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn bởi tài quyến rũ đàn ông làm suy sụp cả vương triều vĩ đại.

Phi Yến và Hợp Đức vốn là vũ nữ trong cung của công chúa Dương A. Nếu Phi Yến có biệt tài ca múa nhẹ nhàng và uyển chuyển như tiên nữ thì người em Hợp Đức lại nổi bật với nhan sắc hoàn hảo, làn da mịn màng, lúc nào cũng tỏa hương thơm quyến rũ. Tương truyền rằng, Phi Yến có thể đứng múa trên lòng bàn tay người khác.

Cũng tại cung Dương A, Phi Yến đã có cơ hội gặp gỡ Hán Thành Đế Lưu Ngao trong một lần ông “vi hành” khỏi cung để tìm hoa cỏ đồng nội. Ngay lập tức, vị vua háo sắc này đã say mê sắc đẹp của Phi Yến nên nàng được tiến cung ngay.

Trước khi vào cung, Phi Yến đã từng là một người phụ nữ lẳng lơ nên trong đêm ân ái đầu tiên với Hán Thành Đế, nàng đã dùng thủ đoạn để có vết máu trên gối, chứng tỏ mình vẫn giữ được ngọc tiết nên vua càng sủng ái hơn.

Sau một thời gian được vua yêu chiều, Phi Yến lo sợ có ngày Hán Thành Đế sẽ chán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái với vua.

Vua đã nghe đồn về nhan sắc của Triệu Hợp Đức từ lâu nên liền phái người đi đón nàng vào cung. Khi nàng vào đến cung, tất cả mọi người đều kinh ngạc trước vẻ đẹp của mỹ nhân này.

Biệt tài quyến rũ đàn ông của hai chị em mỹ nhân 1
Phi Yến có biệt tài ca múa nhẹ nhàng và uyển chuyển như tiên nữ (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Vào được cung nhưng Hợp Đức cứ ở mãi với chị. Thực ra đây là âm mưu hai chị em đã tính toán từ trước. Mãi đến khi vua chấp thuận 2 điều kiện: một là không để ai trong thiên hạ vượt qua địa vị của 2 chị em, hai là con vua phải do hai chị em sinh ra. Lúc này Hợp Đức mới đồng ý ở trong cung vua.

Hán Thành Đế si mê Hợp Đức đến độ ông coi bộ ngực của nàng là vùng nghỉ ngơi ấm áp mềm mại và có ước nguyện “suốt đời được ở yên trong vùng ấm nóng đó”.

Được sự sủng ái của Hán Thành Đế, không lâu sau khi vào cung, Phi Yến đã được phong làm Hoàng hậu khi mới 19 tuổi, còn Hợp Đức được phong chức Chiêu nghi.

Và cũng kể từ ngày lên ngôi Hoàng hậu, vì mải lo giữ ngôi vị của mình, nàng Phi Yến lơ là với vua nên vua yêu thích người em Hợp Đức hơn. Vì điều này mà hai chị em cũng đôi lần xảy ra sóng gió.

Chuyện kể rằng, khi Hợp Đức sắp tắm, vua tới chỗ kín để nhìn trộm. Các nàng hầu phát hiện đã vào báo nên nàng vội vàng lui vào bóng tối. Vua nhìn theo với vẻ tiếc nuối, mê mẩn.

Một lần khác, Hợp Đức lại tắm, vua ra lệnh cho các nàng hầu không được báo tin để vua thoải mái nhìn ngắm. Người đẹp Hợp Đức mình trần ngồi trong chậu tắm không khác gì người ngồi giữa dòng suối trong. Lòng dạ vua mơ màng, nói với người hầu: “Một vua không thể có hai Hoàng hậu, ta sẽ phong cho Chiêu Nghi làm Hoàng hậu”.

Biết chuyện, Phi Yến bèn cho cung nữ sửa soạn nước tắm thơm, mời nhà vua tới xem. Nhà vua cũng tới nhưng Phi Yến càng lả lơi, suồng sã thì HánThành đế càng chán, nửa chừng đã bỏ ra về.

Sau một thời gian vào cung, vua luân phiên ngủ với hai chị em, nhưng cả Phi Yến và Hợ Đức đều không có dấu hiệu mang thai. Họ bắt đầu nghi ngờ vua đã quá ham mê dục vọng nên mất khả năng có con. Lo sợ không có con sẽ khó mà giữa được ngôi vị, Phi Yến đã tính đến biện pháp đơn giản nhất đó là tìm người đàn ông khác thế chỗ Thành Đế khi cần và giúp mình có thai.

Sử dụng quyền lực của bà chủ hậu cung, Phi Yến đã phái tay chân tin cậy của mình tìm kiếm những người đàn ông khỏe mạnh, đặc biệt là những người đã sinh rất nhiều con trai, lập thành danh sách rồi lần lượt bí mật đưa từng người một vào cung thực hiện ý đồ.

Để che giấu chuyện ngoại tình của mình, nàng còn cho xây hẳn một điện thời Phật trong cung. Trong đó lại cho xây một căn phòng bí mật, nơi nàng thoải mái vụng trộm.

Điều ngạc nhiên là khi tiếp xúc với những đàn ông khác, Triệu Phi Yến không chỉ thỏa mãn dục vọng mà còn tìm thấy cảm giác thích thú. Từ đó, nàng càng ngày càng lơ là Thành Đế và dần dần vua cũng chán nản, đặc biệt yêu thích và gần gũi với Hợp Đức hơn.

Cô em Hợp Đức chẳng những xinh đẹp hoàn hảo mà còn cực kỳ thông minh. Khi những tin đồn về việc thông gian của Phi Yến đến tai vua, nàng đã khiến Hán Thành Đế tin rằng những tin đồ đó xuất phát từ lòng đố kỵ, ghen ghét với chị em nàng. Nhờ vậy, vua không tin mà còn ra lệnh giết những ai đã đặt điều về Hoàng hậu.

Từ đó, Phi Yến càng dâm loạn công khai mà không sợ gì. Nàng tìm mọi cách để mình hoặc em gái có mang nên đã rủ thêm Hợp Đức tham gia việc thông gian để nhanh chóng có con.

Biệt tài quyến rũ đàn ông của hai chị em mỹ nhân 2
Từ thân phận vũ nữ, hai chị em mỹ nhân đã bước vào cung trở thành những người đàn bà quyền lực (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Tuy nhiên, sau một thời gian quan hệ với nhiều người đàn ông khác, hai chị em vẫn không có dấu hiệu gì khả quan. Bởi lẽ, nguyên nhân chính là ở hai mỹ nhân này. Họ đã thường xuyên sử dụng một loại thuốc làm đẹp giúp cho da dẻ luôn trắng trẻo, mịn màng, lại toát ra mùi hương quyến rũ và kích thích đàn ông. Và tác dụng không mong muốn của loại thuốc này là có chứa một lượng lớn xạ hương gây khó khăn cho việc thụ thai.

Về phần Hán Thành Đế, do tính dục vô độ nên mắc chức dương suy. Ông đã phải dùng đến nhiều loại thần dược với hy vọng kéo dài được “phong độ” của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày thân thể ông càng suy kiệt, có lúc đi không vững. Đến tháng 3 năm thứ 7 TCN, Hán Thành Đế qua đời ở tuổi 46.

Khi hoàng đế mất, Vương Thái hậu thi hành chính lệnh. Bà muốn cùng các quan đại thần mà đứng đầu là Vương Mãng điều tra rõ cái chết của Hán Thành Đế. Là một người đẹp thông minh, Hợp Đức hiểu rõ tình cảnh thân cô thế cô của mình. 

Nàng biết chắc triều đình sẽ không bao giờ kết luận vua chết vì hoang dâm vô độ mà sẽ đổ tất cả tội lỗi lên đầu mình nên nàng đã tự sát trước khi bị hành hình khi mới 24 tuổi.

Do Hán Thành Đế không có con nên Lưu Hân - người cháu gọi vua bằng bác đã được chọn kế vị. Nhờ có công trong việc đề bạt Lưu Hân nên ông bỏ qua những tội ác tày trời mà Phi Yến đã nhúng tay vào và phong cho nàng làm Thái hậu.

Nhờ vậy, Triệu Phi Yến thoát tội. Nhưng trớ trêu thay, Lưu Hân không si mê nữ sắc mà lại quyến luyến đàn ông. Hơn nữa, Lưu Hân chỉ lên ngôi được 7 năm thì mất. Do không có con nối ngôi nên Vương Mãng quay trở lại nắm quyền lực và tham chính.

Vương Mãng tìm cách hạ bậc Hoàng thái hậu của Triệu Phi Yến, nàng bị đưa ra khỏi Bắc cung, rồi sau đó bị phế làm thứ dân. Cuối cùng, Phi Yến đã tìm đến cái chết bằng rượu độc.



Nhắc đến người đàn ông tự "cắm sừng" cho mình người ta hay nhớ đến câu chuyện nổi tiếng của ông vua Thạch Kính Đường - hoàng đế đầu tiên nhà Hậu Tấn.

Website: kenhdichvu24h.com

Khám phá những mối tình nổi tiếng giữa kỹ nữ và hoàng đế

Xưa nay, kỹ nữ vốn là đối tượng thuộc tầng lớp thấp hèn, trong khi đó hoàng đế lại là người đứng đầu thiên hạ. Khoảng cách giữa họ quá chênh lệch, vậy mà trong xã hội cổ đại Trung Quốc, vẫn có những câu chuyện tình giữa hoàng đế và kỹ nữ nổi đình đám.

Lý Sư Sư - hoàng đế Tống Huy Tông

Nói đến chuyện tình hoàng đế - kỹ nữ thì có lẽ câu chuyện được lưu truyền nhiều nhất chính là mối tình vừa lãng mạn, vừa bi kịch giữa vị Hoàng đế đa tình Tống Huy Tông Triệu Cát và kỹ nữ lừng danh Lý Sư Sư.

Theo sử sách ghi chép lại, Lý Sư Sư sống vào cuối thời Bắc Tống. Mới 4 tuổi, nàng đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thấy nhan sắc trời phú của nàng, một bà chủ kĩ viện trong vùng đã đưa nàng về nuôi với hy vọng lớn lên nàng sẽ trở thành món hàng béo bở câu kéo khách làng chơi. Lý Sư Sư được dạy đủ cầm, kỳ, thi họa nên với nhan sắc và tài năng hơn người, nàng nhanh chóng nổi tiếng khắp kinh thành.

Và nàng đã lọt vào mắt xanh của vị vua đa tình Tống Huy Tông Triệu Cát - Hoàng đế thứ 8 nhà Tống. Nổi tiếng là ông vua phóng đãng nên dù hậu cung bạt ngàn mỹ nữ nhưng ông lại thích lui tới các lầu xanh, kỹ viện để tìm kiếm mỹ nhân.

Nghe tiếng Lý Sư Sư tài sắc song toàn từ lâu, trong lòng Tống Huy Tông cũng mong ngóng đến ngày được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp. Nhưng khi đó, Tống Huy Tông vẫn còn ngại ngùng danh phận của một thiên tử Đại Tống nên khi đến tìm Lý Sư Sư, ông buộc lòng phải nói dối mình là một thương nhân.

Trải qua biết bao công đoạn cùng với sự háo hức, chờ đợi, cuối cùng Tống Huy Tông cũng được gặp nàng. Tuy nhiên, đáp lại những mong mỏi ấy, ông lại chỉ nhận được sự lạnh nhạt và kiêu ngạo của Lý Sư Sư.

Điều lạ là dù vấp phải sự kiêu ngạo của người đẹp nhưng khi tận mắt chứng kiến nhan sắc cũng như tài đàn hát, sự thông minh, khéo léo của nàng, hoàng đế này không những không chán ghét, mà ngược lại càng muốn chinh phục hơn. Vì vậy, càng ngày Tống Huy Tông càng si mê Lý Sư Sư.

Khám phá những mối tình nổi tiếng giữa kỹ nữ và hoàng đế 1
Nghe tiếng Lý Sư Sư tài sắc song toàn từ lâu, trong lòng Tống Huy Tông cũng mong ngóng đến ngày được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp (Ảnh minh họa).

Một lần, sau khi ân ái, Tống Huy Tông ôm Lý Sư Sư vào lòng và nói nếu như nàng không phải là kỹ nữ thì nhất định ông sẽ đưa nàng vào cung để được ở bên người đẹp suốt cả ngày.

Để bày tỏ tình yêu của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư rất nhiều vàng bạc, châu báu. Sau đó, hoàng đế còn âm thầm phong cho nàng kỹ nữ lừng danh này làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh.

Không dừng lại ở đó, vua sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để tiện đường gặp gỡ người đẹp.

Tuy nhiên, sự phóng túng của Tống Huy Tông đã trở thành điềm báo trước cho sự diệt vong của triều Bắc Tống. Chỉ vài năm sau đó, nhà Kim đã mang quân tấn công nhà Tống. Ít lâu sau, cả hai cha con Tống Huy Tông đều bị quân Kim bắt và đày lên vùng biên ải phía Bắc.

Cũng từ đây, cuộc đời nhung lụa của kỹ nữ lừng danh đã chấm dứt. Có nhiều giai thoại xung quanh kết cục của cuộc đời Lý Sư Sư song có thể khẳng định, dù sự thật là thế nào thì cuối cùng, số phận nàng cũng không nằm ngoài hai chữ "bi kịch".

Vệ Tử Phu - Hán Vũ Đế Lưu Triệt

Vệ Tử Phu là Hoàng hậu thứ hai của Hán Vũ Đế - Hoàng đế thứ 7 nhà Tây Hán. Nhưng ít ai biết, trước khi trở thành người đàn bà quyền lực trong hậu cung, bà xuất thân là một ca nữ trong phủ của Bình Dương công chúa - chị gái Hán Vũ Đế.

Thấy Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi đã nhiều năm mà hoàng hậu thứ nhất là Trần A Kiều mãi không sinh được con trai, Bình Dương Công chúa bèn lựa chọn nhiều cô gái con nhà lành đưa về phủ dạy dỗ cẩn thận để dâng vua. Một lần, sau khi tổ chức lễ tế trời đất trên đường trở về, Hán Vũ Đế tiện đường ghé chơi phủ của Bình Dương Công chúa.

Tại đây, Bình Dương Công chúa cho gọi những cô gái xinh đẹp mà mình đã dạy dỗ ra mua vui cho Hán Vũ Đế. Tuy nhiên, hoàng đế nhìn cô nào cũng lắc đầu tỏ vẻ chán nản. Nhưng khi thấy vẻ đẹp của Vệ Tử Phu, ông đã không giấu được niềm say mê nàng ngay lập tức. Sau đó, Vệ Tử Phu đã được hoàng đế âu yếm ngay trong phòng thay đồ của phủ Bình Dương Công chúa.

Để trả ơn công chúa, ông còn ra lệnh thưởng một ngàn cân vàng cho Bình Dương. Nhân cơ hội đó, Bình Dương công chúa bèn xin hoàng đế đưa Vệ Tử Phu vào cung để tiện việc hầu hạ. 

Một thời gian sau, khi Hán Vũ Đế chuẩn bị cho sa thải những cung nhân có tuổi để chuẩn bị tuyển đợt mỹ nữ mới thì Vệ Tử Phu tìm tới gặp vua, khóc lóc, xin được rời cung. Hán Vũ Đế thấy thương, nên đêm hôm đó giữ Vệ Tử Phu ở lại bên mình.

Trong lần ân ái ấy, Vệ Tử Phu đã mang thai. Kể từ đó, nàng ngày càng được hoàng đế sủng hạnh nhiều hơn. Người kỹ nữ xinh đẹp này đã sinh cho vua tất cả 4 người con, 1 con trai và 3 con gái.

Triệu Phi Yến - Hán Thành Đế Lưu Ngao

Con đường tiến thân từ một kỹ nữ xinh đẹp trở thành bà hoàng triều đình của Triệu Phi Yến cũng có phần khá giống với nàng Vệ Tử Phu.

Trong lịch sử Trung Quốc, Triệu Phi Yến là hoàng hậu của Hán Thành Đế Lưu Ngao - hoàng đế thứ 12 nhà Tây Hán. Người ta miêu tả nàng có vẻ đẹp tựa chim yến, tài sắc tuyệt vời.

Lúc bấy giờ, dù tại vị hoàng đế nhưng Hán Thành Đế lại là người ham mê tửu sắc, ông thường xuyên cải trang thành thường dân, đóng giả các công tử dòng dõi quý tộc, trốn ra khỏi cung để tìm thú ăn chơi, hưởng lạc.

Một lần, Hán Thành Đế đến nhà công chúa Dương A uống rượu. Trong bữa rượu, công chúa cho gọi nhiều ca nữ ra mua vui. Và giữa đám đông ấy, Hoàng đế đã như ngây dại trước người con gái sở hữu làn da trắng trẻo, chân tay thon thả mềm mại như cành liễu tên Triệu Phi Yến.

Khám phá những mối tình nổi tiếng giữa kỹ nữ và hoàng đế 2
Hoàng đế đã như ngây dại trước người con gái sở hữu làn da trắng trẻo, chân tay thon thả mềm mại như cành liễu tên Triệu Phi Yến (Ảnh minh họa).

Khi Triệu Phi Yến uyển chuyển múa theo điệu nhạc, Hán Thành Đế càng ngây ngất. Ngay khi tiệc rượu kết thúc, hoàng đế đã bứt rứt không yên, cho triệu cô ca nữ này về cung, phong làm Tiệp dư. Ngày ngày Hán Thành Đế chìm đắm trong hoan lạc với Triệu Phi Yến.

Sau đó, cho dù vấp phải sự phản đối của Thái hậu khi chê xuất thân của Triệu Phi Yến thấp hèn nhưng nàng vẫn được vua phong làm hoàng hậu.

Có quyền chức trong tay, cùng với em gái của mình là Triệu Hợp Đức, Triệu Phi Yến đã làm chủ cả hậu cung nhà Hán. Tuy nhiên, trong suốt thời gian làm hoàng hậu, dẫu hoang dâm vô độ với rất nhiều nam nhân nhưng đến cuối đời, Triệu Phi Yến vẫn không sinh được con. Cuối cùng, nàng đã kết liễu cuộc đời bằng rượu độc.

Lưu mỹ nhân - Hoàng đế Minh Vũ Tông 

Trong xã hội triều Minh Trung Quốc, chuyện Hoàng đế qua lại chốn lầu xanh, tư tình với các kỹ nữ hoàn toàn không phải chuyện quá xa lạ. Bởi lẽ đây là thời đại khá thoáng trong chuyện tình dục.

Tiếp nối “truyền thống” ăn chơi, dâm loạn của vua Minh Thái Tổ, Minh Đại Tông… hoàng đế thứ 11 triều Minh là Minh Vũ Tông dường như cũng không chịu thua kém khi đã qua lại với rất nhiều mỹ nữ.

Người ta nói rằng, với ông vua hoang dâm Minh Vũ Tông, chỉ cần đẹp và vừa mắt thì bất kể là già trẻ, con nhà lành hay kỹ nữ đều không thể thoát khỏi tay ông. Trong số những người được Minh Vũ Tông để mắt tới, nổi tiếng nhất chính là Lưu mỹ nhân, một kỹ nữ nổi tiếng ở vùng Thái Nguyên, Trung Quốc.

Lưu mỹ nhân sinh ra trong một gia đình thường dân. Lớn lên, nàng trở thành một kỹ nữ thuộc quyền quản lý của Tấn Vương Phủ. Trong một lần du hý tới vùng Thái Nguyên tìm kiếm người đẹp mua vui, Lưu mỹ nhân đã lọt ngay vào mắt Minh Vũ Tông.

Tiếng đàn, tiếng hát ngọt ngào cộng thêm điệu múa uyển chuyển của Lưu mỹ nhân đã khiến vị Hoàng đế triều Minh mê mẩn. Minh Vũ Tông quyết định đặc cách, giữ Lưu mỹ nhân ở lại bên mình hầu hạ.

Từ đó, Lưu mỹ nhân và hoàng đế gắn với nhau như hình với bóng, nửa bước không rời, ngày càng được sủng ái. Về tới kinh thành, Minh Vũ Tông vẫn rất mực say mê nàng kỹ nữ tỉnh lẻ họ Lưu, ngày đêm cùng mỹ nhân đắm chìm trong hoan lạc.

Trong cơn đê mê khoái lạc cùng người đẹp, Minh Vũ Tông ra lệnh xây cho Lưu mỹ nhân một cung điện thật đẹp để nàng tới ở.

Lưu mỹ nhân được Vũ Tông sủng ái đến mức tất cả mọi việc đều nghe theo lời nàng. Người ta kể lại, đại thần trong triều hễ ai làm phật lòng Minh Vũ Tông đều tìm tới Lưu mỹ nhân nhờ cứu mạng. Và chỉ cần một nụ cười của nàng, hoàng đế lập tức quên sạch, nói gì cũng nghe, đòi gì cũng đồng ý.

Sự si mê của vị hoàng đế triều Minh với kỹ nữ họ Lưu còn thể hiện trong cả chiến tranh. Khi xuất quân nam chính, dẹp loạn Ninh Vương, Minh Vũ Tông đã đặc cách cho phép Lưu mỹ nhân đi theo để hầu hạ mình.



Triệu Phi Yến thất tiết trước khi nhập cung



Triệu Phi Yến xinh đẹp nhưng độc ác (ảnh minh họa)Triệu Phi Yến xinh đẹp nhưng độc ác (ảnh minh họa)



Xuất thân là một kỹ nữ, Triệu Phi Yến nhà Hán nức tiếng xinh đẹp, ngọt ngào yểu điệu sánh ngang với Chiêu Quân.
Sự kiện là những thăng trầm về cuộc đời và công danh của các mỹ nữ, nhan sắc một thời trong lịch sử. Mời các bạn đón đọc để biết thêm về cuộc đời của các nhân vật nổi tiếng mà lại lắm truân chuyên này tại Eva.vn
Sắc đẹp đi đôi với sự độc ác và mưu toan, chính vì thế khi Triệu Phi Yến lọt vào mắt xanh của quân vương Lưu Ngao Hán Thành Đế – hoàng đế thứ 12 nhà Hán, thay vì tận hưởng may mắn lại bày ra lắm chiêu trò cạnh tranh quyền lực, giết chóc dã man làm hậu cung rối loạn.
Lưu Ngao gặp lần đầu tiên đã bị trúng phải tiếng sét và nhất quyết có cho được nàng. Bất chấp thân phận thấp hèn, Phi Yến được vời vào cung đêm ngày cận kề quân vương và cùng nhau đắm chìm trong hoan lạc.
Vốn là ca nữ nên Phi Yến rất được nam nhi yêu chuộng và bà cũng có rất nhiều nhân tình nhân ngãi. Nay cợt nhả với chàng này mai lại có lang quân kia. Tính phóng túng thêm vào tài múa hát uyển chuyển tài hoa như rồng bay phượng múa khiến đàn ông trong thiên hạ đều thèm muốn.
Dù trác táng nhưng vì biết gìn giữ nhan sắc nên trông Phi Yến luôn mơn mởn và trẻ trung như gái còn xuân. Phi Yến rất biết “chiêu trò” để lấy lòng quân vương nên dù đã thất tiết từ lâu nhưng khi ân ái với vua, bà đã dùng mưu “lạc hồng” – rải ít màu nước hồng hồng lên chăn gối khi gần gũi vua khiến vua tin rằng bà còn trong trắng, nghĩ bà thanh cao, dù sống giữa chốn bùn lầy nhưng biết tự tôn giữ gìn sự tinh khiết, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, do đó càng lúc càng mê đắm.
Triệu Phi Yến thất tiết trước khi nhập cung - 1
Vốn là ca nữ nên Phi Yến rất được nam nhi yêu chuộng và bà cũng có rất nhiều nhân tình nhân ngãi. (ảnh minh họa)
Tham vọng độc chiếm quyền hành, Triệu Phi Yến đổi tội cho hoàng hậu dùng tà thuật ám hại vua, kết quả là bà bị phế ngôi và giam vàolãnh cung. Sau đó không lâu, bất chấp sự can gián về nguồn gốc thấp kém của Phi yến, Hán Thành Đế phong bà làm hoàng hậu, nắm trong tay quyền lực tối cao chốn hậu cung.
Lên nắm quyền, Triệu Phi Yến bắt đầu giương nanh vuốt ra khắp nơi, hãm hại những cung phi gần gũi với quân vương. Độc ác hơn, những ai có có cốt nhục với vua đều bị Phi Yến giết mà thần không thấy quỷ không hay.
Tội lớn nhất của Hán Thành Đế là biết Triệu Phi Yến quỷ kế đa đoan thâm độc khó lường nhưng vẫn cứ trơ mắt nhìn bà giết hại hết cung phi này đến phi tầng nọ, thậm chí chứng kiến cảnh con trai mình bị hại chết cũng không lên tiếng hỏi tội...
Triệu Phi Yến thất tiết trước khi nhập cung - 2
Lên nắm quyền, Triệu Phi Yến bắt đầu giương nanh vuốt ra khắp nơi, hãm hại những cung phi gần gũi với quân vương. (ảnh minh họa)
Vốn có lối sống tùy tiện nên vào cung đã lâu nhưng Triệu Phi Yến vẫn không mang thai, vì thế bà cũng không để cho phi tầng nào có cốt nhục của vua. Hễ ai có tin long thai là chết vô duyên cớ. Ngay cả khi một phi tầng của vua đã hạ sinh thái tự bụ bẫm cũng bị chính Phi Yến và em gái bà giết chết một cách dễ dàng. Sự nhu nhược mạt hạng đó đã khiến Hán Thành Đế tuyệt  tôn trong tay người đàn bà lòng dạ ác độc Triệu Phi Yến.
Tuổi già sức yếu nhưng lại đam mê sắc dục, Hán Thành Đế vì ham uống quá nhiều thuốc "hồi xuân hoàn" mà chết ngay tại giường của Hiệp Đức – em gái Phi Yến. Hiệp Đức bị thái hậu giam lỏng ở lãnh cung rồi tự tử. Phi Yến sau đó cũng mất hét quyền hành, sống những tháng ngày như ác mộng bởi tội lỗi tày trời mình từng gây ra và tự tử không lâu sau đó.
Nguyễn Nguyễn (Theo KP)

Kỳ lạ cuộc đời của những kỹ nữ nổi tiếng

Không chỉ sở hữu sắc đẹp và tài ca kỹ, những kỹ nữ nổi tiếng Trung Quốc có sức ảnh hưởng rộng rãi tới lịch sử Trung Quốc.


1. Mỹ nhân Triệu Phi Yến
Lật lại lịch sử Trung Quốc, ít ai không biết tới mỹ nhân Triệu Phi Yến.
Vốn xuất thân từ một kỹ nữ xinh đẹp, Triệu Phi Yến đã gặp được Hán Thành Đế khi một lần vị vua này ghé tới thăm nhà công chúa Dương A. Để chiều lòng vị vua này, công chúa Dương Á đã tuyển 1 loạt vũ nữ đến mua vui cho vị hoàng đế này. Và với vẻ đẹp khêu gợi và nóng bỏng, Triệu Phi Yến dễ dàng chiếm trọn trái tim của vị Hoàng đế đam mê tửu sắc này.
Từng bước từng bước 1, nàng kỹ nữ xinh đẹp đã biết cách lấy lòng Hàn Thành Đế và leo lên tới vị trí hoàng hậu của Hán Thành Đế Lưu Ngao – hoàng đế thứ 12 nhà Tây Hán.

2. Kỹ nữ Vệ Tử Phu
Cũng tương tự như Triệu Phi Yến, Vệ Tử Phu vốn xuất thân là 1 ca nữ trong phủ của Bình Dương công chúa – chị gái Hán Vũ Đế trước khi trở thành vợ của vị Hoàng đế này.
Trong khi hoàng hậu thứ nhất mãi không sinh hạ được con trai Hán Vũ Đế đã quyết định tìm chốn mua vui ở  các lầu xanh ca kỹ. Chị gái của ông vốn là Bình Dương đã quyết định tuyển chọn 1 loạt ca kỹ tới để phục vụ tại nhà và để mời chào dâng vua.
Với dáng điệu uyển chuyển và xinh đẹp Vệ Tử Phu đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim của Hán Vũ Đế.
Sau đó, Vệ Tử Phu nhanh chóng đậu thai và từng bước để trở thành hoàng hậu kiêu sa của Trung Hoa.
3. Kỹ nữ chung tình Lý Hương Quân
Không chỉ nổi danh xinh đẹp và giỏi đàn ca múa, Lý Hương Quân được biết tới như là một trong những kỹ nữ chung tình nhất Trung Hoa.
Tuy sở hữu nhan sắc làm điên đảo bất kỳ nam nhân nào thời đấy nhưng Lý Hương Quân lại dành trọn tình cảm cho chàng thư sinh nghèo Hầu Phương Vực.
Để mua phục vụ của Lý Hương Quân, Hầu Phương Vực phải nhờ sự giúp đỡ của Nguyễn Đại Việt, vốn là 1 tên quan đang gặp biến cố muốn triệu tập các thư sinh để mưu đồ riêng.
Biết chuyện này đôi tình nhân Hầu Phương Vực và Hương Quân quyết định vay mượn để trả lại số tiền mà Nguyễn Đại Việt đã vay. Tuy nhiên,  Nguyễn Đại Việt đã quyết tâm trả thù khiến Hầu lang phải bỏ trốn. Trong thời gian đó, Hương Quân không tiếp bất kỳ người khách nào.
Khi bị Nguyễn Đại Việt buộc phải lấy 1 vị quan, Hương Quân đã quyết định nhảy lầu tự tử. Tuy bị thương nhưng Hương Quân đã thoát khỏi đám cưới nhục nhã này.
4. Kỹ nữ Lưu Mỹ Nhân
Lưu mỹ nhân sinh ra trong một gia đình thường dân. Lớn lên, nàng trở thành một kỹ nữ thuộc quyền quản lý của Tấn Vương Phủ. Trong một lần du hý tới vùng Thái Nguyên tìm kiếm người đẹp mua vui, Lưu mỹ nhân đã lọt ngay vào mắt Minh Vũ Tông.
Tiếng đàn, tiếng hát ngọt ngào cộng thêm điệu múa uyển chuyển của Lưu mỹ nhân đã khiến vị Hoàng đế triều Minh mê mẩn. Minh Vũ Tông quyết định đặc cách, giữ Lưu mỹ nhân ở lại bên mình hầu hạ.
Từ đó, Lưu mỹ nhân và hoàng đế gắn với nhau như hình với bóng, nửa bước không rời, ngày càng được sủng ái. Về tới kinh thành, Minh Vũ Tông vẫn rất mực say mê nàng kỹ nữ tỉnh lẻ họ Lưu, ngày đêm cùng mỹ nhân đắm chìm trong hoan lạc. Trong cơn đê mê khoái lạc cùng người đẹp, Minh Vũ Tông ra lệnh xây cho Lưu mỹ nhân một cung điện thật đẹp để nàng tới ở. Lưu mỹ nhân còn có khả năng khống chế cả những quyết định triều chính do vị vua này quá mê mẩn sắc đẹp và “ngụp lặn” trong đời sống tình dục.
(TTVN)

Phu nhân kỳ tài của Gia Cát Khổng Minh



Tin Tức Quốc Tế
Tin Biển Đông VN
Ngôi Sao
Vậy nhân vật nữ tướng này là ai ? Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nhân vật nữ nổi tiếng này, đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều ý kiến khác nhau để khẳng định về thân thế của vị đệ nhất phu nhân.
Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn,tường địa lý, bát quái ngũ hành,kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp, thứ chỉ dành cho đấng mày râu, bà cũng rất am hiểu . Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà.Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh "mộc ngưu lưu mã", "nỏ liên châu","Khổng Minh đăng" và bánh bao của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng ,Long Trung sách của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung,Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.

Theo Hàn Lộ công ti , đồng sản xuất bộ phim điện ảnh "Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh" giới thiệu, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, phong lưu lỗi lạc, diệu kế liên tiếp xuất ra có thể nói là không ai không biết, nhưng nguồn gốc chiếc quạt lông đó từ đâu mà ra thì chưa chắc mọi người đều biết.

Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái đã tặng chàng một cái quạt lông và hỏi: "Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?" Gia Cát Lượng nói: "Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?" A sửu cô nương nói: "Còn ý nghĩa thứ hai?" Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A sửu nói tiếp: "Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện ngài nói tới Tào Tháo Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt lúc đó" Chính là A sửu cô nương thông minh hiểu chuyện, biết đại trượng phu khi làm việc tập trung khí lực, không thể để tình cảm xao động, càng không thể để người ta phát hiện, nếu không đại sự tất không thành .Đó cũng chính là lí do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông vẫn không rời tay.

Qua một chút thông tin về nhân vật nữ kì tài này, game thủ việt chúng ta cũng ít nhiều hiểu về công lao cũng như những đóng góp quý báu của đệ nhất phu nhân của vị quân sư lỗi lạc Gia Cát Lượng.


Theo mô tả trong lịch sử thì bà có mái tóc vàng và làn da nâu, còn về dung mạo như thế nào thì không được mô tả lại.
Có sách tả bà dáng người cao,thon thả nhưng mặt đen đúa đầy mụn nhọt trông rất khó coi, sách khác lại tả bà hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ. Tuy thế, bà lại là một người phụ nữ rất dịu dàng và chu đáo. Khổng Minh đại truyện có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn,mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhân chu toàn tất cả, vợ chồng kính nhau như khách,chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì.Nếu không nhờ có bà làm hậu phương vững chắc phía sau, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho Lưu Bị . Thế mới biết câu “tề gia trị quốc bình thiên hạ” là một thứ tự có cơ sở... Người đàn ông phải làm cho yên ổn chuyện gia thất mới có thể ra ngoài trị nước cứu đời .. Và Hoàng Nguyệt Anh đã làm thay cho Gia Cát Lượng nhiệm vụ “tề gia” để ông chuyên tâm giúp đỡ Lưu Bị ... Ta có thể thấy, vị trí và vai trò không nhỏ của Hoàng Nguyệt Anh đối với bản thân cũng như sự nghiệp của Gia cát Lượng.
Ý kiến thứ hai thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được "người anh hùng thật sự" của mình. Khổng Minh nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng(qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này ... Để rồi sau đó, bà âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Có người cho rằng sau đó bà vẫn mang mặt nạ (mạng che mặt) khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện,danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết. Một người phụ nữ có địa vị,có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng , phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịu dàng,nhân hậu ... Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ vĩ đại mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.
Những truyền thuyết,dã sử chung quanh người phụ nữ tài năng này rất nhiều, và hiện tại cũng đang trong tình trạng "chín người mười ý".Thế nhưng tóm tắt sơ lượt lại thì có 2 luồng ý kiến cơ bản nhất. Mọi người đếu đồng ý rằng, Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn,tường địa lý, bát quái ngũ hành,kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu . Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà.Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh "mộc ngưu lưu mã", "nỏ liên châu","Khổng Minh đăng" và bánh bao của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng ,Long Trung sách của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung,Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.
Theo Hàn Lộ công ti , đồng sản xuất bộ phim điện ảnh "Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh" giới thiệu, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, phong lưu lỗi lạc, diệu kế liên tiếp xuất ra có thể nói là không ai không biết, nhưng nguồn gốc chiếc quạt lông đó từ đâu mà ra thì chưa chắc mọi người đều biết.
Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng da đen đã tặng chàng một cái quạt lông và hỏi: "Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?" Gia Cát Lượng nói: "Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?" A sửu cô nương nói: "Còn ý nghĩa thứ hai?" Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A sửu nói tiếp: "Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện ngài nói tới Tào Tháo Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt lúc đó" Chính là A sửu cô nương thông minh hiểu chuyện, biết đại trượng phu khi làm việc tập trung khí lực, không thể để tình cảm xao động, càng không thể để người ta phát hiện, nếu không đại sự tất không thành .Đó cũng chính là lí do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông vẫn không rời tay.

Gia Cát Lượng: Những lời “sấm truyền”

   


[Phong thuỷ khai vận] Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.

Trí tuệ tinh thông, tài năng lỗi lạc lẫn lòng trung hiếu sắt son của Khổng Minh luôn được hậu thế tôn vinh, trân trọng. Sử sách ghi nhận ông là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao tài ba, kiệt xuất thời Tam quốc. 

Theo Bách kho toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền, chính vị quân sư này là nhà phát minh ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.

Cho tới nay, những lời tiên tri của Gia Cát Lượng trong "Mã Tiền Khóa" vẫn là một bí ẩn thú vị với hậu thế.

Liệu sự như thần 

Tài năng của Khổng Minh đâu chỉ dừng ở những lĩnh vực ấy. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.

Nói về kỳ tài "liệu sự như thần" của Khổng Minh, dân gian Trung Quốc hãy còn lưu truyền một câu chuyện khá thú vị.


Tương truyền, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”. Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này. 

Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”. Kẻ “tội đồ” bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn dò của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là đúng hoàng thượng mới mở ra xem). Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm lập tức làm theo. Vừa đứng vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành. Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”. Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này. 

Còn theo Bách Khoa toàn thư mở, Khổng Minh bỗng lâm bệnh nặng khi ra Kỳ Sơn lần thứ 6. Biết mệnh sắp tàn, ông cho gọi tướng tài Khương Duy vào truyền thụ 24 thiên binh thư của mình. Gia Cát Lượng còn cẩn thận dặn dò các tướng quân phải nêu cao cảnh giác, đề phòng mối nguy quân Ngụy tấn công, Ngụy Diên trở mặt làm phản rồi bày cho diệu kế đối phó. 

Quả nhiên, mọi lo lắng, tiên liệu của ông trước khi qua đời đều thành hiện thực. Ngụy Diên tráo trở làm phản, nhưng vì nghe lời căn dặn của quân sư, Mã Đại đã chém chết Diên. 

Lại nói, khi Tư Mã Ý hô quân tới đánh, bên Thục bèn đẩy xe có tượng gỗ của Khổng Minh ra trận, khiến Ý hoang mang lo sợ rồi tháo chạy. Nhờ đó, quân Thục bình an vô sự rút về Thành Đô. 

Thêm lần nữa, tài tiên liệu hơn người của Gia Cát Lượng đã bảo toàn mạng sống cho quân binh và cứu vãn thế sự cho cả vương triều. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, dân gian lưu truyền câu nói: “Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”. 

Bí ẩn lời “sấm truyền” trong “Mã Tiền Khóa”

“Mã Tiền Khóa” được cho là một tác phẩm kiệt xuất của Gia Cát Lượng. Tương truyền, nhà quân sư trong lúc nhàn nhã việc quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những tiên đoán như thần về việc đại sự trong thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt câu chữ, “Mã Tiền Khóa” ý chỉ việc gieo quẻ bói trước ngựa.


So với những ngự ngôn khác trong lịch sử Trung Quốc, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng được đánh giá là dễ phá dịch hơn. Tác phẩm này gồm 14 khóa, mỗi khóa có nội dung dự đoán về một triều đại Trung Quốc và các khóa tuân theo tuần tự diễn tiến của lịch sử. 

Theo những chiêm nghiệm của hậu thế, lời tiên đoán trong các khóa của Gia Cát Lượng vô cùng linh ứng và chính xác. Ví như khóa thứ nhất:

Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy 
Âm cư dương phất 
Bát thiên nữ quỷ

Nhiều quan điểm cho rằng, khóa này chính là lời dự ngôn về bản thân Gia Cát Lượng và thế sự thời Tam Quốc. Sớm biết vận mệnh nhà Hán đã tới hồi tận, mọi nỗ lực chỉ là “vô lực hồi thiên”, nhưng ông vẫn tận tâm tận sức phò tá Thục Hán, không phụ nghĩa bạc tình với chủ nhân Lưu Bị.

Tổng cộng, Khổng Minh đã 5 lần Bắc phạt Tào Ngụy để khôi phục trung nguyên, tái hưng giang sơn Đại Hán. Trong “Xuất Sư Biểu”, ông cũng bày tỏ nỗ lực tâm huyết tái hưng Hán thất của mình: “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (ý chỉ: Cúc cung tận tụy tới chết mới thôi). Vậy nên, hai câu trước: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là viết cho chính mình. Trong hai câu sau: “Âm cư dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, câu “Bát thiên nữ quỷ” được xem như một câu chơi chữ. Chữ “bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) rồi thêm chữ “nữ” (女) và chữ “quỷ” (鬼) hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏). Điều ấy có nghĩa, nhà Thục Hán cuối cùng sẽ bị Ngụy Quốc tiêu diệt. Còn ở khóa thứ hai:
Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc trung thổ
Xưng danh bất chính 
Giang Đông hữu hổ

là những dự ngôn của Khổng Minh về Tấn triều. Thực tế lịch sử cho thấy, gia tộc Tư Mã nắm đại quyền trong triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc, trong đó, Tư Mã Chiêu trở thành kẻ thống trị thực quyền. Tới năm 265, Chiêu qua đời, con là Tư Mã Viêm lập tức bắt Hoàng đế cuối cùng của Tào Ngụy là Tào Hoán thoái vị, giao lại triều đình cho mình. Viêm tức vị hoàng đế, lập ra triều Tây Tấn trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Nếu vận vào khóa thứ hai trong “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, có thể thấy, nhà quân sư đại tài đã tiên đoán như thần. Câu: “Hỏa thượng hữu hỏa” tức hai chữ “hỏa” (火) thành chữ “Viêm” (炎), ý chỉ Tư Mã Viêm. Tới năm 280, quân Tấn tiến đánh nhà Ngô, bắt sống Tôn Hạo và tiêu diệt nước Ngô, thống nhất thiên hạ. Nên câu thứ hai: “Quang chúc trung thổ” (ý chỉ soi sáng cả vùng trung thổ) là chỉ việc này. Nhưng vì Tư Mã Viêm lên ngôi, lập ra triều Tấn thực chất là cướp đoạt ngôi vị từ Tào Ngụy, nên đúng là “Xưng danh bất chính” như lời chiêm nghiệm trong khóa thứ hai này. 

Tới năm 317, Tư Mã Duệ lên ngôi, đóng đô ở Kiến Khang mà sử sách gọi là Nguyên đế của triều Đông Tấn. Vùng Kiến Khang bấy giờ thuộc Giang Đông. Sự kiện ấy cũng trùng khớp với câu cuối: “Giang Đông hữu hổ”, ý chỉ Giang Đông có hổ và “hổ” ở đây chính là Tư Mã Duệ. 

Các khóa tiếp theo đều linh ứng với những triều đại lịch sử khác nhau của Trung Quốc, như khóa thứ ba là những dự ngôn về giai đoạn Bát Vương chi loạn, Ngũ hồ thập quốc và Nam Bắc Triều; khóa thứ tư tiên đoán về đại sự nhà Đường, khóa thứ năm là lời “sấm truyền” về thời Ngũ Đại, khóa sáu ứng với triều Tống, khóa bảy ứng với triều Nguyên, khóa tám – triều Minh và khóa chín – triều Thanh. Tới khóa 10:

Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu

là những dự ngôn của Gia Cát Lượng về sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc. Ngày 13/2/1912, hoàng đế nhà Thanh chính thức thoái vị, vương triều Đại Thanh hoàn toàn sụp đổ. Câu: “Thỉ hậu ngưu tiền” (tức: Lợn sau trâu trước) chính là chỉ sự kiện này. Năm 1911 là năm Tân Hợi, tức năm lợn. Còn năm 1913 là năm con trâu. Trong khi đó, sự thống trị của vương triều nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, chính là năm ở giữa: “Thỉ hậu ngưu tiền” (Lợn sau trâu trước). 

Riêng câu: “Thiên nhân nhất khẩu” (tức cả nghìn người một miệng) là một câu chơi chữ. Ba chữ “thiên” (千), “nhân” (人), “khẩu” (口) khi hợp lại sẽ thành chữ “hòa” (和) trong từ “Cộng hòa” (共和). 

“Ngũ nhị đảo trí” (tức năm và hai đảo ngược vị trí) ý chỉ chế độ và quốc thể của Trung Hoa Dân Quốc: mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nguyên thủ quốc gia được gọi là Tổng thống và chức vụ này cũng là do dân bầu. Trước kia có câu: “Cửu ngũ chí tôn”, “ngũ” ở đây ý chỉ ngôi vua. Vì vậy, câu “Ngũ nhị đảo trí” là chỉ chế độ nhà nước do dân làm chủ, dân nắm quyền. 
Theo Minh Hạnh - Kienthuc
-------------
7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng

Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện mà còn coi trọng khí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên mà có, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Một anh hùng là phải có đủ “tài, đức, trí, dũng, chính, tín”.

“Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”, nếu gặp một người, bạn có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết được một phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ thật sự của người đó.

Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.

Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
  1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
  2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
  3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
  4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
  5. Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
  6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
  7. Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.

Với triết lý trong cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người.


Thiên hạ vẫn đồn đại, Gia Cát Lượng tài trí hơn người, tuấn tú khôi ngô nhưng lại yêu và lấy người vợ tên là Hoàng Nguyệt Anh có dung nhan vô cùng xấu xí...

Nên duyên nhờ kiên trì, tài trí và sự đức độ

Ông được hậu thế muôn đời nhắc nhớ với một niềm kính tôn tột bậc không chỉ bởi trí tuệ và tài năng lỗi lạc, mà còn vì lòng trung nghĩa sắt son.

Gia Cát Lượng sinh vào thời loạn nên ngay từ khi còn thiếu thời, ông đã cùng thúc phụ chạy loạn tới Tương Dương, sống cảnh hàn vi, ẩn dật nhưng vẫn chú tâm dùi mài kinh sử, đau đáu một niềm với giang sơn xã tắc.

Là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa Long Cương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà cất nhiều sách quý, ông bèn dời tới đây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến. Thêm vào đó, tin đồn nhà họ Hoàng có cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nức tiếng khắp vùng là một tài nữ càng thôi thúc ông đến để có cơ hội gặp gỡ, kết giao với người con gái đó.

Biết được ý định của Gia Cát Lượng, Hoàng viên ngoại ra sức ngăn cản mà không cho biết lý do. Trước tình hình đó, Gia Cát Lượng không hề nản lòng, ông vẫn muốn dùng tài năng và học vấn của mình để thuyết phục Hoàng viên ngoại tác hợp cho mình và cô con gái nên duyên.

Thế nhưng, một điều vô cùng bất ngờ xảy ra đó là Hoàng viên ngoại tiết lộ, con gái ông có dung mạo vô cùng xấu xí, rất khó coi, rồi khuyên Gia Cát Lượng nên tìm ý trung nhân tài sắc vẹn toàn. Kể từ đó, thiên hạ rộ lời đồn thổi về nhan sắc ma chê quỷ hờn của tài nữ Nguyệt Anh. Lại có sách kể rằng, tiểu thư họ Hoàng tuy hiền dịu, nết na, trí tuệ vẹn toàn, nhưng dáng vẻ thô kệch, xấu đến độ "ma chê, quỳ hờn"...
Gạt bỏ những đồn đó, Gia Cát Lượng vẫn hạ quyết tâm tới nhà họ Hoàng cầu hôn người con gái kỳ tài. Trước sự nhiệt tình của Gia Cát Lượng, để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi để chứng thực tài năng đức độ lẫn trí tuệ uyên thâm của người đến hỏi cưới mình.

Với sự thông minh và học thức yên thâm, để chiếm được trái tim người phụ nữ tài giỏi này, Gia Cát Lượng dốc hết tâm lực, tài trí, cuối cùng cũng thuyết phục được thiên kim tiểu thư họ Hoàng.

Tuy nhiên cũng theo một ghi chép khác thì câu chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng. Thực tế, Hoàng Nguyệt Anh là một cô gái tài sắc vẹn toàn.

Chuyện tình sâu nặng

Cho tới ngày nay, giai thoại thú vị về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khá nhiều. Kể cả sự thực về nhan sắc của Nguyệt Anh vẫn còn khiến hậu thế phải tranh cãi.

Thế nhưng, có một điều bất biến và lưu truyền cho hậu thế noi gương đó chính là tình nghĩa vợ chồng chung thủy từ thuở hàn vi tới ngày nhung gấm của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh. Trong đó, câu chuyện chiếc quạt lông vũ mà Khổng Minh sau này vẫn mang bên người là minh chứng điển hình cho mối tình sâu nặng của họ.

Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, Hoàng Nguyệt Anh theo học danh sư trên núi. Sau khi hoàn thành việc học võ, bà được vị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ “minh”, “lượng” và dặn dò: “Tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con”.

Khi Gia Cát Lượng tới cầu hôn và đã vượt qua thử thách, Nguyệt Anh liền mang tặng ông chiếc quạt này rồi hỏi có biết lý do tại sao nàng lại tặng cho ông một chiếc quạt lông vũ. Gia Cát Lượng điềm tĩnh trả lời: “Phải chăng là lễ khinh tình nghĩa trọng (ý chỉ của ít lòng nhiều)?”, nhưng ngay sau câu trả lời của ông thì Hoàng Nguyệt Anh lại hỏi: “Liệu còn nghĩa thứ hai?”.

Nhưng Gia Cát Lượng suy nghĩ mãi vẫn không tìm ra lời đáp, Nguyệt Anh bèn giảng giải: “Khi nãy trong lúc chàng đàm đạo thiên hạ đại sự cùng cha thiếp, thần thái người rạng rỡ, khí vũ hiên ngang, nhưng nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì ưu tư lồ lộ ra ngoài. Thiếp tặng tiên sinh chiếc quạt này là để ngài che đi gương mặt lúc ấy”.

Qua câu nói đầy ngụ ý của Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng có thể thấy được sự thấu hiểu và tâm ý của bà dành cho chồng. Hoàng Nguyệt Anh không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và món quà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương.

Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh, quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh - Gia Cát Lượng. Ông luôn coi nó như thứ báu vật luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bát quái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất mà Gia Cát Lượng luôn gìn giữ bên mình.



Gia Cát Lượng là một trong 10 Đại thừa tướng của Trung Quốc, tài năng của ông được người đời sau yêu mến, kính trọng.

Khi nói đến tài năng và lòng trung thành, người ta thường nói đến chuyện Vũ Hầu. Tư Mã Đức Tháo trong Tam Quốc đã nhận xét về Gia Cát Lượng như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ. Ngay cả các tướng nhà Ngụy như Tư Mã Ý cũng rất phục tài của Gia Cát Lượng. Tướng Ngụy là Chung Hội lúc đem quân đi đánh nước Thục, khi qua núi Định Quân có đến mộ bái kiến Gia Cát Lượng. Người đời sau có câu: "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng", để nói đến tài năng của Gia Cát Lượng.

Chưa tham gia"chính trường" đã biết đất nước chia ba

Gia Cát Lượng được sinh ra trong một gia đình gia giáo, cả ba anh em trai đều được học hành đến nơi đến chốn, vì vậy mà Gia Cát Lượng có điều kiện học hành và học rất giỏi. Cuối đời Đông Hán, mâu thuẫn xã hội ngày càng quyết liệt hơn. Lúc bấy giờ, Lưu Bị, tự là Huyền Đức, xuất thân từ tông thất của nhà Tây Hán, đứng trước tình hình xã tắc lúc đó, đã có ý chí phục hưng nhà Hán, nhưng việc này cần có người tài giỏi giúp.

Lưu Bị được Tư Mã Huy và Từ Thứ giới thiệu Gia Cát Lượng. Ông đã cùng với hai người em kết nghĩa là Quan Vân Trường và Trương Phi, ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng. Điều này vẫn được nhắc đến như sự trân trọng dành cho quân sư Khổng Minh Tuy chưa hoạt động chính trị nhưng trong nhà của Gia Cát Lượng đã có một tấm bản đồ, khi gặp Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã nói với Lưu Bị rằng, về sau này thiên hạ sẽ chia ba và cũng từ đó, Gia Cát Lượng đi theo làm quân sư cho Lưu Bị.

Lần đầu tiên Gia Cát Lượng cầm quân đã thắng lớn ở Gò bác vọng, trận này ông đã dùng hỏa công, tiêu diệt được nhiều quân cuả Tào Tháo. Sau đó Gia Cát Lượng còn giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích năm 208, giúp Lưu Bị lấy Kinh Châu, định Tây Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía Đông hình thành thế chân vạc. Đến năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Gia Cát Lượng giữ chức Thừa tướng, hết lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán.

Với vai trò quân sư và điều binh, khiển tướng của Gia Cát Lượng, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía Nam để thu phục dân bản địa. Gia Cát Lượng ra quân không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch, một thủ lĩnh có tiếng. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự tâm phục, khẩu phục mới thôi.

Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn Bắc phạt cả thảy là 7 năm. Mấy lần xuất quân đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do Lý Nghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, hai lần khác do Lưu Thiện nghe lời gièm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân. Tháng 8 năm 234, trước khi mất, Gia Cát Lượng đã lập đàn để cầu thọ, nhưng số mệnh ông đã hết. Đêm hôm đó, Gia Cát Lượng ngồi trên xe, sai người đẩy ra ngoài nhìn trời đất, đau buồn thốt lên: "Từ nay ta không còn được ra trận đánh giặc nữa, trời xanh thăm thẳm giận này biết bao giờ mới nguôi". Gia Cát Lượng mất năm 234, hưởng thọ 54 tuổi. Ước nguyện của ông trước khi ra khỏi lều tranh là thành công sẽ từ quan trở về quê cũ hàng ngày ngoài việc lo canh tác, an hưởng tuổi già, thỉnh thoảng cũng đi du ngoạn với bạn bè, hàng ngày đọc sách, xong rồi ngắm cảnh và thư giãn tinh thần. Chính vì vậy mà ông đã dặn em trai của mình là Gia Cát Quan, hãy chăm lo việc cấy cày, để sau này ông sẽ trở về. Nhưng cuối cùng ước nguyện đó của hai ông đã không thực hiện được.

Sau khi chết, Gia Cát Lượng được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất (năm 263), Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.

Gia Cát Vũ Hầu trong quan niệm Đông Phương về sao tốt, sao xấu

Theo lá số tử vi của người phương Đông, thì Gia Cát Lượng là người mệnh vô chính diệu (cung mệnh không có sao chính tinh thủ chiếu). Những người mệnh vô chính diệu thì phải xét đến sự góp mặt của những sao không vong (Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không) thì mới làm rõ được tính cách của bản mệnh. Gia Cát Lượng có sao Thái Âm, miếu địa tại cung quan và sao Thái Dương vương địa ở cung tài tam chiếu, đây được gọi là cách nhật nguyệt định minh (hoặc nhật nguyệt chiếu vào hư vô cách). Điều này chứng tỏ rằng, Gia Cát Lượng có chân mệnh là người thông minh, cơ trí.

Nếu xét về các sao không vong, thì Gia Cát Lượng là người vô chính diệu đắc nhị không (Tuần và Địa Không). Mặt khác, cung phúc đức của Gia Cát Lượng vô chính diệu lại có sát tinh là Địa Kiếp, chính vì vậy mà tuổi thọ của ông không được cao (ông chỉ thọ 54 tuổi). Cung mệnh của Gia Cát Lượng có sao Hữu Bật Tả Phù, cộng với Long Trì Phượng Các ở cung Thiên Di và hóa quyền tại cung tài, nên Gia Cát Lượng là người tinh thông nhiều vấn đề và có uy quyền thực sự, có tài thuyết phục người khác. Cung Di của Gia Cát Lượng có sao Thiên Đồng (đây là sao nói về di chuyển và dời đổi), nên có thể khẳng định ông là người rời quê hương lập nghiệp xa xứ.

Gia Cát Lượng là người mệnh Mộc. Có sao mệnh chủ là Văn Các, đây là sao nói về khả năng sư phạm tài ba, cộng với sao điếu khách ở cung mệnh, có thể khẳng định ông là người có tài ăn nói, tài về diễn thuyết, tuy nhiên cung của ông là Kim, khắc với mệnh là Mộc nên không thể thọ lâu được. Chính vì Mộc với Hỏa và Thủy nên Gia Cát Lượng là người sử dụng hóa công rất giỏi.

Tại cung quan của Gia Cát Lượng có sao Thái Âm miếu địa, lại có Thiên Cơ vượng địa xung chiếu cộng với các sao Quốc ấn thiên mã, điều này khẳng định Gia Cát Lượng là người có công danh cao và sớm thành danh. Dưới thời nhà Thục (221- 263), Gia Cát Lượng giữ chức quân sư, nhưng thực chất là thừa tướng, chỉ sau vua, nắm mọi quyền hành của nhà Thục Hán. Gia Cát Lượng còn là người có tài dùng binh, vì xung chiếu với cung quan lộc, ông có sao Quốc ấn, Tướng Quân, đấy là những sao thể hiện quyết đoán của những vị tướng.

Ở cung Nô Bộc của ông có sao Văn Xương, Thiên Hỷ, điều này cho thấy dưới quyền của Gia Cát Lượng có nhiều tướng lĩnh tài ba phò trợ cho ông gây dựng nghiệp lớn. Tuy nhiên, cung ở cung Nô Bộc lại có những sao xấu như Thiên Hình, Hóa Kỵ và Tuần nên ông cũng bị kẻ dưới trở cờ làm phản không tuân lệnh (với như Mã Tốc, Ngụy Diên).

Không Minh cực kỳ giỏi về thiên văn và các tướng số cũng như phong thủy, nên trong những trận đánh cụ thể, ông đã bài binh bố trận chặt chẽ để giành những thắng lợi huy hoàng (ví dụ trận Xích Bích, Tân Dã, Bái Vọng...). Khi đó, theo Lưu Bị buổi ban đầu, đất và quân không có nhiều, Gia Cát Lượng đã biết xoay chuyển tình thế, vào đất Tây Thục. Dựa vào vùng hiểm trở của đất ấy tạo ra thế chân vạc của thời Tam Quốc. Tuy nhiên, trong thuật dùng binh có những trận đánh vì đại cuộc, Gia Cát Lượng đã tiêu diệt rất nhiều sinh linh. Chính vì vậy mà tuổi thọ của Gia Cát Lượng không cao được. Là người hiểu thời thế, ông biết là vận mệnh của nhà Hán đã suy nhưng vẫn một lòng phò tá Lưu Bị dựng đại nghiệp, mặc dù biết thiên thời không đứng về phía mình.

Trong cuộc đời chinh chiến 27 năm, Gia Cát Lượng đã dùng tài trí của mình xoay đổi càn khôn, chuyển bại thành thắng, nhưng đối với vận mệnh của bản thân thì thường không xoay đổi được.

Trước khi mất, khi xem Thiên tướng, ông cũng biết được, vận mình đã hết nhưng vì muốn sống thêm 12 năm (1 giáp) nữa để phò tự nhà Hán thống nhất thiên hạ, nên Gia Cát Lượng đã đăng đàn, xin tuổi thọ, nhưng đúng vào thời khắc cuối cùng thì ngọn nến bản mệnh bị tắt do Ngụy Diên chạy vào trướng bị gió thổi vào, vì vậy mà ông không thể sống được nữa.

Không tránh được mệnh

Trong năm Giáp Dần 234, sao Lưu Thiên hư chiếu ở cung bản mệnh, Lưu Kinh dương chiếu ở cung di, đây đều là những sao xấu ảnh hưởng trực tiếp đến bản mệnh. Cung Di của Gia Cát Lượng còn có sao Tuần và Bệnh Phù, điều này nói lên ông đã bị mắc bệnh một thời gian dài trước khi mất. Ở cung Thân (bản thân) có Lưu Thiên Khốc và Lưu Đà là những sao hàng lục sát rất xấu trong hàng bản mệnh. Cộng với cung phúc đức của ông đã xấu, nên dù tài giỏi ông cũng không tránh được mệnh của sao mình.