CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Ăn cắp dương vật - "phép thuật" chấn động thế giới

Sự thật về chuyện "một cái bắt tay, mất ngay của quý" gây hoang mang này là gì?
Khoa học là công cụ vô cùng đắc lực giúp con người ngày một phát triển, nhận thức tốt hơn về cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, bản thân nó cũng còn nhiều giới hạn. Có những hiện tượng, tà thuật của phù thủy mà cho tới nay, khoa học cũng phải bó tay…

Chuyện ông vua bắt cha bỏ tù rồi chiếm luôn mẹ kế

 Người ta thường nói, bên cạnh những tên bạo chúa, thời nào cũng có những anh hùng. Tuy nhiên, điều đó có lẽ không đúng với thời kỳ Ngũ đại Thập quốc trong lịch sử Trung Hoa. Các nhà sử học cho rằng, vào thời đại này, tất cả các ông vua ngồi trên ngai vàng đều là những kẻ bất tài, hoang dâm vô độ. Trong số ấy, Lưu Thủ Quang có thể coi là một hoàng đế xếp đầu bảng về những thành tích bất hảo kể từ lúc có ý định ngồi lên ngai vàng…
Lưu Thủ Quang là người Lạc Thọ, Thâm Châu, nay là Thâm Châu thuộc tỉnh Hà Bắc, con trai của Lô Long Tiết độ sứ Lưu Nhân Cung ở U Châu, có thể nói là con nhà dòng dõi.

Thục Phi Văn Tú– người duy nhất ly hôn với hoàng đế

Việc Hoàng phi Văn Tú đệ đơn ly hôn với Hoàng đế Phổ Nghi có thể nói là một sự kiện hy hữu trong lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử hơn 3000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, chưa từng có vị hoàng hậu hay hoàng phi nào lại dám đề nghị ly hôn với hoàng đế. Văn Tú là người đầu tiên đưa ra đề nghị ly hôn, đồng thời cũng là người duy nhất thành công…
Văn Tú tên thật là Ngạch Nhĩ Đức Đắc Văn Tú, còn có tên là Phó Ngọc Phương, sinh ra trong một gia đình quý tộc quan lại thuộc Tương Hoàng Kỳ của Mãn Châu. Ông nội của Văn Tú là Tích Chân từng làm quan tới chức Sử bộ Thượng thư, để lại cho con cháu không ít sản nghiệp.

Vì sao xác Hoàng đế Ung Chính lại không có đầu

Không thể phủ nhận, Ung Chính là một trong số ít những hoàng đế có thể xếp vào loại sáng suốt và cứng rắn bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù chỉ tại vị mười mấy năm, song một số việc làm của Ung Chính lại có ảnh hưởng tới tới toàn bộ tiến trình lịch sử Trung Quốc. Cũng do là người cứng rắn thành ra Ung Chính khi còn sống đã có không ít kẻ thù.

Ba ’nguyên tắc vàng’ chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên

Trẻ tuổi, khôi ngô, tráng kiện là ba điều kiện tất yếu trong việc chọn lựa mỹ nam của vị nữ hoàng lừng danh lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên. Trước là để thỏa mãn nhu cầu, sau là phù hợp với sở thích. Điều đáng nói là, có phải một người đàn ông chỉ cần thỏa mãn những điều kiện nêu trên là có thể trở thành nam sủng của Võ Tắc Thiên hay không?

Chuyện ông vua có hai bà hoàng hậu là chị em ruột

Mang trong mình một tâm hồn nghệ sỹ, việc Hậu chủ triều Nam Đường Lý Dục lên ngôi hoàng đế giống như một trò đùa dai của tạo hóa. Tuy nhiên, dẫu không có cơ hội thể hiện tài năng trên chính trường nhưng trên tình trường, Lý Dục lại là kẻ có được không ít cơ hội may mắn. Lý Dục trước sau có 2 bà hoàng hậu, tức Đại Chu hậu và Tiểu Chu hậu. Điều đặc biệt là 2 vị hoàng hậu này lại là 2 chị em ruột của nhau…

Nguyên nhân cái chết thê thảm của vị thái tử nhà Hán

 Hán Cảnh Đế một đời được coi là minh quân, là ông vua sáng nhưng cuối cùng lại mắc phải mưu của một phi tần mà ông rất sủng ái. Trong cuộc đấu tranh ở chốn cung đình này, Vương Phu nhân mới chính là đọa diễn, còn như Hán Cảnh Đế kỳ thực chỉ là diễn viên mà thôi mặc dù có lẽ cho tới tận khi chết, Hán Cảnh Đế vẫn nghĩ rằng, mọi sự đều tuân thủ theo sự ý của mình…

Những hình phạt rợn người trong chốn cung đình xưa

 Hình phạt vốn là một biện pháp hữu hiệu để răn đe các phần tử tội phạm, vì thế, trong lịch sử, các vương triều rất chú trọng tới việc sửa đổi và xây dựng các bộ luật. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính…

Chuyện ông vua lấy phải ’mỹ nhân’ đã 2 đời chồng

Trong lịch sử Trung Quốc, Hán Cảnh Đế Lưu Khải được coi là một ông vua sáng suốt nổi tiếng. Tuy nhiên, vào những năm cuối đời, vì nghe theo lời người chị gái ruột của mình, Lưu Khải không những lấy phải “mỹ nhân” đã có 2 đời chồng và 4 đứa con…

Ông quan nhiều cái ’nhất’ trong lịch sử phong kiến Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Quốc có 3 thời kỳ đại loạn: Một là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, hai là thời kỳ Lưỡng Tấn Nam Bắc triều và ba là thời kỳ Ngũ đại thập quốc. Trong thời kỳ đại loạn này, Phùng Đạo là một người đặc biệt vì đã chứng kiến toàn bộ thời kỳ lịch sử của “ngũ đại”.

Phụ nữ đầu tiên được phong hầu trong lịch sử Trung Quốc

Dù nhớ lâu thù dai nhưng Lưu Bang vẫn có thể coi là khá rộng lượng. Người chị dâu đã đối xử tệ bạc với họ Lưu sau đó vẫn được hưởng các loại biệt đãi của hoàng thân quốc thích. Thậm chí Lưu Bang còn phong cho chị dâu tước Âm An Hầu, trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được phong hầu…

Thực hư chuyện Việt Vương Câu Tiễn cưỡng đoạt Tây Thi

Mùa đông năm 473 trước Công nguyên, thành Cô Tô, kinh đô nước Ngô lúc bấy giờ bị đại quân nước Việt kéo tới công phá. Nước Ngô diệt vong, cuộc đời lừng lẫy của Tây Thi, ái thiếp của Ngô Vương Phù Sai, đại mỹ nhân thời kỳ Xuân Thu cũng vụt tắt, tựa hồ như bị cuốn theo tro bụi của nước Ngô vào bóng đêm của lịch sử. Cũng vì thế, cho tới ngày nay, người ta vẫn thường thắc mắc, vậy sau khi nước Ngô diệt vong, Tây Thi đi đâu về đâu, nửa phần đời còn lại của đại mỹ nhân này rốt cuộc ra sao?

Chuyện mẹ vợ ông vua nhà Bắc Tống ’bỏ nhà theo trai’

Trong một lần ra ngoài dạo chơi, Lý thị đã gặp gỡ một chàng trai họ Nhâm. Anh có tình, nàng có ý, vì thế, hai người nhanh chóng xoắn xít lấy nhau. Sau khi thương lượng hai người đã quyết định cùng nhau bỏ trốn…

Đòn thù ghê rợn của công chúa nổi danh thời Đường

Thái Bình Công chúa nhìn tên hòa thượng họ Tiết, bỗng nhiên nhớ lại cái chết thê thảm của Tiết Thiệu. Vì thế, cô công chúa cười lạnh một tiếng rồi sai những võ sĩ theo hầu dùng gậy đánh chết họ Tiết. Tuy nhiên, dường như chưa hả cơn giận, sau khi Tiết Hoài Nghĩa đã chết, Thái Bình Công chúa còn sai người đem xác Tiết đi thiêu rồi dùng tro đó trộn với bùn dùng để đóng gạch xây nhà…

Thái giám ngoại quốc đầu tiên trong triều đình Trung Quốc

Phác Bất Hoa không chỉ nắm trong tay quyền lực khuynh đảo triều đình mà đồng thời còn là thái giám có quốc tịch ngoại quốc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Chính vì thế, những câu chuyện về Phác Bất Hoa cho tới nay vẫn còn được ghi chép rất nhiều trong cả chính sử lẫn dã sử với đầy màu sắc truyền kỳ…

Chuyện Hàn Tín chôn sống mẹ ruột để được phong thủy

Hàn Tín là cái tên không xa lạ với nhiều người dân thuộc nền văn hóa Đông Á. Họ Hàn là khai quốc công thần nhà Tây Hán, là một tướng quân anh dũng thiện chiến, một nhà quân sự túc trí đa mưu. Nhờ chiến thuật linh hoạt, biến đổi khôn lường của mình, Hàn Tín đã góp một công sức không nhỏ trong việc giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang giành được thiên hạ trong cuộc tranh chấp với Sở Bá Vương Hạng Vũ, được người đời xưng tụng là “quốc sĩ vô song”, “công cao vô nhị”.

Giấc mộng được vợ của Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục

Là một vị vua nổi tiếng trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ của phương Bắc, giành độc lập dân tộc nhưng sử sách ghi chép rất sơ lược về thân thế, sự nghiệp của Việt vương Triệu Quang Phục, chính vì vậy không mấy người được rõ về một câu chuyện tình duyên đặc biệt của ông.
Xuất xứ biệt danh Dạ Trạch Vương
Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục, con trai của Triệu Túc, hào trưởng huyện Chu Diên (nay là vùng tiếp giáp giữa Sơn Tây và Vĩnh Phúc). Năm Nhâm Tuất (542), khi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hai cha con ông đem quân hưởng ứng và có đóng góp tích cực trong cuộc chiến lật đổ ách đô hộ của giặc Lương cũng như lập nhiều công lớn.

Bí mật động trời của ông vua đầu tiên triều Nam Tống

 Sau khi triều Bắc Tống bị diệt, hai hoàng đế Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng toàn bộ những người phụ nữ trong hoàng thất bị lưu lạc, trong đó có Vỹ thị - mẹ của Tống Cao Tông Triệu Cấu sau này. Trong suốt 16 năm lưu lạc ở nước Kim, Vỹ thị ban đầu bị đẩy vào lầu xanh, sau đó lại được gả cho một đại vương của nước Kim, chịu đủ mọi nhục nhã.

Những loại khách làng chơi được "chuộng" nhất chốn lầu xanh

 Để được người đẹp hiến thân, những khách làng chơi cũng phải trải qua giai đoạn cưa cẩm, tán tỉnh, tặng quà giống như một đôi tình nhân thực sự. Một khi đã không lọt vào “mắt xanh” của người đẹp, thì dù khách làng chơi có vung cả núi tiền cũng không bao giờ có thể động vào một ngón tay của người đẹp. Vậy những khách làng chơi nào được các kỹ nữ “ưa chuộng” nhất?

Khách làng chơi thành công nhất trong lịch sử Trung Quốc

Vì một bài từ, Chu Bang Ngạn bị cách chức, đuổi khỏi kinh thành nhưng cũng nhờ một bài từ, Chu Bang Ngạn lại được thăng chức, trở thành ông quan đầu triều về âm nhạc. Tuy nhiên, nếu như không có Lý Sư Sư, không có cuộc tình tay ba với tình địch là Hoàng đế Tống Huy Tống, Chu Bang Ngạn đã không có được cái may mắn “nhờ họa mà được phúc” như vậy. Chính vì thế, người ta gọi họ Chu là vị khách làng chơi “thành công nhất” trong lịch sử Trung Quốc…

Sự thật về âm mưu chiếm đoạt "nhị Kiều" của Tào Tháo

Đại Kiều và Tiểu Kiều xinh đẹp tới mức nào thì sử sách không hề ghi chép. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, hai nàng Kiều phải thuộc hàng khuynh nước khuynh thành mới có thể trở thành đối tượng ca ngợi của các văn nhân từ xưa tới nay. Vì thế, có lẽ may mắn cho Chu Du và Tôn Sách là khi còn sống, Tào Tháo không chiếm được Giang Đông, nếu không, Đại Kiều và Tiểu Kiều khó mà thoát khỏi số phận bị “khóa” trong Đài Đổng Tước của Tào Tháo…

Chuyện về Phùng Hưng của đất Đường Lâm hai vua

Bố Cái Đại Vương – Vị vua đầu tiên của Đường Lâm – đất hai vua không chỉ nổi danh với truyền thuyết diệt hổ bảo vệ dân làng mà còn gắn liền với những câu chuyện thực ảo về sự linh thiêng của người đã đứng lên chống lại cuộc xâm lược của nhà Đường, giành độc lập cho đất Việt trong 9 năm…
Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là “đường lâm”.

Chuyện về "vương triều cầm thú" trong lịch sử Trung Quốc

 Thời gian triều Bắc Tề tồn tại không lâu, tuy nhiên, lại là triều đại để lại nhiều tài tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tất cả các vị hoàng đế của triều đại này, hễ ngồi lên được ngai vàng là trở nên hoang dâm vô đạo, coi cuộc sống của dân như cỏ rác, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình. Vì vậy, những sử gia đời sau đã dành cho vương triều này một biệt danh khá đặc biệt: “Vương triều cầm thú”…
Triều Bắc Tề trải qua tất cả 6 đời hoàng đế gồm: Thần vũ Hoàng đế Cao Hoan, Văn Tương Hoàng đế Cao Trừng, Văn Tuyên Hoàng đế Cao Dương, Hiếu Thiệu Hoàng đế Cao Diễn, Vũ thành Hoàng đế Cao Trạm và Hậu chủ Cao Vỹ.

Khách làng chơi cả gan tranh kỹ nữ với Hoàng đế

 Chuyện tình giữa Tống Huy Tông Triệu Cát và Lý Sư Sư được coi là câu chuyện tình nổi tiếng giữa hoàng đế và kỹ nữ nổi tiếng thời Bắc Tống. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, bên cạnh hai nhân vật chính, câu chuyện tình này còn khiến người ta nhớ tới một cái tên nữa, ấy chính là Giả Dịch…
Giả Dịch vốn là một võ quan của triều Bắc Tống, tướng mạo khôi ngô, sức khỏe hơn người nhưng cũng rất đa tình lãng mạn, phong lưu tài tử. Thực ra, kiểu người như họ Giả vốn chẳng phải là loại “xưa nay hiếm”. Bởi lẽ những kẻ điển trai, tài mạo song toàn “đời nào cũng có”.
Kỹ nữ Lý Sư Sư
Kỹ nữ Lý Sư Sư

Khách làng chơi Liễu Vĩnh- ’ông vua chốn lầu xanh’

Cũng vì Liễu Vĩnh nổi tiếng khắp cả nước nên thời bấy giờ, các kỹ nữ không ai không biết tiếng ông. Thậm chí, nếu như có cô kỹ nữ nào nói rằng không biết Liễu Vĩnh là ai sẽ bị chúng bạn cười cho là kẻ hủ lậu giống như thời nay người ta nói rằng không biết Micheal Jackson vậy…
Liễu Vĩnh tên thật là Tam Biến, tự là Kỳ Khanh, là người Sùng An, tỉnh Phúc Kiến. Do Liễu Vĩnh là con thứ 7 trong nhà nên còn gọi là Liễu Thất. Liễu Vĩnh làm quan tới chức Đồn điền Viên ngoại lang vì thế người ta còn gọi ông là Liễu Đồn Điền.
minh hoa

Nỗi oan ngàn năm của "chiến thần" Lã Bố

Sau khi đọc xong “Tam Quốc diễn nghĩa”, với nhiều người, ấn tượng sâu đậm nhất về “chiến thần” Lã Bố có lẽ là một kẻ hữu dũng vô mưu, trở mặt như trở bàn tay, chỉ biết đến lợi ích bản thân, không có nghĩa khí lại quỵ lụy nhan sắc, để đàn bà sai khiến… Nói chung, ngoài sức vóc thuộc loại “vô địch thiên hạ”, Lã Bố chẳng được mấy ai khen ngợi. Tuy nhiên, nếu như tìm đọc chính sử, người ta sẽ thấy rằng Lã Bố không phải là một kẻ thất phu và tiểu nhân đến như vậy…
Lã Bố tự là Phụng Tiên, là người đất Cửu Nguyên, quân Ngũ Nguyên. Sách “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ giới thiệu về Lã Bố là người “kiêu dũng, giỏi võ nổi tiếng đất Tính Châu (Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)”.

Sự thật xấu xí về thần y Hoa Đà

 Hoa Đà có thể là thầy thuốc số 1 trong thiên hạ. Tuy nhiên, muốn đùa giỡn với kẻ gian hùng có máu mặt như Tào Tháo thì có lẽ, Hoa Đà đã quá xem thường họ Tào. “Thần y” Hoa Đà chết cũng vì sự khinh suất ấy…
1. Hoa Đà tự là Nguyên Hóa, người huyện Tiêu, Bái Quốc, nay là huyện Bặc, tỉnh An Huy của Trung Quốc. Sử chép rằng, Hoa Đà đọc thông kinh sử, từng đỗ hiếu liêm tại Bái Quốc. Sau đó, được quan thái úy là Hoàng Uyển đề cử và nâng đỡ. Tuy nhiên, Hoa Đà cho rằng, thời thế nhiễu nhương nên không làm quan. Điều khiến Hoa Đà “lưu danh sử sách” chính là y thuần cao siêu như thần thánh của mình.
Hoa Đà trên tranh
Hoa Đà trên tranh

Cấm cung bạt ngàn mỹ nữ của vua Thái Bình Thiên Quốc

Hồng Tú Toàn, vị “Thiên vương” của Thái Bình Thiên Quốc là niềm kiêu hãnh của người Quảng Đông đồng thời cũng là nỗi đau thương của họ.
Khi dấy binh khởi nghĩa ở Thiểm Tây, Hồng Tú Toàn vô cùng anh minh sáng suốt, khí thế ngút trời, tưởng chừng như muốn đem tất cả hoàng đế từ hàng ngàn năm của Trung Quốc kéo xuống khỏi ngai vàng. Thế nhưng, kể từ khi kiến lập kinh đô ở Nam Kinh, cũng chính vị “Thiên vương” ấy lại trở nên mù quáng, sa đọa bấy nhiêu.

Danh tướng Mã Siêu một trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị

Việc La Quán Trung, tác giả của “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả Mã Siêu như vậy có lẽ là vì để “bôi xấu” Tào Tháo hoặc vì một ý đồ nào khác. Bởi lẽ, theo những gì được ghi chép trong “Tam Quốc Chí”, cuốn sử được cho là chính xác nhất về thời Tam Quốc thì Mã Siêu không phải là một nhân vật uy phong lẫm liệt đến như vậy.
Ngược lại, Mã Siêu là một kẻ đầy dã tâm, tàn bạo những ít mưu lược, hành động không thể coi là một người tốt chứ đừng nói là một anh hùng oai phong lẫm liệt như mô tả của “Tam Quốc diễn nghĩa”…

Đội nữ cận vệ của vua Thái Bình Thiên Quốc

Sau khi trải qua những cuộc chinh phục, chém giết và tàn sát lẫn nhau, những người phụ nữ này vẫn không thể bước ra khỏi giấc mộng “thiên quốc của họ”. Cho tới tận năm 1864, khi Thiên Kinh bị công hạ, quân đội nhà Thanh tấn công vào Thiên Vương Phủ, những người nữ binh này vẫn tin sùng tôn giáo của họ, quyết định tự thiêu mà chết…
1. Năm 1856, hơn 3.000 phụ nữ Quảng Tây đứng chặn ngay trước mặt của vị “Bắc Vương” Vi Xương Huy đang sát khí đằng đằng, trở thành bức bình phong cuối cùng che chắn cho “Thiên Vương” Hồng Tú Toàn. Xét theo góc độ nào đó, 3.000 phụ nữ này cùng với những người phụ nữ của Thái Bình Thiên Quốc là đội nữ binh đầu tiên đồng thời cũng là cuối cùng trên thế giới.

Những báu vật có một không hai trong lăng Hán Vũ Đế

Trong các vị Hoàng đế của triều Hán, một trong số các triều đại hiếm hoi được coi là thịnh trị thời phong kiến Trung Quốc, Hán Vũ Đế luôn được ca ngợi là ông vua anh minh, sáng suốt. Song, do tham vọng kéo dài sự trị vì của mình, vị vua lý tưởng ấy cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay đã mang quá nhiều vàng bạc, châu báu chôn theo mình.
Nhưng thật mỉa mai, điều này không những không giúp con cháu ông có thể duy trì được sự cai trị ngàn đời cũng không giúp ông sau khi chết đi có thể tiếp tục hưởng vinh hoa phú quý mà còn biến lăng mộ nơi chôn cất ông trở thành mục tiêu đào bới của bọn trộm mộ…

Thái Bình Công chúa làm đạo sĩ trước khi kết hôn?

 Là con gái do chính Võ Tắc Thiên sinh ra, dung mạo, tính cách đều rất giống với mẹ, tài trí, năng lực cũng chẳng thua kém mẹ mình là bao, vậy vì sao Võ Tắc Thiên có thể vượt qua tất cả sự ngăn trở để lên được ngai vàng trong khi đó, Thái Bình Công chúa sau cùng chỉ muốn được sống những ngày an phận cũng không được?
Từng một thời làm mưa làm gió nhưng cuối cùng Thái Bình Công chúa lại phải kết thúc cuộc đời mình bằng 3 thước lụa. Sự khác biệt giữa họ rốt cuộc là vì con người, cơ hội lịch sử hay do căn nguyên nào sâu xa hơn nữa?

Chuyện kể ’Bao Công tái thế’ triều Thanh Thi Thế Luân

Là nhân vật chính trong “Thi Công Án” một tiểu thuyết trình thám rất thịnh hành cuối thời nhà Thanh, Thi Thế Luân được coi là 1 “Bao Công tái thế” với tài năng phá án như thần.
Rất nhiều những vụ án khó khăn đều được Thi Thế Luân giải quyết một cách công bằng với những phương pháp ít người ngờ tới nhất. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, nguyên nhân khiến họ Thi trở thành 1 “thần thám” lại bắt nguồn từ một sai lầm rất nghiêm trọng khi xử án của ông…

Báu vật có một không hai trong lăng mộ Hán Vũ Đế

Trong các vị Hoàng đế của triều Hán, một trong số các triều đại hiếm hoi được coi là thịnh trị thời phong kiến Trung Quốc, Hán Vũ Đế luôn được ca ngợi là ông vua anh minh, sáng suốt. Song, do tham vọng kéo dài sự trị vì của mình, vị vua lý tưởng ấy cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay đã mang quá nhiều vàng bạc, châu báu chôn theo mình. 
Nhưng thật mỉa mai, điều này không những không giúp con cháu ông có thể duy trì được sự cai trị ngàn đời cũng không giúp ông sau khi chết đi có thể tiếp tục hưởng vinh hoa phú quý mà còn biến lăng mộ nơi chôn cất ông trở thành mục tiêu đào bới của bọn trộm mộ…

Những cuộc tình đồng tính nữ thời phong kiến Trung Quốc

 Những cuộc tình đồng tính nữ không phải tới thời hiện đại mới xuất hiện. Từ thời xa xưa, sử sách đã ghi chép không ít những câu chuyện về các cuộc tình đồng tính. Tuy nhiên, thời bấy giờ, đa phần những cuộc tình đồng nữ xuất phát từ hoàn cảnh dồn đẩy. Ở họ, vẫn phần nào có thể tìm thấy những tình cảm chân thật và họ tìm tới những cuộc tình đồng tính như một cách để tự giải thoát cho mình…
1. Trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”, những người phụ nữ là những người chịu nhiều oan khuất, bất công và đau khổ nhất.

Tống Từ - ông tổ nghề pháp y

 Là vị pháp quan cả đời đi xử các vụ án oan, Tống Từ được người dân đương thời mệnh danh là vị quan “rửa oan”. Bất cứ ai có oan khuất, tới tìm Tống Từ đều được ông tận tâm giúp đỡ xét xử công bằng. Tuy nhiên, sự nổi tiếng mà Tống Từ lưu lại cho đời sau không chỉ có thể.
Tích lũy kinh nghiệm làm pháp quan cả đời của mình, Tống Từ đã viết nên cuốn “Tẩy oan tập lục” (ghi chép về những vụ rửa oan), trong đó ông ghi lại toàn bộ kinh nghiệm của mình về giải phẫu, kiểm nghiệm tử thi… Với kiến thức sâu rộng, chính xác, tỉ mỉ về khám nghiệm tử thi trong cuốn sách tâm huyết của mình, Tống Từ được mệnh danh là ông tổ của pháp y Trung Quốc…

Khu lăng mộ bị chôn vùi hơn 700năm của triều Tây Hạ

1. Ngược dòng thời gian hơn 700 năm trước, ở vùng Tây Bắc của Trung Quốc có một vương quốc dân tộc thiểu số nhưng lại lớn mạnh ngang hàng với các nước Tống, Liêu, vương quốc đó chính là Đại Hạ.
Tuy nhiên, do Đại Hạ nằm ở phía tây của hai nước Tống và Liêu, vì vậy, trong sử sách Trung Quốc người ta gọi Đại Hạ là Tây Hạ.

Chuyện tình thầy trò bi kịch của cô kỹ nữ

Trong xã hội nam quyền và gia trưởng thời phong kiến Trung Hoa, thơ của Ngư Huyền Cơ vẫn được những người đương thời xếp vào loại trứ tác. Chỉ riêng 1 câu “Dị cầu vô giá ngọc, nan đắc hữu tình lang” (Ngọc vô giá thì dễ có nhưng người tình hữu tình thì khó mà tìm được) của Ngư Huyền Cơ cũng đủ để hậu thế hàng ngàn năm sau vẫn phải tấm tắc.
Tuy nhiên, bản thân cô lại bị người đời chửi rủa là dâm ô, là gian xảo, là kẻ trọng phạm giết người,… Cuộc đời thăng trầm với quá nhiều sự đối nghịch khiến cho tới nay người ta vẫn tranh cãi không ngớt về cô kỹ nữ họ Ngư này….

Triệt Ngộ đại sư–vị tổ thứ 12 dòng Tịnh Độ Tông

Sau hàng chục năm tham học thiền môn, Triệt Ngộ đã quyết định noi theo những người tiền nhiệm của mình, bỏ thiền tông để theo Tịnh Độ Tông, lấy việc cầu sinh nơi tịnh thổ làm mục đích tu hành. Đây là một bước chuyển lớn trong cuộc đời tu hành của Triệt Ngộ, bởi vì quyết định của Triệt Ngộ đã giúp lịch sử của Tịnh Độ Tông ở Trung Quốc có vị tổ đời thứ 12…

1. Triệt Ngộ đại sư vốn là người họ Mã, tên thật là Tế Tinh, tên tự là Triệt Ngộ, hiệu là Mộng Đông. Triệt Ngộ sinh năm 1741, dưới thời nhà Thanh tại Phong Nhuận, Kinh Đông, nay là huyện Phong Nhuận, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Các Hoàng đế Trung Quốc chọn mộ như thế nào?

 Người Trung Quốc luôn cho rằng “trời và người hợp nhất”, nghĩa là con người và thiên nhiên luôn tồn tại sự hài hòa, thống nhất. Chính vì vậy, các đế vương Trung Quốc thời cổ đại khi lựa chọn lăng mộ của mình cực kỳ coi trọng yếu tố phong thủy. 
Để con cháu mình có thể duy trì vĩnh viễn ngôi báu, các bậc đế vương đã tốn không ít tâm sức để tìm những mảnh đất có phong thủy đẹp làm nơi đặt lăng mộ mình.Có điều, trong hàng ngàn năm của lịch sử phong kiến ở đất nước này, chưa có triều đại nào có thể tồn tại vĩnh viễn dù phong thủy của lăng mộ tổ tiên họ có lý tưởng tới mức nào…

Từ công chúa Đại Đường đến hoàng hậu Thổ Phồn

Văn Thành công chúa là cháu gái của Đường Thái Tông. Từ bỏ cuộc sống nhung lụa của mình, Văn Thành công chúa trở thành hoàng hậu của xứ Tây Tạng xa xôi khi đó còn rất hoang sơ.

Bà được biết đến là người đã tích cực truyền bá văn hóa phật giáo vào xứ sở này. Ngoài ra, Văn Thành công chúa cũng được xem là người có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển đất nước Tây Tạng.
Tượng thờ Văn Thành công chúa
Tượng thờ Văn Thành công chúa

Nỗi oan của Cao Cầu

Trong tiểu thuyết “Thủy Hử” của tác giả Thi Nại Am, Cao Cầu là một nhân vật phản diện, 1 kẻ đại gian, đại ác không thể tha thứ mà ai ai cũng biết. Xuất thân là 1 kẻ lưu manh nơi chợ búa, nhờ tài đá cầu mà được Đoan Vương rất yêu thích.

 Khi Đoan Vương lên ngôi trở thành Hoàng đế, Cao Cầu cũng bắt đầu thênh thang hoạn lộ và nhanh chóng trở thành Thái úy, chức quan võ to nhất triều đình thời bấy giờ.
Cao Cầu trên phim.
Cao Cầu trên phim.

Phong thủy ngọn núi thánh gia tộc Thành Cát Tư Hãn

Vào thế kỷ 13, trên lục địa Á – Âu từng xuất hiện 1 đoàn kỵ binh mà chỉ nghe tên nó cũng đủ cho người ta phải khiếp sợ.

Thủ lĩnh của đội quân ấy là Thành Cát Tư Hãn, ông vua khai quốc của triều đại nhà Nguyên, đồng thời cũng là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ rộng lớn trải dài từ châu Á sang châu Âu. Vậy điều gì đã khiến một thủ lĩnh bộ lạc ở vùng thảo nguyên xa xôi trở thành vị hoàng đế của cả một đế chế?
Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn

Huyền thoại phong thủy quanh ngai vàng Chu Nguyên Chương

Trong hàng ngàn năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, dù có rất nhiều cuộc khởi nghĩa khác nhau của nông dân, tuy nhiên, những kẻ bước lên ngai vàng thống trị lại không bao giờ là những kẻ thường dân ấy.
Số những kẻ xuất thân từ “dân đen” có thể gia nhập vào tập đoàn thống trị phong kiến cũng hiếm hoi như những ngôi sao buổi sớm.
Chu Nguyên Chương
Chu Nguyên Chương