CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

BIỂN NHỚ


    












tham khao gian phong noi that dep

Ngất ngây với dàn mỹ nữ của Võ Tắc Thiên Bí Sử

Ngất ngây với dàn mỹ nữ của Võ Tắc Thiên Bí Sử 



VÕ TẮC THIÊN




A Tang Dynasty Empress Wu Zetian.JPG
Khi lên ngôi Hoàng đế bà đổi tên thành Võ Chiếu (武曌), chữ "Chiếu" trong tên bà vốn là chữ "chiếu" (照) nhưng để may mắn bà đã tự tạo chữ mới (日月当空 nhật nguyệt đương không) và là một trong những chữ trong Võ Hậu Tân tự. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu (周), và cai trị dưới danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế (聖神皇帝) từ 690 đến 705.


Xuất thân Gia đình bà có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ (文水), thuộc quận Tinh Châu (幷州; hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (武士彠) (577-635), một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Mẹ bà là Dương Thị (楊氏) (579-670), một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Võ Tắc Thiên không phải sinh ở Văn Thuỷ, bởi cha bà đảm nhận nhiều chức trách ở nhiều nơi trong suốt cuộc đời. Bà được cho là sinh ở Lợi Châu (利州) hiện là thành phố Quảng Nguyên (廣元市), phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, cách Văn Thủy khoảng 800 km về phía tây nam, nhưng một số nơi khác cũng được cho là nơi sinh của bà gồm cả thủ đô Trường An.


Vào cung


Bà được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 635 và là một Tài Nhân (才人), tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị (媚), có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương (武媚娘). Có thể thời gian này bà đã gặp thái tử Lý Trị và đã có quan hệ thân thiết với vị vua tương lai này.

Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông.

Quay lại hậu cung

Năm 651, Đường Cao Tông đưa bà trở lại hoàng cung sau khi đi cúng tế cho cha tại chùa Cảm Nghiệp. Hoàng hậu họ Vương của Cao Tông đã chủ động hỗ trợ đưa bà về để vì khi đó Cao Tông đang sủng ái Thục phi họ Tiêu, và muốn dùng Võ Tắc Thiên trong việc tranh giành quyền lực. Có thuyết lại cho rằng bà chưa từng rời hoàng cung. Tiêu phi bị thất sủng, tháng 5 năm 651, bà được phong Chiêu Nghi, việc này bị các nhà nho chỉ trích nặng nề vì đã từng là vợ của vua trước.
Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh một con gái, nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh vài ngày. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm, do đó Cao Tông nghi ngờ hoàng hậu đã hạ thủ. Truyền thuyết cho rằng chính Võ Tắc Thiên đã giết con để vu tội cho hoàng hậu. Võ Chiêu nghi được phong làm Hoàng phi.
Năm 655, Vương hoàng hậu và mẹ mời đồng cốt yếm bùa mong gia hại Võ Tắc Thiên, nhưng việc bại lộ. Đường Cao Tông phế bỏ Vương hoàng hậu, dù rất nhiều các đại thần can ngăn, nhất là quốc cữu Trưởng Tôn Vô Kỵ.


Hoàng hậu - Thiên hậu


Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ Hoàng phi làm hoàng hậu trước sự phản đối của nhiều đại thần. Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bị kết trọng tội, và bị Võ hậu giết hại một cách dã man. Năm 659, Võ hậu vu tội cho Trưởng Tôn Vô Kỵ, cách chức đuổi khỏi triều đình, gạt được chướng ngại vật lớn nhất của mình.
Năm 660, Đường Cao Tông bị trúng gió đột quỵ, Võ hậu liền tham gia chính sự từ phía sau rèm cùng vua, nên gọi là Nhị thánh lâm triều. Cao Tông nhất nhất đều nghe theo lời Võ hậu, tuy nhiên nhận thấy sự nguy hiểm của bà, nên đã ngầm ra lệnh cho Thượng Quan Nghi tìm cách phế truất. Việc bại lộ, Thượng Quan Nghi bị Võ hậu xử tội chết, Cao Tông cũng mất hết quyền lực, hoàn toàn phụ thuộc vào Võ hậu. (Tuy nhiên Võ hậu về sau lại rất trọng dụng Thượng Quan Uyển Nhi, là cháu nội của Thượng Quan Nghi).
Thái tử Lý Trung (con của Cao Tông và một người thiếp thấp kém, Vương hoàng hậu nhận làm con) bị giáng và bị giết. Con cả của Võ hậu là Lý Hoằng (Lý Cường) được phong thái tử.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Cường giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Thái tử Lý Cường nhiều lần tỏ ra bất đồng vì việc Võ hậu tham gia triều chính. Trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc cùng cha mẹ, ông đã qua đời năm 675 khi mới 24 tuổi. Hầu hết các sử gia thời phong kiến cho rằng ông đã bị mẹ đầu độc, song gần đây có giả thiết khác là do ông mắc bệnh lao phổi nặng.
Võ hậu đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử. Thái tử Lý Hiền vốn có khoảng cách với Võ hậu song xử lý việc triều chính yên ổn. Việc Thái tử Lý Hiền giết Minh Sùng Nghiễm, thuật sĩ được sủng ái bên cạnh Thiên hậu bị bại lộ, Thái tử bị giáng làm thứ dân rồi bị Võ hậu bức phải tự tử năm 684. Sau đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay.
Trong giai đoạn này, Võ hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao.

 Hoàng thái hậu

Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.
Đồng thời Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao gần ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần cung. Minh Đường hoàn thành, có kẻ dâng viên đá trên có chữ "Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương đế nghiệp" nên Võ hậu đổi tôn hiệu của mình là Thánh mẫu thần hoàng.

 Xưng hoàng đế

Năm 690, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di Lặc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.
Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế cùng với sự nhường ngôi hoàng đế của Đường Duệ Tông, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tử, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.
Trước đó, Võ hậu đổi cách viết chữ Chiếu trong tên của mình thành (曌), với hình Mặt trời, Mặt trăng trên không, để tỏ quyền tối thượng. Cùng với đó là 11 chữ khác gọi là Võ hậu tân tự
Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Võ hậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra tuần tra mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên, với cái tên khét tiếng Lai Tuấn Thần, Chu Hưng, nhưng đồng thời cũng có những hiền tài như Địch Nhân Kiệt.
Khi về già, Võ hậu sủng ái hai anh em Trương Dịch ChiTrương Xương Tông là hai kẻ bất tài nhưng đẹp trai, khiến triều đình rất bất bình. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, tên của bà được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, làm lễ phong thiền ở Tung sơn.
Võ hậu phân vân khi chọn người truyền ngôi, giữa con ruột họ Lý và cháu ruột họ Võ. Cuối cùng với sự khuyên giải của Địch Nhân Kiệt, bà quyết định lập Lý Hiển làm thái tử. Tuy nhiên bà bắt các con thề độc rằng không được làm hại họ Võ

 Cuối đời

Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Tháng 2, tể tướng Trương Giản Chi lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương, xông vào cung buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển lại lên làm vua lần nữa, Võ hậu trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệuHoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.
Bà được chôn tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường Cao Tông. Bia mộ của bà là một tấm bia để trống hoàn toàn (Vô tự bi), với ý là để đời sau phán xét.
Càn Lăng đã ít nhất 17 lần bị âm mưu đục phá, trong đó có 3 lần nghiêm trọng nhất. Lần đầu trong loạn Hoàng Sào, có tới 40 vạn binh sĩ đào bới mé tây đồi Lương Sơn, vạt hẳn một nửa quả đồi. Lần thứ 2 do Ôn Thao, tiết độ sứ tại Diệu Châu thời Ngũ Đại Thập Quốc, kẻ trước đó đã đào trộm 17 ngôi hoàng lăng nhà Đường. Lần thứ 3 do quân Quốc Dân đảng của Tôn Liên Trọng thời Trung Hoa Dân quốc, đã dùng cả thuốc nổ để phá. Nhưng cả 3 lần đều không thành, và Càn Lăng vẫn nguyên vẹn cho tới ngày nay, trở thành di tích khảo cổ và tham quan quý báu. Về điểm này, Võ hậu và chồng đã may mắn hơn những vị hoàng đế nổi tiếng khác, khi mà Mậu Lăng của Hán Vũ Đế, Chiêu Lăng của Đường Thái Tông... đã bị phá sạch trong thời chiến loạn.

 Nhận định của đời sau

Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó.
Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn, trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, tàn nhẫn ngay cả với người thân và cai trị bằng cách điều khiển từ phía sau hậu trường.
Tuy nhiên, trong triều cũng có nhiều người theo bà, vì phục bà minh sát, quyết đoán đúng, có tài trị nước. Trong số đó có cả những đại thần hiền năng, được trọng vọng như Lâu Sử Đức, Địch Nhân Kiệt, Tống Cảnh; và bà biết tin dùng những người đó, nên việc chính không rối loạn, dân chúng vẫn yên ổn làm ăn, coi những vụ lộn xộn ở triều chỉ là việc riêng của họ Lí. Khi đọc bài Hịch dẹp Võ Chiếu, trong đó Lạc Tân Vương mạt sát bà thậm tệ, bà đã không giận, còn khen Lạc là có tài và trách viên tể tướng đã không biết thu phục. Về sau, bà bị truất ngôi nhưng không bị giết, sau chết vì bệnh, như vậy đủ biết triều đình không oán bà.[1]



Mục lục 



Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

DƯƠNG QUÝ PHI-Bí mật làm đẹp các nữ hoàng







Bí mật làn da đẹp của các nữ hoàng
Chúng tôi sưu tầm những bài thuốc chế từ hoa cỏ thiên nhiên để bạn đọc tham khảo các bí quyết từ chốn thâm cung bí sử của các nữ hoàng nổi tiếng trong lịch sử như Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi, Từ Hy Thái Hậu, Cleopatra... đã sử dụng để có sức khỏe và sắc đẹp như ý.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

DƯƠNG QUÝ PHI

    Thoáng bóng mây hoa ,nhớ bóng hông
    Gió xuândìu dặt giọt sương trong
    Vì chăng non ngọc không nhìn thấy
    Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông




    Bí quyết dưỡng da của Dương Quý Phi


    Dương Quý Phi nổi tiếng là người có làn da mịn màng, trắng hồng. Vậy bí quyết của bà là gì? Xinh Xinh giới thiệu tới bạn vài chiêu mà Dương Quý Phi đã dùng. > Làn da trắng hồng từ bài thuốc dân gian / Trị mụn và dưỡng da bằng muối biển / Cách chữa sạm da theo Đông y
    Bí quyết của Dương Quý Phi
    Bí quyết làm đẹp làn da của Dương Quý Phi (đời Đường) chỉ bằng 3 loại nguyên liệu đơn giản là trứng gà đang còn ấp trong ổ, sáp ong và chu sa tán mịn. Bài thuốc làm đẹp này thời ấy có tên là "trứng gà chu sa". Bằng cách lấy một quả trứng gà đang còn ấp trong ổ khoét một lỗ ở đầu lớn, dùng ống hút hút lòng đỏ ra, cho bột chu sa vào trứng gà rồi dùng băng keo dán kín chỗ lỗ khoét lại, dùng sáp ong nóng cho chảy kín chỗ dán băng keo.




    Đặt lại quả trứng vào ổ cho gà mẹ ấp tiếp. Sau 21 ngày, khi các trứng khác trong ổ đã nở ra gà con thì lấy trứng gà chu sa ra, lột bỏ vỏ, lấy phần có chu sa bên trong, giã nhuyễn cho vào lọ đậy kín.
    Buổi tối, trước khi đi ngủ, dùng cồn hoa hồng (được làm từ 100 gr cánh hoa hồng tươi ngâm với 500 ml cồn thực phẩm 70 độ, ngâm trong bình thủy tinh, ngâm chừng 3 ngày là dùng được) lau sạch mặt, rồi thoa đều bột trứng gà chu sa lên mặt. Nhờ đó mà làn da của Dương Quý Phi luôn mịn màng, trắng sáng.
    Còn "tuyệt sắc mỹ nhân" - con gái của ông Trịnh Bưu thời Xuân Thu - có làn da sáng đẹp và rất mịn là nhờ hằng ngày cô dùng quả hạnh nhân. Vì thế, thời ấy đã có bài thuốc làm đẹp da từ quả hạnh nhân có tên là "Thái bình thánh huệ phương", trong đó quả hạnh nhân được hầm đến 7 ngày đêm! Ngoài ra, ở các đời nhà Nguyên, nhà Thanh... cũng đều có những bí quyết riêng để làm đẹp làn da từ hoa quả.

    Tường Vi 
    Theo Thanh Niên


    Hoa đào - vị thuốc cho sức khoẻsắc đẹp

        
    Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=87081&Catid=73
    Hoa đào chỉ nở vào mùa xuân và thực sự đẹp vào những ngày tết. Chính vì vậy mà mỗi khi tết đến xuân về, trong mỗi gia đình ở Miền Bắc nước ta không thể thiếu những cành đào trong ngày tết. Người ta yêu loài hoa này vì những giá trị thẩm mỹ và văn hóa của nó, nhưng ít ai biết rằng hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền.
    Hoa đào dùng để chữa bệnh
    Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt… Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.

    * Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.
    * Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.
    * Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm.
    * Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.
    * Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.
    * Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.
    Hoa đào dùng để làm đẹp
    * V
    ới nhưng phụ nữ quá béo muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.

    * Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.
    * Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

    * Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ. Phương thứ nhất : hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta , vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo. Phương thứ hai : vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.

    * Để trị trứng ca, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

    Mỹ phẩm từ hoa đào
    Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa những chất có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát thành phần hoá học, tác dụng dược lý của hoa đào trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.

    Gần đây, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần SAO Thái dương đã cho ra đời bộ sản phẩm Tây Thi bao gồm Nước dưỡng da, Kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da và Sản phẩm uống dưỡng da bằng sự phối hợp độc đáo giữa hoa đào với các dược liệu quý giá khác như nhân sâm, bí đao. Đây là một loại dược mỹ phẩm đã và đang chiếm được lòng tin của nhiều người bởi đặc trưng giàu tính tự nhiên và  công dụng làm khoẻ và đẹp da mặt trên cơ sở phòng chống các vết nhăn và nám da, trị liệu trứng cá, mụn nhọt và phòng ngừa những tổn thương khác trên da mặt do các tác nhân gây hại từ môi trường.

    Hoa đào có ở khắp nơi trên đất nước ta. ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang…đào mọc thành rừng. Thiết nghĩ, việc khuyến khích trồng đào, nghiên cứu sử dụng các bộ phận của cây đào nói chung và hoa đào nói riêng để làm thuốc và mỹ phẩm là rất cần thiết, vừa có lợi cho cảnh quan môi trường lại vừa có ích cho sắc đẹp và sức khỏe con người.   

    Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

    DƯƠNG QUÝ PHI 2

    _________________________________________________________________________________
    Dương Quý Phi (chữ Hán:楊貴妃, 719756 sau công nguyên) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp khiến hoa héo vì hổ thẹn (tu hoa).


      .

    Vân tưởng y thường, hoa tưởng dun
    Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng
    Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
    Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng


    Thoáng bóng mây hoa ,nhớ bóng hông
    Gió xuândìu dặt giọt sương trong
    Vì chăng non ngọc không nhìn thấy
    Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông

    Tiểu sử
    Dương Quý Phi tên thật là Dương Nguyệt Nhi (楊玉環) Sau này là Dương Ngọc Hoàng, sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận (nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu (nay là ngoại ô thành phố Tây An- tỉnh Thiểm Tây). Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông[1], là Hòa Âm đến đây lập nghiệp.
    Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim. Xuất thân trong gia đình quan lại, cùng gia quyến sống ở Tứ Xuyên, từ nhỏ học hát, múa…đến năm 10 tuổi, cha mẹ mất, mới đến Lạc Dương (xưa là Đông Đô của nhà Đường, nay thuộc tỉnh Hà Nam), sống với nhà bác ruột.

    Thọ vương phi

    Năm 17 tuổi, Võ Huệ Phi (phi tần của Đường Minh Hoàng) chọn Ngọc Hoàn làm vợ của hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ Vương Lý Mão, Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi. Thọ vương Lý Mão tính nhút nhát, thích ngắm mĩ nhân. Dương Ngọc Hoàn làm Thọ Vương phi được ba năm, nhưng chuyện chăn gối chưa bao giờ có vì Lý Mão còn nhỏ. Khi ấy, Ngọc Hoàn lại trong tuổi đương xuân.

    • Quý phi_ Lấy cha chồng

    Đời nhà Đường, Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông là một ông vua trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con, trong số đó có 30 trai và 29 gái. Cung phi được nhà vua sủng ái nhất là Vũ Huệ Phi. Bà này sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ. Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua vậy bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mĩ nữ cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa.
    Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương. Xem như xuất gia là thay đổi đời người, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa.
    Dodaj napisĐược sủng ái
    Trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông say mê mẩn ngay, từ đó dần quên đi Huệ Phi. Huyền Tông lập nàng làm quý phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quý phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.
    Đươc ân sủng
    Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người[cần dẫn nguồn], nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì bà, giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng thích thú say sưa hơn. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu múa xuất phát từ người Hồ.
    Huyền Tông gặp Dương Quý Phi lúc tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những thú vui sắc dục thái quá. Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa" giúp có nhiều sức khỏe để được hòa hợp vui say cùng Dương Quý Phi.

    Tư thông với An Lộc Sơn

    Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng người Đột Quyết, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình.

    Kết cục

    Bấy giờ, anh Dương Ngọc Hoàn là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lên đến bực thượng thư và hai con trai là Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa, Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc, có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày 16 tháng 12 năm 755, An Lộc Sơn cử binh từ quận Ngư Dương[2] đánh thẳng vào kinh đô Trường An, lấy lí do "trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung". Binh triều đại bại.
     Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến về Trường An. Trước tình thế nguy cấp, thái tử Lý Hanh tự lên ngôi ở núi Linh Vũ, tức là Đường Túc Tông và vọng tôn Đường Minh Hoàng làm Thái thượng hoàng. Trong khi các cánh quân được vua con Túc Tông cử đi đánh Lộc Sơn là Lý Quang Bật, Quách Tử Nghi đang thắng liên tiếp, giành lại nhiều đất đai ở phía đông nằm sau lưng An Lộc Sơn thì Huyền Tông lại mắc sai lầm lớn ở mặt trận phía tây. Vua cha bắt tướng Kha Thư Hàn người trấn giữ ải Đồng Quan, cửa ngõ kinh thành Tràng An, phải xuất quân đánh Lộc Sơn. Trong khi đó các tướng muốn phòng thủ phải chờ quân của Tử Nghi và Quang Bật đánh về. Thư Hàn buộc phải ra quân, kết quả đại bại, 20 vạn quân bị giết, Thư Hàn bị Lộc Sơn bắt sống. Quân Phiên ào ạt tiến vào Tràng An.
     hượng hoàng Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7 năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quý Phi là mầm sinh đại loạn, thậm chí còn nghi ngờ Dương Quý Phi sẽ trở thành một Võ Hậu thứ hai gây họa cho nhà Đường.

    Dưới sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng xử tử Dương Quý Phi, cô bị xiết cổ chết, lúc chết Dương Quý Phi 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp. (có thuyết nói rằng Dương Quí Phi may mắn thoát chết và bỏ sang sống tại Nhật Bản cho đến khi mất ở tuổi 60 [cần dẫn nguồn]) . Điều này hoàn toàn là không thể, vì vua sai hoạn quan Cao Lực Sĩ xiết chết Dương Quý Phi, còn phải đem thi thể cho quan lính kiểm tra, nên không thể có chuyện trốn thoát sang Nhật định cư được.
    Có thuyết thì cho rằng cô nàng đã sang… Hàn Quốc (xưa gọi là Cao Ly), hay lưu lạc trong dân gian. Nhưng phim ảnh đã dựa vào thuyết trên để hư cấu thêm, như phim Dương Quý Phi bí sử cũng làm như vậy, khiến các nhà sử học Trung Quốc rất bất bình, cho rằng lịch sử bị bóp méo, giới trẻ sẽ không hiểu được sự thật lịch sử Trung Quốc nữa. Các nhà tâm lý học thì phân tích rằng những giả thuyết cho rằng Dương Quý Phi không chết cũng xuất phát từ tâm lý ngưỡng mộ chuyện tình lãng mạn của họ, được thơ văn ca tụng, tâng bốc, đồng thời cũng là ước mơ kết thúc có hậu của người dân.

    An Lộc Sơn chiếm được Trường An, ra lệnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân.
    Sau đó, An Lộc Sơn bị của mình con là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự mà hàng nhà Đường. Túc Tông khôi phục sự nghiệp, rước vua cha Minh Hoàng trở về Trường An.
    Năm 757, sau khi Dương Quý Phi chết 2 năm, Đường Túc Tông dẹp loạn xong, Thái Thượng Hoàng Đường Minh Hoàng cho người xây lại mộ cho quý phi. Hiện tại mộ của Dương Quý Phi ở tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 60km (xưa là Trường An, kinh đô nhà Đường), trở thành điểm tham quan, du lịch, di sản văn hoá cấp tỉnh.
    Các du khách thường nghe theo truyền thuyết kể rằng, đất xung quanh nấm mộ của Dương Quý Phi trắng đặc biệt, có tác dụng làm trắng da, nên du khách đến viếng mộ thường lấy ít đất xung quanh đem về thoa mặt. Nay để tránh phá hoại di tích, ban quản lý đã cho rào lại xung quanh khu mộ, và cấm du khách lấy đất về. Thực chất, đây chỉ là mộ gió, xác của Dương Quý Phi bị chôn vội trên đường đi lánh nạn, nên vài năm sau đã không tìm lại được tung tích. Do đó, chỉ xây mộ gió tại khu vực bị xử tử để tưởng niệm mà thôi.

    Vẻ đẹp trong thơ ca

    Theo sử sách, vào đời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: Yến ốm Hoàn mập (Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường, ý câu thành ngữ là mỗi người một vẻ đẹp khác nhau). Thực sự tranh vẽ Dương Quý Phi đời trước chỉ phù hợp với thẩm mỹ thời Đường khác thời nay rất nhiều.
    Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ.

    • Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "tu hoa".
      Lý Bạch có ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên:

      DƯƠNG QUÝ PHI
      u


      Dương quý phi CHẾT VÌ MỐI TÌNH LOẠN LUÂN
      Người ta thường nhắc đến Dương Quý phi như là một trong bốn mỹ nhân đẹp 
      nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, mỹ nhân họ Dương đình đám này 
      cũng để lại không ít tiếng xấu
      Từ thân phận của một cô con dâu, Dương Quý phi trở thành sủng phi của người cha 
      chồng Đường Huyền Tông. Thế rồi chỉ vài năm sau đó, trong thân phận là một bà mẹ
      nuôi, Dương Quý phi lại có một mối tình vụng trộm đầy tai tiếng với người con nuôi trẻ
       tuổi An Lộc Sơn. Chính mối tình trái khoáy này đã khiến đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa
       phải hứng chịu một kết cục đầy bi thảm…


      Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phạm Băng Băng khi vào vai mỹ nhân Dương Quý 
      Phi. Ảnh: Yahoo


      Mối tình loạn luân

      Dương Quý phi sinh năm 719, chết năm 756, tên thật 

      là Dương Ngọc Hoàn. Tương truyền, khi Dương 
      Ngọc Hoàn mới sinh ra, trên cánh tay đã đeo sẵn một
       chiếc vòng bằng ngọc, vì vậy, cha của bà mới lấy hai
       chữ Ngọc Hoàn (vòng ngọc) để đặt tên cho cô con 
      gái của mình. Do cha mẹ đều mất khi Dương Ngọc 
      Hoàn còn rất nhỏ nên Dương Ngọc Hoàn đã được gửi 
      đến sống tại nhà chú ruột ở Lạc Dương.

      Năm Khai Nguyên thứ 23, tức năm 736, Võ Huệ phi,

       một
       phi tần của Đường Minh Hoàng đã chọn Ngọc Hoàn 
      làm vợ của Hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng 
      là Thọ Vương Lý Mão, Dương Ngọc Hoàn trở thành 
      Thọ Vương phi. Như vậy nếu như chính danh chính 
      phận, Dương Ngọc Hoàn là con dâu của ông Vua đa
       tình Đường Minh Hoàng. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, Thọ
       Vương phi Dương Ngọc Hoàn bỗng nhiên được gọi vào cung và trở thành Dương Quý 
      phi, nghĩa là trở thành vợ của Đường Minh Hoàng.

      Vào thời điểm lúc bấy giờ, người thiếp yêu của Đường Huyền Tông là Vũ Huệ phi vừa

       qua đời vì bạo bệnh. Đường Huyền Tông vì thế mà ngày đêm buồn bã, không ăn không
       ngủ, đến cả việc triều chính cũng chẳng ngó ngàng gì tới. Để giúp Đường Huyền Tông 
      giải khuây, Thái giám Cao Lực Sĩ nói với Huyền Tông rằng: Thọ Vương phi là một mỹ 
      nhân tuyệt sắc, có thể nói là “Khuynh quốc khuynh thành”, và điều đặc biệt là nàng rất 
      giống với Vũ Huệ phi vừa mới mất. Việc Dương Ngọc Hoàn có giống với Vũ Huệ phi
       hay không thì không ai biết, tuy nhiên, Huyền Tông vì lời tiến cử của cận thần Cao Lực
       Sĩ cũng cảm thấy rất tò mò. Vì vậy, Huyền Tông sai họ Cao truyền chỉ triệu Thọ Vương
       phi vào cung Ôn Tuyền để xem tận mắt. Và cũng từ đó, người ta không thấy Dương
       Ngọc Hoàn trở về Thọ Vương phủ nữa.

      Lúc Ngọc Hoàn vào đến cung Ôn Tuyền thì mặt trời đã xế bóng, trong ánh hoàng hôn 

      mờ ảo, sắc đẹp kiêu sa của Dương Ngọc Hoàn càng thêm lộng lẫy. Đứng ở bên trong
       cung Ôn Tuyền nhìn ra, vừa thấy Dương Ngọc Hoàn bước lên bậc thềm, Huyền Tông đã
       không thể tự kiềm chế được chính mình. Ông Vua đa tình bậc nhất của triều đại nhà
       Đường lúc này không còn nghĩ tới danh phận hay lễ nghi gì nữa, ra lệnh cho Dương
      Ngọc Hoàn cởi bỏ y phục vào phòng tắm. Khi quần áo trên người Ngọc Hoàn được 
      trút xuống, mái tóc đen dài mềm mại như dòng nước suối và làn da ngọc ngà càng làm 
      cho Huyền Tông ngây ngất.

      Đợi Ngọc Hoàn tắm xong, Huyền Tông mở tiệc ngay trong cung Ôn Tuyền, Ngọc Hoàn

       ngồi ở bên tay phải. Đương lúc men rượu lên cao, Huyền Tông hỏi Ngọc Hoàn có tài 
      nghệ gì hay không. Dương Ngọc Hoàn nói có biết một chút về âm luật. Huyền Tông muốn
       nàng biểu diễn. Ngọc Hoàn mới thổi một điệu sáo. Đường Huyền Tông nghe xong vỗ
       tay không ngớt rồi tự mình rót rượu thưởng liền cho Ngọc Hoàn ba chén.

      Ngọc Hoàn vâng lệnh uống hết ba chén rượu, khuôn mặt đỏ ửng lên vì hơi men càng

      khiến Ngọc Hoàn trở nên xinh đẹp, kiều diễm. Đến lúc này thì Huyền Tông không thể 
      nhịn nổi cơn thèm muốn của mình nữa. Huyền Tông sai người mang ra một cây thoa
       bằng vàng tặng cho Ngọc Hoàn. Khi Ngọc Hoàn tiến đến gần đưa tay nhận chiếc thoa,
       Huyền Tông thuận tay kéo luôn Ngọc Hoàn vào lòng. 

      Hai người vừa uống rượu vừa vui vẻ ân ái cho tới tận khi mặt trời lên cao. Tỉnh dậy khi 

      hơi men đã hết, Huyền Tông giật mình nhớ lại những gì đã diễn ra tối hôm qua. Tuy 
      nhiên, nhìn thấy Ngọc Hoàn đang nằm bên cạnh, Huyền Tông dường như quên bẵng 
      mọi chuyện. Trong hậu cung có tới 3 ngàn mỹ nữ, nhưng không ai khiến Huyền Tông
       có được cái cảm giác lãng mạn lẫn hoang dã như cô con dâu này.

      Sau đêm ân ái tại cung Ôn Tuyền, Huyền Tông rất muốn có Ngọc Hoàn, tuy nhiên,

       Ngọc Hoàn đã là gái có chồng, mà theo danh phận chính thức thì lại là con dâu của 
      Huyền Tông. Vì vậy, thân là một Hoàng đế, Huyền Tông không thể cướp vợ của con 
      “giữa ban ngày” được. Nhưng cũng vì thế mà Huyền Tông lại đâm ra buồn phiền, mất
       ăn mất ngủ. Lúc này, Cao Lực Sĩ lại thay Huyền Tông nghĩ ra một cách “thập toàn
       thập mỹ”.

      Theo kế sách của Cao Lực Sĩ, Đường Huyền Tông sai người nói với Dương Ngọc

       Hoàn dâng một bản tấu, xin được làm ni cô để thờ phụng Thái hậu. Huyền Tông chấp
       nhận ý thỉnh cầu của cô con dâu có hiếu, còn tặng cho pháp hiệu là Thái Chân. Một 
      thời gian sau, khi mọi người đã quên mất vị Thọ Vương phi xinh đẹp, Đường Huyền
       Tông mới sai người bí mật đưa Dương Quý phi vào hậu cung. Từ đó, Huyền Tông 
      cùng Dương Ngọc Hoàn ngày đêm quấn quýt bên nhau.

      Dương Ngọc Hoàn lại là người thông minh, nhanh nhẹn, biết chiều lòng Hoàng đế, 

      \vì vậy rất nhanh chóng trở thành người được Huyền Tông sủng ái nhất trong hậu 
      cung. Ban đầu, do Ngọc Hoàn được Huyền Tông bí mật đưa vào hậu cung, chưa có
       danh phận gì nhưng cả hậu cung ai cũng gọi Ngọc Hoàn là “nương tử” (chị).

      Trở thành thiếp yêu của Huyền Tông được ít lâu, Ngọc Hoàn được phong là Quý phi,

       thứ hạng chỉ đứng sau Hoàng hậu trong hậu cung của Hoàng đế, tức Dương Quý phi 
      nổi tiếng trong lịch sử. Ngày Dương Ngọc Hoàn được phong làm Quý phi, Huyền 
      Tông cũng không quên phong cho cha Ngọc Hoàn chức Binh bộ Thượng thư, mẹ 
      của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân quận Lũng Tây, người anh họ của 
      Ngọc Hoàn là Dương Tiêm cũng được phong làm Hồng Lư Khanh. Ba người chị 
      của Dương Ngọc Hoàn cũng được phong làm Hàn quốc phu nhân, Quắc quốc phu 
      nhân và Tần quốc phu nhân. Ngoài ra, còn một nhân vật mà sau này dựa vào sự sủng
       ái của Huyền Tông với người em họ của mình để khuynh đảo triều đình nhà Đường
       trong suốt nhiều năm: Dương Quốc Trung.

      Dương Quốc Trung vốn tên thật là Dương Chiêu. Bản thân Dương Chiêu cũng không

       phải là người nhà họ Dương mà vốn là con đẻ của Trương Dịch Chi, một “sủng nam”
       của nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Sau khi Trương Dịch Chi bị giết chết, vợ của Trương đã
       tái hôn, trở thành con dâu nhà họ Dương. Khi về sống tại phủ nhà họ Dương, vợ 
      Trương Dịch Chi đã mang theo Trương Chiêu, sau này đổi tên thành Dương Chiêu.

       Dương Quý phi, Dương Quốc Trung cùng ba cô chị họ Dương được người đương

       thời gọi là “Ngũ Dương” (5 người nhà họ Dương), là năm người có quyền lực nhất
       trong triều đình lúc bấy giờ. Thậm chí, có người nói rằng, bất cứ việc gì cần xin xỏ, 
      chỉ cần có một cái gật đầu của “Ngũ Dương” thì không có việc gì mà không thành
      . Danh vọng đột ngột đến với gia đình họ Dương, thậm chí đã tạo ra sự thay đổi lớn 
      trong quan niệm trọng nam khinh nữ rất nặng nề thời bấy giờ.

      Đường Huyền Tông rất thích âm nhạc mà Dương Ngọc Hoàn rất giỏi ca vũ nên càng 

      được Huyền Tông yêu chiều. Người ta nói rằng, khúc nhạc “Thường Nga y vũ khúc” 
      nổi tiếng mà Đường Huyền Tông sáng tác thực tế là do Dương Ngọc Hoàn làm ra.
       Tương truyền, trước khi sủng hạnh Dương Quý phi, Huyền Tông rất sủng hạnh Mai phi
       vì Mai phi đã tự sáng tác một điệu vũ có tên "Kinh Hồng" khiến Huyền Tông rất thích.
       Dương Quý phi rất được Huyền Tông sủng ái, tuy nhiên, vẫn lo sợ một ngày nào đó 
      vì điệu múa này mà Mai phi lại quay trở lại bên cạnh Huyền Tông, cướp mất vị trí của 
      mình. Chính vì vậy, Dương Quý phi đã ngày đêm cầu trời khấn Phật giúp đỡ cho mình.
       Cuối cùng, Hằng Nga đã đáp lời cầu khẩn của Dương Quý phi, dạy cho Dương Quý 
      phi
       khúc nhạc này.

      Ngoài việc xinh đẹp và giỏi ca hát, Dương Quý phi còn rất biết cách đón ý của Huyền

       tông. Hơn nữa, vốn là một cô gái thông minh, Dương Quý phi luôn đưa ra những ý 
      tưởng lạ lùng trong việc ăn chơi hành lạc. Chẳng hạn, Dương Quý phi đưa ra ý tưởng
       đánh trận giả trong cung. Sai cung nữ và thái giám gồm hàng trăm người xếp thành 
      hai hàng, lấy lụa làm cờ, lấy trống làm hiệu lệnh. Mỗi khi tiếng trống vang lên là hai bên
       xông vào nhau như trên chiến trường.

      Bên nào thua thì bị phạt, phải uống một bát rượu lớn. Nhìn cảnh thái giám và cung nữ

       xông vào đánh nhau, Đường Huyền Tông và Dương Quý phi lại cười nghiêng ngả, 
      lấy làm thích chí lắm. Những ý tưởng kỳ quái như vậy càng khiến Huyền Tông thêm
       mê mệt và ngày càng chiều chuộng Dương Quý phi hơn.

      Dương Quý phi và Đường Huyền Tông thường cùng nhau ăn chơi hưởng lạc tại cung

       Hoa Thanh và tắm suối nước nóng ở đây. Suối nước nóng được dẫn vào bên trong
      cung, xây thành Hoa Thanh Trì, là nơi dành riêng cho Dương Quý phi tắm. Mỗi lần
       Dương 
      \Quý phi tắm xong, không vội mặc quần áo mà đứng ra bên ngoài hóng gió. Lúc đó,
       những người hầu biết ý đều lui xuống cả, chỉ có một mình Huyền Tông đứng lại nhìn 
      ngắm vẻ đẹp như thần tiên của mỹ nhân họ Dương.

      Dương Quý phi thích ăn vải, nhưng vải chỉ trồng được ở vùng đất phía nam, lại chỉ

       giữ được trong khoảng thời gian chừng 7 ngày. Sau thời gian đó, vải sẽ không còn tươi
      ngon như khi mới hái nữa. Tuy nhiên, vì Dương Quý phi thích ăn vải nên Đường Huyền 
      Tông đã tìm mọi cách để làm sủng phi của mình vui lòng. Huyền Tông ra lệnh sai người 
      tức tốc tới vùng Lĩnh Nam để lấy vải mang về.

      Việc vận chuyển vải về kinh thành do những con ngựa chiến đảm nhận. Chưa hết, để

       đảm bảo vải vận chuyển về đến kinh thành vẫn còn tươi ngon, mỗi khi tới điểm dừng
       chân nào đó trên đường, quan sai lại đổi một con ngựa mới. Người ta nói rằng, để
       thỏa mãn sở thích ăn vải tươi của Dương Quý phi, Huyền Tông đã tiêu tốn không biết
       bao nhiêu sức người sức của, rất nhiều người đã phải bỏ mạng, rất nhiều con ngựa
       chiến đã chết vì kiệt sức trên đường.

      Và chuyện ngoại tình tai tiếng

      Được Huyền Tông yêu chiều hết mức những tưởng Dương Quý phi sẽ một lòng một 

      dạ phụng sự vị Hoàng đế của mình. Tuy nhiên, tuổi tác Huyền Tông ngày một cao,
       trong khi Dương Quý phi lại còn quá trẻ. Chính vì vậy, sự ngọt ngào và lãng mạn trong 
      mối tình được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc nhanh chóng kết thúc trong
       bi kịch.

      Từ khi Đường Minh Hoàng có Dương Quý phi bên cạnh đã bỏ bê triều chính, mọi việc

       lớn nhỏ giao cho anh họ của Dương Quý phi là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu, 
      gây ra cảnh lộng quyền, khuynh đảo cả triều chính, cuối cùng dẫn đến loạn An Lộc Sơn.

      An Lộc Sơn là người Hồ, sinh ở Liễu thành, châu Doanh, được triều đình phong cho

       chức Tiết độ sứ của ba trấn là Bình Lư, Phạm Dương và Hà Nam. Ban đầu, An Lộc
       Sơn thuộc phe cánh của Dương Quốc Trung, nhưng sau vì nhiều lần lập công trạng 
      lớn nên được Huyền Tông rất tán thưởng. Điều này khiến Dương Quốc Trung lo sợ 
      và đố kỵ vì vậy tìm mọi cách để triệt hạ An Lộc Sơn.

      Tuy nhiên, Dương Quý phi thì lại nghĩ rằng, mình và Đường Huyền Tông tuổi tác chênh 

      lệch quá lớn, một khi Đường Huyền Tông chết đi, Thái tử vốn đã không ưa gì họ Dương,
       một khi lên ngôi ắt sẽ không tha cho anh em họ. Lúc đó, một người có binh quyền như
       An Lộc Sơn là một thế lực có thể dựa dẫm được. Chính vì vậy, Dương Quý phi hết sức 
      duy trì mối quan hệ với An Lộc Sơn. Ban đầu để thuận tiện cho con đường thăng quan
       tiến chức của mình, An Lộc Sơn cũng muốn lấy lòng người thiếp yêu của Hoàng đế 
      Huyền Tông.

      Một lần, khi được gọi vào cung gặp Hoàng đế, An Lộc Sơn tắm rửa sạch sẽ rồi sai 

      người lấy tã lót quấn quanh người mình sau đó vào cung gặp Dương Quý phi và xin bái
       Dương Quý phi làm mẹ nuôi. Dương Quý phi vì muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với An Lộc
       Sơn nên đồng ý ngay. Từ đó, với thân phận là con nuôi của Dương Quý phi, An Lộc 
      Sơn thoải mái ra vào hậu cung của Huyền Tông. Vốn là người ưa thích những trò quá
      i lạ, một lần, Dương Quý phi cho phép “con nuôi” An Lộc Sơn tắm ở Hoa Thanh Trì, 
      nơi dành riêng cho mình và Huyền Tông.
       

      Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phạm Băng Băng khi vào vai mỹ nhân Dương Quý 
      Phi. Ảnh: Yahoo



      Tiếp đó, Dương Quý phi sai người dùng lụa quý kết thành
       hình một chiếc nôi, rồi bảo An 
      Lộc Sơn bắt chước một đứa trẻ nằm vào trong nôi. Hơn mười cung nữ khiêng chiếc nôi “khổng lồ” tới trước mặt Dương Quý
       phi, An Lộc Sơn nằm bên trong gọi mẹ.

      Sau những lần như vậy, giữa 

      An Lộc Sơn và Dương Quý phi bắt đầu nảy sinh chuyện nam nữ. Dương Quý phi thì lâu đã phải
       chịu cảnh gối chăn lạnh lẽo vì 
      tuổi tác Huyền Tông ngày một 
      cao, trong khi mình thì đang ở độ tuổi nhiều ham muốn nhất. An Lộc
       Sơn lại là một võ tướng, sức lực cường tráng, tính cách lại hơi có phần man dại. Vì vậy chuyện 
      vụng trộm giữa An Lộc Sơn và Dương Quý phi là điều khó
       tránh khỏi.

      Khi Đường Huyền Tông không

       có mặt tại Hoa Thanh cung, An Lộc Sơn và Dương Quý phi lại
       lén lút vụng trộm với nhau. Một
       lần trong lúc đùa nghịch, An Lộc Sơn không may cào vào ngực Dương Quý phi, để lại một vết xước lớn. Khi Huyền Tông đến, Dương Quý phi không biết làm cách nào để giấu vết xước đó 
      đi, mới vội vàng xé một mảnh
       lụa che phần ngực của mình lại
       rồi nói đó là chiếc yếm. Người ta nói rằng, bắt đầu từ Dương Quý phi, người Trung Quốc 
      mới bắt đầu mặc yếm.

      Để che mắt Huyền Tông, An Lộc Sơn luôn tỏ ra là một trung thần hết lòng phục vụ triều

       đình và Hoàng đế. An Lộc Sơn bụng rất to, song khi nhảy các điệu vũ của người Hồ thì
       lại rất linh hoạt, uyển chuyển. Huyền Tông nhìn thấy vậy, thích lắm mới hỏi: “Trong bụng
       nhà người chứa cái gì mà to vậy”.

      An Lộc Sơn đáp: “Trong bụng thần chẳng có gì cả, chỉ có một tấm lòng trung thành mà

       thôi”. Huyền Tông nghe thấy vậy thì thích chí lắm, thưởng cho An Lộc Sơn vô số vàng bạc,
       châu báu. An Lộc Sơn còn tiến cống cho Huyền Tông một loại hoa đặc biệt gọi là “Trợ 
      tinh hoa”.

      Loại hoa này nhỏ như hạt lúa và có màu đỏ, uống vào sẽ có cảm giác hưng phấn và ham 

      muốn. Vì Huyền Tông giờ tuổi tác đã cao nên không còn đủ sức để chiều chuộng Dương
       Quý phi được nữa, nay có loại hoa kỳ lạ mà An Lộc Sơn tiến cống, Huyền Tông mừng lắm. 
      Sau khi kiểm nghiệm thực tế của loại hoa kỳ lạ này, Huyền Tông vui mừng cho gọi An Lộc
       Sơn đến thưởng tiền vàng rồi nói: “Loài hoa bé nhỏ này công dụng còn hơn cả Xuân dược
       thời nhà Hán”.

      Mặc dù là một sủng thần của Huyền Tông và là người tình của Dương Quý phi, thế nhưng,

       An Lộc Sơn vẫn ngày ngày ăn không ngon ngủ không yên vì Dương Quốc Trung vẫn 
      không ngừng nói xấu mình trước mặt Hoàng đế. Muốn mình yên thân, chỉ có một cách là 
      tiêu diệt bằng được Dương Quốc Trung. Chính vì vậy vào năm Thiên Bảo thứ 14, tức năm 
      755, An Lộc Sơn dấy binh làm phản, lấy cớ là tiêu diệt gian thần Dương Quốc Trung, dẫn 
      quân tấn công thẳng vào kinh thành Trường An.

      Dương Quốc Trung làm loạn triều chính từ lâu, khiến tướng sĩ ai nấy đều oán ghét vì vậy,

       hơn hai mươi vạn quân của triều đình chỉ trong nháy mắt đã bị quân của An Lộc Sơn đánh 
      cho liểng xiểng. Đồng Quan nhanh chóng thất thủ, cả kinh đô Trường An chấn động. Cuối 
      cùng, Huyền Tông và triều đình quyết định chạy sang Tứ Xuyên để lánh nạn. Vào một buổi 
      sáng mưa mù mịt, Huyền Tông đem theo Thái tử, thừa tướng Vỹ Kiến Tố, 
      Thái sư Dương Quốc Trung, chị em Dương Quý phi và tướng Trần Huyền Lễ 
      dẫn đầu cấm vệ quân rời 
      khỏi hoàng cung.

      Khi đoàn của Huyền Tông và Dương Quý phi đi tới trạm dịch ở Mã Ngôi, binh lính vì đi

      đường quá mệt nhọc, lại bị quân An Lộc Sơn đuổi sát sau lưng nên tức giận đổ mọi tội lỗi
       cho anh em nhà họ Dương. Ngay lập tức, loạn quân đã giết chết Dương Quốc Trung đề 
      phòng khi quân An Lộc Sơn đuổi đến thì sẽ không bị tai vạ.

      Sau khi Dương Quốc Trung bị giết, người ta bắt đầu nhắm tới người thiếp yêu của Hoàng 

      đế Huyền Tông. Binh lính cho rằng, chính Dương Quý phi đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua 
      chúa, khiến ông bỏ bê triều chính. Và cũng vì mối quan hệ bất chính giữa Dương Quý phi
       và An Lộc Sơn mà y mới làm phản. Vì vậy, Trần Huyền Lễ, dẫn đầu nhóm cấm vệ quân
       gặp Huyền Tông nói: “Nay Quốc Trung đã bị giết, Quý phi không thể hầu hạ bên cạnh bệ
       hạ được nữa, xinh bệ hạ ban cho cái chết để làm yên lòng người trong thiên hạ”. Dưới 
      sức ép của binh lính, Đường Minh Hoàng buộc xử tử Dương Quý phi.

      Tuy nhiên, kết cục của Dương Quý phi ra sao thì cho tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh 

      cãi. Nhiều người nói rằng, Dương Quý phi đã treo cổ tự tử bằng một dải lụa trắng treo 
      trên cành cây lê bên ngoài của dịch trạm Mã Ngôi. Người ta đã vội vàng đem chôn cất 
      Dưng Quý phi ngay bên lề đường để tiếp tục cuộc rút chạy. Giả thiết thứ hai cho rằng,
      Dương Quý phi không bị Huyền Tông ép chết, mà bị chết trong dám loạn quân. Giả thiết 
      thứ 3 thì lại khẳng định, Dương Ngọc Hoàn không chết nhưng sau đó phải sống lưu lạc
       trong dân gian. Một giả thiết đậm chất truyền kỳ hơn, nói rằng, Dương Quý phi không
       chết ở Mã Ngôi.Huyền Tông đã dùng một người thị nữ chết thay cho Dương Quý phi 
      để cứu sống nàng. Sau đó, Dương Quý phi đã trốn sang Nhật Bản. Tương truyền, sau
       khi sang tới Nhật Bản, Dương Quý phi còn sống tới 30 năm nữa, tới 68 tuổi mới qua
       đời. Cho tới tận ngày nay, người ta vẫn chưa thể tìm ra sự thật cuối cùng về cái chết
       của Dương Quý phi.


       

      Thời trang trẻ em