CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Mỹ nhân Giang Tô làm điên đảo cả triều đình

(Nguoiduatin.vn) - Trần Viên Viên là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc thời Minh mạt - Thanh sơ, nàng đã làm dậy sóng lịch sử Trung Hoa không kém gì nhân vật hư cấu Điêu Thuyền...


Ngô Tam Quế vì tình “phản nghịch” đời sau luận anh hùng
Ngô Tam Quế (Wú Sānguì) tự Trường Bạch, sinh năm 1612 người Trung Hoa thôn, tỉnh Vân Nam, là Tổng binh cuối triều Minh, sau đầu hàng và trở thành tướng của nhà Thanh. Câu chuyện về dũng tướng Ngô Tam Quế trên đất Vân Nam ngày nay, bao giờ cũng gắn với chuyện tình đẫm lệ của Kỹ nữ Trần Viên Viên khiến bao đời ngẩn ngơ, hoài tiếc.
Cuộc đời Ngô Tam Quế giống như Tào Tháo đời Tam Quốc, có thể được vinh danh là một anh hùng, nhưng cũng có thể coi là một gian hùng bị người đời nguyền rủa. Bởi gia đoạn lịch sử thời Minh mạt, Thanh sơ, thiên hạ đảo điên, quần hùng nổi dậy khắp nơi. Nhưng có lẽ, những gì mà Ngô Tam Quế để lại cho đời sau được ghi trong chính sử cổ - cận đại thì Ngô Tam Quế là một anh hùng, một người thức thời.

Chân dung Viên Sùng Hoán
Trước đây, Ngô Tam Quế từng dưới quyền của Viên Sùng Hoán (1584-1630), sau khi viên Tướng này bị Vua nhà Minh là Sùng Trinh giết chết, Ngô Tam Quế dần dần được trao nhiệm vụ làm Tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Khoảng thời gian này, các nhóm khởi nghĩa chống lại nhà Minh đã dần lớn mạnh, trong số ấy có lực lượng của Lý Tự Thành với hơn 60 vạn quân binh. Sau những thắng lợi liên tiếp, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế xưng Đại Thuận Đế ở Tây An (Thiểm Tây) và đánh chiếm luôn thành Bắc Kinh vào ngày 26/5/1644.
Trong khi đó, Ngô Tam Quế chỉ huy 10 vạn quân đang đóng ở Sơn Hải Quan, nơi có Vạn Lý Trường Thành để phòng ngự sự xâm nhập của quân Mãn Thanh tràn vào Trung Nguyên, nhưng khi nghe Bắc Kinh bị huy hiếp, Ngô Tam Quế liền dẫn binh về cứu viện.
Dọc đường, nghe tin kinh đô đã thất thủ, Sùng Trinh Hoàng đế đã tự vẫn, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ, nên Ngô Tam Quế do dự đã định hàng. Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên và gia quyến bị Lý Tự Thành chiếm đoạt, ông nổi giận đổi ý, hợp tác với quân Mãn Thanh dưới quyền chỉ huy của Đa Nhĩ Cổn.
Lý Tự Thành đem 20 vạn quân đánh Ngô Tam Quế, nhưng bị liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Thanh đánh bại, do đó phải rút khỏi Bắc Kinh sau 43 ngày đêm làm chủ chốn đế đô này. Kể từ đó, nhà Thanh chính thức làm chủ được Trung Quốc.
Cuối cùng, nhà Minh mất về tay nhà Đại Thanh cũng chỉ vì giặc cướp và một người đàn bà đẹp. Năm 1644, Lý Tự Thành, một tướng quân thảo khấu, đem quân chiếm Bắc Kinh. Vị Hoàng đế cuối cùng nhà Minh phải dùng tấm lụa vàng thắt cổ tự tử ở núi Môi Sơn.
Lúc đó nếu Ngô Tam Quế đem quân về cứu Bắc Kinh thì ông có thừa khả năng tiêu diệt loạn quân một cách dễ dàng. Nhưng Ngô Tam Quế án binh bất động ngoài biên ải, vì sợ rằng nếu đem quân về thì loạn quân sẽ giết Trần Viên Viên.
Sau đó, Ngô Tam Quế nhắn với thân phụ đang ở kinh đô rằng, ông sẽ trung thành với loạn quân nếu loạn quân trao trả Trần Viên Viên cho ông. Lý Tự Thành thoạt đầu gởi tiền 40.000 lạng bạc hối lộ Ngô Tam Quế để mua chuộc, yêu cầu Ngô Tam Quế phải đầu hàng và hăm doạ: “Nếu trái lệnh thì chúng ta sẽ đánh bại ngươi vào buổi sáng và buổi chiều sẽ chặt đầu thân phụ ngươi.”
Câu chuyện tranh giành kỹ nữ Trần Viên Viên giữa Ngô Tam Quế và Lý Tự Thành còn được người đời truyền tụng lưu danh khá nhiều. Trong một chuyến đến chùa đồng Kim Điện ở TP. Côn Minh (Vân Nam), cô giảng viên Lee Chungki ở ĐH Nam Kinh kể chuyện: lúc trấn giữ Sơn Hải Quan, quân sĩ chạy vào cấp báo: “Quân Lý Tự Thành đã chiếm vòng thành thứ nhất!”.  Ngô Tam Quế vẫn thản nhiên ngồi viết thư pháp, bên cạnh là bức tranh vẽ dung mạo mỹ nữ Trần Viên Viên. Xem chừng ông ta đêm ngày nhớ nhung ái thiếp Viên Viên. Không nhìn lên, Ngô Tam Quế nói: “Thành ta sẽ lấy lại cho các người”.
Lần thứ hai quân cấp báo: “Quân giặc đánh chiếm vòng thành thứ hai và bắt phụ thân ngài mang ra đe dọa”. Ngô Tam Quế vẫn không rời bút viết thư pháp, nói: “Thành thứ hai ta sẽ lấy lại cho các người. Cha ta bị bắt ta sẽ lấy lại”. Lần thứ ba quân cấp báo: “Giặc đánh vào vòng thành thứ ba và đã bắt Trần Viên Viên”. Nghe đến đây, Ngô Tam Quế dằn bút xuống mặt bàn tay xách đại đao, phóng lên ngựa chiến lao ra chém hàng ngàn quân giặc. Có sự giúp sức của Đa Nhĩ Cổn cứu viện, nên 20 vạn quân của Lý Tự Thành tan rã, tàn binh tháo chạy về Bắc Kinh.
Sự thật chỉ có gia quyến họ Ngô bị Lý Tự Thành bắt làm con tin để dụ dỗ Ngô Tam Quế hàng phục. Còn Trần Viên Viên đã trốn thoát binh đao, trốn về một vùng thôn quê hẻo lánh ở ngoại thành không ai biết. Khi nhà Thanh chiếm được Trung Nguyên thì Viên Viên gửi mật thư cho Ngô Tam Quế để ông đến đón nàng tại một thôn làng xa xôi nơi nàng lánh nạn.

Rước giặc vào nhà” mất cha, mất mặt anh hùng

Vì nóng lòng cứu Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế  mở cổng thành cho quân Mãn Thanh tràn vào để tiêu diệt loạn quân tại kinh đô. Quân Mãn Thanh không bỏ cơ hội ngàn năm có một thuở, vượt qua được Vạn Lý Trường Thành đánh bại quân của Lý Tự Thành dễ dàng và chiếm kinh thành, lấy lại Viên Viên  trao cho Ngô Tam Quế.
Khi lấy lại được mỹ nhân rồi, Ngô Tam Quế liền trở mặt, âm mưu liên kết với loạn quân của Lý Tự Thành để chống lại quân Mãn Thanh và hứa sẽ chia đôi giang sơn với Lý Tự Thành. Nhưng Lý Tự Thành nghi ngờ Ngô Tam Quế, và dọa sẽ chém đầu thân phụ Ngô Tam Quế, trừ khi Ngô Tam Quế phải tạm giao lại Viên Viên cho loạn quân làm con tin. Thân phụ Ngô Tam Quế viết thư cho con, năn nỉ con trai nhớ lại bổn phận của mình đối với cha mẹ, nhưng một khi Ngô Tam Quế đã lấy lại được Viên Viên rồi thì không dám rời nàng ra nữa.
Lý Tự Thành thấy Ngô Tam Quế không chịu trao lại Trần Viên Viên liền chặt đầu thân phụ Ngô Tam Quế và toàn gia tộc họ Ngô cả thảy 38 người. Ngô Tam Quế căm phẫn liền quay lại liên kết với quân Mãn Thanh, đuổi theo tiêu diệt nhóm loạn quân Lý Tự Thành để trả thù cho cha.
Trần Viên Viên tức giận Ngô Tam Quế không chịu đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi và cam nhận chức tước, nên nàng cắt tóc đi tu. Hàng ngày Ngô Tam Quế vào nơi tu hành của Viên Viên để bàn chuyện quốc sự và cuối cùng Ngô Tam Quế quyết định chiêu binh chống lại nhà Thanh.
Ngô Tam Quế nhất quyết tiếp tục công cuộc phục quốc, nhưng vì mang tội phản quốc, đưa quân Thanh vào dầy xéo giang sơn và giết vị Vua cuối cùng của nhà Minh, nên bị thiên hạ căm thù không hợp tác.
Khu vườn nhà Ngô Tam Quế
Thực ra Ngô Tam Quế không phải là nguyên nhân duy nhất giúp nhà Mãn Thanh thôn tính Trung Hoa. Một nguyên nhân khác nữa là sự tham nhũng của giới hoạn quan bên trong Cấm Thành. Một tài liệu lịch sử của người Mãn châu đã viết: “Nhà Minh đã mất ngai vàng chỉ vì rượu và đàn bà.”


Sau đó, các quan lại triều Minh ở Nam Kinh lập Phúc Vương - một người trong Hoàng tộc lên làm Vua, lập nên nhà Nam Minh... Tuy nhiên, trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Thanh, vị Vua cuối cùng của Nam Minh là Quế Vương (Chu Do Lang) phải chạy sang Miến Điện. Ngô Tam Quế đem quân truy kích buộc Vua Miến Điện phải giao Quế Vương, rồi đưa về Côn Minh (thủ phủ Vân Nam) treo cổ, triều Nam Minh diệt vong (1661).
Khi mới thành lập, triều Thanh đã phong vương cho một số tướng lĩnh Hán tộc có công như Thượng Khả Hỉ (phong Bình Nam Vương, trấn thủ Quảng Đông), Cánh Kế Mậu (phong Tĩnh Nam Vương, trấn thủ Phúc Kiến), Ngô Tam Quế (phong Bình Tây Vương, trấn thủ Vân Nam)... gọi là Tam Phiên. Sự hình thành Tam Phiên là việc triều đình nhà Thanh lợi dụng hàng tướng nhà Minh bình định và trấn thủ ở miền Nam.
Ngô Tam Quế là người ngông cuồng nhất và có thế lực lớn nhất trong Tam Phiên. Trong quân Phiên đã đặt ra 53 tướng lĩnh, mỗi tướng lĩnh có 200 giáp sĩ, trong 5 tráng đinh thì có một người lính, cả thảy có 50 nghìn tốp tráng đinh. Ngoài ra, còn có 12 nghìn quân Cờ Lục tổng số quân lên tới hơn 100 nghìn người.
Tam Phiên, mỗi người hùng cứ một phương và hình thành một vương quốc độc lập, thế lực này đã tạo thành mối uy hiếp nghiêm trọng đối với triều đình nhà Thanh, sự tồn tại của Tam Phiên mỗi năm đã tiêu hao hơn 20 triệu lạng bạc ngân khố, về mặt kinh tế đã trở thành một gánh nặng đối với triều đình nhà Thanh. Do đó, triều đình không thể không nghĩ tới việc giải tán Tam Phiên.
Mùa xuân năm 1673, Hoàng đế Khang Hy quyết định bãi bỏ các Phiên và cầm quân giải “loạn Tam Phiên”. Tháng 11 năm đó, Ngô Tam Quế làm phản, giết chết tuần phủ Vân Nam Chu Quốc Trị, tự xưng Đại Nguyên soái, tự làm long bào, ban bố hịch văn, xướng ngôn “Hưng Minh thảo lỗ” . Từng làm “phản nghịch” hàng Thanh, phản Minh giờ phản lại nhà Thanh, khôi phục nhà Minh, người đời nghi hoặc, mất niềm tin không dám theo Ngô Tam Quế.
Sử sách ghi nhận về Ngô Tam Quế: “Ngô Tam Quế được lệnh về cứu kinh đô từ mười ngày trước, vẫn chùng chình, tiến binh rất chậm, có lẽ vì còn tính xem có nên nhận đề nghị chia chác sau đó của Lý Tự Thành không. Khi Tư Tông (tức Sùng Trinh Hoàng đế) tuẫn quốc, thì Quế mới tiến được có nửa đường tới Bắc Kinh. Hay tin, hắn quay trở về liền để chờ xem tình thế ra sao”.
Lý Tự Thành đã thành công một cách dễ dàng... Duy có Ngô Tam Quế là có thể gây rối cho ông. Ông nhờ cha của Quế làm trung gian để điều đình. Nhưng Quế vẫn không quyết định gì cả, có lẽ muốn đợi Lý Tự Thành trả cho mình ái thiếp Viên Viên. Đồng thời Quế thương thuyết với quân Thanh, nhờ giúp khi cần. Lý Tự Thành phải đích thân đem 200.000 quân đánh Quế ở gần Sơn Hải Quan.
Khi vây chiếm ba mặt thành rồi, quân Thanh tới cứu Quế. Lý Tự Thành thua rút lui, đề nghị chia giang sơn nhưng Quế không chịu, nên nổi giận giết cha Quế rồi vội vàng về Bắc Kinh vơ vét vàng bạc, châu báu chất lên xe, đưa về phía Tây, đốt cung điện rồi rút lui...
Quế hy vọng đuổi được Tự Thành tới tận Thiểm Tây, không dè viên Phụ chính (Đa Nhĩ Cổn), chú Vua Thuận Trị mới 7 tuổi được đưa vào Bắc Kinh đặt lên ngai vàng. Quế hay tin như người mất hồn, suốt ngày đóng cửa không tiếp ai, rất rầu rĩ. Hắn tiếc vì mất ái thiếp, lại mất ngôi Vua hay chức Tể tướng. Hắn ân hận vì để cho cha bị giết và mang tội phản quốc...
Ái thiếp Viên Viên, mầm tai họa binh đao


Trong một bữa tiệc tiễn Ngô Tam Quế được tổ chức linh đình tại phủ, Chu Khuê Quốc trượng, đã cho Viên Viên ra múa hát, nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế lúc này đang làm Tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Những năm cuối thời Sùng Trinh Hoàng đế, ai cũng biết khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành (Lý Sấm) uy chấn triều đình đe dọa cả sự an nguy ngai vàng Hoàng đế, nên triều thần ngày đêm không phút nào yên. Trong bối cảnh ấy, Hoàng đế Sùng Trinh lại sa vào đam mê tửu sắc. Đặc biệt là Điền quý phi hưởng lạc bất tận đêm ngày.
Ngoài chuyện như đã kể trên, có tài liệu còn cho rằng, Chu Khuê đã nhờ anh trai Điền Qúy phi là Điền Uyển (Văn) xuống Giang Nam tìm mỹ nữ cho Vua. Sau khi chuộc thân cho kỹ nữ Trần Viên Viên, Điền Uyển bị mê hoặc đắm đuối bởi sắc đẹp của nàng, bèn nảy ra ý nghĩ chiếm đoạt làm của riêng. Không lâu sau quân của Lý Tự Thành đang tiến đánh đến gần kinh đô, Hoàng đế Sùng Trinh vội triệu Ngô Tam Quế từ trấn Sơn Hải Quan về triều bàn kế chống giặc.
Điền Uyển ngày nào cũng lo lắng hoang mang, bèn mở tiệc tiễn Ngô Tam Quế, bày bố cho Trần Viên Viên ca múa biểu diễn trên đại sảnh. Ngô Tam Quế gặp được Trần Viên Viên, thần trí lãng đãng, bần thần trước nhan sắc chim sa cá lặn của nàng.
Rượu được ba tuần, thì đột nhiên có báo động, Điền Uyển sợ hãi chạy tới hỏi: "Giặc tới, làm thế nào? ". Ngô Tam Quế bình thản uống rượu nói: "Nếu có thể tặng Viên Viên, tôi sẽ bảo hộ nhà ông bình yên". Không chờ Điền Uyển trả lời, Ngô Tam Quế lập tức mang Viên Viên ra đi.
Giả thiết này xem chừng không phù hợp với hoàn cảnh: Chu Hoàng hậu ghen tức Điền Qúy phi vì được Hoàng đế Sùng Trinh sủng ái, đam mê tửu sắc bỏ bê triều chính. Hơn nữa, Chu Khuê Quốc trượng là phụ thân Hoàng hậu không thể nào có chuyện nhờ Điền Uyển - anh trai Qúy phi tìm “đệ nhất kỹ nữ Giang Tô” Trần Viên Viên về đe dọa làm Qúi phi thất sủng. Do đó, việc mua Trần Viên Viên về dâng cho Sùng Trinh để trả thù Điền Qúy phi của Chu Hoàng hậu là chuyện hợp tình, hơn lý hơn.
Vì lo sợ hiểm họa xâm lăng bờ cõi của người Mãn Châu nên sau nhiều lần suy tính, Hoàng đế Sùng Trinh được Hoàng hậu và Chu Khuê Quốc trượng phân giải thiệt hơn đã quyết định “ban tặng” mỹ nữ Trần Viên Viên cho Ngô Tam Quế làm thiếp để khuyến khích tinh thần giữ vững biên cương.
Cũng giống như Hoàng đế Sùng Trinh, khi vào tay Ngô Tam Quế, Trần Viên Viên rất được sủng ái đặc biệt. Chưa thỏa mặn nồng ân ái, Ngô Tam Quế nhận thánh chỉ mang quân ra trấn giữ Sơn Hải quan. Song, vì trấn giữ vùng đất biên cương xa xôi hiểm trở, nên Ngô Tam Quế vẫn để Viên Viên ở lại kinh thành, tránh cho nàng khỏi tên rơi đạn, chứng tỏ Ngô Tam Quế rất yêu nàng và thật sự lo lắng cho nàng.
Còn Sùng Trinh Hoàng đế chẳng mất gì khi Viên Viên vẫn ở kinh thành và gia quyến họ Ngô cũng ở đây. Nếu nói một cách chính xác, thì việc “nhượng mỹ nữ” Trần Viên Viên cho Ngô Tam Quế là việc làm bất đắc dĩ của Sùng Trinh Hoàng đế để đổi lấy sự trung thành, hy sinh hết mình bảo vệ giang sơn nhà Minh. Bởi trong quần thần lúc bấy giờ, không ai có thể địch nổi Ngô Tam Quế, không ai có thể giữ Sơn Hải Quan, Vạn Lý Trường Thành đảm bảo hơn Ngô Tam Quế.
Thời gian này có thể coi là thời gian hạnh phúc nhất của Trần Viên Viên, vì theo danh nghĩa, mặc dù chưa cưới hỏi chính thức nhưng nàng cũng được coi như là vợ của một viên Tướng lừng lẫy nhà Minh thời đó vanh danh thiên hạ.
Nhớ lại trong một bữa tiệc ở cung đình do phụ chính Ða Nhĩ Cổn chiêu đãi có hỏi Bình Tây Vương Ngô Tam Quế rằng:
-  Lý do nào mà khanh mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào chiếm luôn nhà Minh?
Ngô Tam Quế tâu:
-  Chẳng có lý do chính đáng nào cả, cả đời thần chỉ có yêu say mê duy nhất một người là Trần Viên Viên, mà nay nàng lọt vào tay Lý Tự Thành, thì bằng mọi cách mọi giá thần phải đoạt lại cho bằng được. Quê hương tổ quốc dân tộc chẳng qua cũng chỉ là một cách nói, bây giờ mỹ nhân Trần Viên Viên đã ở trong tay thần, thì mộng ước cũng kể như đã thỏa.
Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn hỏi tiếp:
-  Vậy ngươi có biết ta mang quân nhập quan vào Trung Nguyên để làm gì không?
Ngô Tam Quế thưa:
- Không.

Đa Nhĩ Cổn ôn tồn đáp:
- Ta cũng như nhà ngươi vậy, nhà Thanh ta cũng không màng, làm Vua ta cũng không màng, trong đời của ta, ta chỉ yêu có mỗi Trang Phi, mà nàng lại là Hoàng hậu (vợ của Hoàng Thái Cực - anh trai Đa Nhĩ Cổn, mẹ Vua Thuận Trị, bà nội Vua Khang Hy) ta giết chết hoàng huynh Hoàng Thái Cực cũng vì nàng, mà ta xua quân chiếm toàn bộ đất đai của nhà Minh cũng vì nàng, chớ ta có biết chiếm giang san nhà đại Minh để làm cái gì?
Trang Phi chính là Đại Ngọc Nhi Công chúa của bộ tộc Borjigit, con của Hoàng tử Jaisang, cháu của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, vợ của Hoàng đế Mãn Châu lúc bấy giờ là Hoàng Thái Cực. Trong truyền thuyết dân gian lưu truyền, nàng được mệnh danh là người đẹp nhất của bộ tộc Mãn - Mông, không những nổi tiếng về sắc đẹp, nàng còn có tài trí hơn người với khả năng nói được cả ba thứ tiếng Mãn - Mông - Hán.
Năm 1625, bà được gả cho Hoàng Thái Cực khi 20 tuổi và được phong là Vĩnh Phúc Cung Trang phi và sinh hạ cho Hoàng Thái Cực Hoàng tử thứ 9 là Phúc Lâm, người sau này là Vua Thuận Trị và ba Công chúa, về sau gả cho Bản Nhĩ Tháp Cáp Nhĩ, Sắc Bố Đằng, Khanh Cát Nhĩ Cách.
Chân dung Viên Viên
Năm 1643, Hoàng đế Hoàng Thái Cực băng hà. Ông không để lại chiếu thư đã gây lên sự xung đột tranh chấp ngôi vị trong nội bộ hoàng tộc lúc bây giờ giữa hai thế lực Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn người em thứ mười bốn cùng cha khác mẹ của Hoàng Thái Cực, là Tướng soái đứng đầu Bát Kỳ và Tô Thân Vương Hào Cách, con trai cả của Hoàng Thái Cực.
Trong tình cảnh lúc đó, Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn là người có quyền lực nhất trong tám vị Nghị Chính Đại Thần, đã ý thức được rằng cán cân quyền lực chính trị và quân sự giữa hai bên bằng nhau, bất cứ bên nào lên làm Vua đều làm mất thế cân bằng, gây ra sự xung đột và chiến tranh ngay trong nội bộ triều nhà Thanh, trong khi nhiệm vụ quan trọng của triều đình là dẫn quân nhập quan, tiến đánh nhà Minh, chiếm thành Bắc Kinh.
Cuối cùng, Đa Nhĩ Cổn quyết định lập người con thứ chín của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm kế vị. Một phần là do Cửu A Ca, là người có tư chất thông minh, vừa là con của Trang Phi có thận phận cao quý nhất trong hậu cung. Một phần, là do mối quan hệ giữa Đa Nhĩ Cổn và Đại Ngọc Nhi, một câu chuyện còn mang một làn sương bí ẩn, gây ra nhiều tranh cãi cho hậu thế.
Sau khi Lý Tự Thành đánh tới Bắc Kinh, phụ thân của Ngô Tam Quế đầu hàng quân khởi nghĩa, Trần Viên Viên thất lạc nhưng có tin đồn cũng bị Lý Tự Thành cướp lấy. Đúng vào lúc Ngô Tam Quế đồng ý đầu hàng Lý Tự Thành thì nghe tin Viên Viên bị chiếm mất rồi, đại nộ xung thiên, kêu lớn: "Đại trượng phu không bảo vệ được vợ thì còn sống làm gì nữa?", bèn đầu hàng quân Thanh và khai chiến. Điều này đã được Ngô Vĩ Nghiệp (Mai Thôn) viết trong Viên Viên khúc như sau: "Đỗng khốc lục quân câu cảo tố/ Xung quan nhất nộ vi hồng nhan" (Khóc lớn sáu quân đều áo trắng / Một phen nổi giận bởi hồng nhan).
Lý Tự Thành về sau thất bại, bèn giết toàn bộ Ngô gia 38 người, xong vội vã rút quân khỏi Bắc Kinh. Ngô Tam Quế ôm mối thù sát phụ đoạt thê, ngày đêm truy đuổi quân nông dân đến Sơn Tây. Lúc này bộ tướng của Ngô Tam Quế ở kinh thành tìm thấy Viên Viên, phi ngựa mang tới, Ngô Tam Quế bèn dẫn Trần Viên Viên vào đất Ba Thục, độc chiếm Vân Nam.
Dưới triều Thuận Trị, họ Ngô được thăng làm Vân Nam Vương, muốn lập Viên Viên làm Chính phi nhưng Viên Viên từ chối, Ngô Tam Quế đành lập người khác. Bị Chính phi của Ngô Tam Quế đố kỵ ghen ghét, nhiều lần muốn hãm hại, Viên Viên bèn chuyển đến độc cư ở biệt viện. Dần dần Viên Viên bị họ Ngô thất sủng, thậm chí từng có ý định giết nàng, nên buồn chán xuống tóc làm ni cô tại Hoa Quốc tự ở Ngũ Hoa Sơn - TP Côn Minh ngày nay.
Năm 1678, Ngô Tam Quế xưng làm Hoàng đế, nhưng chỉ được 5 tháng thì chết. Hôm đó, là ngày 2/10/1678, thọ 66 tuổi. Ngô Tam Quế chết đi, Trần Viên Viên cũng tự vẫn dưới ao hoa sen, sau được táng bên bờ ao. Đến cuối thời nhà Thanh, trong chùa còn lưu giữ hai bức tranh nhỏ của nàng, bờ ao vẫn còn phiến đá khắc thơ.
Tiếc thay hạnh phúc mà Ngô Tam Quế giành giật từ ngàn tên, giáo mác không được bao lâu thì đã rắp tâm làm phản, mặc cho Viên Viên hết lời can ngăn. Ông lui quân về Hồ Nam, nơi mình được phong vương rồi chiêu binh mãi mã, tự đế lấy hiệu Chiêu Võ. Ôm giấc mộng đế vương chưa được bao lâu thì đã hóa ra người thiên cổ.
Ninh Tịnh trong vai Trần Viên Viên
Cuộc tình bi thương diễm lệ của anh hùng và giai nhân như Phạm Lãi - Tây Thi, Ngô Tam Quế - Trần Viên Viên mãi mãi còn lưu truyền trong nhân gian.


Nhưng câu chuyện về kỹ nữ Trần Viên Viên chưa phải dừng lại ở vòng tay dũng tướng Ngô Tam Quế mà còn khiến loạn binh đao một người đàn ông khác dũng mãnh từng chiếm kinh đô Bắc Kinh, khiến cho Sùng Trinh vị Hoàng đế cuối cùng triều Minh phải tự vẫn. Người đó là Sấm Vương Lý Tự Thành - lãnh tụ khởi nghĩa nông dân.
Trần Viên Viên vốn là tình nhân của Sấm Vương Lý Tự Thành, nên khi nàng trở thành người hầu Sùng Trinh rồi chuyển qua tay Ngô Tam Quế trong lòng đã nổi loạn. Cuộc nổi loạn của Lý Tự Thành có hai mục đích: một là, lật đổ triều đại thối nát của nhà Minh, khiến lê dân bá tánh cùng cực; hai là, cướp lại mỹ nhân Trần Viên Viên.
Lúc Lý Tự Thành chiếm lấy Tràng An, người mà Lý Tự Thành lo sợ nhiều nhất chính là Ngô Tam Quế, tình địch rất mạnh, đang đi hàng hai có thể “tọa sơn xem hổ đấu” và làm “ngư ông đắc lợi”. Ngô Tam Quế có thể  theo phò Lý Tự Thành, mà cũng có thể mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Mãn Thanh vượt Vạn Lý Trường Thành nhập quan vào Trung Nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét