CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Chuyện kể ’Bao Công tái thế’ triều Thanh Thi Thế Luân

Là nhân vật chính trong “Thi Công Án” một tiểu thuyết trình thám rất thịnh hành cuối thời nhà Thanh, Thi Thế Luân được coi là 1 “Bao Công tái thế” với tài năng phá án như thần.
Rất nhiều những vụ án khó khăn đều được Thi Thế Luân giải quyết một cách công bằng với những phương pháp ít người ngờ tới nhất. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, nguyên nhân khiến họ Thi trở thành 1 “thần thám” lại bắt nguồn từ một sai lầm rất nghiêm trọng khi xử án của ông…

Mặt thú dạ người

Thi Thế Luân sinh năm 1659, tự là Văn Hiền, hiệu là Tầm Giang, là người Tấn Giang, Phúc Kiến, Trung Quốc. Thi Thế Luân là con trai thứ của Thi Lang, một vị tướng nổi tiếng cuối thời nhà Minh đầu đời Thanh. Nhờ có công thu phục Đài Loan, Thi Lang được triều đình phong làm Tĩnh Hải Hầu. Vì thế, thực chất Thi Thế Luân xuất thân trong gia đình quý tộc danh giá. Tuy nhiên, Thi Thế Luân lại không hề lấy danh tiếng của gia tộc mình để làm chuyện càn quấy.

 Ngược lại, kể từ khi làm quan, Thi Thế Luân luôn khiêm tốn, liêm chính và đặc biệt là đối xử rất tốt với dân thường. Bất kể là chức quan cao hay thấp, Thi Thế Luân nhất quyết không động tới một đồng tiền của công.

Đối với bọn quan lại cường hào, Thi Thế Luân tỏ ra rất cương nghị, thẳng thắn và đấu tranh quyết liệt với bọn bè đảng lợi dụng quyền hành của mình để lạm thu của dân. Nhờ vậy, Thi Thế Luân rất được người dân kính trọng. Người đời tôn xưng Thi Thế Luân là “Bao Thanh Thiên” tái thế cũng vì lý do này.

Vào thời bấy giờ, triều đình nhà Thanh có quy định những con cháu dòng dõi quý tộc không cần thi cử vẫn có thể ra làm quan. Khi Thi Thế Luân lớn lên, theo quy định của triều đình, là một người thế tập tước hầu của cha, Thi Thế Luân có thể ra làm quan ngay mà không cần tham gia thi cử. Tuy nhiên, Thi Thế Luân lại không muốn như vậy.
 Thi Thế Luân
Thi Thế Luân trên phim

Chàng trai trẻ họ Thi viết sớ gửi về triều đình xin được từ bỏ quyền thế tập tước hầu, tự mình lập chí học hành để đi thi cầu công danh sự nghiệp như những người thường dân khác. Trời đã không phụ công của ông.

Năm 20 tuổi, Thi Thế Luân đã đỗ tiến sĩ. Những người có thể đỗ tiến sĩ ở tuổi 20 như Thi Thế Luân thực sự không nhiều. Chính vì thế, có thể nói, với những tiêu chí thời bấy giờ, Thi Thế Luân được xem như một tài năng.

Điều đáng tiếc duy nhất đối với họ Thi chính là ông có ngoại hình không được ưa nhìn nếu không muốn nói là xấu xí. Thi Thế Luân không chỉ thấp lùn mà khuôn mặt lại chẳng mấy cân đối. Vì thế, những kẻ tham quan ô lại đố kỵ, ghen ghét với Thi Thế Luân thường chửi ông là “con quỷ xấu xí”.

Chức quan đầu tiên triều đình giao cho Thi Thế Luân là chức tri huyện Thái Châu ở tỉnh Giang Tô. Sau khi nhậm chức, theo quy định thời bấy giờ, Thi Thế Luân phải tới ra mắt quan trên trong tỉnh mà mình trị nhậm.

Khi lần đầu nhìn thấy Thi Thế Luân, các vị thượng cấp của Thi ai cũng phải bụm miệng cười, rồi quay vào nhau bàn tán xôn xao về tướng mạo của Thi tỏ vẻ rất coi thường. Không ngờ, Thi Thế Luân nói rằng: “Chắc các vị đại nhân đang cười vì tướng mạo xấu xí của tôi chăng?

Tuy nhiên, tôi cho rằng, con người ta chia làm 2 loại: Một loại là mặt người nhưng dạ thú. Loại người này vô cùng tàn ác, cực kỳ có hại đối với nhân dân và đất nước. Một loại khác là mặt thú nhưng dạ người.

Loại người này đối với nhân dân và đất nước rất mực trung thành. Mặt mũi tôi tuy xấu xí nhưng tôi quyết làm tất cả mọi việc để phục vụ nhân dân và đất nước, làm 1 vị quan mặt thú dạ người. Dám xin hỏi các vị đại nhân là loại quan nào?”. Câu nói của Thi Thế Luân khiến các ông quan hàng tỉnh ai nấy đều phải đỏ mặt tía tai, chẳng hé ra được nửa lời.

Trong thời gian Thi Thế Luân trị nhậm ở Thái Châu, vùng Hoài An gặp lũ lụt lớn, thiệt hại rất nghiêm trọng. Thi Thế Luân một mặt cung nhân dân khắc phục thiên tại, mặt khác điều tra phát giác những viên quan trên ăn bớt tiền cứu trợ của dân. Một quan huyện nhỏ bé nhưng chỉ trong 3 năm đã phát giác tới 5, 6 viên quan tham là tri phủ, đạo viên.

 Nhờ đó, Thi Thế Luân được Khang Hy rất tán thưởng. Sau 3 năm làm tri huyện ở Thái Châu, Thi Thế Luân được phong làm tri phủ của Giang Ninh (nay là Nam Kinh). Khi tới vừa tới nơi nhậm chức, Thi Thế Luân đã tìm mọi cách để thay đổi những quy chế cũ, nghiêm trị bọn tham quan ô lại, chỉnh lý trị an xã hội, cứu giúp những người dân nghèo.

Chỉ chưa đầy 2 năm sau, nhân dân trong vùng Giang Ninh đã có cuộc sống an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, vào thời gian này, cha của Thi Thế Luân là Thi Lang qua đời. Theo quy định thời bây giờ, Thi Thế Luân phải từ quan về quê thọ tang cha trong vòng 3 năm. Trước khi Thi Thế Luân về quê, người dân Nam Kinh từ khắp nơi kéo về lưu luyến không muốn để ông đi.

Tuy nhiên, Thi Thế Luân không thể vi phạm quy chế, nên không thể không ra đi. Không còn cách nào khác, nhân dân Nam Kinh đã cùng nhau góp tiền xây một cái đình trước nha huyện gọi là “Nhất Văn Đình” (đình một đồng) và nói rằng: “Khi Thi đại nhân trị nhậm tại đây không lấy của dân một đồng nào vì thế, nhân dân góp tiền xây dựng 1 cái đình để tưởng nhớ ông!” Câu chuyện này đủ cho thấy, Thi Thế Luân được nhân dân yêu quý và ca ngợi tới mức nào.

Sau này, nhờ thành tích trong việc trị nhậm, Thi Thế Luân được phong làm Hà Tham Tổng Đốc, chức quan cai quản vệc vận chuyển giao thông đường sông trên cả nước. Thời bấy giờ, đường bộ chưa phát triển, giao thông đường sông là loại hình phổ biến nhất.

 Chính vì thế, chức Hà Tham Tổng Đốc là một chức quan rất béo bở. Các vị quan tiền nhiệm của Thi Thế Luân mỗi năm thu nhập ngoài lương đều ít nhất hơn 2 triệu lạng bạc, có người còn thu được mỗi năm cả chục triệu lượng.

Tuy nhiên, kể từ khi Thi Thế Luân nhậm chức, chỉ dựa vào bổng lộc do triều đình cấp phát, sống một cuộc sống cần kiệm chứ nhất định không nhận tiền đút lót biếu xén. Chuyện tới tai Khang Hy, Khang Hy không tin bèn phái người giả trang làm thường dân tới sống ở gần phủ của Thi Thế Luân để theo dõi.

Quả nhiên phát hiện rất nhiều người mang quà tới phủ của họ Thi đều phải gánh trở ra. Sau khi vị đại thần này về báo cáo, Khang Hy cảm thán than rằng: “Thi Thế Luân quả thực là vị quan thanh liêm số 1 trong thiên hạ!”.

Trên thực tế, chính sự thanh liêm, cần kiệm, một lòng lo cho dân chúng và quốc gia đã giúp Thi Thế Luân lưu danh sử sách. Tuy nhiên, người đời sau hầu hết chỉ biết tới ông như 1 “thần thám” trong cuốn tiểu thuyết “Thi Công Án” lưu truyền rất rộng rãi thời nhà Thanh.

 Quả thực, trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Thi Thế Luân đã giải quyết rất nhiều vụ án và vụ nào họ Thi cũng giải quyết rất công bằng, thấu đáo. Trong tất cả những vụ án ông xử chưa có bất cứ một người trở lại kêu oan. Tuy nhiên, có lẽ ít ngườ biết rằng, nguyên nhân khiến họ Thi trở thành 1 “thần thám” lại bắt nguồn từ một sai lầm nghiêm trọng khi xử án của ông.

Thần thám lừng danh

Chuyện kể rằng, những năm Khanh Hy nhà Thanh, ở Dương Châu có hai anh em nhà họ Châu. Người anh tên là Châu Giáp ra bên ngoài làm ăn để lại vợ là Ngộ thị ở nhà cùng người em trai là Châu Ất. Nửa năm sau, một hôm, Ngô thị đột ngột đau ngực và ngất xuống đất.

Châu Ất không biết chuyện, cho rằng, Ngô thị đã chết. Lúc bấy giờ đang lúc mùa hè, trời rất nóng bức, người chết chỉ để từ sáng tới chiều đã thối rữa hôi thối không thể chiujd được. Vì thế, sau khi khóc lóc một hồi, Châu Ất nhờ hàng xóm sang giúp mình đem chị dâu đi chôn.

Vài ngày sau, Châu Giáp ở xa nghe tin vội vàng trở về. Khi làm lễ tế ở trước vợ của Ngô thị, Châu Giáp phát hiện bên dưới nấm mồ mới đắp lộ ra một bím tóc đuôi sam.

Châu Giáp vội vàng gọi những người xung quanh đào mộ lên thì phát hiện bím tóc kia là từ trong quan tài lộ ra. Khi mọi người cậy nắp quan tài ra thì phát hiện bên trong đó là xác một người đàn ông, không hề thấy Ngô thị đâu. Mọi người thấy thế đều rất sợ hãi.

Châu Giáp về nhà hỏi Châu Ất chuyện này là thế nào. Châu Ất lúc này cũng chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, nói rằng mình không hiểu xác ngườ đàn ông kia từ đâu ra đồng thời nhấn mạnh rằng mình đã đem thi thể của Ngô thị chôn xuống dưới mộ, những người hàng xóm có thể làm chứng.

Châu Giáp không thể tin theo những lời của em mình nói là thật, bởi lẽ rõ ràng là xác bên trong nấm mồ kia là của một người đàn ông nào đó chứ không phải vợ mình. Vì thế, Châu Giáp quyết định tới quan phủ báo án.

 Khi đó, Thi Thế Luân đang làm chức tri phủ Dương Châu, sau khi Châu Giáp báo án, Thi Thế Luân đã sai nha dịch đi khám xét, điều tra đồng thờ tiến hành khám nghiệm đối với xác chết của ngườ đàn ông được tìm thấy trong mộ. Kết quả khám nghiệm phát hiện ra rằng, phần đầu của người đàn ông bị thương do một vật rất sắc nhọn đập vào.

Vì thế, Thi Thế Luân nói với Châu Ất: “Nếu như chị dâu ngươi không phải do người giết vậy thì chị dâu ngươi giờ ở đâu? Còn người đàn ông trong quan tài này là ai? Người này do ngươi chôn tất người chính là thủ phạm giết hắn. Giết người phải đền mạng, nhà người còn muốn nói gì nữa không?”

Châu Ất khóc lóc kêu oán đồng thời nói mình hoàn toàn không biết tông tích của Ngô thị ở đâu, càng không biết người đàn ông kia là ai. Thi Thế Luân cũng chẳng biết làm thế nào, đành tạm ra lệnh giam Châu Ất vào ngục. Châu Giáp sau đó trở về nhà, càng nghĩ càng giận. Vợ mình chẳng hiểu vì sao chết mà giờ lại còn tìm không thấy xác ở đâu.

Em trai thì vì tội giết người mà bị nhốt vào ngục. Cuộc đời y bỗng chốc chẳng còn người nào thân thích. Vì thế, Châu Giáp quyết tâm dù sống hay chết cũng phải tìm bằng được vợ mình về đồng thời tra cho rõ người đàn ông nằm trong mộ kia là ai. Nghĩ vậy, Châu Giáp bèn bán toàn bộ gia sản lấy tiền rồi lên đường.

Vài tháng sau, Châu Giáp tìm tới huyện Giang Ninh tới ở nhờ nhà một người chú họ mở ngân hàng tư nhân tại đay.

Ngày hôm đó, có một người đàn ông trung niên cầm hai lạng bạc tới đổi tiền. Một lát sau, một cậu thiếu niên từ đâu chạy về nói với người đàn ông này: “Ông có phải là Triệu Ngũ không. Tôi từ Thường Châu tới. Lưu Bát nhờ tôi mang cho ông 10 lạng bạc và 1 phong thư. Khi tôi tới nhà ông thì thấy không có người, không ngờ lại gặp ông ở đây”.

Nói xong, cậu thiếu niên cầm thư và tiền đưa cho người đàn ông rồi cúi chào bỏ đi. Người đàn ông mở phong thư rồi nói với chú của Châu Giáp: “Tôi không biết chữ, phiền ông đọc giúp tôi bức thư này”.

Chú của Châu Giáp đọc thư cho người đàn ông nghe. Trong thư trả lại 10 lạng bạc đã vay từ 1 năm trước. Người đàn ông trung niên vui mừng nói: “Bạn bè đúng là bạn bè! Môt năm trước vay thì đúng 1 năm sau trả. Ông chủ hãy giúp tôi đổi 10 lạng bạc này thành tiền nhé!”.

Chú của Châu Giáp lấy bạc đặt lên cân, có tới hơn 11 lạng. Rõ ràng người bạn này muốn trả cả gốc lẫn lãi song trong thư lại không nói rõ là trả cả lãi.

 Lúc bấy giờ, 10 lạng bạc thì đổi được 9 nghìn đồng tiền, chú của Châu Giáp không nói cho người đàn ông biết là số bạc kia có tới 11 lạng, chỉ lấy 9 nghìn đồng tiền đưa cho ông ta. Người đàn ông cầm được tiền, quay người đi ngay.

Châu Giáp đứng ở bên cạnh xem, cảm giác có điều gì đó không ổn, mới nói với chú của mình: “Chú không cảm thấy có điều gì đó quá trùng hợp à? Người đàn ông vừa tới đổi tiền thì có người tới trả tiền. Đây liệu có phải là trò lừa đảo không?”.

 Người chú nghe thấy Châu Giáp nói vậy thì giật mình, bèn lấy dao chặt 1 thỏi bạc ra xem thì quả thực bên trong toàn là nhôm chứ không phải bạc. Châu Giáp trấn an chú nói: “Chú không phải lo. Lúc nãy cháu đã để ý hắn đi về phía Đông thành, chúng ta có thể đuổi kịp”.

Nói xong, hai người lên ngựa chạy về phía đông thành đuổi theo tên lừa bịp. Đuổi được khoảng 4 dặm thì  phát hiện người đàn ông kia đang ngồi cùng một vài người khác uống trà trong quán trà. Châu Giáp và người chú nhảy xuống ngựa, túm lấy người đàn ông quát: “Thằng lừa đảo, dám dùng bạc giả để đổi tiền của ta. Mau trả lại tiền cho ta!”.

Người đàn ông nói: “Ta dùng bạc của bạn trả để đổi tiền, ta làm sao biết được là giả? Nếu như là giả phiền ông lấy ra đây cho mọi người cùng xem”. Chú của Châu Giáp lấy nén bạc đã được chặt đôi từ trong túi ra cho mọi người xem nói: “Đây chính là bạc giả, bên trong toàn là nhôm. Người còn chối cãi nữa hay không?”.

 Người đàn ông nhìn xong cười nói: “Đây không phải là bạc của tôi. Bạc của tôi chỉ có 10 lạng, vì thế ông mới đổi cho tôi 9 ngàn đồng. Số bạc giả mà ông đem theo ở đây rõ ràng không chỉ có 10 lạng, vậy làm sao là bạc của tôi được. Có phải các ông muốn gạt tiền của tôi hay không?”

Chú của Châu Giáp giận lắm, mắng rằng: “Ngươi thật là kẻ bỉ ổi, đã đổi bạc giả lại còn vu khống người khác…”

 Những người đứng bên cạnh thấy 2 người cãi nhau liền dùng cân để cân số bạc giả, quả nhiên thấy đúng là hơn 11 lạng.
Vì vậy, mọi người có mặt ở đó đều quay sang trách chú của Châu Giáp nói rằng định gạt tiền của người đàn ông nọ. Chú của Châu Giáp giận tới nỗi không nói được câu nào nữa, bèn chạy đi tìm Châu Giáp tới giúp nhưng lúc này không thấy Châu Giáp đâu nữa.

Thì ra, khi vừa xuống ngựa, Châu Giáp nhìn thấy 1 người phụ nữ ngồi gần người đàn ông trung niên kia rất giống với vợ mình. Người phụ nữ này cũng nhìn chăm chăm Châu Giáp. Vì thế, khi chú của mình cãi nhau với người đàn ông kia, Châu Giáp bèn nhân cơ hội tiến tới gần kéo người phụ nữ kia ra một góc để nhìn cho rõ thì quả đúng chính là vợ mình.

Ngô thị lúc này mới khóc lóc nói với chồng mình rằng, hôm đó quả thực mình bị đau tim ngất xuống đất. Châu Ất nghĩ rằng mình đã chết nên mới đem mình đi chôn. Tối ngày hôm sau, đột nhiên, Ngô thị tỉnh dậy, chẳng biết nguyên nhân vì sao mình lại nằm trong quan tài.

Nhưng vừa may đúng lúc đó có người mở nắp quan tài. Người mở nắp quan tài chính là người đàn ông trung niên đang cãi nhau với chú của Châu Giáp, tên là Giả Sinh Thiện. Số là, lúc bấy giờ, họ Giả đi theo một người bán heo tới đây, nhân trời tối đã dùng gậy đánh chết người bán heo cướp toàn bộ số tiền mà người bán heo mang theo.

Khi tìm chỗ để giấu cái xác của người bán heo, họ Giả phát hiện ra ngôi mộ của Ngô thị mới được đắp chưa khô vì thế mới đào lên, cậy nắp quan tài, dự định sẽ cho xác người bán heo vào bên trong.

Không ngờ, đúng lúc mở nắp quan tài ra thì Ngô thị ngồi bật dậy. Họ Giả bị dọa một trận hết hồn nhưng Ngô thị đã vội nói: “Tôi là Ngô thị, vợ của Châu Giáp, vì bị bệnh tim nên ngất đi, em trai tưởng chết mới đem chôn. Mời ngài theo tôi về nhà, tôi nhất định sẽ báo đáp ngài”.

Họ Giả nghe thấy vậy thì cười nói: “Ta nói cho ngươi biết, ta vừa mới giết người đàn ông này, không ngờ cô lại từ quan tài chui ra. Đưa cô về nhà thì không bao giờ. Nhưng bây giờ cô phải giúp ta chôn người đàn ông này sau đó đi theo ta, nếu không ta sẽ giết luôn cô để chôn một thể”.

Ngô thị nhìn thấy mặt mày Giả Sinh Thiện bặm trợn, hung ác không biết làm cách nào khác phải nghe theo y. Từ đó, Ngô thị theo Giả Sinh Thiện lang thang khắp nơi, dùng các trò lừa đảo để kiếm tiền sống qua ngày.

Châu Giáp nghe thấy vậy thì nổi giận đùng đùng, vừa gặp lúc người chú chạy tới kéo Châu Giáp sang làm chứng. Châu Giáp không nói không rằng chạy tới túm lấy Giả Sinh Thiện nói: “Tên này không những dùng bạc giả lừa tiền mà còn là kẻ giết người, lừa vợ của tôi! Xin các vị cùng tôi bắt hắn đến quan phủ, tôi sẽ nói rõ”.

 Mọi người nghe Châu Giáp nói vậy, lại thêm Ngô thị khóc lóc không thôi thì tin tới tám chín phần. Mọi người cùng nhau bắt Giả Sinh Thiện lên gặp quan phủ.

Lúc đó, quan phủ Giang Ninh xét xử vụ án này. Nhờ có lời khai của Ngô thị, Giả Sinh Thiết không còn cách nào khác đành phải nhận tội đồng thời khai đồng bọn của mình là Hầu Tứ ở Dương Châu. Vì thế, tri phủ Giang Ninh phái sai dịch giải Giả Thiết Sinh đưa về Giang Châu giao cho tri huyện xét xử.

Xem xong lời khai của Giả Sinh Thiện, Thi Thế Luân biết rằng mình đã hồ đồ, suýt giết oan Châu Ất vì thế ngay lập tức ra lệnh thả Châu Ất ra. Tiếp nghiên cứu lời khai của Giả Sinh Thiện, Thi Thế Luân phát hiện ra điểm bất hợp lý.

Theo lời khai của Ngô thị thì hôm đó, khi bước ra khỏi quan tài Ngô thị chỉ thấy một mình Giả Sinh Thiện đồng thời bị Giả ép buộc cùng y chôn xác của người đàn ông bán heo.

 Tuy nhiên, Giả Sinh Thiện lại khai rằng, y có một đồng phạm là Hầu Tứ. Lẽ nào sau kh Hầu Tứ giết người thì bỏ trốn để lại một mình Giả Sinh Thiện. Điều này là không hợp lý. Vì thế, Thi Thế Luân cho gọi Hầu Tứ tới hỏi: “Ngươi có quen biết Giả Sinh Thiên không?”.

 Hầu Tứ đáp có, Thi Thế Luân lại hỏi: “Các ngươi quan hệ thế nào?” Hàu Tứ đáp: “Chẳng có gì thân mật. Chỉ là năm ngoái, họ Giả do đánh bạc thua tiền nên nhờ tôi bán căn nhà của tổ tiên hắn. Sau khi bán xong, tôi lấy 1 lạng tiền hoa hồng. Vì chuyện này, tôi và Giả Sinh Thiện đã cãi nhau mấy lần, y nói tôi lấy quá nhiều tiền hoa hồng”.

 Thi Thế Luân nghe xong đã hiểu mọi chuyện, lập tức cho gọi Giả Sinh Thiện lên thẩm vấn. Lúc này, Giả Sinh Thiện đành phải khai ra sự thực.

Vụ án cuối cùng đã kết thúc. Ba ngày sau, Giả Sinh Thiện đột ngột chết trong ngục. Thi Thế Luân biết chuyện than rằng: “Nếu như họ Giả chết sớm 3 hôm thôi thì án oan của Hầu Tứ không thể nào rửa sạch”.

Vì thế, từ sau vụ án này, mỗi khi xét xử bất cứ vụ án nào, Thi Thế Luân cũng tìm hiểu rất kỹ, không bao giờ để sót lọt bất cứ bằng chứng nào. Chính nhờ vậy, sau này Thi Thế Luân mới có thể trở thành “Thanh Thiên đại lão gia” trong lòng dân chúng.
  • Đại Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét