CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Tần Thủy Hoàng từng gặp người ngoài hành tinh?

Cảnh giác Phát hiện 32 ứng dụng (mã nguồn) Android độc hại

Cách đây hơn 200 năm, một trong những văn bản cổ xưa nhất nói đến người ngoài hành tinh phải kể đến cuốn “Thập Di ký” của Trung Quốc. Trong cuốn sách này có nhắc tới một chi tiết khá quan trọng về lần tiếp xúc gặp gỡ giữa người ngoài hành tinh và Tần Thủy Hoàng.


Vạn lý trường thành do người ngoài hành tinh xây dựng? 


 Tại hồi 41 cuốn“Thập di ký” có ghi lại rằng: “Có một tộc người lạ, thân hình như xoắn ốc, khi dìm xuống nước cũng không chìm. Tộc người này cao tới 10 thước (khoảng 2,3 m), phía bên ngoài được phủ một lớp như lông chim. Họ có một năng lượng đặc biệt là tự phát sáng vào buổi tối. Chỉ cần học lắc mình nhẹ là lập tức có rất nhiều nguồn sáng phóng ra từ thân thể họ”. 
Đoạn trích dẫn trên được lấy từ cuốn“Thập Di ký” có từ thời Tần Thủy Hoàng vào năm 259 TCN – 210 TCN. Cũng trong đoạn trích dẫn này có viết: “Tần Thủy Hoàng đã đối xử rất cởi mở với tộc người này, thậm chí hoàng đế còn coi họ như những người thân thích. Khi được hỏi đó là ai? Tần Thủy Hoàng chỉ trả lời một câu duy nhất là: Đó là các vị thần”. Đoạn trích dẫn trong cuốn sách trên đã gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học của Trung Quốc. Nhiều người đã đặt câu hỏi: Vậy tộc người lạ đó là ai ?
Từ xa xưa, trong giới khoa học của Trung Quốc đã tranh cãi về việc có phải chính Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý trường thành hay không? Nhiều người cho rằng, với trang thiết bị lạc hậu và sức người hồi ấy không thể xây dựng nổi một công trình vĩ đại như vậy.
 “Chúng tôi cho rằng khoa học kỹ thuật thời xưa không thể nào làm được việc chọn địa điểm xây dựng Vạn lý Trường thành, vì tuyến đã chọn của nó quá ư phù hợp với yêu cầu của các đới địa tầng đứt gãy- thứ mà chỉ có khoa học hiện đại mới thực hiện được”- một nhà khoa học cho biết. Theo ông này chính người ngoài hành tinh đã giúp Tần Thủy Hoàng tạo nên một trong những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử loài người: Vạn Lý trường thành. Cũng từ nhận định của nhà khoa học này mà nhiều người khác đã khẳng định rằng, tộc người được nhắc tới trong cuốn “Thập di ký” chắc chắn là người ngoài hành tinh(?).
Cũng theo giải thích của một số người, Tần Thủy Hoàng là một vị hoàng đế vĩ đại. Vì thế việc tận dụng được sức vóc của người ngoài hành tinh nhằm đạt được mục đích của mình là không khó. Tuy nhiên đối với một số nhà khoa học thì lời giải thích này quá... hoang tưởng. “Không thể chấp nhận nổi cách giải thích như vậy, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác cho đối tượng có tên là tộc người lạ trong cuốn Thập di ký. Đó vẫn là một điều bí mât cho tới tận bây giờ”- Một nhà khoa học khác ở Trung Quốc cho biết.
Công nghệ thế kỷ 20 đã có từ 2000 năm trước ?

Không chỉ có chi tiết lạ được ghi lại trong cuốn sách “Thập di ký”  từ thời Tần Thủy Hoàng mà những vật dụng được tìm thấy vào thời điểm trước công nguyên tại Trung Quốc cũng góp phần làm “rắc rối” thêm tranh cãi có hay không có sự xuất hiện của người ngoài hành tinh. 
Gần đây, trong cuộc khai quật mộ cổ tại Trung Quốc, các nhà khảo cổ nước này đã tìm thấy một thanh kiếm vô cùng đặc biệt. Khi lau sạch lớp bùn đất, trên mặt thanh kiếm này có ghi dòng chữ “Đây là thanh kiếm mà Việt vương Câu Tiễn đã sử dụng”. Câu Tiễn( 496 TCN - 465 TCN) vốn là vị vua của nước Việt- một trong Ngũ Bá cuối thời kỳ xuân thu trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi khai quật được thanh kiếm quý này, các nhà khảo cổ của Trung Quốc khi đó đã xác định niên đại của nó là khoảng hơn 2000 năm trước.
Một điều đặc biệt là mặc dù nằm dưới lòng đất hơn 2000 năm mà thanh kiếm này không hề hoen gỉ. Không những thế khi được làm sạch, màu sắc của thanh kiếm “Câu Tiễn” vẫn còn độ sáng bóng. Sau khi tiến hành kiểm tra, các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, sở dĩ thanh kiếm Câu Tiễn không bị rỉ là trên lớp mặt của nó được bao phủ bởi một lớp kim loại crom.
Ai cũng biết rằng, crom là một kim loại dùng để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Tuy nhiên kim loại này lại rất cứng, khó để có thể “chiết xuất” từ nguyên liệu chính là đá, hơn nữa nhiệt độ nóng chảy của Crom cũng lên tới 4000 độ C. Ở Đức là vào năm 1937, Ơ Mỹ là vào năm 1950 mới cấp bằng sáng chế cho việc dùng crom để mạ các kim loại khác nhằm tăng khả năng chống ăn mòn. Vì thế một câu hỏi được đặt ra là vào hơn 2000 năm trước ai và dùng phương pháp nào để có thể  tạo ra được thanh kiếm không rỉ như trên?
Một chi tiết nữa đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu tìm câu trả lời khi vào năm 1994, người Trung Quốc đã khai quật được một phần hầm mộ của Tần Thủy Hoàng tọa lạc ở phía Bắc núi Lệ, huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây. Khi đào đến hố được đánh số thứ tự là 2 thì phát hiện ra một loạt các thanh kiếm được làm bằng đồng trong hầm mộ.
Các thanh kiếm được khai quật trong hầm mộ này đều có chiều dài 86cm và có tận 8 lưỡi. Khi tiến hành đo đạc, các nhà khảo cổ cho biết lưỡi kiếm sắc và có diện tích chỉ nhỏ như sợi tóc của con người. Không những thế, mặc dù bị chôn vùi dưới lòng đất cũng xấp xi 2000 năm nhưng khi lau chùi lớp bùn đất phía trên, chúng lại trở nên sáng bóng như mới. Khi tiến hành nghiên cứu cũng phát hiện ra trên mặt của các thanh kiếm này được phủ một lớp kim loại Crom dày khoảng 10 micron (một micron bằng một phần ngàn milimet).
Không những thế, khi tiến hành khai quật tại một địa điểm khác trong khu hầm mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ còn tìm được 1 thanh kiếm bị cong mất 45 độ. Nhưng khi đưa thanh kiếm đó lên khỏi mặt đất và lau sạch đất cát thì nó bỗng nhiên lại bật thẳng ra, trở lại hình dạng ban đầu. Sự đổi dạng của thanh kiếm đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên, bởi vì chúng được cấu tạo từ hợp kim siêu đàn hồi- loại vật liệu vẫn đang được sử dụng phổ biến tại các tòa nhà cao tầng tại Nhật nhằm giảm thiểu tổn thất bởi các trận động đất. Điều đặc biệt hơn nữa là loại hợp kim này cũng mới được nghiên cứu và chế tạo thành công vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20.
Từ những vật dụng được tìm thấy trong thực tế này, không ai có thể tưởng tượng rằng ngay từ thời Tần Thủy Hoàng cách đây hơn 2000 năm người ta đã nghiên cứu và chế tạo ra được những vũ khí hiện đại đến nhường vậy. Nhiều nhà khoa học cho biết, nếu đúng là từ thời này khoa học kỹ thuật phát triển đến như thế thì tại sao chúng đã bị mai một dần? Hay thực sự giữa Tần Thủy Hoàng và người ngoài hành tinh có mối quan hệ mật thiết và chính họ chứ không ai khác đã giúp vị hoàng đế này tạo ra những kiệt tác có một không hai trong lịch sử nhân loại? 
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành 

Chỉ là xu hướng con người thích thần bí hóa
Mặc dù có những người đồng ý với ý kiến trên nhưng cũng có những người gọi đó là phản khoa học. Nhà thiên văn học nổi tiếng của Trung Quốc- Lý Cạnh trong một bài phỏng vấn của Tuần báo Tri thức Bách khoa Trung Quốc đã nói rõ quan điểm phản đối của mình. 
Theo nhà thiên văn học này thì ngày nay con người có xu hướng thần bí hóa cái gọi là người ngoài hành tinh. Ông Lý Cạnh cho biết: “Trước kia người ta nói rằng người Ai Cập cổ đại không thể nào xây dựng được các Kim tự tháp trong điều kiện khoa học kỹ thuật thời ấy, do đó nhất định là người ngoài hành tinh đã tham gia xây dựng các công trình Kim tự tháp này. Ngày nay lại có người nói họ đã phát hiện được tấm bản đồ cổ vẽ Nam cực, người xưa không thể nào đủ trình độ vẽ nổi loại bản đồ này.
Thế nhưng tại sao bạn lại biết được rằng người xưa không thể làm nổi các chuyện ấy? Chúng ta chưa hề nghi ngờ là các nhà thiên văn Trung Quốc cách đây 3-4 nghìn năm đã biết dự báo nhật thực, nguyệt thực- vì những chuyện ấy đều có ghi chép bằng văn tự. Nếu không có sử sách ghi chép thì ta sẽ nghi ngờ chuyện đó: Cách đây 300-400 năm loài người mới biết rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, cho nên 3-4 nghìn năm trước mà đã dự báo được nhật thực nguyệt thực là điều không thể nào làm được. Vì người xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm và quy luật mà suy ra chứ không căn cứ theo nguyên lý bản chất.”
Nhà thiên văn học này cũng nhấn mạnh rằng, khoa học có hai kẻ thù lớn là xu hướng thần bí hóa và xu hướng cái gì cũng cho rằng có bàn tay của người ngoài hành tinh, tức xu hướng “người ngoài hành tinh hóa”. “Bất cứ cái gì khoa học hiện nay chưa giải thích được, chưa hiểu rõ, còn chờ tìm hiểu thêm, thì đều bị thần bí hóa, bị người ngoài hành tinh hóa. Đáng tiếc là một số phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại chỉ vì muốn tăng số lượng khán giả độc giả mà cứ thần bí hóa, người ngoài hành tinh hóa các sự vật khoa học còn chưa giải thích được.”- ông Lý Cạnh nói thêm.  
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành 

Nguồn: Hải Hiền

Phát hiện bất ngờ về Vạn Lý Trường Thành

Dự án nghiên cứu chi tiết đầu tiên bằng công nghệ hiện đại cho thấy, chiều dài của tòa thành vĩ đại được xây dựng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc còn lớn hơn rất nhiều so với các ước đoán trước đây. 
Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành còn nguyên vẹn. Ảnh: China View.
Chương trình nghiên cứu vẽ bản đồ Vạn Lý Trường Thành kéo dài 2 năm của chính phủ Trung Quốc phát hiện rằng, bức tường thành này trải dài tới 8.850 km. Trong khi những tài liệu quen thuộc từ trước đến nay đều ghi rằng công trình dài khoảng 5.000 km và ước tính này thường chủ yếu dựa trên những ghi chép lịch sử.

Trong khi đó, dự án nghiên cứu mới sử dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS và công nghệ hồng ngoại, giúp xác định vị trí một số khu vực tòa thành bị vùi lấp qua thời gian bởi những trận bão cát. Dự án tìm ra những đoạn tường thành dài tổng cộng 6.259 km cùng 359 km đường hào và 2.232 km đường phòng ngự tự nhiên như đồi núi và sông ngòi.
Đường kẻ màu đỏ là Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh (1368-1644). Các đường đứt đoạn là bức tường thành dưới các triều đại trước (bắt đầu từ thế kỷ 5 TCN). Đồ họa: BBC.
Dự án nghiên cứu trên do Cơ quan quản lý quốc gia về di sản văn hóa và Cục đo đạc bản đồ nhà nước Trung Quốc thực hiện. Các chuyên gia cho biết, những đoạn tường thành mới phát hiện được xây dựng từ thời nhà Minh (1368-1644). Còn đoạn đường hào nằm trải dài từ dãy núi Hu ở tỉnh miền bắc Liêu Ninh tới đèo Jiayu ở tỉnh miền tây Giang Tô.

Chương trình nghiên cứu Vạn Lý Trường Thành sẽ được tiếp tục thêm 18 tháng nữa, nhằm vẽ bản đồ các đoạn tường thành xây dựng từ thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên TCN) và nhà Hán (206 TCN - 9 sau Công Nguyên SCN). Bức tường thành này là công trình nhân tạo vĩ đại nhất thế giới, được xây dựng nhằm bảo vệ biên với phía bắc của các triều đại Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ học đã vận động để thực hiện dự án này, nhằm cung cấp cho giới nghiên cứu hiểu biết chính xác về quy mô của Vạn Lý Trường Thành. Công trình này gồm nhiều đoạn khác nhau bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN và được nối lại lần đầu tiên dưới thời Tần Thủy Hoàng, khoảng năm 220 TCN.

Năm 1987, UNESCO công nhận đây là một di sản văn hóa thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét