Thượng tướng, viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu nói nghệ thuật quân sự Việt Nam là thế trận lòng dân mà không nước nào có được.
PV phỏng vấn Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhân đợt kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2013.
Tướng Hiệu nói: Nhìn lại 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ.
Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo.
Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Thưa Thượng tướng, những điều chúng ta đạt được ngày nay đã xứng tầm với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước?
Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nhưng cũng chưa thật sự đạt được mong muốn của nhân dân đối với sự hy sinh của hàng triệu người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc trong các cuộc kháng chiến.
Chúng ta tự hào đã có những bước tiến rõ rệt về kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, xóa đói giảm nghèo v.v…
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có những quyết sách và bước đi đột phá tốt hơn, thì bước tiến của Việt Nam sẽ vững vàng hơn, nhanh hơn nữa.
Hiện tại, chúng ta vẫn còn gặp một số vấn đề như tham nhũng, lãng phí khiến nền kinh tế bị trì trệ. Tôi nghĩ nếu không có biện pháp mạnh mẽ, thì không chỉ trong năm 2013 mà thậm chí sang năm 2014 nền kinh tế chúng ta vẫn khó khăn.
Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều nơi rất nghèo, những cái làm được mới chỉ thể hiện ở các thị xã, trung tâm thành phố và một số trọng điểm.
Về chủ quyền biển đảo, chúng ta làm khá tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng sự đầu tư tiền của lại chưa thực sự ngang tầm.
- Nghĩa là một số chương trình hỗ trợ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả?
Đúng vậy. Tôi nói ví dụ như chuyện đầu tư cho nhân dân đánh cá xa bờ, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần có chiến lược biển và sự đầu tư đúng mức cho biển đảo để nhân dân thực sự làm chủ trên biển. Cần có phương tiện hiện đại để đánh bắt, chế biến ngay trên biển rồi sau đó xuất khẩu, buôn bán hải sản…
Tôi nghĩ phải nghiên cứu ngay và có thể liên doanh với các tổ chức khai thác hải sản nước ngoài trong đánh bắt hải sản để ngư dân bám biển tốt hơn.
Người ta có điều kiện sở hữu tàu lớn, công nghệ chế biến tốt nên ngư dân không phải đưa cá về đất liền.
Mỗi chuyến ra biển, thậm chí ngư dân có thể nửa năm sau mới cần phải quay lại bờ.
Như thế thì mỗi ngư dân thực sự là một người lính, chung sức với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển và chiến sỹ trên các đảo thành tổ hợp hoàn chỉnh gìn giữ chủ quyền biển đảo.
- Vậy nguyên nhân từ đâu khiến những bước tiến của chúng ta chưa đủ nhanh, đủ mạnh, thưa ông?
Vấn đề là chiến lược của chúng ta đã có, phải khẳng định rằng đường lối, chủ trương của Việt Nam rất tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khâu thực hiện chưa có sự đột phá.
Tôi ví dụ như việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần làm điểm. Chẳng hạn có thể cho một số tỉnh như Quảng Ngãi, Khánh Hòa làm liên doanh với nước ngoài trong việc đánh bắt xa bờ. Sau khi thành công, chúng ta sẽ nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác.
Trước kia, chúng tôi đánh giặc cũng vậy, đánh rút kinh nghiệm từng lọai hình chiến thuật từ thấp đến cao rồi mới đánh tập trung tiêu diệt lớn.
Năm 1975, thế của chúng ta chưa mạnh hơn địch, nên phải chọn điểm yếu là Ban Mê Thuột để mở màn chiến dịch, tạo hiệu ứng khiến cả miền Nam rung chuyển rồi từ đó tấn công trên khắp chiến trường và mở chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước.
- Nhìn lại tương quan lực lượng giữa Việt Nam và các quốc gia khác, Thượng tướng đánh giá thế nào về tiềm lực quân sự Việt Nam?
Xét về lực lượng và vũ khí, xưa nay trong các cuộc chiến tranh, địch luôn có ưu thế về lực lượng, vũ khí nhưng chưa bao giờ thắng được trước dân tộc Việt Nam quật cường.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong chặng đường đấu tranh, giải phóng dân tộc, Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam luôn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng trận địa trong lòng dân, chọn thời điểm, thời cơ để đánh vào điểm yếu của địch.
Có thể nói Việt Nam đánh địch bằng “mưu kế, thế trận” và sẽ thắng địch bằng thế thời. Trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta biết tập trung sức mạnh, lực lượng lớn mạnh hơn địch, bao vây tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, dẫn tới thực dân Pháp thất bại và ngồi vào bàn đám phán ở Paris, chấm dứt chiến tranh.
Khi chúng ta đánh Mỹ cũng vậy. Trang bị của chúng ta không mạnh bằng quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn nhưng chúng ta chọn thời cơ và có nghệ thuật, cách đánh táo bạo, quyết đoán và hợp lý.
Năm 1968, ta đánh vào đầu não địch giữa lúc chúng đang rất mạnh, đánh đúng đầu não địch khiến chiến trường rung chuyển, thay đổi cục diện chiến tranh. Năm 1971, chúng ta thực hiện chiến dịch đường 9 Nam Lào đánh bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược của địch là lính ngụy kết hợp hỏa lực Mỹ.
Tiếp theo, chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 là một mốc son lịch sử, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thắng lợi đó, càng thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo để chúng ta có điều kiện chuẩn bị trước “Không để tổ quốc bị bất ngờ trong chiến dịch Hà Nội – Điện biên phủ trên không”.
Sinh thời, Người khẳng định: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Khi đó, chúng ta tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị cho tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng ta điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975.
Nhìn chung, quân đội Việt Nam giỏi nhất là mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Khi thời cơ đến, chúng ta tập trung lực lượng đánh những trận quyết định và giành thắng lợi. Và quan trọng nhất, nghệ thuật nhất là “thế trận lòng dân” độc đáo mà thế giới có…
- Thượng tướng đánh giá thế nào về trang bị của quân đội ta?
Trang bị vũ khí là điều cần thiết cho bất cứ quân đội nước nào. Chúng ta có nghệ thuật quân sự, nhưng cũng cần vũ khí mạnh để đủ sức răn đe.
Làm tốt điều đó là chúng ta đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Điều quyết định vẫn là con người phải làm chủ được khoa học công nghệ và cải tiến cho phù hợp với điều kiện và cách đánh của ta.
Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền đất nước bao gồm chủ quyền cả trên biển, trên không, trên đất liền. Và tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có những chiến lược phù hợp để bảo vệ chủ quyền.
Việc quân đội Việt Nam tăng cường lực lượng với máy bay, tàu ngầm hiện đại là rất cần thiết để tăng sức mạnh răn đe và khả năng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
- Về vấn đề biển đảo đang tranh chấp hiện nay, xin cho biết quan điểm của ông?
Tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa là điều không có gì phải bàn cãi.
Ngay ở đất nước họ, nhiều nhà khoa học, nhà lịch sử cũng phản đối điều này và cho rằng cái gọi là “đường lưỡi bò” là hết sức phi lý và dẫm đạp lên luật pháp quốc tế.
Chúng ta sẵn sàng đàm phán song phương và đa phương để tìm ra cách giải quyết những vấn đề tồn tại trên cơ sở công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế 1982 và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Mối quan hệ Việt Nam, Trung Quốc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông gây dựng nên. Tôi cho rằng các thế hệ về sau phải biết tôn trọng, giữ đúng tinh thần của hai nhà lãnh tụ.
Hiện nay, chúng ta vẫn kiên định đường lối “độc lập, tự chủ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước, nhất là các nước láng giềng.
Trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận được phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng thân thiện / Hợp tác toàn diện/ Ổn định lâu dài / Hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt / Bạn bè tốt / Đồng chí tốt / Đối tác tốt”.
Trung Quốc là một nước lớn và thông tin đa chiều nên tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học thế giới và chính các chuyên gia Trung Quốc phân tích thấu đáo để có hướng và từng bước giải quyết trên cơ sở luật pháp Quốc tế mà họ đã cam kết.
Tôi cũng tin tưởng rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm tìm được cách giải quyết phù hợp với mong đợi của nhân dân thế giới và nhân dân 2 nước, nhất là trong tình hình như hiện nay.
PV phỏng vấn Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhân đợt kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2013.
Tướng Hiệu nói: Nhìn lại 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ.
Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo.
Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Thưa Thượng tướng, những điều chúng ta đạt được ngày nay đã xứng tầm với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước?
Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nhưng cũng chưa thật sự đạt được mong muốn của nhân dân đối với sự hy sinh của hàng triệu người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc trong các cuộc kháng chiến.
Chúng ta tự hào đã có những bước tiến rõ rệt về kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, xóa đói giảm nghèo v.v…
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có những quyết sách và bước đi đột phá tốt hơn, thì bước tiến của Việt Nam sẽ vững vàng hơn, nhanh hơn nữa.
Hiện tại, chúng ta vẫn còn gặp một số vấn đề như tham nhũng, lãng phí khiến nền kinh tế bị trì trệ. Tôi nghĩ nếu không có biện pháp mạnh mẽ, thì không chỉ trong năm 2013 mà thậm chí sang năm 2014 nền kinh tế chúng ta vẫn khó khăn.
Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều nơi rất nghèo, những cái làm được mới chỉ thể hiện ở các thị xã, trung tâm thành phố và một số trọng điểm.
Về chủ quyền biển đảo, chúng ta làm khá tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng sự đầu tư tiền của lại chưa thực sự ngang tầm.
- Nghĩa là một số chương trình hỗ trợ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả?
Đúng vậy. Tôi nói ví dụ như chuyện đầu tư cho nhân dân đánh cá xa bờ, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần có chiến lược biển và sự đầu tư đúng mức cho biển đảo để nhân dân thực sự làm chủ trên biển. Cần có phương tiện hiện đại để đánh bắt, chế biến ngay trên biển rồi sau đó xuất khẩu, buôn bán hải sản…
Tôi nghĩ phải nghiên cứu ngay và có thể liên doanh với các tổ chức khai thác hải sản nước ngoài trong đánh bắt hải sản để ngư dân bám biển tốt hơn.
Người ta có điều kiện sở hữu tàu lớn, công nghệ chế biến tốt nên ngư dân không phải đưa cá về đất liền.
Mỗi chuyến ra biển, thậm chí ngư dân có thể nửa năm sau mới cần phải quay lại bờ.
Như thế thì mỗi ngư dân thực sự là một người lính, chung sức với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển và chiến sỹ trên các đảo thành tổ hợp hoàn chỉnh gìn giữ chủ quyền biển đảo.
- Vậy nguyên nhân từ đâu khiến những bước tiến của chúng ta chưa đủ nhanh, đủ mạnh, thưa ông?
Vấn đề là chiến lược của chúng ta đã có, phải khẳng định rằng đường lối, chủ trương của Việt Nam rất tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khâu thực hiện chưa có sự đột phá.
Tôi ví dụ như việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần làm điểm. Chẳng hạn có thể cho một số tỉnh như Quảng Ngãi, Khánh Hòa làm liên doanh với nước ngoài trong việc đánh bắt xa bờ. Sau khi thành công, chúng ta sẽ nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác.
Trước kia, chúng tôi đánh giặc cũng vậy, đánh rút kinh nghiệm từng lọai hình chiến thuật từ thấp đến cao rồi mới đánh tập trung tiêu diệt lớn.
Năm 1975, thế của chúng ta chưa mạnh hơn địch, nên phải chọn điểm yếu là Ban Mê Thuột để mở màn chiến dịch, tạo hiệu ứng khiến cả miền Nam rung chuyển rồi từ đó tấn công trên khắp chiến trường và mở chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước.
- Nhìn lại tương quan lực lượng giữa Việt Nam và các quốc gia khác, Thượng tướng đánh giá thế nào về tiềm lực quân sự Việt Nam?
Xét về lực lượng và vũ khí, xưa nay trong các cuộc chiến tranh, địch luôn có ưu thế về lực lượng, vũ khí nhưng chưa bao giờ thắng được trước dân tộc Việt Nam quật cường.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong chặng đường đấu tranh, giải phóng dân tộc, Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam luôn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng trận địa trong lòng dân, chọn thời điểm, thời cơ để đánh vào điểm yếu của địch.
Có thể nói Việt Nam đánh địch bằng “mưu kế, thế trận” và sẽ thắng địch bằng thế thời. Trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta biết tập trung sức mạnh, lực lượng lớn mạnh hơn địch, bao vây tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, dẫn tới thực dân Pháp thất bại và ngồi vào bàn đám phán ở Paris, chấm dứt chiến tranh.
Khi chúng ta đánh Mỹ cũng vậy. Trang bị của chúng ta không mạnh bằng quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn nhưng chúng ta chọn thời cơ và có nghệ thuật, cách đánh táo bạo, quyết đoán và hợp lý.
Năm 1968, ta đánh vào đầu não địch giữa lúc chúng đang rất mạnh, đánh đúng đầu não địch khiến chiến trường rung chuyển, thay đổi cục diện chiến tranh. Năm 1971, chúng ta thực hiện chiến dịch đường 9 Nam Lào đánh bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược của địch là lính ngụy kết hợp hỏa lực Mỹ.
Tiếp theo, chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 là một mốc son lịch sử, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thắng lợi đó, càng thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo để chúng ta có điều kiện chuẩn bị trước “Không để tổ quốc bị bất ngờ trong chiến dịch Hà Nội – Điện biên phủ trên không”.
Sinh thời, Người khẳng định: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Khi đó, chúng ta tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị cho tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng ta điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975.
Nhìn chung, quân đội Việt Nam giỏi nhất là mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Khi thời cơ đến, chúng ta tập trung lực lượng đánh những trận quyết định và giành thắng lợi. Và quan trọng nhất, nghệ thuật nhất là “thế trận lòng dân” độc đáo mà thế giới có…
- Thượng tướng đánh giá thế nào về trang bị của quân đội ta?
Trang bị vũ khí là điều cần thiết cho bất cứ quân đội nước nào. Chúng ta có nghệ thuật quân sự, nhưng cũng cần vũ khí mạnh để đủ sức răn đe.
Làm tốt điều đó là chúng ta đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Điều quyết định vẫn là con người phải làm chủ được khoa học công nghệ và cải tiến cho phù hợp với điều kiện và cách đánh của ta.
Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền đất nước bao gồm chủ quyền cả trên biển, trên không, trên đất liền. Và tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có những chiến lược phù hợp để bảo vệ chủ quyền.
Việc quân đội Việt Nam tăng cường lực lượng với máy bay, tàu ngầm hiện đại là rất cần thiết để tăng sức mạnh răn đe và khả năng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
- Về vấn đề biển đảo đang tranh chấp hiện nay, xin cho biết quan điểm của ông?
Tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa là điều không có gì phải bàn cãi.
Ngay ở đất nước họ, nhiều nhà khoa học, nhà lịch sử cũng phản đối điều này và cho rằng cái gọi là “đường lưỡi bò” là hết sức phi lý và dẫm đạp lên luật pháp quốc tế.
Chúng ta sẵn sàng đàm phán song phương và đa phương để tìm ra cách giải quyết những vấn đề tồn tại trên cơ sở công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế 1982 và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Mối quan hệ Việt Nam, Trung Quốc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông gây dựng nên. Tôi cho rằng các thế hệ về sau phải biết tôn trọng, giữ đúng tinh thần của hai nhà lãnh tụ.
Hiện nay, chúng ta vẫn kiên định đường lối “độc lập, tự chủ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước, nhất là các nước láng giềng.
Trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận được phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng thân thiện / Hợp tác toàn diện/ Ổn định lâu dài / Hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt / Bạn bè tốt / Đồng chí tốt / Đối tác tốt”.
Trung Quốc là một nước lớn và thông tin đa chiều nên tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học thế giới và chính các chuyên gia Trung Quốc phân tích thấu đáo để có hướng và từng bước giải quyết trên cơ sở luật pháp Quốc tế mà họ đã cam kết.
Tôi cũng tin tưởng rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm tìm được cách giải quyết phù hợp với mong đợi của nhân dân thế giới và nhân dân 2 nước, nhất là trong tình hình như hiện nay.