CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Mỹ – Trung lặng lẽ chuẩn bị chiến tranh?

Bất chấp những nụ cười trước ống kính truyền thông của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai cường quốc này vẫn đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến trong tương lai, theo một bài bình luận mới đây của tờ The Globe and Mail ở Canada.
Theo nhận định của tờ The Globe and Mail hôm 12.7, cả Lầu Năm Góc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang vũ trang để chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực và theo đuổi những chiến lược cực kỳ tốn kém để nắm quyền chủ động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc đang xây dựng chiến lược toàn cầu dựa trên một kế hoạch chi tiết được biết đến với khái niệm Không hải chiến, trong đó lục quân và không quân Mỹ bảo vệ sự hiện diện của 320.000 binh sĩ tại khu vực bằng cách sẵn sàng cho một cuộc không kích và đổ bộ toàn diện nhằm vào Trung Quốc trong trường hợp phát sinh mối đe dọa tại biển Đông hoặc những khu vực xung quanh.
Máy bay chiến đấu không người lái thử nghiệm X-47B của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters

Tại sao Mỹ – Trung âm thầm chuẩn bị chiến tranh với nhau?

Đằng sau những cái bắt tay ngoại giao và nụ cười của các nhà lãnh đạo là việc quân đội Mỹ và Trung Quốc vẫn đang ngày đêm chuẩn bị mọi thứ để phục vụ cho kịch bản là một cuộc chiến tranh tổng thể giữa 2 nước.
Hiếm khi nào mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ “nồng ấm” như hiện tại. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đã đồng ý tham gia vào cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bằng cách cắt giảm lượng khí thải. Tại Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng trước, cả Barack Obama và Tập Cận Bình đã đồng ý về một cách thức mới để tiếp cận vấn đề Triều Tiên. Trung Quốc đã cho tăng giá đồng tiền của mình, làm giảm đáng kể sự hậm hực và khó chịu của các nghị sỹ Mỹ khi cho rằng chính sách định giá đồng tiền thấp là “trò bẩn” nhằm thu lợi từ xuất khẩu của Trung Quốc…
Nhưng ở một góc khác của “sự nồng ấm” này là cả Lầu Năm Góc và Quân đội Trung Quốc đều không chịu giảm tốc cuộc đua tăng cường trang bị nhằm phục vụ cho một cuộc chiến tranh tổng thể bất chấp chúng ngốn một nguồn ngân sách cực lớn. Quan chức quân đội cả 2 nước đều cho rằng một cuộc chiến tranh như vậy sẽ xảy ra.
Hiếm khi nào mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ “nồng ấm” như hiện tại.
Hiếm khi nào mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ “nồng ấm” như hiện tại.

Mỹ tổng lực nâng tầm ‘cỗ máy chiến tranh’ khổng lồ

Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, hiện không quân nước này đã chính thức đệ trình lên quốc hội Mỹ kế hoạch phát triển không quân trong vòng 30 năm tới. Căn cứ vào bản kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2013 – 2043 này, không quân Mỹ sẽ trang bị 14.000 máy bay chiến đấu các loại (bao gồm cả máy bay trực thăng).
Năm ngoái, không quân Mỹ cũng đã xây dựng bản kế hoạch dài hạn, phát triển không quân trong vòng 30 năm (2012 – 2042). Trong bản kế hoạch này, ngân sách hàng năm dành cho phát triển không quân, trong vòng 10 năm đầu (2012 – 2022) là 80 tỷ USD, còn trong bản kế hoạch mới, con số này đã lên đến hơn 100 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với dự chi ngân sách cũ.
Điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong bản kế hoạch mới này, không quân Mỹ đã xác định khoảng thời gian triển khai một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới là vào năm 2025. Đồng thời, số lượng máy bay đặt mua cũng lên đến con số khủng khiếp là từ 80 – 100 chiếc, nâng cao sức mạnh của lực lượng không quân chiến lược Mỹ lên tầm cao mới mà không quốc gia nào địch được.
Kế hoạch mua 80 – 100 chiếc máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới.

Máy bay C-212-400 sẵn sàng tuần tra Biển Đông

Phi công Trung đoàn 918 đang tích cực huấn luyện bay trên máy bay thế hệ mới C-212-400 sẵn sàng cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ Biển Đông.

Israel phá hủy "sát thủ diệt hạm" Yakhont của Syria?

Quân nổi dậy Syria cho biết đã có một cuộc tấn công từ lực lượng nước ngoài phá hủy kho tên lửa Yakhont vừa được Nga chuyển cho quân chính phủ.
Ông Qassem Saadeddine, người phát ngôn Quân đội Giải phóng Syria (FSA) tuyên bố, đã có một cuộc tấn công vào căn cứ Hải quân Syria tại Safira gần cảng Latakia lúc bình minh ngày 5/7/2013. Mạng lưới tình báo của lực lượng nổi dậy đã xác định những tên lửa Yakhont được Nga cung cấp cho Syria đang chứa ở đây. 

Cận cảnh “rồng lửa” S-300 Việt Nam trực chiến

là nỗi kinh hoàng của mục tiêu trên không (kể cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo) mỗi khi rời bệ phóng. 
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU-1 do Đoàn Tên lửa Phòng không 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không – Không quân) quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời tổ quốc. Trong ảnh là kíp xe radar điều khiển hỏa lực S-300PMU-1 sẵn sàng làm nhiệm vụ. 

Siêu “mắt thần" bắt máy bay tàng hình của VN

Phòng không Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát đường không có thể “tóm cổ” mọi máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới.
Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật.

Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay. 

Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện.
Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa

Xem tàu ngầm to nhất thế giới phóng tên lửa

Những hình ảnh hiếm ghi lại khoảng khắc tên lửa đạn đạo liên lục địa rời bệ phóng tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới lớp Akula.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula Projet 941 (NATO định danh là Typhoon) do Liên Xô phát triển từ những năm 1980. Cho đến bây giờ, lớp Akula vẫn được xem là loại tàu ngầm hạt nhân có kích thước lớn nhất trên thế giới từng được chế tạo. 

Lớp Akula có lượng giãn nước khi lặn lên tới 48.000 tấn (lớn hơn tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle của Pháp), dài 175m, rộng 23m. Con tàu được thiết kế với 2 lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, tốc độ khi lặn 50km/h, lặn sâu tối đa 400m. 
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula Project 941.

Tàu ngầm lớn nhất thế giới trở thành “bia bắn”

Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới lớp Akula Dmitry Donskoy sẽ trở thành “bia bắn” trong cuộc thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới lớp Borei và Yasen.
Tờ Izvestia đưa tin, 3 tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky, Severodvinsk và Dmitry Donskoy đã ra Bạch Hải để thử nghiệm cấp quốc gia. 

Đối phó TSB Mỹ, Nga khôi phục tàu ngầm titan Barrakuda

Việc Nga quyết định khôi phục và hiện đại hóa tàu ngầm làm bằng titan lớp Project 945 Barrakuda có lẽ là nhằm đối phó với hạm đội tàu sân bay Mỹ đông đảo.
Bộ Quốc phòng Nga và Nhà máy Zvezdochka (ở Severodvinsk) đã ký hợp đồng sửa chữa và hiện đại hoá nâng cấp các tàu ngầm hạt nhân làm bằng vật liệu titan Carp và Kostroma thuộc Project 945 Barrakuda (Cá măng biển) được đóng từ những năm 1970-1980 và đã ra khỏi đội hình chiến đấu của Hạm đội biển Bắc từ rất lâu. 

Tuy nhiên, bất chấp việc dường như đã quá “già nua”, những tàu ngầm đóng bằng hợp kim titan này cho đến nay vẫn vượt trội hơn các tàu ngầm tương tự của nước ngoài về hàng loạt chỉ tiêu tính năng kỹ thuật. 

Theo các chuyên gia thiết kế và đóng tàu biển, vài chục năm hoàn toàn không có tác động gì đến thân tàu ngầm titan. Thứ kim loại đắt tiền này cực kỳ bền vững chống ăn mòn, thực tế hoàn toàn không bị gỉ và hư hại theo thời gian. Nhưng toàn bộ hay gần như toàn bộ “phần ruột” của các tàu ngầm này sẽ phải làm mới.
Làm bằng vật liệu siêu bền, vỏ tàu ngầm Project 945 vẫn không hư hại gì sau nhiều năm "bỏ hoang", tuy nhiên hệ thống bên trong thì phải thay thế toàn bộ.

Lộ diện “kẻ hủy diệt” tên lửa P-800 Yakhont

Nhiều khả năng tàu ngầm lớp Dolphin của Israel là “tác giả” của cuộc tấn công hủy diệt kho tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont đáng sợ của Syria.
Tờ London Sunday Times tiết lộ về nguyên nhân vụ nổ bí ẩn xảy ra tại căn cứ hải quân Safir của Syria, nhiều  khả năng một tàu ngầm phi hạt nhân lớp Dolphin của Hải quân Israel đã phóng tên lửa tầm xa vào căn cứ này phá hủy số tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont – đây là một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Dolphin là loại tàu ngầm phi hạt nhân chạy động cơ điện-diesel được chế tạo bởi tập đoàn Howaldtswerke-Deutche Werft AG (Đức) cho Hải quân Israel. Tàu ngầm này được phát triển dựa trên lớp Type 209 với nhiều cải tiến và mở rộng, nên nó không được xem là thành viên của đại gia đình Type 209.

Tàu ngầm Nga đổ về châu Á

Nga đang thúc đẩy xuất khẩu hàng loạt tàu ngầm tấn công phi hạt nhân lớp Kilo, Amur sang các nước ở châu Á.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, Việt Nam ngay trong năm 2013 sẽ nhận chiếc đầu tiên trong lô đặt hàng 6 tàu ngầm tấn công phi hạt nhân lớp Kilo 636. Hiện tàu thứ nhất của Việt Nam mang tên Hà Nội đã được đưa vào thử nghiệm. Hồi đầu năm nay ở Nga cũng bắt đầu đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam. 

Đồng thời, các chuyên viên Nga đang giúp kiến thiết tại Việt Nam mọi cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành tàu ngầm cũng như huấn luyện thủy thủ sẽ phục vụ trên những con tàu này.

“Không loại trừ rằng mốc chuyển giao tàu ngầm Kilo 636 cho Việt Nam thậm chí còn sớm hơn là thời hạn mà Tổng Giám đốc Rubin tuyên bố”, chuyên viên Nga Vasily Kashin nhận xét. 
Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên trong năm 2013. Ảnh minh hoạ.

Tàu sân bay tự chế của Ấn Độ có gì đặc biệt?

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Ấn Độ có lối thiết kế boong phóng máy bay giống với tàu sân bay truyền thống Nga.
Tờ Defense Aerospace dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony, dự kiến ngày 12/8 thì nhà máy Cochin sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay tự đóng mới đầu tiên thuộc lớp Vikrant. 

Tiêm kích J-11 Trung Quốc có đấu lại Su-30MKI Ấn Độ?

J-11 và Su-30MKI đều là những tiêm kích hiện đại hàng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ, vậy ai sẽ thắng ai trong một cuộc không chiến nếu xảy ra?
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều điều động những tiêm kích hiện đại nhất của mình đến khu vực biên giới còn tranh chấp giữa 2 nước. Trước đó, Ấn Độ đã điều động tiêm kích hiện đại nhất của nước này là Su-30MKI đến khu vực gần biên giới, đáp lại Trung Quốc đã điều động tiêm kích J-11 (sao chép công nghệ mẫu Su-27SK Nga) tới một số căn cứ ở Tây Tạng.

Dư luận khu vực đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về khả năng “ai sẽ thắng ai” trong một cuộc không chiến giữa 2 loại tiêm kích đại diện cho sức mạnh của 2 quốc gia hàng đầu châu Á này. Tuy rằng mỗi chiếc tiêm kích mang một nét riêng theo đường lối quốc phòng của từng quốc gia, nhưng cả hai có cùng một “cha đẻ” là Tập đoàn máy bay Sukhoi của Nga.
J-11 (trên) hay Su-30MKI (phải): ai sẽ giành phần thắng nếu một cuộc chiến xảy ra?

Chiến hạm Talwar Ấn Độ "hoàn hảo" hơn Type 054A TQ

Thiết kế tàng hình, vũ khí cực mạnh, khinh hạm tên lửa lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ là một đối thủ đáng gờm trên mặt nước.Theo thông báo từ Tập đoàn Rosoboronexport, Nga vừa bàn giao chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp Talwar mang tên INS Trikand cho Hải quân Ấn Độ. 

INS Trikand là chiếc cuối cùng trong hợp đồng mua 3 chiếc được Ấn Độ ký kết với Nga mua năm 2006 với tổng trị giá hợp đồng lên tới 1,6 tỷ USD. Hai chiếc trước đó gồm INS Teg và INS Tarkash đã được bàn giao trong năm 2016. 

Trước đó, Hải quân Ấn Độ cũng đã mua 3 chiếc thuộc lớp Talwar vào năm 1997 và đã nhận bàn giao đủ trong giai đoạn 2003-2004. 
Khinh hạm tên lửa lớp Talwar mang tên INS Trikand.

Ấn Độ thử biến thể mới "sát thủ diệt hạm" BrahMos

Ấn Độ đã lần đầu bắn thử thành công biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos.
Ấn Độ đã bắn thử thành công biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos ở vịnh Bengal vào ngày hôm qua. Với sự kiện này, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm tốc độ vượt âm thanh.

Theo Giám đốc điều hành Liên doanh BrahMos Sivathanu Pillai, biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa BrahMos được phóng từ một bệ phóng cố định dưới mặt nước. 

Đây cũng là lần đầu tiên một tên lửa hành trình siêu âm được bắn thành công từ dưới mặt nước. Tên lửa đã đạt được tầm bắn trọn vẹn như mong đợi, trên 290 km.
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos.

Việt Nam sẽ sở hữu “sát thủ diệt tàu sân bay” Klub-S

Các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub-S.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636. 

Tuy nhiên, SIPRI không đưa ra thời hạn chuyển giao. Nhiều khả năng, tên lửa được giao trong năm 2013 hoặc 2014 khi Việt Nam bắt đầu nhận tàu ngầm Kilo. 

Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công. 
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa

Sức mạnh đáng sợ của P-800 trong Hải quân Việt Nam

 Lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân Việt Nam được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont.
Cụm từ Yakhont nghĩa là “hồng ngọc”, tuy có biệt danh mỹ miều nhưng sức mạnh của nó thực sự là “cơn ác mộng” đối với tàu chiến đấu mặt nước.

“Cơn ác mộng với tàu chiến”

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (định danh NATO là SS-N-26) do hãng NPO Mashinostroyeniya (Nga) nghiên cứu phát triển. 

Tên lửa P-800 Yankhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Quả đạn được thiết kế với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động (kiểu thiết kế này khá giống với máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 1,2). 
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont.

“Sát thủ diệt hạm” P-800 Yakhont có “mắt thần” mới

 Doanh nghiệp quốc phòng Nga vừa giới thiệu đầu radar tự dẫn mới cho tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont.
Tại triển lãm hàng hải quốc phòng quốc tế lần thứ 6 (IMDS-2013) tổ chức tại tổ hợp triển lãm Lenexpo (Nga), Công ty cổ phần Granit Electron đã giới thiệu đầu tự dẫn mới dành cho tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont. 

Công ty cổ phần Granit Electron là doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển lớn trong lĩnh vực sản xuất hệ thống chiến tranh điện tử, chỉ thị mục tiêu và giám sát bề mặt, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động cho lực lượng hải quân Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Algeria và nhiều quốc gia khác có hợp tác quốc phòng với Nga. 

Ấn Độ đòi Nga mua “sát thủ diệt hạm” BrahMos

Ấn Độ đã lên tiếng yêu cầu Nga phải mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới tiếp tục mua thêm tàu chiến do Nga đóng.
Theo trang tin Russian Military Industry News, Nga hy vọng có thể tiếp tục đóng cho Hải quân Ấn Độ 3-4 tàu hộ vệ tên lửa Project 11356 sau khi được nâng cấp thiết kế. Tuy nhiên , phía Ấn Độ đề xuất, Quân đội Nga cần phải mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos thì nước này mới tiếp tục mua tàu hệ vệ do Nga đóng.

Như các chuyên gia Hải quân Nga giải thích, hiện nay bất kỳ một hợp đồng xuất khẩu trang thiết bị quân sự nào đều phải kèm theo văn kiện trao đổi. Vì vậy, Ấn Độ đề xuất Nga mua tên lửa BrahMos trở thành văn kiện trao đổi. Điều đáng lưu lý là tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu chế tạo có thể được sử dụng để tấn công mục trên dưới nước, cũng có thể trở thành tên lửa hành trình tấn công mục tiêu trên mặt đất.
"Có qua có lại", Nga muốn bán thêm tàu chiến thì phải mua tên lửa Ấn Độ.
Cho đến nay, Ấn Độ đã đặt mua 2 lô 6 tàu hộ vệ Project 11356 của Nga. Trong đó lô đầu tiên 3 tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-N do Nga chế tạo, còn 3 tàu sau được trang bị tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ cùng nghiên cứu chế tạo.

Tại Triển lãm trang thiết bị hải quân quốc tế St Petersburg (IMDS 2013), Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport Anatoli Isaikin cho biết, Nga đã chuẩn bị tốt việc tiếp tục đóng 3-4 tàu hộ vệ Project 11356 sau khi được nâng cấp cho Ấn Độ. 

“Nếu Ấn Độ có hứng thú, Nga sẽ triển khai hiệu quả công tác tái đóng 3-4 tàu hộ vệ loại nâng cấp cho đối tác Ấn Độ”, ông Anatoli Isaikin nói.

Ông Anatoli Isaikin cho rằng, tàu hộ tống Project 11356 đã rất thành công trong thời gian 10 năm phục vụ Hải quân Ấn Độ. Nó đã tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến của Hải quân Ấn Độ, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời, Nga cũng đang tiếp tục phương án thiết kế nâng cấp tàu hộ vệ kiểu này.

Hải quân Nga cũng đã quyết định đóng 6 tàu hộ vệ Project 11356 nâng cấp cho Hạm đội biển Đen của Nga vào trước năm 2016. Các tàu này sẽ trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-NK. Lô 4 tàu hộ vệ đầu tiên đã được triển khai đóng trong thời gian 2010-2012, chiếc đầu tiên mang tên Đô đốc Grigorovich sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2014.

“Nga hiện đang đóng 6 tàu hộ vệ kiểu 11356 loại nâng cấp cho Hạm đội biển Đen Nga rất giống với tàu hệ vệ phục vụ trong hải quân Ấn Độ do Nga chế tạo. Hệ thống tên lửa BrahMos cũng rất lý tưởng đối với 6 tàu hộ vệ này của Nga, có thể trong quá trình đóng những tàu quân sự này sẽ tiến hành lắp đặt," ông Sivathanu Pillai, Giám đốc liên doanh Nga - Ấn Brahmos Aerospace nói.

Ấn Độ tăng sức mạnh quân sự “kiềm chế” TQ

Ấn Độ đang có những bước phát triển sức mạnh quân sự nhanh chóng nhằm đối đầu với quân đội Trung Quốc.
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (trụ sở tại Nga), cuộc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni II có khả năng đạt tầm bắn 2.000km (ngày 7/4) một lần nữa chứng minh rằng sức mạnh quân sự của Ấn Độ ngày càng “đáng tin cậy”.

Là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, các chương trình vũ khí Ấn Độ được triển khai trong thời gian qua nhằm ứng phó cuộc xung đột vũ trang của nước này với Pakistan. Mặt khác, nó còn giúp Ấn Độ tạo thế đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. 

The Economist cho rằng, sức mạnh tổng thể của các lực lượng vũ trang Ấn Độ đang gia tăng nhanh chóng. Trong suốt 5 năm qua, Ấn Độ đã nhập khẩu hầu hết vũ khí hiện đại của các nước. 

Ấn Độ tính thuê tàu ngầm "đấu" Trung Quốc?

Ấn Độ có khả năng thuê thêm tàu ngầm hạt nhân từ Nga nhằm đối phó với sức mạnh Hải quân Trung Quốc đang ngày càng tăng. 
Đài tiếng nói nước Nga đưa tin, Tổng Giám đốc của Viện thiết kế Malachite (nhà thiết kế tàu ngầm) Vladimir Pyalov tiết lộ, Hải quân Ấn Độ đang nghiên cứu thuê thêm một tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng Project 971 Shchuka-B (NATO định danh là Akula) của Nga. 

Theo chuyên gia của Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Vasily Kashin, việc Ấn Độ thuê tàu ngầm của Nga có thể rút ngắn khoảng cách trong lĩnh vực phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân với Trung Quốc.

Hiện nay, Hải quân Ấn Độ chỉ có một tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng Project 971 được Nga chuyển giao cho Ấn Độ vào tháng 4/2012 và đặt lại tên là INS Chakra

Tàu ngầm hạt nhân tấn công INS Chakra. 

Su-30MK2 Việt Nam trang bị vũ khí “chọc mù mắt thần”

Tiêm kích hiện đại nhất Việt Nam Su-30MK2 được trang bị loại tên lửa tối tân có khả năng tiêu diệt các loại radar đối phương trên bộ, trên biển.
Tiêm kích Su-30MK2 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam thiết kế với hệ thống điện tử hiện đại, vũ khí đa năng có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tiến công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao. 

Ngoài các nhiệm vụ đó, Su-30MK2 còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương (SEAD). Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên thế giới. 

Hiện nay, tên lửa đất đối không ngày càng được cải tiến mạnh mẽ hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao, khả năng kháng nhiễu mạnh. Để khống chế các loại tên lửa đối không, cần phải loại bỏ, tiêu diệt trạm radar trinh sát, radar điều khiển hỏa lực tên lửa. Mất đi những “mắt thần” này, tên lửa dù tối tân đến đâu cũng hoàn toàn vô dụng. 

Công nghiệp quốc phòng thế giới đã sáng chế ra loại vũ khí “chọc mù mắt thần” – tên lửa chống radar. Loại vũ khí này từng được sử dụng rất rộng rãi trên chiến trường Việt Nam, khi đó Mỹ đã sử dụng tên lửa loại này để đối phó với hệ thống SAM-2 phòng không miền Bắc Việt Nam. Bộ đội ta đã rất vất vả tìm cách hạn chế thiệt hại tới mức nhỏ nhất mà tên lửa chống radar gây ra. 
Tên lửa chống radar Kh-31P trang bị trên tiêm kích Su-30. Ảnh minh họa

Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam diệt tàu chiến thế nào?

 Tiêm kích đa năng hiện đại nhấtViệt Nam Su-30MK2 trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A có khả năng phá hủy, gây hư hỏng nặng tàu chiến mặt nước.
Kh-31A là biến thể dùng cho nhiệm vụ chống tàu của gia đình tên lửa Kh-31 (NATO định danh là AS-17 Krypton), được phóng từ các máy bay tiêm kích Su-30/33/35, MiG-29. Đây là một tên lửa hành trình chống tàu tốc độ cao được thiết kế dựa trên tên lửa chống radar Kh-31P. 

Kh-31A còn được biết đến với tên gọi “Mini Moskit” bởi nó có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit, được trang bị trên các tàu chiến mặt nước.

Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế Zvezda-Strela (nay là Tổng công ty tên lửa chiến thuật Nga KTRV) vào năm 1982, được chấp nhận đưa vào sử dụng từ năm 1988. 
Tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A (trong ảnh) có thể trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.

R-77: “sát thủ diệt chim sắt” siêu hạng của Su-30MK2 Việt Nam

 R-77 là tên lửa không đối không tầm xa hiện đại có thể đã trang bị cho Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam. 
Vympel R-77 hay còn gọi là RVV-AE  (NATO định danh AA-12 Adder) là loại tên lửa không đối không tầm trung – xa hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. R-77 là một đối thủ trực tiếp nặng ký với tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.

Công tác phát triển R-77 được Phòng thiết kế Vympel khởi xướng vào năm 1982, nó là đại diện cho tên lửa đa nhiệm đầu tiên của Nga sử dụng cho cả không quân chiến thuật và không quân chiến lược. R-77 hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”, tên lửa được thiết kế để chống lại tất cả các mục tiêu đường không.

R-77 cũng được thiết kế để tấn công bắn hạ tên lửa không đối không tầm trung AIM-120ARMAAM hoặc tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix. Nó cũng có thể được sử dụng để chống lại tên lửa hành trình và  các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác.

Tên lửa được giới thiệu cho công chúng vào năm 1992 tại triển lãm MosAeroshow 92 với tên gọi R-77 RVV-AE . Các nhà báo phương Tây khi nhìn thấy R-77 đã đặt cho nó biệt danh AMRAAM Ski để ví von và so sánh nó với AIM-120AMRAAM của Mỹ. Tên lửa còn được biết đến với tên gọi khác là Izdieliye-170 (Sản phẩm-170).

Đạn tên lửa đối không tầm trung - xa R-77 lắp trên Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. 

Vũ khí lai ghép độc đáo của Quân đội Cuba

“Trong cái khó ló cái khôn”, Quân đội Cuba đã tự lai ghép hệ thống vũ khí lên nhiều khung gầm cơ sở khác biến thành phương tiện chiến đấu mới. 
“Pháo tự hành diệt tăng BTR-60PB”

Trong cuộc duyệt binh cách đây vài năm, Quân đội Cuba lần đầu trình làng pháo tự hành diệt tăng “thế hệ mới” sử dụng khung gầm cơ sở xe bọc thép chở quân BTR-60PB nhưng lại dùng tháp pháo cải tiến từ xe tăng T-54/55. Không rõ Cuba định danh loại phương tiện này là gì, nên nó tạm thời dùng luôn cái tên khung gầm cơ sở, BTR-60PB.

Ngoài ra, cũng không rõ liệu đây là sản phẩm mà Cuba tự sản xuất, cải tiến hay là nhờ sự giúp đỡ của quốc gia thứ 3 nào đó. Tuy nhiên, với sự kiện tàu Triều Tiên chở vũ khí Cuba bị bắt giữ tại Panama, có thể đoán định có khả năng đây là sản phẩm kết hợp có “bàn tay Triều Tiên”. 

Triều Tiên này khá nổi tiếng trong việc cải tiến, lai ghép trang bị với nhau, đặc biệt là trong kỹ thuật pháo binh. Nước này đã lắp nhiều loại pháo kéo lên khung gầm xe bánh xích biến nó trở thành pháo tự hành đem lại tính cơ động cao. 

Pháo tự hành diệt tăng BTR-60PB "bất đắc dĩ".

Myanmar sắp đối mặt với vấn đề Biển Đông

Myanmar buộc phải khôn khéo trong việc xử lý tranh chấp Biển Đông và duy trì quan hệ với Trung Quốc, khi giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014.

 Ảnh minh họa.

Cuộc đua giành quyền bá chủ eo biển Malacca

 Kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến đường biển vận chuyển năng lượng quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

 Eo biển chiến lược Malacca nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, qua Biển Đông.

Cuộc chiến ngầm Trung Quốc-Ấn Độ ở Biển Đông

Trong khi mọi con mắt đổ dồn về phía tranh chấp biển đảo Trung Quốc-Philippines, giữa Bắc Kinh và New Delhi cũng xuất hiện một cuộc chiến ngầm ở Biển Đông.

 Tàu chiến Trung Quốc đang tiến vào Ấn Độ Dương.

"Khẩu chiến" Trung Quốc-Philippines về Biển Đông

Trung Quốc lại vừa mạnh mẽ cáo buộc Philippines vi phạm cam kết, làm tranh chấp biển đảo thêm căng thẳng và phức tạp - động thái mới nhất trong “cuộc chiến ngôn từ” về Biển Đông giữa 2 bên vài ngày gần đây. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh và Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines đại diện 2 nước "chiến tranh ngôn từ" trong những ngày gần đây. 

Nước Nga chống tham nhũng như thế nào?

Dự thảo sửa đổi cho luật liên bang "Về đấu tranh chống tham nhũng" nhằm chặn đứng tình trạng “gia đình trị” trong kinh doanh của giới công chức Liên bang Nga.

 

Vì sao Hải quân Trung Quốc “giỡn mặt” Nhật Bản?

Trung Quốc muốn phát đi tín hiệu gì, khi lần đầu tiên đưa một đội tàu chiến đi qua eo biển hẹp La Perouse và vòng quanh phía Đông Nhật Bản? 

 
Đội tàu chiến hiện đại của Trung Quốc đã lần đầu tiên đi qua eo biển hẹp La Perouse, giữa hai đảo Hokkaido (Nhật Bản) và Sakhalin (Nga) và tiến ra Bắc Thái Bình Dương.

Cận cảnh xác ướp của các lãnh đạo thế giới

Nhiều vị lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới được ướp xác vĩnh viễn để đời sau có cơ hội  thăm viếng và bày tỏ sự tôn kính.
 Thi thể của lãnh tụ Liên Xô vĩ đại Vladimir Lenin trong lăng tại Quảng trường Đỏ tại Moscow, Nga. Lenin qua đời năm 1924.
Thi thể của lãnh tụ Liên Xô vĩ đại Vladimir Lenin trong lăng tại Quảng trường Đỏ tại Moscow, Nga. Lenin qua đời năm 1924.

Những bí mật về bảo quản thi hài Mao Trạch Đông

Đã hơn 30 năm kể từ khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời, đất nước Trung Quốc to lớn trải qua nhiều biến động, thi hài của vị lãnh tụ cách mạng Trung Quốc vẫn yên nghỉ trong Nhà kỷ niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông đứng bên Quảng trường Thiên An Môn.
Xung quanh việc gìn giữ, bảo quản thi hài của Chủ tịch Mao Trạch Đông có rất nhiều lời đồn đoán… Gần đây, một nhà khoa học tham gia công tác này đã xuất bản hồi ký, lần đầu tiên hé mở những bí mật của công việc đặc biệt này.
Những bí mật về việc bảo quản thi hài Mao Trạch Đông
Những bí mật về việc bảo quản thi hài Mao Trạch Đông