CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

“Người rừng” bị còng tay gây nhiều thắc mắc

Hình ảnh người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà sau 40 năm sống trong rừng sâu gây nhiều tranh cãi trên mạng.
Mấy ngày nay, báo chí trong và ngoài nước liên tục đưa tin và hình ảnh về hai cha con "người rừng" là ông Hồ Văn Thanh (sinh 1931) và người con là Hồ Văn Lang, khoảng 41 tuổi đã được người dân và công an huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi... đưa về tái hòa nhập với dân làng. 
Tuy nhiên, hình ảnh người con trai là anh Hồ Văn Lang bị còng tay khi được đưa ra khỏi rừng đã vấp phải những luồng ý kiến trái chiều từ phía người xem. 
 Người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà gây nhiều thắc mắc. Ảnh Dân Việt.

Tìm thấy hai cha con "người rừng" thứ thiệt ở Việt Nam

Họ đã sống trong rừng rậm suốt 40 năm qua với sự giao tiếp gần như là con số không với bên ngoài.
Cách đây 40 năm, trong suốt thời kì chiến tranh ở Việt Nam, ông Hồ Văn Tranh đã từng được người dân nhìn thấy đi vào trong rừng cùng với người con trai Hồ Văn Lãng. Mặc dù vậy, “bố con người rừng” này cũng mất dấu kể từ thời điểm đó cho tới cách đây vài ngày, khi mà hai người dân làng vô tình vấp phải túp lều trẻ của họ ở rất sâu trong rừng.
Tìm thấy hai cha con "người rừng" thứ thiệt ở Việt Nam
Anh Lãng trông chẳng khác gì Tarzan

Cuộc sống địa ngục của người bạch tạng ở châu Phi

Những người bị bệnh bạch tạng bị đối xử tàn tệ, thậm chí là bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng.
Ở vùng đất mà mình đang sinh sống, những người bị bạch tạng ở Tanzania luôn phải đối mặt với những nỗi lo sợ. Tuy vậy, họ đã tìm ra cho mình một tia hy vọng nhỏ bé cho tương lai đó là trung tâm bảo hộ Kabanaga ở phía tây của đất nước Đông Phi này, giáp biên giới với Burundi. Nơi ở của họ được gọi là "bộ tộc của những bóng ma", "số không"...
Những người bị bệnh bạch tạng bị đối xử tàn tệ, thậm chí là bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng. Nhiều người ở các quốc gia châu Phi quan niệm rằng, các bộ phận của người bạch tạng có thể đem lại may mắn hay chữa được nhiều loại bệnh.
 Những người bị bạch tạng ở Tanzania luôn phải đối mặt với những nỗi lo sợ
Những người bị bạch tạng ở Tanzania luôn phải đối mặt với những nỗi lo sợ
Phóng viên ảnh của AP, Jacquenlyn Martin đã có chuyến đến thăm trung tâm Kabanaga này và cảm nhận được sự sợ hãi cũng như khinh miệt mà những người không may mắc căn bệnh này phải chịu đựng.
Ông cho biết trong trung tâm này có rất nhiều những đứa trẻ và chúng thực sự khiến trái tim người xem phải cảm thương. Những đứa trẻ này bị đem tới đây vì bố mẹ chúng cũng sợ chúng hoặc họ bị buộc phải từ bỏ vì những định kiến của cộng đồng.
Martin cũng chia sẻ thêm: "Những người ở nơi đây đã trải qua mọi thứ nhưng vẫn còn rất nhiều điều khó khăn chờ đón họ trong tương lai. Họ thực sự muốn quay trở lại ngôi làng của mình và có một cuộc sống bình thường."
Họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng.
Họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng.
Một trong những câu chuyện thương tâm ở trung tâm này là của cô gái Angel Salvatory, 17 tuổi. Cô đã đến thăm mẹ lần đầu tiên trong vòng bốn năm từ một vùng quê xa xôi.
Khi cô được sinh ra, cha cô đã gọi cô là một món quà của Thiên chúa. Vậy nhưng, đây không phải là lời nói thể hiện tình cảm dành cho cô mà ông muốn bán thịt, những bộ phận cơ thể của cô để lấy hàng nghìn đô la, một gia sản tương đương gia đình bậc trung của Tanzania.
Mẹ của cô bằng tình yêu thương với con gái mình, đã cố gắng bảo vệ cô khỏi người cha nhưng khi cô 13 tuổi, cha cô đã dẫn đầu một nhóm người tấn công cô. Cô buộc phải ra đi nhưng ông bà cô đã bị giết trong một cuộc tấn công khi họ cố gắng bảo vệ cháu gái của mình.
Gần trung tâm có một khu chợ và những người phụ nữ nơi đây thường đi với nhau theo nhóm để bảo vệ an toàn cho chính mình trước nguy cơ bị bắt cóc. Angel đi tới một cửa hàng và người phụ nữ bán hàng chỉ lấy tiền mà không thèm nhìn cô.
Người chủ cửa hàng chỉ lấy tiền mà không thèm nhìn mặt cô gái bị bạch tạng
Người chủ cửa hàng chỉ lấy tiền mà không thèm nhìn mặt cô gái bị bạch tạng
Nhiều quan niệm thiếu hiểu biết cho rằng những đứa bé bạch tạng sinh ra là do mẹ của chúng ngủ với những người đàn ông da trắng. Vào tháng 2, những kẻ tấn công chuyên thu thập các bộ phận trên cơ thể người bị bạch tạng vì tin vào phép luật đã chém lìa bàn tay của một cậu bé 7 tuổi, các nhà chức trách địa phương cho biết.
Cậu bé xấu số có tên là Mwigulu Magessa, em bị phục kích bởi những người đàn ông khi đi bộ về nhà cùng những người bạn của mính. Cậu bé đã may mắn sống sót nhưng nhiều người khác đã không được như vậy. Chỉ vài ngày trước, một người phụ nữ bị bạch tạng đã bị cắt mất bốn chi bằng dao rựa.
Những cậu bé bị bạch tạng
Những cậu bé bị bạch tạng
Những tổ chức bảo vệ cho người bạch tạng còn rất ít. Một vài tổ chức phi lợi nhuận đã giúp nâng cao ý thức cho những người mắc bệnh này để họ hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh ung thư da, một trong những căn bệnh cướp đi sinh mạng của nhiều người. Họ cung cấp cho người bệnh bạch tạng kem chống nắng, thiết bị bảo vệ khỏi ánh nắng.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người bị bệnh bạch tạng còn rất khó khăn và cuộc sống của họ thực sự là địa ngục.
Phạm Hải (Theo DM)

Campuchia yêu cầu tránh để người dân bị kích động

Bộ Nội vụ Campuchia ngày 10/8 đã yêu cầu chính quyền địa phương các cấp hướng dẫn người dân bình tĩnh, không mắc lừa sự tuyên truyền, lôi kéo, và phân biệt sự lựa chọn chính trị của người dân ở cơ sở, nhất là không tham gia các cuộc biểu tình không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Trong một công văn gửi các thị trưởng, tỉnh trưởng trong cả nước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng cho biết, sau cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa V ngày 28/7 vừa qua, đã có kích động dẫn tới sự phân biệt chính trị và kích bác lẫn nhau giữa những người theo đảng phái này với những người theo đảng phái khác, đặc biệt có sự tuyên truyền vận động tham gia biểu tình làm ảnh hưởng đến an ninh, ổn định và trật tự xã hội.

Lực lượng nổi dậy tại Syria sắp thành lập quân chính quy

Phe đối lập Syria hình thành “các lực lượng vũ trang quốc gia” từ các đội viên tình nguyện. Đó là thông tin được truyền thông Nga cũng như quân đội Chính phủ Syria xác nhận.

Đại giáo chủ Ai Cập kêu gọi tổ chức hòa giải dân tộc

Khủng hoảng Ai Cập có dấu hiệu nghiêm trọng hơn khi Tổng thống lâm thời tuyên bố các nỗ lực hòa giải không có kết quả.
VOV.VN - Khủng hoảng Ai Cập có dấu hiệu nghiêm trọng hơn khi Tổng thống lâm thời tuyên bố các nỗ lực hòa giải không có kết quả.
Ðại giáo chủ Sheikh Ahmed al-Tayyibnhân vật có ảnh hưởng nhất của người Hồi giáo dòng Sinni tại Ai Cập đang mời các phe phái chính trị tham gia hội nghị chấm dứt cuộc khủng hoảng tại quốc gia này. Ðại giáo chủ Sheikh Ahmed al-Tayyib hy vọng có thể giám sát Hội nghị hòa giải dân tộc này.
Thành viên Tổ chức Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ ông Mohamed Morsi tham gia biểu tình ngồi ở bên ngoài Nhà thờ Hồi giáo Rabaa al-Adawiya tại Cairo, ngày 8/8 (Ảnh: Press TV)

Ký ức kinh hoàng của tù nhân trốn thoát khỏi trại tàn sát của Đức quốc xã

Ngày 2.8.1943, cậu thanh niên Samuel Willenberg đã trốn thoát khỏi khu trại tàn sát người Do Thái Treblinka ở Ba Lan của Đức quốc xã. Đúng ngày này 70 năm sau, ông lão 90 tuổi Samuel Willenberg đứng tại nơi từng là địa ngục trần gian năm xưa, kể lại những ký ức kinh hoàng mà ông đã trải qua.
Ông Willenberg trong ngày trở lại Treblinka 70 năm sau cuộc đào thoát.
Ký ức đau buồn

Sự im lặng "sát nhân" của người Mỹ tại Syria

Báo cáo về việc các chiến binh nổi dậy Syria liên kết với al-Qaeda thảm sát người Kurd tại khu vực phía bắc nước này hồi tuần qua được cộng đồng quốc tế xem là một tình trạng đáng lo ngại. Nhưng điều đó dường như không đáng lo bằng sự im lặng chiến lược về vấn đề này của các phương tiện truyền thông chính phủ Mỹ và châu Âu.
Im lặng vì sợ há miệng mắc quai
Một gia đình người Kurd sống tại Syria trong một trại tị nạn.
Một gia đình người Kurd sống tại Syria trong một trại tị nạn.
Theo các báo cáo, phiến quân Hồi giáo cực đoan đã thảm sát 450 người Kurd, trong đó có 330 phụ nữ và người già, 120 trẻ em tại làng làng Abyad Tal gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc được cho là do Mặt trận al-Nusra, phe đối lập được tài trợ vũ trang bởi Ả Rập Saudi và Qatar, gây ra.
Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu, vốn có mối liên hệ gần gũi với Ả Rập Saudi và Qatar, lên án rất ít động thái này. Thậm chí, truyền thông phương Tây còn không muốn đăng tải các thông tin có thể phơi bày sự thất bại của họ trong việc hỗ trợ phiến quân Syria.
Bất kỳ buổi điều trần nào của Quốc hội Mỹ hoặc Anh về vấn đề Syria đều chỉ xoay quanh thông tin về các hoạt động cung cấp vũ khí bất hợp pháp hoặc sự hiện diện của CIA, MI6, Mossad cùng các lực lượng đặc biệt không công khai tham gia vào cuộc xung đột.
Theo các báo cáo khác nhau, người Kurd đang là mục tiêu của các chiến binh Mặt trận al-Nursa và Quân đội Syria Tự do ở miền bắc Syria. Những hoạt động của Mặt trận al-Nursa đối với người Kurd tại Syria được xem như là một cuộc thanh lọc sắc tộc hoặc diệt chủng.
Những kẻ Hồi giáo cực đoan đang tham chiến tại Syria với mục tiêu lợi dụng hỗn loạn để giành quyền kiểm soát khu vực miền bắc Syria, thành lập nhà nước tôn giáo độc lập mà họ gọi là "Nhà nước Hồi giáo Iraq và al-Sham" hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIS).
Người Kurd
Người Kurd có thể quyết định kết quả của không chỉ cuộc nội chiến tại Syria mà số phận của cả khu vực 
Việc nhiều người Kurd đã đổ máu có thể là bằng chứng cho thấy người Kurd tại Syria đã không đồng ý hợp tác thành lập liên minh với những kẻ phiến quân Hồi giáo Syria liên kết với al-Qaeda trong kế hoạch trên, Patrick Henningsen - một nhà văn, nhà báo điều tra, nhà làm phim nói với RT.
Việc Washington nhắm mắt làm ngơ cho Mặt trận al-Nusra thảm sát người Kurd là do lo sợ bị "há miệng mắc quai" khi Quốc hội Mỹ vừa đồng ý thông qua kế hoạch trang bị vũ khí cho phiến quân Syria của Nhà Trắng, mà hiện các chiến binh liên kết với al-Qaeda đang chiếm thế thượng phong trong phe nổi dậy này.
Nhiều người trong chính phủ Mỹ đang bắt đầu nhận ra rằng việc lật đổ chính phủ Tổng thống Bashar Assad đòi hỏi mức chi phí quá cao so với khả năng của họ.
Nhưng Washington không dám lên án phe đối lập Syria vì lo ngại điều đó đồng nghĩa với việc tự thừa nhận hỗ trợ cho lực lượng khủng bố quân sự nước ngoài tại Syria và gây ảnh hưởng tới uy tín của cả phương Tây khi họ đã dành rất nhiều nỗ lực hỗ trợ cho lực lượng này và những rao giảng của Mỹ trước đối thủ Nga, Trung Quốc.
Nga không im lặng
Động thái này im lặng trên của Mỹ trong vụ thảm sát đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Nga. Trong bài phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết ông cảm thấy một số thành viên Hội đồng Bảo an không muốn lên án các cuộc tấn công khủng bố ở Syria. Ông Lavrov cho rằng đó là một quan điểm không thể chấp nhận được và khẳng định không có tiêu chuẩn kép cho những kẻ khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ vốn coi người Kurd là mối đe dọa đối với an ninh của mình, cũng bị lôi kéo vào diễn biến mới nhất trên tại Syria. Làn sóng chống người Kurd diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa Ankara và người Kurd đang dần hồi phục.
Ankara đã có những tiến bộ đáng kể hướng tới hòa bình và thậm chí đã ký kết hợp tác năng lượng song phương với Chính phủ  người Kurd ở miền Bắc Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ còn mời nhà lãnh đạo người Kurd tại Syria, Salih Muslim, tham gia đối thoại với Bộ Ngoại giao và cơ quan tình báo tại Ankara và Istanbul.
Việc cho Mỹ mượn biên giới sử dụng như một vùng đệm để triển khai các kế hoạch hỗ trợ phiến quân Syria, cho Israel mượn căn cứ không kích Syria là bằng chứng cho thấy Ankara chấp thuận trở thành "con rối" của Mỹ phục vụ các hoạt động gián tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria.
a
Những cuộc thảm sát người Kurd chỉ đẩy họ lại gần quân đội Syria chiến đấu chống lại quân nổi dậy đang tuyệt vọng.
Nhưng mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ ý thức rõ rằng cuộc nội chiến tại quốc gia láng giềng này không như Washington, London và Paris vẫn nghĩ. Việc Ankara bắt tay hợp tác với người Kurd ở Syria là nhằm mục đích tìm kiếm đàm phán hòa bình với đảng đối lập Đảng Công nhân người Kurd trong nước và ngăn chặn dòng chảy chiến binh khủng bố tràn từ Syria sang nước này đe dọa an ninh.
Phát ngôn viên Đảng Công nhân người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ Alan Semo cho biết: "các tổ chức như Mặt trận al-Nusra, chứ không phải người Kurd, là mối đe dọa thực sự đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ".
Tuy nhiên, đã có báo cáo ngược lại với quan điểm trên của Ankara khi nó cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ phiến quân liên kết với al-Qaeda thảm sát người Kurd ở miền bắc Syria nhằm mục đích mượn tay người ngoài tiêu diệt vĩnh viễn mối đe dọa lâu nay ở biên giới của mình.
Không ai có thể bỏ qua tầm quan trọng chiến lược và địa chính trị của phong trào người Kurd -  những người sinh sống trong khu vực nằm giữa Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran. Họ không có nhà nước riêng, luôn bị đe dọa và xua đuổi nhưng họ có thể quyết định kết quả của không chỉ cuộc nội chiến tại Syria mà số phận của cả khu vực bởi có tới 30 triệu người Kurd đang sinh sống trong khu vực này.
Bằng chứng là dù đã muốn tránh bị kéo vào cuộc xung đột ở Syria ngay từ những ngày đầu, nhưng sau vụ quân nổi dậy sát hại một nhà lãnh đạo người Kurd hồi cuối tháng trước, chiến binh người Kurd đã gia nhập lực lượng Tổng thống Assad chiến đấu chống lại phiến quân và hỗ trợ quân chính phủ giành được các thắng lợi liên tiếp trên chiến trường miền bắc Syria.
Vụ thảm sát người Kurd mới đây có thể trở thành động cơ mạnh mẽ khiến nhiều người Kurd nữa sát cánh bên cạnh lực lượng chính phủ Syria chiến đấu chống lại những kẻ nổi dậy đang tuyệt vọng vì thất bại liên tiếp.
Trên quy mô toàn cầu, cuộc xung đột ở Syria có thể coi là một chiến tranh ủy nhiệm. Thay vì triển khai quân đội riêng hoặc tấn công trực tiếp Syria, các cường quốc bên ngoài tiếp tục sử dụng các lực lượng khác để gây mất ổn định khu vực với hy vọng đến thời điểm thích hợp họ sẽ ra tay can thiệp trong quá trình xây dựng lại kinh tế và cải cách.

Rùng mình với những lời nguyền “oái oăm” của xác ướp

Đã yên giấc ngàn thu hàng thế kỷ, những xác ướp nổi tiếng liệu có đủ sức reo rắc lời nguyền cho hậu thế?

"Người băng Otzi" được nhận định là xác ướp được bảo quản tự nhiên cổ nhất ở châu Âu. Nó có niên đại hơn 5.300 tuổi

Quân đội Syria tăng cường bảo vệ quê hương Tổng thống Assad

Các nhóm nổi dậy tại Syria đang nắm giữ phần lớn khu vực phía Bắc gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và dọc theo thung lũng Euphrates.
VOV.VN - Các nhóm nổi dậy tại Syria đang nắm giữ phần lớn khu vực phía Bắc gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và dọc theo thung lũng Euphrates.
Đêm 9/8, quân đội Syria đã triển khai thêm nhiều máy bay chiến đấu giội bom xuống làng Salma -nằm trong dãy núi Akrad Giaban ở phía Bắc nước này nhằm truy quét khủng bố và phiến quân.
Các cuộc không kích xuống làng Salma, nơi được coi là "thành trì" của nhóm phiến quân Hồi giáo chống Chính phủ có quan hệ với tổ chức al-Qaeda nằm trong nỗ lực của Chính phủ Syria bảo vệ Lakatia, quê hương của Tổng thống Bashar al-Assad khỏi mối đe dọa của các nhóm nổi dậy.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad (ảnh: islamicinvitationturkey)

Lãnh đạo đảng đối lập Campuchia vu cáo Việt Nam

"Căn cứ nào để tuyên bố đảo Phú Quốc không phải của Việt Nam? Người dân Việt Nam đã sống ở đó từ rất lâu đời, đó là sự thật rõ như ban ngày", Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia Vũ Mão trả lời phỏng vấn VnExpress xung quanh tuyên bố của lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia Sam Rainsy về vấn đề biên giới lãnh thổ. Hàng nghìn hộp sọ ở Cánh đồng chết / Quốc vương Campuchia kêu gọi giải pháp hòa bình

vu-mao-1376050979_500x0.jpg
Nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia Vũ Mão. Ảnh:Vũ Hà

Eo biển Gibraltar dậy sóng

Vấn đề chủ quyền ở bán đảo  một lần nữa lại làm quan hệ ngoại giao Anh và Tây Ban Nha trở nên căng thẳng.
Những ngày qua, London và Madrid liên tục lời qua tiếng lại khá cứng rắn về “mỏm đá” vỏn vẹn 6 km2 với 30.000 dân, hiện vẫn được xem là thuộc địa của Anh. Tờ ABC dẫn lời Ngoại trưởng Jose Manuel Garcia-Margallo cho biết nước ông đang xem xét áp dụng phí xuất nhập cảnh 50 euro tại khu vực biên giới với Gibraltar và tuyên bố thêm: “Không bao giờ tôi đặt chân đến Gibraltar chừng nào nơi ấy chưa treo cờ Tây Ban Nha”.
Ngoài ra, nước này còn đề cập một số biện pháp như: tăng cường kiểm soát thuế đối với công dân Gibraltar có tài sản tại Tây Ban Nha; đóng cửa không phận đối với những máy bay xuất phát từ Gibraltar... Madrid cũng đang kiểm tra gắt gao ở khu vực biên giới chỉ dài vỏn vẹn 1,2 km với Gibraltar, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Eo biển Gibraltar dậy sóng 1  Anh sắp điều tàu HMS Westminster đến Gibraltar - Ảnh: Mirror

Căng thẳng chính trị tại Thái Lan chuyển hướng

VOV.VN -Nhiều cuộc biểu tình đã giải tán, thay vào đó các đảng phái đang tập trung vào việc đấu tranh tại nghị trường.
VOV.VN -Nhiều cuộc biểu tình đã giải tán, thay vào đó các đảng phái đang tập trung vào việc đấu tranh tại nghị trường.
Ngày 9/8, Thái Lan tuyên bố đóng cửa Trung tâm Điều hành bảo vệ trật tự, vốn được lập ra dưới sự điều hành trực tiếp của Cảnh sát trưởng Quốc gia để đối phó với các cuộc biểu tình do các lực lượng chống đối Chính phủ tiến hành trong thời gian vừa qua.

Ba người Trung Quốc bị giết ở Afghanistan

Ba công dân Trung Quốc được phát hiện bị bắn chết tại căn hộ của họ ở thủ đô Kabul của Afghanistan trong khi 2 người sống chung với họ bị mất tích, hãng AFP đưa tin ngày 10.8.
Cảnh sát cho biết các nạn nhân, bao gồm 2 phụ nữ và 1 người đàn ông, bị bắt chết vào tối 8.8 cùng với vệ sĩ người , nhưng cái chết của họ chỉ được một người hàng xóm trình báo vào ngày 9.8.
“Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy có lẽ họ là những người hành nghề mại dâm bị giết bằng súng hãm thanh”, ông Mohammad Zahir, lãnh đạo cơ quan cảnh sát điều tra địa phương nói với AFP.
Ba người Trung Quốc bị giết ở AfghanistanCảnh sát Afghanistan tuần tra ở thủ đô Kabul - Ảnh: AFP

Thái Lan mời chính khách quốc tế đến bàn cải cách chính trị

Một số cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch Quốc hội có uy tín trong xã hội Thái đã đồng ý tham gia Hội đồng cải cách chính trị.
VOV.VN - Một số cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch Quốc hội có uy tín trong xã hội Thái đã đồng ý tham gia Hội đồng cải cách chính trị.
Chính phủ Thái Lan đang khẩn trương tìm kiếm các biện pháp nhằm tháo gỡ tình hình chính trị phức tạp hiện nay và thành lập “Hội đồng cải cách chính trị” theo sáng kiến do Thủ tướng Yingluck Shinawatra đề xuất.
Hôm nay (10/8), đại diện chính phủ Thái Lan tiếp tục gặp các chính khách của nước này để mời tham gia vào Hội đồng cải cách chính trị, với mục tiêu mời các tầng lớp nhân dân, trí thức, chính khách và đại diện các tổ chức, đảng phái tham gia. Một số cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch Quốc hội có uy tín trong xã hội Thái Lan đã tuyên bố đồng ý tham gia Hội đồng cải cách chính trị.
Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck

Tuy nhiên đảng Dân chủ đối lập trong Quốc hội cho biết, họ sẽ không tham gia Hội đồng này. Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) hay còn gọi là những người Áo vàng cũng tuyên bố không chấp nhận tham gia.
Trong phát biểu sáng nay (10/8), Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch đảng cầm quyền Vì nước Thái Charupong Ruangsuwan còn cho biết, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nằm trong danh sách những chính khách quốc tế được chính phủ mời đến Thái Lan để tham dự một diễn đàn khác bàn về cải cách chính trị với mục đích các bên có thể hiểu thêm về tình hình hiện nay của Thái Lan và thế giới.
Chính phủ Thái Lan hy vọng, thông qua những chính khách quốc tế uy tín và kinh nghiệm, Hội đồng cải cách hành chính sẽ có thêm cơ hội tham khảo cách tiến hành và xử lý các vấn đề tương tự của các nước khác trên thế giới, để tìm kiếm biện pháp tháo gỡ tình hình chính trị hiện nay tại Thái Lan./.

Lính đánh thuê tại Syria, hiểm hoạ với Phương Tây

Nổi tiếng là những chiến binh dữ tợn, sẵn sàng dùng cách đánh bom tự sát để tấn công mục tiêu, các nhóm thánh chiến hiện có hơn 6.000 chiến binh nước ngoài.
Những chiến binh này đang ồ ạt đổ vào Syria với số lượng lớn hơn rất nhiều số chiến binh tràn vào Iraq ở thời điểm đỉnh cao của cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Mỹ. Đây là thông tin vừa được các quan chức chống khủng bố cho biết.
Ảnh minh họa
Phe nổi dậy Syria.
Nhiều trong số các chiến binh trên trở thành một phần của Mặt trận Nusra – một nhóm cực đoan được đánh giá là một trong những lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất trong phe nổi dậy Syria trong thời gian qua. Tuy nhiên, Mặt trận Nusra bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố vì có liên quan đến tổ chức Al-Qaeda khét tiếng.
Ngoài ra, các chiến binh nước ngoài khác cũng đang tụ tập về dưới trướng của một nhóm khác có tư tưởng còn cực đoan hơn nữa – đó là nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. Nhóm này là tập hợp của các chiến binh đến từ Syria và khắp nơi trên thế giới như Chechnya, Pakistan, Ai Cập, phương Tây cũng như các chiến binh Al Qaeda ở Iraq. Nhóm chiến binh theo dòng Sunni này đang nổi lên là một lực lượng mạnh trong cuộc chiến chống lại sự xâm chiếm của Mỹ những năm sau cuộc xâm lược năm 2003 vào Iraq. Điều đáng lo ngại là, một chi nhánh mới của Al-Qaeda có thể xuất hiện từ chính những nhóm như Mặt trận Nusra hay Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Chính vì quá lo sợ và ám ảnh trước viễn cảnh các lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan có thể thống trị phe nổi dậy Syria nên Mỹ và các đồng minh phương Tây chần chừ, do dự không muốn cung cấp sự giúp đỡ mang tính quyết định cho phe nổi dậy Syrira, ít nhất là cho đến thời điểm này. Nhưng kết quả là, phương Tây đã đánh mất cơ hội để gây ảnh hưởng lên cuộc chiến ở Syria, giới phân tích chống khủng bố đã nhận định như vậy. Thậm chí, những quan chức ủng hộ chương trình bí mật của CIA trong việc trang bị vũ khí hiện đại cho các thành phần ôn hòa trong lực lượng nổi dậy Syria cũng e ngại rằng, việc Tổng thống Obama quyết định cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria vào thời điểm này đã là quá muộn và số lượng mà Mỹ định cung cấp cũng quá ít.
Hơn nữa, nguy cơ từ quyết định trên cũng rất cao. Giới tình báo Mỹ tuần này phát hiện, Ayman al-Zawahri – thủ lĩnh của tổ chức Al-Qaeda ở Pakistan gần đây đã thường xuyên liên lạc với Mặt trận Nusra ở Syria. Điều này phản ánh thực tế là bộ máy lãnh đạo Al-Qaeda đang có xu hướng muốn biến Syria trở thành thiên đường an toàn cho lực lượng khủng bố.
Theo ông Juan Zarate – một cựu quan chức chống khủng bố cấp cao của chính quyền George W. Bush administration, nhận định, Syria nằm ở trung tâm của một hình cung bất ổn kéo dài từ Iraq xuyên qua Bắc Phi. Và “trong khu vực đó, các bạn có thể phải chứng kiến sự tái sinh và trỗi dậy của một Al-Qaeda mới”.
Ở Syria hiện tại, cuộc chiến đang trở nên ngày một ác liệt. Chính phủ Syria dưới sự hậu thuẫn của Iran và lực lược Hezbollah, đang giành lợi thế trên chiến trường, liên tiếp giành lại được các phần lãnh thổ đã mất. Trong khi đó, sức ảnh hưởng và quyền lực trong phe nổi dậy đang ngày càng rơi vào tay các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở phía đông bắc. Không những thế, phe nổi dậy với sự tập hợp của 1.200 phe nhóm khác nhau cũng ngày một mâu thuẫn, không thể tạo được thành một khối đoàn kết, thống nhất.
Viễn cảnh về việc Syria có thể thay thế Pakistan trở thành một thiên đường chính cho Al-Qaeda một ngày nào đó nếu chính quyền ở đây sụp đổ là một cú giáng mạnh vào phe nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn và cánh tay quân sự của lực lượng này – Quân đội Syria Tự do. Ý nghĩ về việc này đang làm lợi cho Tổng thống Bashar al-Assad. Nó đã chứng minh rằng, chính quyền của ông Assad đã đúng khi miêu tả phe nổi dậy thực chất chỉ là một tập hợp của những kẻ khủng bố, những chiến binh Hồi giáo cực đoan. Trong bối cảnh như vậy, mong muốn nhận được sự ủng hộ toàn diện của Mỹ càng trở nên xa vời đối với phe nổi dậy.
Syria – mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh nước Mỹ
Trước thực tế làn sóng chiến binh nước ngoài đang ồ ạt đổ vào Syria và nước này đang có nguy cơ trở thành thiên đường của tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda, nhân vật quyền lực số 2 của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vừa mới đây đã lên tiếng cảnh báo rằng, sự xâm nhập của tư tưởng cực đoan Al-Qaeda vào cuộc nội chiến ở Syria đang gây ra mối đe dọa lớn nhất cho an ninh nước Mỹ.
Theo ông Michael Morell, nguy cơ ở đây là chính phủ Syria có thể sụp đổ và Syria sẽ trở thành thiên đường mới cho Al-Qaeda. Ông Morell bày tỏ sự lo ngại về việc chủ nghĩa cực đoan Al-Qaeda đang ngày càng thấm sâu vào đất nước Syria.
Mối đe dọa từ Al-Qaeda ở Yemen trong những ngày gần đây khiến Mỹ phải đóng cửa hàng loạt đại sứ quán ở Trung Đông đã một lần nữa khiến Mỹ phải chú ý đến nguy cơ mà họ phải đối mặt khi các tổ chức khủng bố đang tìm cách thiết lập những chi nhánh mới. “Vấn đề không phải là Al-Qaeda trở thành một mối đe dọa mà mối đe dọa từ Syria đang ngày càng tăng cao”, ông Morell cho biết.
Nhận định đáng sợ trên của chuyên gia Morell đã cho thấy Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ như thế nào khi chuẩn bị trang bị vũ khí cho phe nổi dậy Syria trong những tuần tới trong khi cường quốc này phải đối mặt với một Al-Qaeda đang vươn vòi ra khắp toàn cầu. Lời cảnh báo cũng như dự đoán của ông Morell thật sự đáng lo ngại vì nó được đưa ra từ một quan chức hàng đầu. Chính ông Morell tỏ ra hoài nghi về kế hoạch cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria của chính quyền Mỹ.
Trước đó, trong một thời gian dài, chính quyền của Tổng thống Obama nhất quyết không chịu cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria vì sợ rằng những vũ khí hiện đại đó có thể rơi vào tay các thành phần khủng bố và sau đó chúng sẽ được dùng để chống lại chính nước Mỹ và công dân Mỹ. Tuy nhiên, cách đây không lâu, ông Obama bất ngờ tuyên bố thay đổi chính sách, đồng ý cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy chống Tổng thống Assad. Tuy nhiên, quyết định này đang ngày càng vấp phải sự hoài nghi vì sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố trong lực lượng nổi dậy Syria.

Lãnh đạo đối lập Campuchia kêu gọi quân đội chống chính phủ

Bộ trưởng Thông tin Khieu Kanharith coi động thái này của ông Sam Rainsy là phạm tội.
VOV.VN - Bộ trưởng Thông tin Khieu Kanharith coi động thái này của ông Sam Rainsy là phạm tội.
Người phát ngôn đảng Nhân dân Campuchia (CPP) kiêm Bộ trưởng Thông tin Khieu Kanharith tuyên bố vào ngày  hôm nay (10/8) rằng CPP hiện chưa có kế hoạch liên minh với Đảng cứu quốc (CNRP) đối lập của ông Sam Rainsy để thành lập chính phủ mới.
Bộ trưởng Thông tin Kanharith cũng cho rằng, việc lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy hôm 9/8 đăng trên trang mạng xã hội cá nhân lời kêu gọi quân đội chống lại chính phủ là phạm tội.
Sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28/7 vừa qua, đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen giành 68 trong tổng số 123 ghế ở Quốc hội trong khi đảng Cứu quốc đối lập của Sam Rainsy giành được 55 ghế.
Lãnh đạo phe đối lập Campuchia Sam Rainsy (ảnh: Khmerization)

Đột nhập 'văn phòng bay' của Tổng thống Obama

Chuyên cơ VC-25A hay Air Force One (Không lực số 1) là chiếc máy bay mới nhất được thiết kế đặc biệt để chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đi khắp nơi trên thế giới. Toàn bộ phần thân của máy bay được tăng cường để có thể chống lại các vụ nổ hạt nhân.
"Văn phòng bay" này còn được trang bị hệ thống báo động tự động tránh va chạm.
Air Force One là số hiệu không lưu được dùng để gọi bất kỳ một chiếc phi cơ nào của không quân đang chuyên chở Tổng thống của Mỹ. Tên gọi này được dùng chủ yếu cho hai chiếc phản lực Boeing được thiết kế đặc biệt với số hiệu đuôi là 28000 và 29000.
Đột nhập 'văn phòng bay' của Tổng thống Obama
 
VC-25A Air Force One được biến đổi từ máy bay chở khách dân dụng Boeing 747. Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa VC-25A và Boeing 747 tiêu chuẩn chính là các phù hiệu, ký hiệu và hệ thống nội thất và trang bị kỹ thuật bên trong máy bay. VC-25A được sản xuất với giá cố định do chính phủ Mỹ đặt hàng là 226 triệu USD.

Nga: Tình bạn với Syria không thể quy đổi bằng tiền

Theo thông tin từ các nhà ngoại giao, Moscow đã bác bỏ đề xuất của Arab Saudi về việc chấm dứt ủng hộ Tổng thống Syria để đổi lấy một thỏa thuận vũ khí lớn cùng nhiều quyền lợi khác.

Ngày 31/7, Tổng thống Vladimir Putin - người luôn mạnh mẽ ủng hộ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad - đã gặp người đứng đầu cơ quan tình báo Arab Saudi, Hoàng tử Bandar bin Sultan.
Tại cuộc hội đàm này, Hoàng tử Arab đã đưa ra một lời đề nghị rất hấp dẫn với người đứng đầu nước Nga: 15 tỉ USD cho các hợp đồng vũ khí và sẽ “đầu tư đáng kể” vào Nga nếu quốc gia này thôi ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria.

Sau cuộc hội đàm, phía Nga chưa đưa ra một tuyên bố chính thức nào, nhưng một nhà ngoại giao châu Âu thường xuyên đi lại giữa Beirut và Damascus (xin giấu tên trước truyền thông) tiết lộ:
“Hoàng tử Arab Saudi còn đảm bảo với Tổng thống Putin rằng "bất kể chế độ nào được dựng lên" sau khi ông Assad sụp đổ sẽ hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Arab Saudi. Và chế độ đó sẽ không được phép ký kết bất cứ thỏa thuận nào nhằm cho phép các nước vùng Vịnh vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Syria vào châu Âu và cạnh tranh với ngành xuất khẩu khí đốt của Nga.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp Hoàng tử Arập Xêút Bandar bin Sultan tại Moscow. Ảnh: RIA Novosti
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp Hoàng tử Arab Saudi Bandar bin Sultan tại Moscow. Ảnh: RIA Novosti

TG 24h qua ảnh: Bế thiếu nữ, người đàn ông Ấn Độ vừa chạy vừa hét thất thanh

Bé gái chạy trên cánh đồng hoa oải hương, dân Nagasaki cầu nguyện cho nạn nhân bom nguyên tử ...là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.
Nam thanh niên bế một phụ nữ bị thương trong cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát chống bạo động ở Srinagar, Ấn Độ.
Người đàn ông bế một thiếu nữ bị thương trong cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát chống bạo động ở Srinagar, Ấn Độ.

Nga bác bỏ thông tin thay đổi lập trường của Nga về Syria

Chính phủ Nga ngày 9/8 đã bác bỏ thông tin rằng Nga đã thay đổi lập trường với Syria để đổi lấy thỏa thuận với Saudi Arabia.
VOV.VN - Chính phủ Nga ngày 9/8 đã bác bỏ thông tin rằng Nga đã thay đổi lập trường với Syria để đổi lấy thỏa thuận với Saudi Arabia.

Iran chỉ trích vai trò của Mỹ đối với hòa bình Trung Đông

ran cho rằng, kết quả đàm phán Israel-Palestine dưới sự trung gian hòa giải của Mỹ sẽ chỉ làm tổn hại cho Palestine.
VOV.VN - Iran cho rằng, kết quả đàm phán Israel-Palestine dưới sự trung gian hòa giải của Mỹ sẽ chỉ làm tổn hại cho Palestine.
Lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 9/8 lên tiếng chỉ trích Mỹ, cho rằng, Mỹ không phải là nhà đàm phán hòa giải tốt cho vấn đề hòa bình Trung Đông vì Mỹ luôn đứng về phía Israel.
Ông Khamenei cũng nhấn mạnh, kết quả đàm phán giữa Israel và Palestine dưới sự trung gian hòa giải của Mỹ sẽ chỉ làm tổn hại cho Palestine và buộc người dân Palestine phải từ bỏ nhiều quyền lợi của mình hơn.
Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei (Ảnh: AFP)

Mỹ rảnh tay tiêu diệt “phiến quân” ở Yemen

Sau khi đóng cửa sứ quán, Mỹ rảnh tay dùng máy bay không người lái tiêu diệt các nghi can khủng bố ở Yemen.
Mỹ tăng cường dùng máy bay không người lái tiêu diệt "phiến quân" ở Yemen.

Quân đội Syria: Tiêu diệt hàng chục phiến quân

Thông tấn SANA cho hay, lực lượng chính phủ Syria đã phát động các cuộc tấn công chống lại các chiến binh được nước ngoài hậu thuẫn tại các tỉnh Aleppo, Homs, Idlib và Latakia hôm 8/8. 
Kết quả, quân đội Syria đã tiêu diệt được hàng chục các chiến binh trong số này, rất nhiều người trong đó đến từ các quốc gia bên ngoài. 
 
Binh sĩ Syria và xe tăng kiểm soát đường phố Aleppo.
Binh sĩ Syria và xe tăng kiểm soát đường phố Aleppo.
 

Đàm phán Trung Đông có đang đi vào vết xe đổ năm 2010?

Việc Israel thông qua kế hoạch xây dựng thêm nhà tái định cư đang phủ bóng đen lên bàn đàm phán.
VOV.VN - Việc Israel thông qua kế hoạch xây dựng thêm nhà tái định cư đang phủ bóng đen lên bàn đàm phán.
Các cuộc đàm phán hòa bình Israel và Palestine đã được nhà trung gian hòa giải Mỹ xác nhận sẽ diễn ra vào giữa tháng 8 này tại Jelusalem. Tuy vậy, quyết định của Israel thông qua kế hoạch xây dựng thêm nhà tái định cư, sự phản đối đàm phán từ nội bộ Palestin lại đang phủ bóng đen lên bàn đàm phán. Nếu kịch bản đàm phán của năm 2010 tái diễn, thì nỗ lực Mỹ để thúc đẩy hòa bình Trung Đông có thể bị “đổ xuống sông xuống biển”. 
Liệu đàm phán có được tiếp tục? (Ảnh: RTE)

Ly kỳ những câu chuyện 'người rừng' trên thế giới

Nhân chuyện hai cha con 'người rừng' ở Quảng Ngãi vừa được phát hiện, Thanh Niên Online xin điểm lại một số trường hợp tương tự từng xảy ra trên thế giới.
Thanh Niên Online xin điểm lại một số trường hợp sống nhiều năm trong rừng nổi tiếng thế giới và cuộc sống của họ sau khi quay về với thế giới văn minh.
Cô gái Ấn Độ sống trong rừng Myanmar gần 40 năm
Tờ Daily Mail (Anh) từng đưa tin về Ng Chhaidy, hiện 42 tuổi, đã mất tích khi đang là một cô bé bốn tuổi tại làng Saiha ở Mizoram (Ấn Độ), bang nằm giáp biên giới với Myanmar.
Ng Chhaidy (trái) và mẹ mình - Ảnh: Daily Mail

Tin gây "sốc" về năng lực tên lửa Triều Tiên

CHDCND Triều Tiên có thể sở hữu tới 200 bệ phóng tên lửa di động hoặc gấp đôi số bệ phóng theo ước tính trước đó của ...
Triều Tiên có thể sở hữu 200 bệ phóng tên lửa.
Triều Tiên có thể sở hữu 200 bệ phóng tên lửa.

Vũ nữ múa thoát y "dâm đãng và tàn độc" cứu thoát cả đế chế La Mã

Cho dù các sử gia không tiếc lời bình luận về tính dâm đãng và tàn độc của Theodora, và họ cũng phải thừa nhận trí thông ...
Nữ diễn viên Sarah Bernhardt nổi tiếng thế kỷ XIX trong vai Theodora.
Nữ diễn viên Sarah Bernhardt nổi tiếng thế kỷ XIX trong vai Theodora.
Cô vũ nữ thoát y

Sự thật về ngôi làng dần biến mất trên đất Mỹ

Phản đối quyết tâm chống lại thay đổi khí hậu của Obama nhưng giờ đây người Mỹ đang phải đối mặt với tác động của ...
Ngôi làng nhỏ nằm ở rìa Biển Bering đang chìm dần.
Ngôi làng nhỏ nằm ở rìa Biển Bering đang chìm dần.

Bí ẩn "lạnh sống lưng" những hồn ma dưới nước

Dưới đây là những câu chuyện từ chính những thợ lặn đã trải nghiệm sự việc dị thường dưới nước.
Hồn ma dưới nước. (Ảnh minh họa).
Hồn ma dưới nước. (Ảnh minh họa).

Mật vụ Đức cố ý “làm ngơ” trước vụ khủng bố ở Olympic 1972

Cơ quan mật vụ Đức từng được cảnh báo về 1 cuộc khủng bố vào đúng Thế vận hội mùa hè 1972 nhưng họ vẫn án binh bất ...
Mật vụ Đức đã biết trước vụ thảm sát.
Mật vụ Đức đã biết trước vụ thảm sát.
Cách đây đúng 40 năm, trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa hè lần thứ 20 tổ chức tại thành phố Munich, thủ phủ bang Bavaria (Đức) vào đầu tháng 9/1972, một nhóm khủng bố đã tấn công và bắt giữ vận động viên (VĐV) làm con tin; trong khi các cơ quan mật vụ Đức từng được cảnh báo rằng sự việc tương tự ắt xảy ra, nhưng họ vẫn án binh bất động để rồi “nước đến chân mới nhảy”. Sự thờ ơ từ giới có trách nhiệm bảo đảm an ninh của nước đăng cai đã gây chấn động phong trào Olympic quốc tế, khiến công luận thế giới hết sức bất bình.
"Vụ thảm sát Munich" được ghi chính thức trong lịch sử Olympic diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/9/1972, khi 8 tên khủng bố người Palestine thuộc tổ chức quá khích "Tháng 9 đen" đã đột nhập vào nơi ở của đoàn VĐV Israel, cầm giữ họ làm con tin để đòi thả 234 tù nhân Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù Israel, cũng như phóng thích 2 phần tử cộm cán thuộc nhóm Đạo quân đỏ (RAF) bị phía Đức giam cầm.
Sau những cuộc thương thuyết bất thành, kết cục 11 thành viên Đội tuyển Olympic Israel gồm cả huấn luyện viên và VĐV đã bị sát hại dã man, ngoài ra có 1 sĩ quan cảnh sát Đức và 5 tên khủng bố thiệt mạng qua các vụ đọ súng.
Do được quyền tiếp xúc với hồ sơ lưu trữ của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và một loạt các cơ quan nhà nước cấp liên bang khác, nhóm ký giả thuộc tờ tuần báo Der Spiegel phát hành ở Hambourg (Đức), một trong những ấn phẩm hàng đầu châu Âu đã vén bức màn bao phủ tấn bi kịch lớn nhất trong lịch sử Olympic hiện đại.
Qua các tài liệu mật như kết quả điều tra, tin điện ngoại giao và biên bản các cuộc họp nội các đã bóc trần những nỗ lực nhằm bưng bít sự thật đáng chê trách, rằng mật vụ Đức tuy đã biết trước nguy cơ khủng bố trong dịp Thế vận hội sắp diễn ra ở Munich, nhưng vẫn cố tình… làm ngơ như không có chuyện gì.
 Mật vụ Đức cố ý “làm ngơ” trước vụ khủng bố ở Olympic 1972 | Tin thế giới, Hồ sơ điệp viên, Mật vụ Đức, Vụ thảm sát Munich, Tháng 9 đen, Thế vận hội mùa hè 1972
Đoàn vận động viên Israel trong lễ khai mạc Olympic Munich -1972.
Ngay trước thời điểm khai mạc Olympic Munich-1972,  đã có những cảnh báo về một cuộc tấn công nhắm vào các VĐV chắc chắn sẽ xảy ra. Cụ thể vào ngày 14/8/1972, một nhân viên Sứ quán Tây Đức tại Beirut (Liban) tình cờ nghe được nguồn tin, rằng "sẽ có sự cố lớn trong kỳ Olympic Munich sắp tới". Đến ngày 22/8, Bộ Ngoại giao Đức tức tốc báo động cho Cơ quan Phản gián bang Bavaria, cùng lời đề nghị có biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn mối nguy cận kề.
Thậm chí tạp chí Gente xuất bản ở Milan (Italy) trong số ra ngày 2/9/1972, nghĩa là chỉ 3 ngày trước thời điểm xảy ra tấn bi kịch đã chỉ đích danh các thành viên thuộc nhóm "Tháng 9 đen" đang lên kế hoạch hành động trong thời gian diễn ra Thế vận hội trên đất Đức. Chẳng hiểu sao mãi 2 ngày sau khi vụ thảm sát xảy ra, giới chức phụ trách an ninh Munich mới có được thông tin này qua công văn cảnh báo từ… đồng nghiệp ở Hambourg.
Rồi những hiện tượng khả nghi khác cũng không được phát hiện kịp thời, như bọn khủng bố đã đột nhập vào làng Olympic điều nghiên trước khi ra tay hành động; hay chúng từng gặp trở ngại trong việc tìm thuê phòng khách sạn do không đặt chỗ trước như đa phần du khách ngoại quốc.
Nhưng điều gây phản cảm hơn cả cho thấy từ tài liệu lưu trữ là chỉ một ngày sau lễ tưởng niệm "vụ thảm sát Munich", được tổ chức tại sân vận động Olympic trước 80.000 khán giả và 3.000 VĐV vào ngày 7/9 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân, trong cuộc họp đặc biệt do Chính phủ Liên bang triệu tập nhân sự kiện bi thảm chưa từng có, một viên chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Đức đã lên tiếng phát biểu rằng: "Những lời buộc tội lẫn nhau cần phải tuyệt đối tránh, cũng như không để xảy ra những sự chỉ trích công khai". Câu nói này đã trở thành phương châm hành động của Chính phủ bang Bavaria cũng như của chính quyền Liên bang.
 Mật vụ Đức cố ý “làm ngơ” trước vụ khủng bố ở Olympic 1972 | Tin thế giới, Hồ sơ điệp viên, Mật vụ Đức, Vụ thảm sát Munich, Tháng 9 đen, Thế vận hội mùa hè 1972
Cảnh sát đóng giả vận động viên thâm nhập vào nơi cầm giữ con tin.
Ngay cả thông tin Viện Công tố Bavaria quyết định tiến hành điều tra tội ngộ sát đối với Manfred Schreiber, người phụ trách nhóm hành động của Cảnh sát Munich tấn công vào nơi giam giữ con tin Israel nhằm khống chế bọn khủng bố, cũng không được công khai ra bên ngoài.
Các cơ quan có trách nhiệm đã nỗ lực xóa bỏ mọi bằng chứng thất bại trong cuộc tấn công giải cứu con tin. Còn tài liệu bảo vệ an ninh Thế vận hội do Sở Cảnh sát Munich soạn thảo dự kiến tới 26 tình huống, trong đó có cả phương thức cầm giữ con tin đã… không cánh mà bay.
Bài học xương máu rút ra từ "vụ thảm sát Munich" là chính quyền các cấp thiếu sự chuẩn bị cho một kịch bản tấn công khủng bố từ bên ngoài, trong khi cơ quan mật vụ lại lơ là với trọng trách tham mưu của mình. Đúng ra với một vụ khủng hoảng tương tự thì Bộ Quốc phòng thừa sức xử trí linh hoạt, nhưng do bị ràng buộc bởi quy định quốc tế sau Thế chiến II, rằng quân đội Đức không được can dự vào các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
Đây chính là nguyên nhân khiến lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố GSG -9 trực thuộc Bộ Nội vụ được thành lập chưa đầy 2 tháng sau đó, chuyên nhiệm công tác chống khủng bố cả trên đất Đức cũng như ở nước ngoài

"Thi hài" diễu phố bất ngờ nhổm dậy vì... khát nước

Kế hoạch đem "người chết" đi ăn vạ của những người bán hàng rong ở Trung Quốc phá sản khi "thi thể" nạn nhân đột nhiên ...
Hàng chục người mang
Hàng chục người mang "thi hài" diễu phố đòi bồi thường dưới trời nắng nóng

Vì sao Mỹ đóng cửa sứ quán ở thế giới Hồi giáo?

Việc Mỹ đồng loạt đóng cửa 22 cơ quan ngoại giao ở Trung Đông-Bắc Phi có thể nhằm biện minh cho chương trình giám sát toàn cầu PRISM.
Mỹ đóng cửa sứ quán ở thế giới Hồi giáo là nhằm biện minh cho chương trình do thám toàn cầu PRISM?

Dù đi lối nào, tân tổng thống Iran vẫn thân Syria

Tân Tổng thống Iran Hasan Rohani đã đi những bước đầu trong việc cắt giảm sự hiện diện của quân đội trong chính phủ, ngoài ra ông bổ sung một loạt quan chức có đường lối ôn hòa.
Trong những ngày gần đây, cách lựa chọn nội các của ông Rohani đã cho thấy một bước ngoặt lớn, dần thoát khỏi sự thống trị hơn một thập kỷ qua của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRCG) cả về mặt kiểm soát đất nước lẫn kinh tế.
 
Trong chính phủ của cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad có đến 9/18 bộ trưởng là người của IRGC, cả đương chức lẫn đã nghỉ hưu. Nhưng các chuyên gia Iran lẫn quan chức châu Âu dự đoán ông Rohani sẽ chỉ giữ lại khoảng 3 người, trong đó Chuẩn tướng Hossein Dehghan, chỉ huy cấp cao của IRGC, được nhắm vào ghế bộ trưởng quốc phòng.
 

Vẻ đẹp tuyệt thế của tứ đại mỹ nhân Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Quốc có bốn người đẹp được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân, sắc đẹp của họ đủ làm “nghiêng nước nghiêng thành”, thay đổi cả lịch sử.
Vẻ đẹp tuyệt thế của tứ đại mỹ nhân Trung Quốc

Điều ít biết về giám đốc cơ quan An ninh quốc gia Mỹ

Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ là nơi thu thập các tin tức tình báo lớn nhất của Chính phủ Hoa Kỳ nhưng ít ai biết rằng, người đứng đầu cơ quan này mới là người khiến NSA trở thành nơi ai cũng biết đến mà vẫn vô cùng bí ẩn. Đó chính là tướng Keith Alexander – Giám đốc NSA.
Quyền lực của vị tướng quân đội 4 sao
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) có trụ sở đặt tại căn cứ Fort Meade, bang Maryland. Nơi đây được xây dựng vô cùng hoành tráng, có hẳn bưu cục riêng, sở cứu hỏa và một lực lượng cảnh sát với hàng chục ngàn người được phân bố khắp thành phố thu nhỏ này, giữa hơn 50 tòa nhà nằm san sát nhau. Xung quanh “thành phố” là những hàng rào điện, những chướng ngại vật chống tăng, camera an ninh và thiết bị dò chuyển động cực kỳ nhạy cảm được cài đặt khắp nơi.
Thậm chí, để ngăn ngừa bất cứ tín hiệu điện tử nào rò rỉ ra ngoài hoặc đề phòng các tin tặc tấn công vào mạng máy tính nội bộ, những bức tường trong “thành phố” còn được phủ một lá chắn bằng đồng và các ô cửa sổ lắp mắt lưới đồng mảnh.

Hàn, Mỹ sắp tập trận, Triều Tiên im hơi lặng tiếng

Hàn Quốc và Mỹ ngày 10.8 tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc tập trận thường niên (từ ngày 19 – 30.8). CHDCND Triều Tiên vẫn đang im hơi lặng tiếng trước thông tin này.
Cuộc tập trận mang tên Ulchi Freedom Guardian (tạm dịch: Người bảo vệ tự do Ulchi) với sự tham dự của gần 30.000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc và trên 50.000 binh sĩ Hàn, theo hãng tin Yonhap.
“Ulchi Freedom Guardian là một cuộc tập trận quan trọng nhằm duy trì khả năng sẵn sàng tác chiến của hai lực lượng vũ trang đồng minh Mỹ – Hàn”, chỉ huy quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, tướng James Thurman, cho hay.
Nhiều giờ sau khi Hàn Quốc tuyên bố tập trận thường niên với Mỹ, Triều Tiên vẫn chưa đưa ra phản ứng gì, theo AFP.
Triều Tiên trước đây thường xuyên đe đọa sẽ tấn công tên lửa và hạt nhân nhắm vào Mỹ và Hàn Quốc nhằm trả đũa những cuộc tập trận chung giữa hai nước này, mà Bình Nhưỡng tố là những cuộc diễn tập chiến tranh.
Binh sĩ Mỹ - Hàn cắm cờ trên một chiếc xe tăng trong cuộc tập trận hồi năm 2012 - Ảnh: AFP
Hồi tuần rồi, Hàn Quốc chấp thuận đề xuất từ phía Triều Tiên nhằm tổ chức cuộc đàm phán vào ngày 14.8 để thảo luận về vấn đề mở cửa trở lại khu công nghiệp chung Kaesong (bị đóng cửa kể từ hồi tháng 4 do căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul leo thang).
PD (TTVN)

Chính quyền Campuchia hướng dẫn người dân bình tĩnh, tránh kích động

Bộ Nội vụ Campuchia ngày 10/8 đã yêu cầu chính quyền địa phương các cấp hướng dẫn người dân bình tĩnh, không mắc lừa sự tuyên truyền, lôi kéo, và phân biệt sự lựa chọn chính trị của người dân ở cơ sở, nhất là không tham gia các cuộc biểu tình không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Trong một công văn gửi các thị trưởng, tỉnh trưởng trong cả nước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng cho biết sau cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa V ngày 28/7 vừa qua, đã có kích động dẫn tới sự phân biệt chính trị và kích bác lẫn nhau giữa những người theo đảng phái này với những người theo đảng phái khác, đặc biệt có sự tuyên truyền vận động tham gia biểu tình làm ảnh hưởng đến an ninh, ổn định và trật tự xã hội.
Chính quyền Campuchia hướng dẫn người dân bình tĩnh, tránh kích động
Chính quyền Campuchia hướng dẫn người dân bình tĩnh, tránh kích động

Bí mật về lời trăn trối của Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông muốn nói điều gì với Diệp Kiếm Anh lúc lâm chung? Là lời từ biệt hay còn chuyện gì muốn ủy thác cho Diệp Kiếm Anh làm hộ?
Hóa ra không phải.
Giây phút lâm chung
Trong suốt những năm cuối đời, Mao Trạch Đông bệnh nặng, gần như phải nằm liệt giường và luôn có người túc trực bên cạnh. Hôm đó, Tiểu Mạnh – người phụ nữ được phân công chăm sóc Mao Trạch Đông trên giường bệnh – xin phép nghỉ về nhà thăm chồng.
Đã hơn một năm nay kể từ ngày Mao Trạch Đông không đứng dậy và đi lại được như trước, Tiểu Mạnh đã luôn phải túc trực suốt ngày đêm tại Trung Nam Hải. Hai vợ chồng cô gần như không có nhiều cơ hội để gặp nhau. Mấy ngày đó, thấy sức khỏe của Mao Trạch Đông có phần khá hơn, ông đã bắt đầu nói chuyện sau một thời gian gần như không nói được gì, chính vì thế Tiểu Mạnh mới dám mạnh dạn xin phép lãnh đạo cho cô về thăm chồng.