Từ xưa đến nay bên Trung Quốc, người ta thường nhắc đến bốn đại mỹ nhân, đó là Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quí Phi. Theo sử sách Trung Quốc những mỹ nhân này có sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước, thay đổi cả lịch sử. Nhan sắc của họ được ca ngợi là " lạc nhạn " (chim nhạn sa xuống đất), " trầm ngư " (cá chìm sâu dưới nước), " bế nguyệt " (mặt trăng phải giấu mình) và " tu hoa " (khiến hoa phải xấu hổ).
Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012
TỨ ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Bà hoàng đang tâm giết con chỉ vì hoan lạc tình ái
(Phunutoday) - Hồ thái hậu của nhà Bắc Ngụy không những câu kết với thân vương đại thần làm lũng đoạn triều chính mà còn đang tâm lập mưu giết chết con mình để có thể thỏa mãn dục vọng của bản thân…
1. Hồ thị vốn chỉ là một phi tần của Tuyên Vũ đế, có người con trai là Nguyên Hủ được phong thái tử. Trước đó, nhà Bắc Ngụy từng có trường hợp thái hậu lộng quyền, làm đảo điên triều chính nên mới có quy định giết chết mẹ thái tử để tránh lặp lại chuyện này. Tuy nhiên đến đời Tuyên Vũ Đế Nguyên Khác (499 - 515) lại quyết định bỏ lệ đó nên Hồ thị thoát chết. Hồ thị được cất nhắc từ bậc Thừa hoa lên Sung hoa.
Hồ thị lại được các hoạn quan Lưu Đằng, Hầu Cương cùng các đại thần Vu Trung, Thôi Quang ra sức bảo vệ nên tránh được lệ xử chết. Năm 515, Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế chết, con là Nguyên Hủ mới 6 tuổi lên thay, tức Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế (515 - 528). Hồ thị được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu, nắm quyền điều hành triều đình.
Nắm được quyền hành, Hồ Thái hậu mời các hoàng thân Cao Dương vương Nguyên Ung, Nhiệm Thành vương Nguyên Trừng, Thanh Hà vương Nguyên Dịch vào nắm quyền, rồi đẩy đại thần Vu Trung từng ủng hộ mình ra làm quan ở ngoài. Hồ Thái hậu cùng các thân vương đại thần ham hưởng lạc xa hoa, xây cất nhiều để thưởng ngoạn khiến dân bị lao dịch nặng. Hà Gian Vương Nguyên Thám của cải chất đống không ai đếm xuể, còn giàu hơn cả Thạch Sùng đời Tây Tấn.
Nguyên Thám cho xây Văn Bá đường tương tự như điện Huy Âm trong Hoàng cung. Trong nhà có giếng ngọc, chai vàng, ngay cả sợi dây thừng để múc nước giếng cũng làm bằng một loại vàng ngũ sắc. Nguyên Sâm lấy bạc làm máng ngựa, lấy vàng làm khâu mồm ngựa, khi có yến tiệc bày la liệt hơn 100 cái lọ vàng và hũ bạc, dùng bát thủy tinh, chén mã não, chén ngọc đỏ để uống rượu, khi ăn uống xong, dẫn khách đi xem các kho tàng chứa đầy vàng bạc châu báu và tơ lụa sản xuất ở các nơi. Trong nhà có hơn 300 kỹ nữ toàn người quốc sắc thiên hương. Chương Vũ Vương Nguyên Dung cũng giàu có không kém.
Hồ thái hậu trên phim |
Nhưng về mức độ giàu có và xa hoa thì tất cả đều không sánh được với Thừa tướng Cao Dương Vương Nguyên Ung (con thứ sáu của Hiến Văn Đế). Trong nhà của Cao Vương Dương Nguyên Ung có 6.000 gia nhân, 500 mỹ nữ,… Dinh thự của Nguyên Ung còn đẹp hơn cả Hoàng cung.
Trong khi đó tài sản của Nguyên Ung lại sánh ngang với ngân khố quốc gia. Hà Gian vương Nguyên Thám cùng với Cao Dương vương Nguyên Ung thách nhau về sự giàu có như Thạch Sùng và Vương Khải nhà Tấn trước đây.
Trong khi đó, Hồ Thái hậu còn bày ra việc dắt hơn 100 vương công đại thần tới xem kho vải rồi bảo ai muốn lấy bao nhiêu cứ lấy. Kết quả là Lý Sùng và Nguyên Dung vì tham lấy nhiều nên vác quá nặng và bị ngã. Lý Sùng bị vẹo lưng, còn Nguyên Dung bị trật chân, thành trò cười nổi tiếng ở kinh thành lúc đó.
2. Không chỉ sống một cuộc sống xa hoa, hưởng lạc cùng các vương thân, đại thần, Hồ Thái hậu còn có đời sống tình dục hết sức phóng khoáng và đầy dâm loạn. Ở cương vị Thái hậu nhưng Hồ thị mới chỉ có 33 tuổi. Vậy nên, Hồ thị quyết không chịu cảnh buồng the lạnh lùng nên ra sức “sưu tầm” tình nhân cho cuộc sống tình dục trong cung cấm của mình. Hồ Thái hậu còn dâm loạn đến độ “cưỡng bức” đàn ông.
Những người được Hồ Thái hậu “ưng mắt” dù không muốn cũng buộc phải quan hệ trong sự ép buộc của Thái hậu. Về việc Hồ Thái hậu mê trai, ham mê tình dục, sách “Lương thư - Dương Hoa truyện” còn lưu truyền một câu chuyện về điều này.
Chuyện viết rằng, Hồ Thái hậu hồi đó biết đến một mỹ nam tử nổi tiếng là Dương Hoa. Bà ra lệnh triệu chàng vào cung để ép chuyện mây mưa. Mỹ nam này nghe nói sợ quá đã phải bỏ trốn. Thái hậu tiếc đến nỗi sáng tác một khúc hát rất bi thiết có tên là “Dương Bạch Hoa ca từ”, bắt các cung nhân hát nỉ non suốt ngày.
Tuy nhiên, Hồ Thái hậu không để tâm trí của mình chôn sâu trong nỗi đau thất tình với Dương Hoa mà nhanh chóng được khỏa lấp bằng những cuộc ăn chơi, hưởng lạc với các đại thần khác. Hoàng thân Nguyên Dịch được Hồ Thái hậu chọn làm người phục vụ chăn gối.
Nguyên Dịch vừa đẹp trai vừa lắm tài, rất được lòng Thái hậu, lại có thân phận vương gia nên nhanh chóng trở thành đại thần phụ chính, quyền hành bao trùm trong triều đình, thậm chí là có phần lấn át cả hai đại thần vốn có thế lực rất lớn là hoàng thân Nguyên Xoa (hoàng thân họ xa đồng thời là em rể Hồ Thái hậu) và nội quan Lưu Đằng (người bảo vệ Hồ Thái hậu thời trước). Nguyên Xoa và Lưu Đằng căm ghét Nguyên Dịch.
Tháng 7 năm 520, hai người cùng nhau bàn mưu nói Dịch mưu phản cướp ngôi, phát động chính biến, giết chết Dịch và bắt giam Hồ Thái hậu. Thứ sử Tương Châu Trung Sơn vương Nguyên Hy phản đối việc giết Nguyên Dịch, bèn dấy quân chống Nguyên Xoa nhưng bị thủ hạ phản lại nên bị Nguyên Xoa giết chết.
Năm 521, tướng Hề Khang Sinh cùng phe với Hồ Thái hậu nổi dậy chống lại cũng bị giết. Để tạo vỏ bọc cho mình, Nguyên Xoa và Lưu Bằng mời Cao Dương vương Ung cùng nhiếp chính nhưng trên thực tế quyền hành chỉ tập trung trong tay Nguyên Xoa và Lưu Đằng. Hai người tham lam, ăn nhiều tiền đút lót để bán quan chức nên chính sự càng ngày càng rối.
3. Năm 523, Lưu Đằng chết. Bộ tộc Nhu Nhiên ở phía Bắc nhân lúc Bắc Ngụy rối ren bèn mang quân quấy phá. Dân chúng ở vùng biên bị đói, thỉnh cầu triều đình phát lương nhưng không được đáp ứng. Sáu trấn biên giới là Ốc Dã, Hoài Sóc, Vũ Xuyên, Phủ Minh, Nhu Huyền và Hoài Hoang bèn nổi dậy giết chết tướng sở tại Vu Cảnh mà khởi nghĩa. Năm 525, Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ đã 16 tuổi. Hồ Thái hậu bị giam cầm, năn nỉ vua con Nguyên Hủ nói với Nguyên Xoa cho ra ngoài.
Do đích thân Nguyên Hủ đề cập đến chuyện thả Hồ Thái hậu nên Nguyên Xoa không nghi ngờ, bèn thả Hồ Thái hậu ra. Ngay khi vừa được thả ra, hai mẹ con Hồ Thái Hậu, Nguyên Hủ liền đồng mưu với Cao Dương Vương Ung để đối phó với Nguyên Xoa. Cả ba người bày ra việc có người tố cáo Nguyên Xoa câu kết với quân sáu trấn làm phản. Kết quả Nguyên Xoa bị bắt rồi xử tử. Hồ Thái hậu trở lại nắm quyền hành.
Cũng giống như trước khi bị giam cầm, Hồ Thái Hậu chỉ mải mê hưởng lạc, tư thông với đại thần Trịnh Nghiễm mà không hề chăm lo đến chính sự hay các vấn đề trong đời sống của người dân. Song, lúc này, Hiếu Minh Đế đã lớn, không cam chịu bị Hồ Thái hậu sai khiến. Cộng thêm với việc những hành động hưởng lạc tư tình của Hồ Thái hậu diễn ra quá công khai và ngày càng trụy lạc đã khiến cho Hiếu Minh Đế không thể chấp nhận được.
Hồ Thái hậu thấy được ý phản đối của Hiếu Minh Đế, liền tìm cách gạt bỏ hoặc giết chết những người gần gũi với vua con nên quan hệ mẹ con ngày càng xấu. Nhà Lương ở phía Nam nhân lúc Bắc Ngụy khó khăn, Lương Vũ Đế Tiêu Diễn bèn tấn công lên phía Bắc.
Năm 526, quân Lương chiếm 52 thành ở Thọ Dương của Bắc Ngụy, Triều đình Ngụy không có phương kế nào chiếm lại. Hiếu Minh Đế muốn dựa vào Tù trưởng bộ lạc Tú Dung Nhĩ Chu Vinh để chống lại phe Thái hậu. Tháng 1 năm 528, Nhĩ Chu Vinh nghe theo mưu kế của thủ hạ Cao Hoan, chuẩn bị dấy binh đánh vào Lạc Dương với danh nghĩa "dẹp trừ Trịnh Nghiễm để làm sạch chỗ bên cạnh vua". Tuy nhiên, Nhĩ Chu Vinh chưa kịp phát binh thì trong triều đình đã xảy ra chính biến.
Hóa ra, Hồ thái hậu đã nhanh tay hơn người con trai của mình. Trong lúc Nhĩ Chu Vinh còn chưa kịp xuất quân thì bà đã hạ độc giết chết Nguyên Hủ và lập cháu nội Hiếu Văn Đế là Nguyên Chiêu mới lên 3 tuổi lên làm vua. Về chuyện này, có sách viết rằng, Hồ Thái hậu bị chê trách vì lối sống lăng loàn, đã lập mưu giết Nguyên Hủ để không còn bị cấm đoán. Vì bà tuyên bố nếu đưa lên bàn cân thì tình nhân của bà luôn quan trọng hơn đứa con ruột thịt. Để thực hiện âm mưu này, khi phi tần của Nguyên Hủ sinh con gái, Thái hậu vẫn công bố là con trai và ban lệnh đại xá thiên hạ.
Một tháng sau, bà đầu độc Nguyên Hủ rồi thông báo đức vua băng hà vì bạo bệnh, lập thái tử nối ngôi. Được vài ngày, bà lại cho biết do phát hiện vua mới hóa ra là con gái nên phế bỏ, lập Nguyên Chiêu làm vua. Giết con chẳng những là hành động tàn ác của vị Thái hậu họ Hồ, mà còn là một việc làm ngông cuồng và ngu xuẩn. Việc làm đó khiến bà gặp họa sát thân.
Nhĩ Chu Vinh đang sắp sửa kéo quân về Lạc Dương giúp Hoàng đế Nguyên Hủ thì nghe nói nhà vua đã bị đầu độc, bèn lập một vị vương gia là Nguyên Tử Du làm vua mới, khởi binh kéo đến kinh đô Lạc Dương để “làm rõ về cái chết của tiên đế”, hỏi tội Trịnh Nghiễm và Hồ Thái hậu.
Thấy tình hình nguy cấp, Trịnh Nghiễm vội cao chạy xa bay, bỏ mặc người tình là Hồ Thái hậu bơ vơ. Bà sợ quá phải xuống tóc đi tu để trốn, nhưng vẫn bị Nhĩ Chu Vinh bắt được. Hồ Thái hậu và vị hoàng đế 3 tuổi do bà lập nên bị Nhĩ Chu Vinh dìm chết trên sông Hoàng Hà. Thế là người đàn bà nhiều dục tính mà ít nhân tính cuối cùng cũng gặp kết cục bi thảm, chỉ thương cho một cậu bé vô tội vì bà mà chết oan.
- Tin Tức
- Bóng đá
- Ngôi Sao Giải Trí
- Hài Đặc Sắc
- Khuyến Mãi Internet
- Khuyến mãi MyTV, VipTV, K+ ...
- Chọn số Đẹp Rẻ
- Shop Baby BinJin
- Chăn Ga Gối Đệm
Chuyện vị vua lăng loàn với 6 con dâu
Chu Ôn là người huyện Đãng Sơn, Tống Châu thời nhà Đường. Cha của Ôn vốn là một thầy giáo làng, nhà lại đông anh em, nên sau khi cha Ôn là Chu Thành chết, Ôn cùng mẹ và hai anh trai của mình đến làm thuê cho một gia đình giàu có ở huyện Tiêu. Trong hoàn cảnh sống của tầng lớp đáy cùng xã hội, Ôn không những biến thành một kẻ nhút nhát, sợ sệt mà ngược lại y biến thành một kẻ vô cùng gian trá, xảo quyệt.
Lại thêm người anh thứ của Ôn là Chu Tồn là một kẻ rất hung bạo và thô lỗ nên chúng thường xuyên gây chuyện thị phi. Dân huyện Tiêu không ai nghe tiếng anh em họ Chu mà không ghét tới mức phải nhổ nước bọt. Ông chủ của nhà họ Chu là Lưu Sùng thấy đầy tớ của mình suốt ngày ra đường gây chuyện, cũng quát mắng luôn.
Thế nhưng, mẹ của Lưu Sùng vốn là một Phật tử cực kỳ ngoan đạo lại ra sức bệnh vực Ôn, nói: “Chu Ôn không phải là một người bình thường, phải đối đãi cho tốt”. Vì vậy, mặc cho mọi người có nói thế nào, bà chủ họ Lưu vẫn một mực đối xử với Chu Ôn như một thượng khách của nhà họ Lưu.
Cho tới năm 877, Chu Ôn 25 tuổi nhưng vẫn chưa có nghề ngỗng gì nên quyết định tham gia nghĩa quân của Hoàng Sào để kiếm cơm ăn. Do bản tính gian xảo, nịnh bợ nên Ôn ngày một leo cao hơn. Ít lâu sau đó, Ôn trở thành đại tướng dưới quyền của Hoàng Sào tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường.
Năm 880, quân của Hoàng Sào vượt qua sông Hoài, chiếm được Lạc Dương. Năm 881, tiến vào kinh đô Trường An, vua Đường Hi Tông phải bỏ chạy sang Thành Đô, Tứ Xuyên. Hoàng Sào lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Tề và niên hiệu là Kim Thống. Chu Ôn vì thế cũng được phong làm Đồng Châu Phòng ngự sứ, dẫn quân Hà Trung. Tuy nhiên, sau nhiều trận thất bại liên tiếp, sợ bị Hoàng Sào trách tội, giết chết. Ôn quyết định quay lại hàng nhà Đường.
Được sự tin dùng của Đường Hỷ Tông, Chu Ôn nhận chức đại tướng quân, quay lại tấn công quân đội của nhà Tề. Nhờ lập được công to trong việc “dẹp giặc” Hoàng Sào nên sau khi Đường Hỷ Tông trở lại ngôi báu đã phong cho Ôn làm Ngụy Vương, đổi tên Ôn thành Toàn Trung.
Vào thời điểm lúc bấy giờ, mặc dù đã tiêu diệt được nghĩa quân của Hoàng Sào, song triều Đường đã tới hồi mạt vận, các cánh quân ở khắp nơi nổi lên, xưng hùng xưng bá, đánh giết lẫn nhau tranh giành địa bàn và của cải, Hoàng đế Đại Đường gần như chẳng còn chút thực quyền nào.
Trong cuộc chiến “quần ngư tranh thực” ấy, Chu Ôn dần trở thành thế lực mạnh nhất. Vào năm Thiên Hựu thứ 4 đời Đường Thiệu Tông, tức năm 907, Chu Ôn dẫn quân tiêu diệt nhà Đường, rồi tự mình xưng đế, lấy tên nước là Hậu Lương, người đời sau gọi Ôn là Lương Thái Tổ.
Mặc dù Ôn đã diệt nhà Đường, lập nên nhà Hậu Lương song địa bàn thống trị thì gần như không được mở rộng. Trong khi đó, những đối thủ trước kia lép vế trước thế lực của Ôn nay mượn cớ “trừ gian tặc, khôi phục nhà Đường” nổi dậy đòi giết “phản tặc” Chu Ôn bằng được. Trong số này, Tấn vương Lý Khắc Dụng là người cầm đầu lực lượng chống đối Hậu Lương. Kỳ vương Lý Mậu Trinh cũng dựng lá cờ “phản Lương, phục Đường” để kêu gọi “anh hùng thiên hạ” tiêu diệt Chu Ôn.
Thục vương Vương Kiến thì không thèm “dựng cờ” mà bắt chước Ôn, tự mình xưng đế. Cũng bắt đầu từ đây, Trung Quốc bước vào thời kỳ vô cùng loạn lạc mà lịch sử gọi là Ngũ đại thập quốc. Thành ra, các sử gia Trung Quốc đều nói rằng, việc đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc suốt hàng trăm năm tất cả đều do “công lao” của vị Lương Thái Tổ họ Chu.
Trên thực tế, việc Chu Ôn ngồi lên được chiếc ngai vàng Hoàng đế hoàn toàn dựa vào hai người. Một là quân sư của Ôn tên là Kính Tường, người còn lại là vợ của Ôn: Trương Huệ. Sử sách Trung Quốc ghi chép về Trương Huệ không nhiều, tuy nhiên, từ những sự kiện được ghi chép lại, có thể thấy Trương Huệ có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đoạt ngôi báu của Ôn.
Trương Huệ vốn là người cùng quê với Ôn, đều là người huyện Đãng Sơn. Tuy nhiên, khác với Ôn, Huệ là con gái nhà danh gia vọng tộc. Cha của Huệ từng làm tới chức Thích sử Tống Châu. Do sinh trong gia đình gia giáo, nên dù là phận gái, Trương Huệ vẫn là một người hiểu các mưu lược chính trị và quân sự. Nhờ vậy, Trương Huệ thường xuyên đưa ra những mưu kế mà một kẻ gian xảo nhưng ít học như Ôn phải dập đầu thán phục. Chính vì vậy, phàm là việc gì quan trọng không thể tự quyết được, Ôn đều hỏi vợ mình. Và mọi phân tích, dự liệu của Trương Huệ đều đúng y như những gì xảy ra sau đó.
Vì thế, mặc dù là kẻ vô học và thô lỗ song đối với Trương Huệ, Ôn rất mực kính trọng và khâm phục. Người ta kể rằng, có lần, Ôn dẫn quân xuất chinh, giữa đường thì bị Trương Huệ sai người đuổi theo nói rằng: “Vâng lệnh Trương phu nhân đến nói với chúa công rằng, thế trận không có lợi, mời chúa công quay trở về doanh trại”. Ngay lập tức, Ôn ngoan ngoãn cho quân rút lui quay về doanh trại theo đúng “ý chỉ” của Trương Huệ. Điều đó đủ thấy, Ôn tin tưởng và kính trọng vợ mình đến mức nào.
Chu Ôn bản tính giảo quyệt nên cũng hay đa nghi. Ngoài ra, thời điểm lúc bấy giờ, chiến tranh đang diễn ra ác liệt, các chư hầu luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, thành ra Chu Ôn rất hay nghi ngờ lòng trung thành của thuộc hạ. Mà cứ hễ nghi ngờ, là Ôn không nề hà gì tới chuyện công trạng hay thân phận đều sai người lôi ra chém đầu ngay tức khắc.
Sự nghi ngờ và giết người bừa bãi của Ôn sẽ gây ra mất đoàn kết trong nội bộ, điều này một người cơ mưu như Trương Huệ hiểu rất rõ. Chính vì vậy, Trương Huệ luôn tìm cách để kiềm chế hành vi của Chu Ôn. Vì kính nể Trương Huệ và mọi việc đều nhất nhất tuân theo ý vợ nên Trương Huệ đã giúp Ôn giữ được không ít tướng tài.
Ngoài giảo quyệt và đa nghi, Ôn còn mắc một “căn bệnh” mang tính “di truyền” của các bậc đế vương, là háo sắc. Trong thời gian Trương Huệ còn sống, Ôn luôn bị Huệ kìm kẹp, giám sát rất chặt chẽ, vì vậy, bao nhiêu sự phóng túng ham muốn, Ôn đều phải đem chôn chặt vào tận đáy lòng. Có lẽ chính vì vậy mà đến khi Trương Huệ mất, Ôn lại đã yên vị trên chiếc ngai vàng triều Hậu Lương, vị Hoàng đế nhà Hậu Lương này được dịp thỏa sức phóng túng hưởng thụ.
Những thành tích trong việc hưởng lạc và bản tính háo sắc của Chu Ôn có thể nói là khó có vị Hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc có thể bì kịp. Bởi lẽ, đối tượng mà Ôn dùng để thỏa mãn bản tính háo sắc của mình không phải ai khác mà chính là vợ của các quan đại thần, thậm chí là vợ những đứa con của mình.
Sử chép, năm Càn Hóa thứ 2, tức năm 912, Chu Ôn thua trận, trên đường rút chạy trở về thì bị bệnh. Để trị bệnh, sau khi về tới Lạc Dương, Chu Ôn đến ở trong khu vườn Hội Tiết của một quan đại thần trong triều là Trương Toàn Nghĩa để tránh nắng nóng. Thời gian Ôn ở tại vườn Hội Tiết vỏn vẹn có 10 ngày, tuy nhiên, thê thiếp của họ Trương, tất thảy đều bị Ôn gọi vào “hầu ngủ”, dâm loạn cả ngày, không hề chú ý gì tới đạo quân thần.
Ngay cả người vợ bé của Trương Toàn Nghĩa, dù tuổi đã cao, song vẫn còn một chút nhan sắc, Ôn cũng không tha, nhất định cho gọi vào bằng được rồi ép phải hầu hạ phục vụ mình. Chứng kiến hành động của Chu Ôn, con trai của Trương Toàn Nghĩa giận đến mức không thể chịu đựng được nữa, cầm đao định xông vào giết chết Chu Ôn. Tuy nhiên, may mắn cho Chu Ôn, Trương Toàn Nghĩa vì quan cao lộc hậu, đã xông ra đòi sống đòi chết không cho con trai mình phạm tội tày trời.
Thành tích “đáng nể” nhất của Chu Ôn phải nói là chuyện “sủng hạnh” các cô con dâu của mình. Ôn vốn có 7 người con trai, con cả là Hữu Dụ, con thứ lần lượt là Hữu Khuê, Hữu Chương, Hữu Trinh, Hữu Ung, Hữu Huy, Hữu Tư và Hữu Kính. Hữu Dụ chết sớm, được truy phong là Sâm Vương, Hữu Khuê là Sính Vương, Hữu Chương là Phúc Vương, Hữu Trinh là Quân Vương, Hữu Ung là Hạ Vương,… Hữu Kính còn nhỏ nên chưa phong vương tước.
Ngoài 7 đứa con trai, Chu Ôn còn nhận thêm một người con nuôi, tên là Chu Hữu Văn. Chu Hữu Văn vốn họ Khang, tên là Cần. Khang Cần từ nhỏ đã khôi ngô, tuấn tú lại là kẻ thông minh mồm mép nên Ôn nhận làm con nuôi, đổi tên thành Hữu Văn và phong cho làm Bác Vương.
Mặc dù cả con nuôi lẫn con đẻ, Ôn có tới tám người con khác nhau. Tuy nhiên, từ khi xưng đế vào năm 907, dù tuổi tác đã cao, song Ôn vẫn quyết không lập Thái tử. Tự cho mình sức lực hơn người, Ôn cho rằng mình còn có thể sống nhiều chục năm nữa để hưởng thụ, vì vậy, nếu như lập Thái tử ngay, chẳng hóa ra là lo sợ mình chết sớm hay sao? Tuy nhiên, Chu Ôn dù có sức lực hơn người đến mấy thì cũng không thể tránh được lúc già yếu và chết vì vậy, những đứa con của Ôn vẫn không ngừng nuôi hy vọng sẽ có ngày được lựa chọn trở thành người kế thừa ngai báu.
Trong số 8 người con của Chu Ôn thì Hữu Dụ là con trưởng, vì vậy, ngôi Thái tử vốn thuộc về Dụ. Tuy nhiên, Dụ lại chết quá sớm. Theo lý thì khi con cả là Dụ chết, con thứ là Hữu Khuê đương nhiên trở thành con trưởng và là người kế vị. Tuy nhiên, Khuê lại là một kẻ bất tài và gian xảo không kém vì cha mình, hoàn toàn không có đủ năng lực để trở thành người kế thừa ngai vàng.
Trong số những người con còn lại, Chu Ôn có phần nghiêng về người con nuôi Chu Hữu Văn. Có lẽ vì là con nuôi chứ không phải con ruột nên cả tài năng lẫn phẩm hạnh, Hữu Văn vượt trội hơn so với những Hoàng tử khác. Tuy nhiên, tài năng bao nhiêu thì Hữu Văn vẫn là con nuôi, và việc Ôn thiên vị Hữu Văn đã gặp phản sự phản đối quyết liệt của những người con đẻ. Điều này khiến Ôn đâm ra do dự. Từ đó dẫn đến một cuộc cạnh tranh để giành ngôi vị Thái tử mà hai đối thủ chính là Chu Hữu Văn và Chu Hữu Khuê.
Vợ của Văn và Khuê vì cũng muốn được ngồi lên ngôi mẫu nghi thiên hạ trong tương lai nên chẳng nề hà gì, ra sức tìm cách quyến rũ ông bố chồng háo sắc của mình. Bản tính hoang dâm vô độ, nay mồi ngon lại dâng tới tận miệng, Chu Ôn làm sao từ chối cho đặng. Vì vậy, hai cô vợ của hai người con lần lượt được Ôn triệu vào hậu cung để “hầu ngủ”.
Vì ngôi Thiên tử trong tương lai, Chu Hữu Văn và Chu Hữu Khuê không những không cảm thấy tức giận vì chuyện loạn luân của cha mình, ngược lại, còn lợi dụng chuyện đó để mưu lợi cho mình. Sau mỗi lần ân ái với vị cha chồng hoang dâm, hai cô con dâu lăng loàn có nhiệm vụ là thủ thỉ nói tốt về chồng mình, để một ngày nào đó, chồng của mình được kế thừa ngôi báu. Những tưởng chuyện quái lạ trong thiên hạ cũng chỉ đến mức như vậy mà thôi.
Trong cuộc chạy đua vào vị trí Thái tử, đứa con nuôi Chu Hữu Văn lại chiếm ưu thế. Lý do rất đơn giản: Vợ của Chu Hữu Văn là Vương thị rất xinh đẹp, có thể nói là một trang tuyệt sắc giai nhân. Vì vậy mà Chu Ôn chết mê chết mệt, thường xuyên cho gọi Vương thị vào hậu cung “hầu ngủ”.
Và sau rất nhiều lần được cha chồng “sủng hạnh” như vậy, cuối cùng, Vương thị cũng đã thuyết phục được Chu Ôn nhường ngôi lại cho chồng mình là Chu Hữu Văn. Vợ của Khuê là Trương thị tuy cũng thường xuyên được Chu Ôn “sủng hạnh”, song nhan sắc lẫn công phu trên long sàng vẫn kém Vương thị một bậc thành ra, trong cuộc chạy đua “hối lộ tình dục” này, người con nuôi Chu Hữu Văn lại trở thành kẻ chiến thắng.
Năm 912, Chu Ôn ốm nặng, bệnh tình ngày một nguy kịch, ngai vàng buộc phải lựa chọn người kế vị, Ôn mới nói với Vương thị thông báo cho Chu Hữu Văn vào gặp để dặn dò chuyện hậu sự.
Vương thị vừa đi, Ôn nói với tể tướng Kính Tường rằng: “Hữu Văn kế thừa ngôi báu, các Hoàng tử khác ta không lo, chỉ lo một mình Hữu Khuê”. Kính Tường là quân sư của Ôn từ thời còn chinh chiến trên chiến trường, vì vậy, ông rất hiểu Hoàng tử Hữu Khuê chẳng thua kém gì cha mình về sự gian xảo và phản trắc. Giờ đây, cách duy nhất để Hữu Khuê không có cơ hội “giở trò” là phong cho Khuê làm Thích sử Thái Châu, một vùng đất cách rất xa kinh thành Lạc Dương. Ông nghe nói vậy, cho rằng là phải, sai người lập tức thảo Chỉ dụ.
Tuy nhiên, cả Chu Ôn lẫn Kính Tường đều đã tính sai. Khi Vương thị vui vẻ đi tìm Hữu Văn thì vợ của Chu Hữu Khuê là Trương thị cũng biết được việc này và nhanh chóng sai người báo với Khuê, thúc giục Khuê phải hành động ngay.
Nhận được tin vợ, Khuê thực sự cảm thấy bất mãn. Có phải lão già bệnh nặng quá mà hồ đồ rồi không? Chu Hữu Văn chỉ là con nuôi, còn mình là con đẻ, vì sao lại truyền ngôi cho hắn mà không truyền ngôi cho mình? Giờ lại phong cho mình làm Thích sử ở vùng Thái Châu xa xôi, rõ ràng là có ý đề phòng mình. Nếu mình ngoan ngoãn nghe theo, chắc chắn sẽ bị giết chết. Nếu như cha mình không giết thì sau này khi tên Hữu Văn lên ngôi cũng chẳng tha cho mình. Chi bằng phải liều một phen.
Nghĩ vậy, Chu Hữu Khuê quyết định lợi dụng đội quân cấm vệ bảo vệ Hoàng cung cùng với quân đội của những tay chân thân tín của mình phát động chính biến. Đêm ngày 18/7/912, khi bệnh tình Chu Ôn đang trở nên nguy cấp thì cậu con trai Chu Hữu Khuê cùng tay chân của mình xông vào bên trong. Chu Ôn giật mình tỉnh dậy, hỏi: “Kẻ nào làm phản?”. Chu Hữu Khuê nói: “Ông đoán xem!”. Chu Ôn nghe thấy giọng của Chu Hữu Khuê, quát: “Quả là mày. Thằng súc sinh, mày giết cha, trời đất khó dung!”.Khuê nổi giận đùng đùng, còn quát to hơn: “Lão tặc đáng phải băm vằm thành trăm mảnh!”. Lúc này, Chu Ôn biết mình gặp nguy, bệnh tình cũng bay biến đâu mất hết, lồm cồm bò dậy bỏ chạy. Không ngờ, chưa kịp chạy bao xa đã bị một thuộc hạ của Chu Hữu Khuê đuổi kịp đâm một đao ngay giữa bụng, chết ngay tại chỗ. Chu Hữu Khuê lệnh cho thuộc hạ lấy thảm bọc thi thể của cha mình rồi đem chôn ngay dưới nền của hậu cung.
Chu Hữu Khuê còn làm giả Chiếu chỉ, ra lệnh cho quân lính đóng ở Đông Đô dưới sự chỉ huy của Quân Vương Hữu Chinh đem quân tiêu diệt Hữu Văn. Chu Hữu Chinh không biết thật giả, lập tức đem quân đến bắt Hữu Văn rồi giết ngay tức khắc. Vợ của Hữu văn là Vương thị chưa kịp tìm gặp chồng, đã bị quân của Hữu Khuê giết nốt.
Sau khi mọi việc đã xong xuôi, Hữu Khuê ra lệnh cho quan hầu cận của Hoàng đế thảo một bức chiếu thư giả nói: “Ta trải qua ba mươi năm chinh chiến mới giành được thiên hạ, nay mới yên vị trên ngai vàng được vỏn vẹn 6 năm, thiên hạ thái bình. Thế mà tên con nuôi Chu Hữu Văn lại muốn làm phản. Tối qua, y cho thích khách vào hậu cung ám sát ta. May có Hữu Khuê phát hiện kịp thời, giết chết thích khách rồi diệt luôn Chu Hữu Văn, bảo vệ cho ta. Tuy nhiên, lần ám sát này khiến ta cảm thấy lo lắng nên bệnh ngày một nặng thêm. Nay ta giao lại tất cả công việc của triều đình cho con trai ta là Chu Hữu Khuê”.
Tuy nhiên, con giết chết cha chưa phải là tấn thảm kịch duy nhất mà sự dâm loạn của Chu Ôn gây ra. Chỉ ít lâu sau đó, gia tộc họ Chu lại phải gánh thêm một bi kịch khác: em giết chết anh để đoạt ngôi báu.
Chu Hữu Khuê giết chết cha mình rồi lên ngôi. Tuy nhiên, những người anh em của Khuê biết hành động của y, cảm thấy không phục, đặc biệt là Quân Vương Hữu Trinh, người đã bị Khuê lừa giết chết Hữu Văn. Vì vậy, ít lâu sau đó, Hữu Trinh mượn cớ “diệt nghịch tặc, báo thù lớn”, kết hợp với quân đội của Dương Sư Hậu nổi dậy chống lại Hữu Khuê.
Khuê vốn không phải là kẻ tài năng đức độ, lại là kẻ giết chết cha ruột của mình để cướp ngôi nên không được lòng binh lính. Chu Hữu Trinh đã lợi dụng điều này, mua chuộc được lực lượng cấm vệ quân bảo vệ hoàng cung. Vì vậy, khi quân của Hữu Trinh tấn công vào kinh thành, trong ngoài phối hợp đã nhanh chóng tiêu diệt Chu Hữu Khuê.
Sau khi giết chết người anh của mình, đến lượt Chu Hữu Trinh lên ngôi báu. Tuy nhiên, Trinh cũng chẳng khá hơn cha và anh mình là bao nhiêu. Sau khi lên ngôi, Trinh trọng dụng Triệu Nham, người có công giúp mình đoạt được ngôi báu.
Tuy nhiên, Nham là kẻ chẳng có tài cán gì ngoài việc ăn của đút lót và gây bè kéo cánh. Kết quả, các quan triều đình hoành hành bá đạo, gây khổ cho dân, từ đó dẫn tới cuộc khởi nghĩa của nông dân Trần Châu. Cuộc khởi nghĩa Trần Châu mặc dù không thành, tuy nhiên, nó chứng tỏ triều đình Hậu Lương của ông Vua háo sắc Chu Ôn đã tới hồi kết thúc. Và quả thực, chỉ vài năm sau đó, nhà Hậu Lương bị diệt vong.
Số phận bi thảm cua công chúa cuối cùng triều nhà minh
Là cô con gái duy nhất sống sót trong cơn cuồng loạn chém giết của Sùng Trinh, thế nhưng, chỉ hai năm sau khi thoát khỏi lưỡi kiếm tử thần của vua cha, Trường Bình công chúa đã chết trong sự đau thương, uất hận dù cô đang mang thai ở tháng thứ 5…
Một ngày mùa xuân năm Sùng Trinh thứ nhất, trong chốn thâm cung của Tử Cấm Thành vang lên tiếng khóc của trẻ con, phá tan không khí tĩnh lặng chốn cấm cung. Một phi tần trong hậu cung của Hoàng đế Sùng Trinh đã sinh cho ông vua thứ 17 nhà Minh một cô công chúa.
Vào lúc bấy giờ, Sùng Trinh mới chưa tới 20 tuổi, trong lòng vẫn ăm ắp “hùng tâm tráng chí”, cho rằng bản thân mình có thể thay đổi và cứu vãn được thế cục nhà Minh đang ngày một suy tàn, trở thành một Hoàng đế phục hưng nhà Minh, lưu danh sử sách.
Và hành động “phục hưng” đầu tiên của Sùng Trinh chính là hạ lệnh “giảm biên chế” những nhân viên thừa trong bộ máy cai trị của mình. Chính trong thời điểm cô công chúa nhỏ ra đời thì tại trạm dịch Ngân Xuyên, huyên Mễ Chi, Thiểm Tây có một người lính phục vụ trong trạm như bao nhiêu người khác đã bị thải loại theo lệnh cắt giảm biên chế của Sùng Trinh.
Cô công chúa nhỏ ngủ say trong sự bao bọc của những người bảo mẫu có lẽ không bao giờ biết rằng người lính bị “thôi việc” ở cách xa cô hàng ngàn dặm sau này lại trở thành người thay đổi toàn bộ cuộc đời cô. Người lính đó chính là Lý Tự Thành – thủ lĩnh nghĩa quân nông dân, người đã lật đổ sự thống trị của triều đại nhà Minh. Còn cô công chúa nhỏ đó tên là Trường Bình – cô công chúa duy nhất thoát khỏi lưỡi kiếm tàn nhẫn của vua cha.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể biết được chính xác ai là mẹ ruột của Trường Bình công chúa. Trong truyền thuyết, công chúa Trường Bình chính là do Châu Hoàng hậu – vợ cả của Sùng Trinh – sinh ra.
Tuy nhiên, theo sử sách ghi chép thì Châu Hoàng hậu chỉ sinh một người con gái và đã qua đời từ rất sớm, được đặt thụy hiệu là Khôn Nghĩa công chúa. Hơn nữa, căn cứ theo thời gian mà Trường Bình công chúa ra đời thì Châu Hoàng hậu đang mang thai thái tử.
Vì vậy, có thể chắc chắn rằng, Châu Hoàng hậu không phải là mẹ đẻ của công chúa Trường Bình. Trên thực tế, người sinh Trường Bình là Thuận Phi. Tuy nhiên, sau khi sinh Trường Bình không được bao lâu thì Thuận Phi qua đời, Trường Bình công chúa được đưa về ở cùng với Châu Hoàng hậu để nuôi dưỡng. Chính vì vậy, sử sách và các truyền thuyết đều nói rằng Trường Bình là con gái của Châu Hoàng hậu.
Người ta thường nói Hoàng đế Sùng Trinh là một người kém may mắn. Mẹ của Sùng Trinh họ Lưu, vốn người ở Hải Châu, nay là Hải Thành, Liêu Ninh, sau đó được tuyển vào cung của Đông cung thái tử, trở thành thiếp của Thái tử Chu Thường Lạc tức Minh Quang Tông sau này. Không lâu sau khi vào cung, Lưu thị sinh ra Chu Do Kiệm, tức Sùng Trinh Hoàng đế.
Chu Thường Lạc tính tình quái dị, lại hay cáu giận, điên khùng. Vào năm Chu Do Kiệm lên 5 tuổi, Chu Thường Lạc lại bộc phát căn bệnh tâm thần của mình. Trong lần phát bệnh này, Chu Thường Lạc không phân phải trái trắng đen, cũng chẳng cần biết lý do, lôi Lưu thị ra đánh một trận cho tới khi chết.
Sau khi Lưu thị chết, Chu Thường Lạc cảm thấy rất ân hận. Tuy nhiên, cũng chẳng phải vì Chu Thường Lạc yêu thương Lưu thị hay xót con nhỏ không có người chăm bẵm mà vì sợ cha mình là Hoàng đế Vạn Lịch biết chuyện, nhân cơ hội phế truất ngôi thái tử của mình. Vì thế, Chu Thường Lạc đe dọa các thái giám hầu cận của mình, căn dặn chúng không được tiết lộ chuyện này ra bên ngoài, rồi nói dối rằng Lưu thị bị bệnh mà chết, dùng nghi lễ qua loa chôn cất Lưu thị.
Chu Do Kiệm lớn lên trong tình cảnh thiếu thốn sự chăm sóc của mẹ. Khi Chu Thường Lạc lên ngôi, tức Minh Quang Tông, Chu Do Kiệm được phong làm Tín Vương. Mẹ của Chu Do Kiệm, Lưu thị cũng được phong làm Hiền Phi. Mặc dù đã trở thành thân vương, song do mẹ mình chết không rõ nguyên do nên Chu Do Kiệm cũng không dám công khai đi tế lễ, chỉ dám âm thầm dò hỏi các thái giám về vị trí đặt mộ của mẹ mình rồi lấy tiền đưa cho bọn người hầu để chúng thay mình tới tế lễ tại mộ mẹ. Năm Chu Do Kiệm 17 tuổi, anh trai là Hy Tông Chu Do Hiệu chết sớm mà không có con trai đã đem ngôi báu truyền cho Chu Do Kiệm, tức Sùng Trinh Hoàng đế.
Tới lúc này, Chu Do Kiệm mới dám công khai đường đường chính chính tới thắp hương tại mộ mẹ mình. Khi lên ngôi, Chu Do Kiệm phong cho mẹ mình làm Hiếu Thuần Thái hậu đồng thời chuyển mộ mẹ từ nơi xa xôi hẻo lánh ở Tây Sơn tới đặt cạnh lăng mộ của Quang Tông Chu Thường Lạc.
Người ta nói rằng, vì là người chứng kiến những ngày tháng bất hạnh của mẹ mình trong hậu cung của vua cha nên trong hậu cung của Sùng Trinh rất ít phi tần. Sùng Trinh tuy lên ngôi khi còn rất nhỏ tuổi nhưng rất coi trọng gia đình, quan hệ giữa ông ta và những người vợ của mình cũng rất thân thiết, hòa thuận.
Tới năm Sùng Trinh thứ 16, công chúa Trường Bình vừa tròn 16 tuổi, độ tuổi xuất gia theo chồng. Sùng Trinh rất yêu thương cô con gái của mình, nên dù công việc triều đình rất bận rộn, vẫn bỏ rất nhiều thời gian suy nghĩ và tìm kiếm phò mã cho Trường Bình. Người được chọn chính là Châu Thế Hiển.
Năm đó đáng ra là năm hạnh phúc nhất của Trường Bình công chúa, thế nhưng không may mắn cho cô công chúa này, nhà Minh đã tới lúc suy kiệt, cùng đường. Khi đám cưới của công chúa Trường Bình chưa kịp tổ chức thì cũng trong năm đó, người lính bị sa thải năm nào là Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung nổi dậy. Hai cánh quân của Lý và Trương thế như vũ bão, đánh chiếm hết tòa thành này tới tòa thành khác, hết vùng đất này tới vùng đất khác.
Những người trong Tử Cấm Thành chỉ còn biết hàng ngày nghe ngóng tin chiến trận rồi sợ hãi, lo lắng rồi một ngày “bọn giặc cỏ” sẽ kéo vào kinh thành. Cũng chính vì thế, chẳng còn ai có tâm trạng đâu để nghĩ tới đám cưới của công chúa Trường Bình và Châu Thế Hiển. Hôn lễ cứ như vậy bị hoãn lại hết lần này tới lần khác. Cho tới tận khi Lý Tự Thành dẫn quân đánh vào Tử Cấm Thành, hôn lễ giữa hai người vẫn chưa được tổ chức.
Cũng giống với công chúa Trường Bình, do chuyện giặc giã nổi lên mà hôn nhân liên tục bị trì hoãn, đó chính là em trai của Trường Bình, thái tử Chu Từ Lãng. So với Trường Bình, Từ Lãng kém một tuổi, là con trai cả của Châu Hoàng hậu, sinh vào tháng 2 năm Sùng Trinh thứ 2. Khi Từ Lãng 14 tuổi, Sùng Trinh đã muốn chọn thái tử phi cho con trai của mình.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh quốc gia khốn đốn vì “giặc giã” nên tới tận khi nước mất nhà tan, Sùng Trinh vẫn chưa chọn được vợ cho con trai mình. Ngày 4 tháng Giêng năm Sùng Trinh thứ 7, khí thế của nghĩa quân Lý Tự Thành ngày một lớn, Sùng Trinh đã ngửa cổ lên trời mà than rằng: “Nước mất thì vua chết”.
Ít lâu sau đó, Sùng Trinh nhận được tin Lý Tự Thành tự xưng là Hoàng đế, lấy hiệu là Đại Thuận, ý rằng mình là kẻ thuận theo thiên mệnh, diệt bỏ nhà Minh. Cùng vào thời điểm đó, Sùng Trinh cũng được thái giám báo rằng Hiếu lăng của Thái tổ Chu Nguyên Chương đặt tại Nam Kinh có điềm không lành: Cứ tới lúc nửa đêm, người ta lại nghe thấy tiếng khóc thê lương phát ra từ trong lăng mộ, những người trông giữ lăng đều vì thế mà sợ hãi, không dám tới gần lăng.
Tháng Giêng năm đó, Phượng Dương xảy ra động đất. Cùng trong tháng đó, Nam Kinh cũng có động đất. Bắc Kinh – kinh đô nhà Minh – xuất hiện hiện tượng “sao nhập nguyệt”. Cả nơi quê gốc cho tới nơi phát tích của nhà Minh đều xuất hiện những điềm báo xấu khiến Sùng Trinh cảm thấy tuyệt vọng vô cùng.
Lúc bấy giờ, ngân khố triều đình đã cạn kiệt, không còn cách nào khác, Sùng Trinh cho tập hợp các quan, đề nghị họ hiến tiền để sử dụng làm chi phí cho quân đội. Tuy nhiên, kết quả của lần “kêu gọi quyên góp” đó khiến Sùng Trinh càng thêm thất vọng. Tất cả những ông quan phát tài nhờ triều Minh nay nhất loạt kêu khổ.
Ngay cả người thân thiết bên họ ngoại là Điền Hoằng Ngộ khi Sùng Trinh nhiều lần thỉnh cầu cũng chỉ bỏ ra một vạng lạng bạc. Có thể nói, lúc bấy giờ, triều thần nhà Minh cũng không còn tin tưởng vào sự tồn tại của triều đại này nữa.
Tới ngày 16/3/1644, quân của Lý Tự Thành tấn công tấm bình phong cuối cùng của Bắc Kinh là Xương Bình. Chỉ hai ngày sau đó, ngày 18/3, thành Bắc Kinh bị phá. Lúc bấy giờ, Sùng Trinh cho gọi ba người con trai của mình tới trước mặt, bắt chúng thay quần áo cũ rồi sai thái giám đưa ra khỏi hoàng cung chạy trốn. Ba anh em họ Chu ra khỏi hoàng cung, việc đầu tiên nghĩ tới chính là chạy tới nhà ông ngoại của mình.
Ông ngoại của thái tử và Định Vương là Châu Khuê còn ông ngoại của Vĩnh Vương chính là Điền Hoằng Ngộ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cánh cổng nhà họ chu và họ Điền đều đóng im ỉm, từ chối trở thành nơi tị nạn cho những đứa cháu ngoại của mình. Những hoàng tử còn quá trẻ, chưa bao giờ biết cuộc sống bên ngoài ra sao, giờ bị những người họ ngoại của mình từ chối, chẳng còn biết chạy đi đâu. Kết quả, vài ngày sau đó, ngày 20/3, thì bị nghĩa quân của Lý Tự Thành bắt sống.
Thái tử Từ Lãng được Lý Tự Thành phong làm Tống Vương. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau đó, khi nhà Thanh dẫn quân tấn công Trung Nguyên, Lý Tự Thành dẫn quân chạy về phía Tây, trong chiến tranh hỗn loạn, không ai rõ số phận của những hoàng tử cuối cùng của triều Minh ra sao.
Ba vị hoàng tử không biết sống chết ra sao này sau đó thực sự trở thành một cơn ác mộng đối với nhà Thanh. Rất nhiều người chống lại nhà Thanh đều dùng danh nghĩa “Thái tử Đại Minh” để tập hợp dân chúng. Thậm chí có người còn giả làm thái tử hòng trục lợi. Tuy nhiên, họ sống chết ra sao thì chẳng ai biết.
Dẫu sao, các hoàng tử của Sùng Trinh cũng có cơ hội trốn ra bên ngoài, tránh được cái chết thảm khốc chứ không giống như những cô công chúa chân yếu tay mềm, không có khả năng “trả thù nước, báo thù nhà” bị Sùng Trinh lưu lại trong hậu cung. Trường Bình công chúa biết rằng sau khi ba người em của cô chạy trốn thì kết cục đang đợi cô ở phía trước. Quả thực, sau khi ra lệnh cho thái giám đưa ba hoàng tử ra khỏi hoàng cung, Sùng Trinh ra chiếu chỉ cuối cùng của mình, bắt buộc tất cả các hậu phi đều phải tự sát.
Đêm hôm đó, Châu Hoàng hậu treo cổ tự sát, rất nhiều phi tần khác cũng tự sát theo. Nhiều phi tần không chịu tự sát cũng bị các thị vệ giết chết. Sau khi nhận được thông tin tự sát của các phi tần, Sùng Trinh tới Thọ Ninh cung – nơi ở của công chúa Trường Bình.
Khi đó, Trường Bình mới chỉ 16 tuổi, vẫn còn đang đợi gặp mặt vị phò mã Chu Thế Hiển của mình. Các em trai của mình có thể trốn ra khỏi cung nên Trường Bình cho rằng mình cũng có thể như vậy. Vì thế, khi Sùng Trinh tới nơi, Trường Bình công chúa kéo áo vua cha, xin hãy cho mình một con đường sống, cô không muốn chết như vậy.
Sùng Trinh lắc đầu nói: “Con à, vì sao con lại sinh ra trong nhà của ta?”. Câu nói vừa dứt thì Sùng Trinh vung kiếm chém xuống đầu Trường Bình. Do bản năng sinh tồn, Trường Bình đã cố gắng tránh khỏi thanh kiếm sắc lẹm của Sùng Trinh. Tuy nhiên, đường kiếm đi quá nhanh và mạnh, cánh tay trái của công chúa Trường Bình bị đứt lìa. Sau tiếng thét đau đớn, công chúa Trường Bình ngã xuống đất trong vũng máu lênh láng, không còn cảm thấy gì nữa.
Sùng Trinh thấy vậy, cho rằng Trường Bình đã chết nên không chém thêm một kiếm nữa, quay người tới cung của cô con gái thứ ba. Và cũng chỉ một đường kiếm, Sùng Trinh đã giết luôn đứa con gái mới lên 10 tuổi của mình. Sau này, khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên mới lấy nơi ở của cô công chúa thứ ba này đặt tên cho cô, gọi là Chiêu Nhân công chúa. Ngay trong ngày hôm sau, sau khi đã giết toàn bộ vợ và con gái của mình, Sùng Trinh treo cổ tự vẫn tại Môi Sơn. Thái giám cuối cùng còn ở lại bên Sùng Trinh khi đó là Vương Thừa Ân cũng tự vẫn theo chủ.
Hoàng đế tự vẫn, quân đội Lý Tự Thành kéo vào hoàng cung, trong cảnh hỗn loạn ấy, người ta không có thời gian để quan tâm tới thi thể của cô công chúa Trường Bình bất hạnh. Năm ngày sau đó, kỳ tích bỗng nhiên xuất hiện, Trường Bình công chúa tỉnh lại. Khi Trường Bình tỉnh lại thì thành Bắc Kinh đã là thiên hạ của Hoàng đế Đại Thuận Lý Tự Thành. Lý Tự Thành biết chuyện Trường Bình chết đi sống lại, cảm thấy đó là một chuyện rất lạ, vì vậy sai Lưu Tông Mẫn cứu chữa cho cô.
Lưu Tông Mẫn là một kẻ có tiếng độc ác và thích giết người lúc bấy giờ. Sau khi tiêu diệt nhà Minh, Lưu Tông Mẫn cho bắt toàn bộ các quan viên trong triều đình nhà Minh rồi dùng đủ hình thức tra tấn khủng khiếp nhất từ thời Đông Xưởng của Ngụy Trung Hiền để ép họ nói ra nơi cất giấu gia sản, tiền bạc. Mấy tháng trước khi Sùng Trinh xuống nước thỉnh cầu, không có bất cứ người nào chịu bỏ tiền ra, nay toàn bộ gia sản đều bị rơi vào tay của Lưu Tông Mẫn. Sau khi lấy được toàn bộ gia tài, Lưu Tông Mẫn ra lệnh giết toàn bộ những quan lại cũ của nhà Minh, một người cũng không tha.
Toàn bộ những người trong gia đình, họ hàng của họ cũng bị giết chết. Một kẻ nhẫn tâm và tàn ác như vậy, nay Lý Tự Thành lại giao cô công chúa vừa thoát khỏi địa ngục trở về vào tay y khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, may mắn cho Trường Bình công chúa, Lý Tự Thành không ở Bắc Kinh được lâu như người ta tưởng. Chỉ hai tháng sau, nhà Thanh đem quân tấn công vào Trung Nguyên, Lý Tự Thành vội vàng bỏ chạy, tới mức không kịp có thời gian nhớ tới Trường Bình công chúa và ba người em của cô.
Trong cảnh chiến loạn, ba người em của Trường Bình tiếp tục bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Vết thương trên người Trường Bình công chúa vẫn trong tình cảnh thập tử nhất sinh, không thể nào theo các em chạy trốn được, chỉ đành nằm trên giường bệnh nuốt nước mắt nhìn theo ba người em của mình.
Sau khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên, công chúa Trường Bình trở thành một vị khách đặc biệt của triều đình nhà Thanh. Để lấy lòng người Hán, Đa Nhĩ Cổn đã tổ chức lễ tế Sùng Trinh kéo dài tới ba ngày, phong cho Sùng Trinh là Hoài Tông Đoan Hoàng đế, sau đó lại đổi thành Trang Liệt Mẫn Hoàng đế. Đồng thời, Đa Nhĩ Cổn cũng cho đào quan tài của Châu Hoàng hậu lên, sau đó tổ chức lễ an táng theo đúng lễ nghi dành cho một hoàng hậu. Nhìn cha mẹ mình có thể mồ yên mả đẹp, dù là nước mất nhà tan, Trường Bình công chúa cũng cảm thấy được an ủi đôi phần.
Ngoài Trường Bình công chúa, còn có một người nữa may mắn thoát chết trong cơn cuồng loạn chém giết của Sùng Trinh, đó chính là Viên Quý phi. Lúc đó, theo lệnh của Sùng Trinh, Viên Quý phi cũng treo cổ tự vẫn. Tuy nhiên, dải dây lụa mà Viên thị dùng để tự vẫn bị đứt nên họ Viên không chết. Sau khi từ nơi ở của Trường Bình công chúa và Chiêu Nhân công chúa trở về, thấy Viên Quý phi vẫn còn sống, Sùng Trinh một lần nữa dùng kiếm chém nhiều nhát vào Viên Quý phi.
Viên thị bị thương nặng nhưng không chết, sau đó, cũng giống như Trường Bình công chúa mà tỉnh trở lại. Sau khi Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh vào Trung Nguyên đã tìm thấy Viên thị và nuôi dưỡng cho tới khi qua đời.
Thuận Trị năm thứ 2, con trai của Phúc Vương là Chu Do Tùng dấy binh chống lại nhà Thanh ở Nam Kinh, xưng là Hoằng Quang Đế. Sau đó, một người tự xưng là thái tử Từ Lãng tới gia nhập nghĩa quân của Chu Do Tùng. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, Chu Do Tùng tuyên bố người này không phải là thái tử Từ Lãng mà là kẻ giả mạo và bắt nhốt vào ngục tối.
Những điều tra sau đó của triều đình nhà Thanh chứng tỏ người đó không phải là thái tử Từ Lãng, tuy nhiên, lúc bấy giờ, Trường Bình công chúa không hề biết điều này. Nghe tin em trai của mình bị bắt và nhốt tại Nam Kinh, Trường Bình công chúa tuyệt vọng vô cùng, quyết định dâng thư lên Thuận Trị Hoàng đế và Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn xin được xuất gia làm ni cô, đoạn tuyệt với cuộc đời nhiễu nhương và nhiều bi kịch của mình.
Do Trường Bình là công chúa trưởng của triều Minh, do vậy, để lấy lòng người Hán, nhà Thanh tuyệt đối không bao giờ chấp nhận thỉnh cầu xuất gia của Trường Bình. Không chỉ không đáp ứng thỉnh cầu xuất gia của Trường Bình, ngược lại, để làm nổi bật hành vi ngược đãi với thái tử của “tiên đế” Sùng Trinh của bọn Chu Do Tùng, Thuận Trị và Đa Nhĩ Cổn đã tổ chức cuộc kết hôn giữa Trường Bình công chúa và Chu Thế Hiển – vị phò mã đã được Sùng Trinh lựa chọn trước đây, đồng thời tặng cho Trường Bình xông chúa nhà cửa và rất nhiều vàng bạc, xe ngựa, ruộng đất.
Khi xông chúa Trường Bình nhận được chỉ dụ này, cảm thấy số phận mình quá nhỏ bé, bi thảm, khóc ròng suốt mấy hôm liền. Tuy nhiên, chiếu chỉ đã được ban ra, hôn lễ bắt buộc phải được thực hiện. Thuận Trị và Đa Nhĩ Cổn còn cố ý tổ chức hôn lễ thật hoành tráng để lấy lòng người dân Hán.
Vậy là sau hai năm, hôn lễ mà Trường Bình công chúa mơ ước ngày nào đã được tổ chức. Tuy nhiên, hôn lễ lần này lại là điều cô hoàn toàn không mong muốn. Hôn lễ càng tổ chức long trọng, nỗi đau trong lòng cô càng lớn.
Vài tháng sau khi kết hôn, triều Thanh dẫn quân đánh tan quân của Chu Do Tùng ở Nam Kinh, bắt sống Chu Do Tùng mang về Bắc Kinh xử tử. Lúc bấy giờ, công chúa Trường Bình mới nhận được tin rằng thái tử Từ Lãng bị Chu Do Tùng nhốt vào ngục quả thực là người giả mạo.
Thông tin này trở thành đòn đả kích cuối cùng đối với Trường Bình công chúa. Thông tin người em trai, dẫu là đang bị bắt nhốt vào ngục, là sự níu kéo cuối cùng của Trường Bình đối với cuộc sống, nay đã không còn. Vì vậy, chỉ vài tháng sau đó, Trường Bình công chúa đã chết trong sự dày vò, phẫn uất. Người ta nói rằng, vào thời điểm đó, Trường Bình công chúa đã có mang 5 tháng.
Theo Người đưa tin
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)