CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

6 loại tên lửa hiện đại mới xuất hiện trên thế giới




6 loại tên lửa hiện đại mới xuất hiện trên thế giới
Gần đây, thế giới chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt tên lửa mới ở Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Iran, Israel, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ-NATO tại châu Âu và vùng Vịnh.
Tạp chí Quốc phòng (Pháp) vừa liệt kê 6 công nghệ tên lửa hiện đại mới đáng chú ý, trong đó 3 loại tên lửa tiến công và 3 loại phòng thủ.
Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ: Sau vụ thử thành công tên lửa đầu tiên Agni-5, Ấn Độ chính thức nằm trong danh sách các nước có công nghệ tên lửa hiện đại và mạnh nhất thế giới. Dư luận trong và ngoài Ấn Độ cho rằng tên lửa Agni-5 trở thành một công cụ răn đe của Ấn Độ nhằm ngăn chặn sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Mặc dù có một kho hạt nhân nhưng trước đây Ấn Độ chưa có loại vũ khí nào như Agni-5 có khả năng vươn tới các mục tiêu quan trọng ở Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh và các thành phố lớn khác. Tuy nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc tỏ ra coi thường thành công của vụ thử tên lửa bằng cách gọi tên lửa Agni-5 là một “chú lùn” và đại diện cho “tình trạng lạc hậu của các loại tên lửa Ấn Độ”.
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên: Chưa đầy một tuần trước khi Ấn Độ thử tên lửa, Triều Tiên thử nghiệm không thành công tên lửa Unha-3, một trong những tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân của nước này, nhằm tỏ rõ sức mạnh khi nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un trở thành nhân vật số một của đất nước. Các quan sát viên quốc tế khẳng định tên lửa Unha-3 là một tên lửa tầm xa, mặc dù Bình Nhưỡng tuyên bố đó chỉ là một phương tiện đưa vệ tinh thông tin liên lạc lên quỹ đạo Trái đất. Tên lửa Unha-3 bị nổ tung và rơi xuống biển Hoàng Hải ngay sau khi rời khỏi bệ phóng. Thất bại của vụ thử cho thấy còn lâu Triều Tiên mới trở thành mối đe dọa thực sự cho các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời phá vỡ các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ. Chính quyền Obama tuyên bố chấm dứt chương trình viện trợ lương thực như đã cam kết cho Triều Tiên. Các chuyên gia dự đoán, Bình Nhưỡng có thể tiếp tục một vụ thử hạt nhân trong những tháng tới để “chữa thẹn” cho vụ thử tên lửa Unha-3 thất bại vừa qua.
Tên lửa Hyunmoo của Hàn Quốc: Tiếp sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên, ngày 19/4, Hàn Quốc cho biết đang triển khai loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp có khả năng tiến công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Triều Tiên. Tên lửa mới của Hàn Quốc mang tên “Hyunmoo” được sản xuất trong nước và có tầm bắn gần 1.500 km. Các quan chức Hàn Quốc khẳng định thành công của vụ thử tên lửa “Hyunmoo” truyền đi thông điệp với Triều Tiên rằng Seoul không lo sợ trước bất cứ mối đe dọa nào từ Triều Tiên. Từ trước đến nay, Hàn Quốc bị hạn chế bởi một hiệp ước với Mỹ, theo đó Seoul không được phép triển khai các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 180 dặm nhưng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp bay chậm hơn và gần mặt đất nên không nằm trong hiệp ước này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Iran: Có thể do nhiều nước đang tìm cách đối phó với tên lửa của Iran nên nước này quyết định phát triển lá chắn tên lửa riêng. Ban đầu Iran dự định triển khai các kế hoạch phòng thủ tên lửa bằng cách nhập khẩu các trận địa tên lửa S-300 của Nga, song các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chống Iran buộc Nga phải tuân thủ và ngừng xuất khẩu cho Iran. Hiện nay, Iran tuyên bố đã đạt tiến bộ trong việc sản xuất loại tên lửa S-300 riêng của mình. Gần đây, Têhêran cũng tố cáo ý đồ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại vùng Vịnh bằng cách sử dụng cái gọi là “mối đe dọa từ Iran” để tăng cường sự hiện diện bất hợp pháp trong khu vực.
Tên lửa Iron Dome của Israel: Tên lửa Iron Dome của Israel là hệ thống tên lửa hiện đại nhất hiện nay. Được Mỹ cung cấp một phần ngân sách và do Israel thiết kế, hệ thống tên lửa Iron Dome có thể bám đuổi các tên lửa đang trên đường bay tới lãnh thổ Israel và nhanh chóng dự đoán tên lửa của đối phương sẽ bay đến mục tiêu nào. Nếu xác định khu vực ảnh hưởng là nơi dân cư đông đúc, hệ thống sẽ phóng phương tiện đánh chặn để phá hủy tên lửa của đối phương. Mặc dù chi phí cho mỗi trận địa tên lửa loại này khoảng 21 triệu USD nhưng các vụ thử nghiệm cho thấy tên lửa Iron Dome rất hiệu quả vì có thể tiêu diệt 80% các tên lửa được phóng từ Gada.
Các phương tiện đánh chặn tên lửa của Mỹ-NATO: Khi công nghệ tên lửa phát triển rộng khắp thế giới, Mỹ là một trong những nước quan tâm nhất đến hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm ngăn chặn mối đe dọa tấn công bằng tên lửa từ “kẻ thù”. Cũng như Chính quyền George W.Bush trước đây, các quan chức Mỹ và NATO ủng hộ kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa của Iran. Kế hoạch này của Mỹ và đồng minh NATO khiến Nga “khó chịu” vì cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ và NATO nhằm vào Nga cũng như kho tên lửa đạn đạo lớn của nước này. Cuối tháng 3/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hội đàm với các nhà lãnh đạo Arập để thảo luận kế hoạch thiết lập một lá chắn phòng thủ tên lửa ở vùng Vịnh nhằm đối phó với các cuộc tấn công tên lửa của Iran. Mỹ đang có kế hoạch thiết lập lá chắn phòng thủ tên lửa với một số nước sản xuất dầu lửa, trong đó có Arập Xêút, Các Tiểu Vương quốc Arập và Koweit-những nước này đều có hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất – và hợp tác chặt chẽ hơn với nhiều nước Arập khác.
Theo H.Phan

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

LỜI BỘC BẠCHTÂM SỰ Với tràng Bạch-Đông Triều


 Thực  ra tôi sinh ra ở hp nhưng trong thời chiến trang bắn phá ác liệt của đế quôc Mỹ.Tôi theo gia đình di sơ tán từ khi 4-5 tuổi . Vào độ tuổi ấu thơ nhất của cuộc đời . ngày một vài lần  còi ủ báo động (Đồng bào chú ý có máy bay địch đang hoạt động cách…..)những lân chay xuống hầm nhanh thoăn thoắt không biết mệt mỏi cứ như vậy thời gian trôi đi đén tuổi cắp sách đến trường và học đến năm lớp 4 là tôi nhiều kỷ niêm nhất. Trong lớp tôi có cặp bạn  tôi thương gọi là  bộ 3 .Tôi  Căn, Hưởng. Hưởng ở cách nhà tôi 1 nhà , Căn cạnh nhà Hưởng .Bộ 3chúng tôi rất than hay thậm thụt trò chuyện nghich ngợm, chơi đáo nuôi chim.Tôi học câp1& 2 ơ trường Hoang Quế. Ở lớp có thầy giáo Toản mà chúng tôi thường rỉ tai thường gọi thầy (Toản thọt).Những buổi cắm trại 2-3 ngày thật vui vẻ và hồn nhiên.những buổi dã ngoại dò dấu đường theo ám hiệu (_thật bổ ích cho nhưng buổi hành quân sau này tôi trong quân ngũ)
 Tràng bạch Đông triều là Quê hương thứ nhất của tôi vì tôi gắn liền tuổi thơ đông cỏ.
THỜI TRẺ TRÂU
 Nhà tôi có một đàn bò sũa Hàng ngay phải chăn bò với ban cung trang lứa Hương và Căn, em Căn la Khanh.em Hưởng là Thụ vi họ có mấy con bò ta  và một số bạn trẻ trâu khác.Thường thả chung ra đồi chung cũng bám quấn quýt  nhau gặm cỏ.
 Những trận giả như chỉ tên(cách gọi ở Quảng Ninh- HP gọi là bắn nhau)chơi đáo thật vui
Có nhưng lần bị Quân Nội Hoàng Mao khê băt natj tôi thường hay tổ chức mọi người kháng cự vi tôi nhanh nhẹn thao vát  nhất- con khỏe nhất nữa chứ-Vì ngay 3 bữa uống sữa bò tươi . người tuy nhỏ nhưng chắc nịch các bạn thường theo tôi kiểu như  tôi thủ lĩnh. thường gọi tôi là: Thuận
 bò vì nhà nuôi nhiều bò.
  Súng cao su tên  nỏ là vũ khí của chung tôi tôi hay sang chế tên bịt sắt khi trân chiến xảy ra .sau nhiều trận Quân Nọi Hoàng chấp nhận không gây chiên..Chỉ khuât phục chung tôi sau cuôc đọ sức toàn diện vơi thủ linh bên Nội Hoàng tên là Tuấn( Tuấn Nình)
Hai bên đọ sức 3 keo vật(3 keo băt nèo làm thịt)3 trận Quyền Anh  tự do.Kết thúc 1 hòa 2
thắng thủ lingx Tuấn Nình thua, dưới sự chứng kiến của Khanh(em Căn)và nhiều người.Tâm phục
khẩu phục
 Sau nay 2  bên hữu hảo không thù địch._Tôi ra điều kiện:_sát nhập2 bên là một chung sống  hòa bình.
 Một lân nhớ mãi tôi đôt pháo bật diêm để cháy áo Căn thế là Căn khóc vi hồi đó cả năm có 1 cái áo mới quan trọng lắm.thấy Căn khóc tôi khong biết  làm gì chỉ ngây ra

THỜI TRƯỞNG THÀNH
 Thời thơ ấu-tuôi thơ dữ dội cung tôi kết thúcau khi 2 miền được thống nhất 1975 tôi về (phòng)hải phòng đẻ lai bao ký ức tuôi thơ đó là tuôi thơ đẹp , nó theo tôi trong cả nhưng giâc mơ- cả một cuộc đời-ngồi rỗi nghĩ lai  bâng khâng xao xuyến đến lăng người.
  Năm 1978 tôi lên đường tong quân  vào nam, làm nhiệm vụ Quôc tế con các bạn cũng tòng quân bảo vệ biên giới phia bắc Hưởng và một số người khác đã hy sinh.Căn thì may mắn hon về và đang công tác tại toa án Quảng Ninh. Con tôi bị thương nặng trên đất Ba Chúc An Giang
 Tôi có về Tràng bạch nhiều lần nhưng bạn be đi làm an xa hết, thăm lại chốn quê trong choc lát  không gặp được tri kỷ phải tranh thủ vê kẻo muôn. Có mấy lần về gặp được anh Xuân chơi đươc lâu  thăm đươc nhiêu ngươi. Gặp được Chu Thoan thợ chuyên cắt tóc cho tôi ngày xưa thấy chú khỏe còn minh mẫn nhớ dai nữa chứ tôi mừng lắm  .Ngày đâu tôi sơ tán  vê nhà chú đầu tiên.        Nhưng lớp người như chú còn sống hiếm lắm. Không biêt giờ đây chú có khỏe không- Chúc chú bình an
  Tôi và Căn cũng thi thoáng liên lạc với nhau nhớ lân về tôi chơi tôi mua chút rựơu nhat mòi Căn, Căn bảo uống rựơu ổi củng được. Nhưng nào căn biết được nêú muốn kiếm ổi phải ra chợ còn nhắm với mọi thứ khác đơn giản hơn nhiều
-.Hì.. ! tôi chi biết cươi không nói gì!
  Giờ tôi đã  ở xa, nhưng trái tim tôi luôn hướng về Tràng Bạch ,nơi mà tôi cất giữ tuổi thơ,
Mỗi ai nhắc đên 2 chữ Tràng bạch là tôi giật mình là tuổi thơ lại hiện về trong ký ức.
 THỜI VỀ  GIÀ
 Thưc gia với tuổi 53 cua tôi cũng chưa già nhưng vì vết thương con đan trong đầu của tôi nó hoành hành làm cho bề ngoài già đi chục tuổi, vết thương thường đâu dớn về thể xác tinh than căng thăng tôi phải thường xuyên  lướt WEB đoc báo chơ game  cf  đẻ giảm bơt căng thẳng An thần chữa bệnh nhiều khi thông đêm vì không ngủ được.

Chắc rằng cuộc sống của  tôi chỉ biết ngồi trên máy theo  dõi mạng cũng không muốn làm được việc gì hơn  nữa.đó cung là cách chưa bênh hưu hiệu nhất. thương xuyên đọc báo thường xuyên hồi tưởng và thường xuyên..
Và... và  và....


 Đỗ Đức Hải















Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Võ Tắc Thiên bí sử"


Võ Tắc Thiên bí sử" lộ diện dàn diễn viên hoành trán

Một bộ phim lịch sử rất đáng mong đợi. 
Cùng với đề tài “xuyên không” (vượt thời gian), đề tài “bí sử” – những bí mật chưa hề được tiết lộ về cuộc đời những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cũng đang là một trong những “món ăn tinh thần” rất được các khán giả truyền hình Hoa ngữ yêu thích. Mới đây, đạo diễn Vưu Tiểu Cương – người từng thực hiện rất nhiều bộ phim thuộc đề tài này như Hiếu Trang bí sử, Hoàng Thái Tử bí sử, Dương Quý Phi bí sử lại công bố một dự án “bí sử” khác với số vốn đầu tư lên đến 80 triệu nhân dân tệ (~ 250 tỉ đồng) - Võ Tắc Thiên bí sử.

Ngay từ khi mới công bố, dự án đã gây xôn xao dư luận vì đạo diễn Vưu Tiểu Cương hé lộ rằng sẽ có tới… 4 Võ Tắc Thiên trong phim: Ân Đào(Võ Tắc Thiên khi còn trẻ), Lưu Hiểu Khánh (Võ Tắc Thiên trung niên), Tư Cầm Cao Oa và Quy Á Lôi (Võ Tắc Thiên khi về già). Điểm đặc biệt là Lưu Hiểu Khánh, Tư Cầm Cao Oa và Quy Á Lôi đều đã từng thể hiện vai diễn Võ Tắc Thiên trong sự nghiệp của mình, còn Ân Đào từng thể hiện vai diễn Dương Quý Phi trong loạt phim Dương Quý Phi bí sử. Ngoài ra, dàn diễn viên được hé lộ cũng đều là những cái tên đáng chú ý như “tiểu Hoa đán” Dương Mịch vai Thái Bình công chúa, nam diễn viên gạo cội Đường Quốc Cường vai Đường Thái TôngChung Hân Đồng vai Thượng Quan Uyển Nhi…
Lưu Hiểu Khánh...
Tư Cầm Cao Oa...
và Quy Á Lôi đều từng thể hiện vai người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Hoa
Cuối cùng, sau một quá trình thương thảo thì số lượng diễn viên vào vai Võ Tắc Thiên được rút xuống 3 người: Ân Đào, Lưu Hiểu Khánh, Tư Cầm Cao Oa. Vai diễn Thái Bình công chúa được chuyển giao cho diễn viên trẻ Trịnh SảngĐường Quốc Cường và Chung Hân Đồng vẫn vào vai như dự kiến. Vai diễn Đường Cao Tông Lý Trị được thể hiện bởi 2 diễn viên: Dư Thiếu Quần (thời trẻ) và Triệu Văn Tuyên (về già). Vai diễn đáng chú ý nhất trong phim là vai Hàn Quốc phu nhân của nữ diễn viên Tần Hải Lộ. Trong phim, Hàn Quốc phu nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng chứ không chỉ đơn giản là người chị họ xinh đẹp của Võ Tắc Thiên.
 
Ân Đào vai Võ Tắc Thiên (thời trẻ)

Lưu Hiểu Khánh vai Võ Tắc Thiên (trung niên)

Tư Cầm Cao Oa vai Võ Tắc Thiên (về già)

Đường Quốc Cường vai Đường Thái Tông


Dư Thiếu Quần vai Đường Cao Tông Lý Trị (thời trẻ)


Triệu Văn Tuyên vai Đường Cao Tông Lý Trị (về già)

Trong phim, giữa Hàn Quốc phu nhânVõ Mỵ Nương và Đường Cao Tông Lý Trị sẽ diễn ra mối tình tay ba. Ngoài việc là chị họ của Võ Mỵ Nương (lúc này đang là phi tử của Lý Trị), Hàn Quốc phu nhân còn là nhân tình bí mật của ông vua háo sắc này. Là nữ diễn viên đã khẳng định được tài năng, Tần Hải Lộ đã thể hiện rất tinh tế tâm trạng rối bời cũng như những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật Hàn Quốc phu nhân. Tạo hình của Tần Hải Lộ trong vai Hàn Quốc phu nhân cũng được đánh giá là sang trọng và đầy quyến rũ. Chính mối tình tay ba âm thầm, bí mật này sẽ làm nên điểm mới lạ cũng như sức hấp dẫn cho câu chuyện về cuộc đời Võ Tắc Thiên - cảm hứng cho rất nhiều nhà làm phim Hoa ngữ.
Tần Hải Lộ vai Hàn Quốc phu nhân
Mối tình tay ba giữa Võ Tắc Thiên - Lý Trị - Hàn Quốc phu nhân
tạo nên sức hấp dẫn cho Võ Tắc Thiên bí sử

Nữ diễn viên Chung Hân Đồng vào vai "nữ thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc" Thượng Quan Uyển Nhi - một nhân vật xuất chúng, dung mạo yêu kiều, tài trí hơn người lại có khí phách và lòng dũng cảm của một trang hảo hán. Đảm nhận vai diễn đặc biệt này, hình tượng của Chung Hân Đồng đầy biến ảo, lúc là một cô nương yểu điệu, dịu dàng, lúc lại ăn vận như nam nhân, dũng mãnh và đầy khí phách.
Thượng Quan Uyển Nhi (Chung Hân Đồng) khi dịu dàng, yểu điệu ...
.... khi đầy mạnh mẽ, khí phách.

Nhân vật Thái Bình công chúa cũng rất được chú ý bởi cô công chúa này có tác động không nhỏ tới sự nghiệp chính trị cũng như cuộc sống của vị nữ hoàng họ . Vai diễn này ban đầu được dành cho "tiểu Hoa đán" Dương Mịch - người đang rất được yêu thích qua vai diễn Tình Xuyên trong Cung tỏa tâm ngọc. Tuy nhiên cuối cùng vai diễn lại được chuyển giao cho nữ diễn viên 9x Trịnh Sảng (Cùng ngắm mưa sao băng - BOF phiên bản Trung Quốc). Trong vai Thái Bình công chúa, tạo hình của Trịnh Sảng cũng đem lại cho người xem cảm nhận về sự thông minh tài trí cũng như khí chất thanh cao của cô công chúa này.





Trịnh Sảng vai Thái Bình công chúa
Võ Tắc Thiên bí sử kể về cuộc đời của vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, về mối tình tay ba bí mật giữa Võ Mỵ Nương – Lý Trị – Hàn Quốc phu nhân. Những biến cố lớn trong đời người phụ nữ đầy quyền lực này, những mưu mô thủ đoạn chốn hậu cung và cả những toan tính, lọc lừa nơi quan trường sẽ được tái hiện một cách chân thực nhất. Cuộc đời – sự nghiệp của bà đầy ánh hào quang rực rỡ nhưng lại kết thúc trong cay đắng và cô đơn và hình ảnh còn lưu lại chỉ là một tấm bia đá không có chữ “công – tội trong đời một con người ra sao sẽ được người đời sau phán xét”.



Lý Sư Sư và chuyện tình hoàng đế, kỹ nữ

Lý Sư Sư chuyện tình hoàng đế, kỹ nữ


19-10-2011 | 09:00
(Nguoiduatin.vn) - Cái tên Lý Sư Sư thường khiến người ta nhớ tới cuộc tình giữa cô kỹ nữ nổi tiếng họ Lý với chàng lãng tử Yến Thanh trong cuốn tiểu thuyết “Thủy hử”.
Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng chuyện tình lãng mạn ấy chỉ là hư cấu của tác giả Thi Nại Am, bởi lẽ nếu như có cuộc tình nào để lại cho Lý Sư Sư nhiều biến động hơn cả thì đó lại chính là mối tình với vị Hoàng đế đương triều Tống Huy Tông…

Kỹ nữ lừng danh

Mặc dù chỉ được biết đến qua những cuốn tiểu thuyết và giai thoại, song Lý Sư Sư thực tế là một nhân vật có thực trong lịch sử. Sử sách ghi chép về Lý Sư Sư còn lại tới nay rất ít. Ngoại trừ những cuốn bút ký từ thời nhà Tống, thì có thêm hai tài liệu tập trung nhất là sách “Tuyên Hòa di sự” (Những chuyện thời Tuyên Hòa – Nhà Tống) xuất hiện từ thời Nam Tống và “Lý Sư Sư ngoại truyện” xuất hiện vào đầu thời nhà Thanh.

Về cơ bản, cả hai cuốn sách này cũng giống như tiểu thuyết “Thủy Hử” của Thi Nại Am, đều là sáng tác mang tính chủ quan của cá nhân, đặc biệt là “Lý Sư Sư ngoại truyện”. Tuy nhiên, với tư cách là một “cuốn sử” của triều đình, phần sự thực mà “Tuyên Hòa di sự” đưa vào câu chuyện của mình được nhiều người cho là gần với sự thực hơn cả.

Theo ghi chép của sách này thì Lý Sư Sư là con gái của một người thợ nhuộm tên là Vương Dần, là người Biện Kinh, tức Khai Phong, thuộc Hà Nam, Trung Quốc. Mẹ Lý Sư Sư qua đời ngay từ khi mới sinh cô, vì vậy, cha cô chỉ dùng sữa đậu nành để nuôi lớn cô.

Theo phong tục thời bấy giờ, những gia đình quý tộc hoặc giàu có thường cho con cái gửi “thân” lên chùa. Vương An vô cùng yêu quý cô con gái của mình vì vậy cũng đem cô con gái gửi lên chùa Bảo Quang. Khi mới đến chùa, Lý Sư Sư lập tức khóc ầm lên, dỗ dành thế nào cũng không chịu thôi.
Lúc đó một lão hòa thường dùng tay xoa xoa vào đầu Lý Sư Sư, lập tức Lý Sư Sư nín khóc ngay. Vương Dần thấy vậy mừng lắm, trong lòng nghĩ rằng con gái mình thực sự là một Phật tử chân chính. Thời bấy giờ, các đệ tử nhà Phật đều được gọi là “sư” (thầy) vì vậy, từ đó về sau, Vương Dần mới gọi con gái mình là Sư Sư.
Khi Lý Sư Sư mới 4 tuổi thì tai họa ập đến nhà họ Vương. Vương Dần phạm tội, bị bắt rồi chết trong nhà lao. Lý Sư Sư mới 4 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, trở thành đứa trẻ lang thang. Một bà chủ kỹ viện trong vùng thấy Lý Sư Sư xinh xắn, tương lai có thể trở thành một món hàng béo bở để kinh doanh vì vậy đã nhận Lý Sư Sư về nuôi.
Bà chủ kỹ viện này họ Lý vì vậy, từ đó, Lý Sư Sư mới mang họ Lý. Để đào tạo Lý Sư Sư trở thành một kỹ nữ theo đúng các chuẩn mực, tú bà họ Lý đã mời thầy dạy Lý Sư Sư từ đàn hát cho tới cầm, kỳ, thi, họa. Vốn là một đứa trẻ thông minh, Lý Sư Sư chỉ cần học một lần là thành thạo ngay.
Thậm chí nhiều bài hát do Lý Sư Sư tự phổ nhạc còn khiến cho những các nhạc sư cảm thấy xấu hổ vì tài năng thua kém. Đến tuổi trưởng thành, tài sắc đều hơn người, Lý Sư Sư nhanh chóng trở thành một kỹ nữ lừng danh khắp kinh thành. Giọng hát của Lý Sư Sư được rất nhiều người thừa nhận. Nhiều nho sỹ còn làm thơ để ca ngợi giọng hát của Lý Sư Sư.
Trong thời gian này, Lý Sư Sư còn được gọi bằng một “nghệ danh” cực kỳ hoa mỹ là “Bạch Mẫu Đơn” (hoa mẫu đơn trắng). Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Lý Sư Sư đã đẩy cô đến với một mối tình lãng mạn và cũng đầy bi kịch với vị Hoàng đế đa tình của triều Tống: Tống Huy Tông Triệu Cát.
Mối tình với Hoàng đế
Người ta thường nói Tống Huy Tông là một nghệ sỹ bị đặt nhầm vào ngai vàng Hoàng đế. Bởi lẽ, mặc dù hoàn toàn bất tài trong cương vị một Hoàng đế nhưng Triệu Cát lại là một nghệ sỹ trời sinh. Vì vậy, dốt nát và chán ngán với việc triều chính bao nhiêu thì Tống Huy Tông lại dành bấy nhiêu sự hứng thú, nhiệt huyết và trí tuệ cho những thú chơi phong lưu thời bấy giờ.
Từ cầm, kỳ, thi, họa, cho tới đá cầu, ca vũ… không có “món” nào Tống Huy Tông không biết và không giỏi. Đến khi trưởng thành, vị Hoàng đế triều Tống này lại có thêm một đam mê nữa, ấy là phụ nữ. Sử chép, những phi tần trong hậu cung của Triệu Cát nhiều không đếm xuể. Ngoại trừ hoàng hậu, cửu tần, 27 thế phụ, 81 ngự thiếp, còn có hàng ngàn mỹ nhân xinh đẹp được nuôi trong cung cấm chờ hoàng thượng “sủng hạnh”.
Người ta nói rằng, khi quân Kim tiến vào kinh thành đã ra lệnh cho phủ Khai Phong lập danh sách toàn bộ những người thân thuộc của Tống Huy Tông để tiện việc truy bắt. Danh sách được trình lên, trong đó có liệt kê tên những phi tần của Tống Huy Tông. Theo danh sách hàng trăm người này thì người cao tuổi nhất là 42, người nhỏ tuổi nhất là 16, còn lại chủ yếu ở độ tuổi tử 17 đến 19 tuổi. Năm đó, Tống Huy Tông 46 tuổi. Đủ thấy, vị Hoàng đế này biết cách thỏa mãn niềm đam mê với phụ nữ của mình tới mức nào.  
Mặc dù hậu cung bạt ngàn mỹ nữ nhưng không khiến Tống Huy Tông bỏ được thói quen ăn chơi phóng túng. Khi đã chán ghét những gương mặt quen thuộc trong cung cấm, ông hoàng nghệ sỹ bèn mặc thường phục đến các lầu xanh kỹ viện tìm kiếm mỹ nhân. Và đó là thời điểm Lý Sư Sư lọt vào mắt xanh của Tống Huy Tông.
Từ lâu đã nghe tiếng Lý Sư Sư tài sắc song toàn, các công tử quý tộc trong chốn kinh thành không ai không biết tiếng, Huy Tông trong lòng cũng ngứa ngáy, mong ngày được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp. Nhưng khi đó, Huy Tông vẫn còn ngại ngùng danh phận của một thiên tử Đại Tống nên khi đến tìm Lý Sư Sư, Huy Tông nói dối mình là một thương nhân, tên là Triệu Ất.
Khi đến nhà Lý Sư Sư, Huy Tông được tú bà của kỹ viện mời vào phòng khách mời ăn hoa quả, nói là đợi một lát Lý Sư Sư sẽ ra tiếp. Huy Tông ăn hết hoa quả bày ở bàn mà vẫn chưa thấy Lý Sư Sư ra. Bà chủ kỹ viện lại đon đả ra mời Huy Tông vào phòng trong dùng cơm.
Để được gặp người đẹp, Huy Tông miễn cưỡng đi theo, nhưng ăn xong cơm, vẫn chưa thấy Lý Sư Sư đâu. Chủ kỹ viện lại xuất hiện, nói rằng Lý Sư Sư thích sự sạch sẽ nên phiền quan khách trước khi gặp mặt phải tắm rửa thật sạch sẽ. Huy Tông lại phải chặc lưỡi theo mụ chủ vào phòng tắm. Đến lúc ấy, Huy Tông mới được dẫn lên phòng của Lý Sư Sư.
Thế nhưng trải qua bao nhiêu công đoạn, dồn nét bao nhiêu háo hức, chờ đợi, cuối cùng Tống Huy Tông lại chỉ nhận được sự lạnh nhạt và kiêu ngạo của Lý Sư Sư. Vừa bước vào phòng, không thèm nhìn Huy Tông lấy một lần, Lý Sư Sư phất tay áo đến bên chiếc đàn đặt sẵn và bắt đầu gẩy. Huy Tông ngạc nhiên lắm nhưng không biết làm cách nào, đành ngồi nghe. Nghe một lúc tâm trí Huy Tông như bị cuốn vào khúc nhạc. Khi Huy Tông định thần lại được thì cũng là lúc gà gáy sáng, thành ra vị Hoàng đế đành trở về “tay không”.
Sự kiêu ngạo của Lý Sư Sư không những không làm Huy Tông chán ghét, mà ngược lại, còn khiến ông vua nghệ sỹ rất mực tò mò. Chính vì vậy, Tống Huy Tông sau này càng si mê Lý Sư Sư hơn. Có lần, sau khi ân ái, Tống Huy Tông ôm Lý Sư Sư trong lòng nói: “Nếu như nàng không phải là kỹ nữ thì tốt biết bao! Trẫm nhất định sẽ đưa nàng vào cung để nàng cả ngày ở bên cạnh trẫm”.
Lý Sư Sư ôm chặt Huy Tông nói: “Nếu như bệ hạ không phải Hoàng đế thì hay biết bao nhiêu! Như thế, thiếp có thể cùng bệ hạ vĩnh viễn ở bên nhau”. Sự thông minh, khéo léo của Lý Sư Sư càng khiến Huy Tông chìm đắm trong mối tình vụng trộm với nàng kỹ nữ lừng danh đất kinh thành.

Để biểu thị tình yêu của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư vô số vàng bạc, châu báu. Sau đó, Huy Tông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh. Tiếp đó, để thuận cho việc gặp gỡ người đẹp, Huy Tông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để “tiện đường đi lại”.
Từ đó, Tống Huy Tông không phải cải trang vi hành nữa, mỗi lần nhớ nhung người đẹp, vị Hoàng đế đa tình này lại theo đường hầm tìm đến. Chuyện Hoàng đế triều Tống yêu cô kỹ nữ Lý Sư Sư sớm đã lan khắp kinh thành. Rồi mọi chuyện cũng đến tai Hoàng hậu và các phi tần trong cung.
Một lần, trong bữa tiệc có mặt đầy đủ cả Hoàng hậu và các phi tần, thấy hôm đó Huy Tông tinh thần vui vẻ, một quý phi đánh bạo hỏi Tống Huy Tông: “Con nhỏ nhà họ Lý có gì hơn người mà khiến bệ hạ phải thích thú nó?”.Tống Huy Tông cười nói: “Cũng chẳng có gì khác, chỉ là nếu như hơn một trăm người các ngươi đều bắt bỏ hết quần là áo lượt lẫn đồ trang sức, mặc những bộ quần áo bình thường vào, sau đó đưa con nhỏ nhà họ Lý đặt vào giữa, thì người ngoài chỉ cần nhìn một cái cũng sẽ biết rằng chỉ có cô ta là khác hoàn toàn. Sắc đẹp của cô ta những dung mạo bình thường không thể nào so sánh được”.
Là người tình của Hoàng đế và rất được vị Hoàng đế ấy yêu chiều, tuy nhiên, dẫu sao Lý Sư Sư vẫn là một kỹ nữ, kiếm sống bằng nghề đàn hát. Vì vậy, ngay cả khi đã trở thành quý phi ở chốn lầu xanh thì Lý Sư Sư vẫn không chịu thuộc về một mình Tống Huy Tông.
Vì thế, ngoài mối tình với Tống Huy Tông, Lý Sư Sư còn qua lại rất thân mật với một nhà thơ tên là Chu Bang Ngạn. Một lần, Huy Tông đến tìm Lý Sư Sư thì cũng là lúc Chu Bang Ngạn đang ở đó. Huy Tông dẫu sao vẫn là Hoàng đế của Đại Tống, Lý Sư Sư không thể không giúp Huy Tông giữ chút sỹ diện vì vậy bắt Chu Bang Ngạn trốn xuống gầm giường. Buổi tối hôm đó, Tống Huy Tông không hề hay biết có người đang trốn dưới gầm giường, vẫn mặn nồng ân ái với Lý Sư Sư.
Làm kẻ thứ ba lại phải trốn dưới gầm giường, Chu Bang Ngạn ngay ngày hôm sau đã viết hẳn một bài thơ miêu tả lại toàn bộ cuộc trăng gió của Huy Tông rồi đưa cho Lý Sư Sư đọc. Thấy bài thơ hay nên ngay ngày hôm sau, khi gặp lại Huy Tông, Lý Sư Sư đã hát bài hát đó cho Huy Tông nghe. Ông vua nghệ sỹ vốn nhạy cảm với những áng văn thơ, nhận ra ngay có kẻ chứng kiến chuyện trăng hoa của mình.
Truy hỏi mãi, cuối cùng Lý Sư Sư mới cho biết đó là bài thơ của Chu Bang Ngạn. Huy Tông nổi giận đùng đùng, về đế triều đình lập tức ra lệnh đuổi Chu Bang Ngạn ra khỏi kinh thành và cấm không bao giờ được trở lại. Đuổi được tình địch ra khỏi kinh thành, những tưởng Lý Sư Sư sẽ toàn tâm toàn ý với mình, Huy Tông mãn ý lắm. Không ngờ hôm đó, Huy Tông đến tìm Lý Sư Sư lại không thấy đâu.
Đợi một lúc lâu mới thấy Lý Sư Sư nước mắt tràn mi trở về. Huy Tông tức giận hỏi Lý Sư Sư đi đâu về. Lý Sư Sư nói thực rằng đi tiễn Chu Ngạn Bang, còn nói Chu Ngạn Bang còn làm một bài thơ khác đưa cho cô. Máu nghệ sỹ lại nổi dậy, Huy Tông đòi nghe Lý Sư Sư hát thơ của Chu Ngạn Bang. Nghe Lý Sư Sư hát xong, Huy Tông vỗ tay đánh đét, sai người cho gọi Chu Ngạn Bang trở lại, phong cho chức quan chuyên coi việc sáng tác âm nhạc trong cung.
Kết cục bi thảm
Sự phóng túng trăng hoa của Tống Huy Tông đã trở thành điềm báo trước cho sự diệt vong của triều Bắc Tống. Quả nhiên, chỉ vài năm sau đó, nhà Kim đã mang quân tấn công nhà Tống. Khi quân Kim đã tiến sát tới kinh thành, Tống Huy Tông đem ngai vàng truyền lại cho con trai là Tống Khâm Tông, tự mình lên làm Thái thượng hoàng. Ít lâu sau đó, cả hai cha con Tống Huy Tông đều quân Kim bắt và đày lên vùng biên ải phía Bắc. Thất thế sa cơ, Tống Huy Tông cũng không còn cách nào để chú ý tới người tình kỹ nữ của mình nữa.
Vì vậy, vận mệnh của cô kỹ nữ họ Lý lừng danh một thời cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim. Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất. Có người nói, khi Tống Huy Tông còn làm Hoàng đế và rất si mê Lý Sư Sư đã phong cho cô làm Doanh quốc phu nhân gọi là Lý Minh phi dù không hề chính thức đưa Lý Sư Sư nhập cung như một phi tần.
Sau này, khi Tống Huy Tông nhường ngôi lại cho con trai, tự mình làm Thái thượng hoàng thì Lý Sư Sư cũng bị mất chỗ dựa, bị phế làm thứ dân và tịch thu toàn bộ nhà cửa, gia sản. Sau đó thì không rõ tông tích ra sao.
Có người lại nói, khi nghe tin giặc Kim kéo xuống phía Nam và tình hình lương thảo của quân đội phòng thủ ở phía Bắc sông Hoàng Hà rất nguy cấp, Lý Sư Sư đã đem toàn bộ số vàng bạc châu báu mà Tống Huy Tông ban tặng cho mình trước đây gói lại, sau đó viết một danh sách rồi mang tới phủ Khai Phong trình báo. Phủ doãn Khai Phong lúc đó nhìn thấy bọc vàng bạc châu báu vô cùng lớn mà Lý Sư Sư mang tới, trong lòng đầy hoài nghi, nói Lý Sư Sư có thể suy nghĩ lại.
Lý Sư Sư nói: “Tôi chẳng qua chỉ là một kỹ nữ may mắn được Hoàng đế chiếu cố, dù có làm trâu làm ngựa cũng không thể đền đáp được ơn này. Nay đất nước lâm vào tình cảnh nguy cấp, thân là phụ nữ, chân yếu tay mềm không thể sung quân chống giặc, vì vậy, tôi muốn đem toàn bộ số vàng bạc châu báu mà Hoàng đế đã tặng cho tôi trả lại cho triều đình.
Số tài sản này vốn là tài sản của triều đình, trước nay tôi chỉ giữ chứ không dám đụng vào, nay là lúc thích hợp để dùng vào việc chuẩn bị lương thảo cho quân sỹ. Đây là tấm lòng thành của tôi, mong đại nhân có thể chấp nhận”. Phủ doãn nghe Lý Sư Sư nói vậy, xúc động tới mức không nói thành lời. Sau khi cho đi hết tài sản của mình, Lý Sư Sư đến xin Tống Huy Tông cho mình xuất gia làm ni cô, sống cuộc đời ẩn dật.
Khi quân Kim sắp hạ thành Biện Kinh, thống soái quân Kim là Thát Lại phái người đi khắp mọi nơi tìm Lý Sư Sư. Thát Lại nói: “Kim Thái Tông đã nghe danh Lý Sư Sư từ lâu, rất muốn sở hữu người đẹp này. Vì vậy, lần này nhất định phải bắt sống bằng được Lý Sư Sư mang về đang cho Hoàng đế”.
Tuy nhiên quân Kim tìm khắp mọi nơi vẫn không thấy tống tích của Lý Sư Sư. Khi đó Trương Bang Xương, một tên Hán gian vì muốn lấy lòng người Kim nên đã phái người đi khắp nơi tìm kiếm Lý Sư Sư. Cuối cùng, Trương cũng tìm thấy Lý Sư Sư đang trong dòng người chạy trốn khỏi kinh đô để tránh sự tàn sát của quân Kim.
Trước mặt Trương Bang Xương, Lý Sư Sư giận dữ mắng rằng: “Ta là một kỹ nữ hèn kém nhưng đã chịu ơn của Hoàng đế nhất định sẽ dùng cái chết để báo đáp chứ không thay lòng đổi dạ đầu hàng quân giặc. Còn lũ các người, lúc trước còn làm quan cao, hưởng đủ mọi thứ quyền hành bổng lộc, nay đất nước lâm vào cảnh nguy khốn thì quay lưng nhận giặc làm cha, làm toàn chuyện xấu xa, độc ác. Nay các ngươi lại còn muốn dùng ta làm vật hy sinh cho sự tiến thân của các ngươi thì đừng hòng!”.
Vừa nói dứt lời, Lý Sư Sư rút cây trầm cài đầu đâm vào cổ tự vẫn. Bọn Trương Bang Xương thấy Lý Sư Sư tự tử, sợ bị quân Kim trách tội vội xông vào cứu, nhưng Lý Sư Sư đã kiên quyết ấn cây trâm vàng vào cổ rồi nuốt xuống, quyết chết bằng được chứ không để bọn gian thần bán nước được như ý. Hành động quyết liệt của Lý Sư Sư đã khiến bọn Hán gian như Trương Bang Xương “sởn tóc gáy”. Bởi lẽ có nằm mơ chúng cũng không thể tin được rằng, một kỹ nữ lại có thể có khí khái tới mức ấy.
Về cái chết của Lý Sư Sư cũng có một câu chuyện khác, ly kỳ hơn, nói rằng, không phải bọn Trương Bang Xương tìm thấy cô mà là do Lý Sư Sư tự tìm đến doanh trại quân Kim khi nghe tin Tống Huy Tông bị bắt. Lý Sư Sư muốn đến xin quân Kim cho mình gặp lại Tống Huy Tông lần cuối trước khi vị Hoàng đế này bị đày lên phương Bắc.
Quân Kim tìm kiếm Lý Sư Sư nhiều ngày mà không thấy tăm hơi, nay nàng kỹ nữ nổi tiếng của kinh thành nhà Tống lại tự mình tìm tới thì còn gì bằng. Thát Lại nói với Lý Sư Sư rằng sẽ cho cô gặp Tông Huy Tông nếu cô đồng ý theo quân Kim về phương Bắc. Lý Sư Sư gật đầu đồng ý. Gặp được Huy Tông, hai người ôm nhau khóc hồi lâu.
Khi quân Kim kéo Lý Sư Sư rời đi, Lý Sư Sư vẫn cố gắng dặn dò Huy Tông phải bảo trọng. Rồi chỉ một lát sau khi rời khỏi Huy Tông, Lý Sư Sư đột nhiên ngã ngụy xuống đất. Khi binh lính nhà Kim chạy đến nơi thì Lý Sư Sư đã chết. Thì ra, Lý Sư Sư đã nuốt chiếc trâm vàng để tự vẫn cho trọn tình với Tống Huy Tông.
Nếu như câu chuyện thứ nhất ca ngợi khí tiết của Lý Sư Sư, cho rằng, dù là kỹ nư nhưng Lý Sư Sư còn yêu nước và trung trinh hơn bọn Trương Bang Xương “gọi giặc làm cha” bán nước hại dân thì câu chuyện thứ hai lại nghiêng về việc ca ngợi tấm chân tình mà Lý Sư Sư dành cho Tống Huy Tông.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cả hai câu chuyện về cái chết của Lý Sư Sư nói trên thực ra chỉ là sự hư cấu của các nhà Nho nhằm làm gương cho phụ nữ đời sau đồng thời cũng là để đẹp lòng các vị Hoàng đế chứ Lý Sư Sư sau khi Huy Tông bị bắt đã lưu lạc xuống vùng Giang Tô, Chiết Giang tiếp tục sống cuộc đời kỹ nữ của mình.
Giai thoại kể rằng, sau khi giặc Kim kéo vào Biện Kinh, Lý Sư Sư chạy xuống phía Nam. Sau này có người từng gặp cô ở vùng Hô – Tương, thấy đã già nua tiều tụy, không còn phong thái của ngày xưa. Có giai thoại khác lại kể rằng, rằng Lý Sư Sư bị quân Kim bắt làm tù binh đưa về phương Bắc, ép gả cho một tên lính già ốm bệnh, kết thúc cuộc đời một cách nhục nhã.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, kể từ khi nhà Kim đem quân xuống phía Nam và người tình Tống Huy Tông vì sợ giặc mà nhường ngôi cho con, cuộc đời huy hoàng và nhung lụa của danh kỹ Lý Sư Sư đã chấm dứt. Vì vậy, dẫu là số phận của Lý Sư Sư kết thúc theo cách nào thì rốt cuộc cũng không nằm ngoài hai chữ bi kịch.