CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?

Mỹ đã bày tỏ thất vọng trước quyết định của Nga cho Snowden tị nạn và ông Obama có thể hủy cuộc gặp thượng đỉnh với ông Putin.
Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Ngày 1/8, ông Anatoly Kucherena, luật sư của Edward Snowden cho biết, cựu nhân viên CIA này đã nhận được quy chế tị nạn tạm thời tại Nga trong vòng 1 năm, chấm dứt một tháng bị kẹt lại tại khu vực quá cảnh của một sân bay ở Nga. 


Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời luật sư Kucherena cho biết: Cơ quan Di trú liên bang Nga (FMS) đã cấp cho Edward Snowden những giấy tờ cần thiết để được phép lưu trú trên lãnh thổ Nga và cựu nhân viên CIA này đã rời khu vực quá cảnh tại sân bay của Nga và tới một địa điểm an toàn.

Theo một số nguồn tin, Snowden đã được người sáng lập trang web Vkontakte của Nga (tương tự như trang Facebook) - Pavel Durov đề nghị tham gia làm việc trong nhóm bảo mật đặc biệt của ông.

Phía Mỹ đã ngay lập tức bày tỏ thất vọng trước quyết định của Nga, người phát ngôn Nhà trắng Jay Carney nhấn mạnh: “Chúng tôi thất vọng tột độ với quyết định này của chính phủ Nga, khi mà Mỹ đã đưa ra yêu cầu rõ ràng và hợp pháp về việc dẫn độ Snowden về Mỹ để xét xử...".

Bất chấp nhiều nhiều ý kiến cho rằng “sóng to gió lớn” đang nổi lên trong quan hệ Nga - Mỹ, giới chuyên gia của Nga lại không nghĩ như vậy. Theo các nhà phân tích chính trị tại Nga, cú va chạm là không thể tránh khỏi và sẽ khiến quan hệ vốn không hề dễ dàng giữa Nga và Mỹ, tiếp tục sa sút. Tuy nhiên, “đợt sóng gió” lần này sẽ không quá lớn như nhiều người vẫn tưởng.

Trong ảnh: Snowden rời sân bay Sheremetyevo (ảnh chụp từ clip của vesti.ru).

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Ngày 2/8/2013 tại Bangkok, Thái Lan đã diễn ra Diễn đàn Cao cấp kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc (2003-2013). Tham dự Diễn đàn có các quan chức cao cấp, các học giả và nhà nghiên cứu của các nước ASEAN và Trung Quốc.

Tại Diễn đàn, các đại biểu chia sẻ đánh giá tích cực về sự phát triển và thành tựu quan trọng đạt được trong quan hệ và hợp tác ASEAN, góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.

Các đại biểu cũng chia sẻ tầm quan trọng của đối tác và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông. Các đại biểu nhấn mạnh cần tăng cường đối thoại và tham vấn, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tuân thủ các nguyên tắc và cam kết đã thỏa thuận, không để ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Trong ảnh: Các đại biểu tham dự Diễn đàn (Ảnh TTXVN)

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Trong một thông cáo phát đi đêm 28/7, Đảng Nhân dân Campuchia nhấn mạnh, theo kết quả sơ bộ, đảng này đã giành thế đa số tuyệt đối trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 28/7 và giành đủ số ghế để thành lập chính phủ, chuẩn bị cho Quộc hội khóa 5 tại nước này.

Sáng 29/7, tại thủ đô Phnom Penh – đại diện nhóm các nhà quan sát viên quốc tế đã ra tuyên bố nhấn mạnh, cuộc bầu cử Quốc hội khóa 5 ở Campuchia hôm 28/7 đã diễn ra tự do, công bằng, chính xác, minh bạch, không bạo lực, phù hợp với ý chí của cử tri Campuchia. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã lên tiếng hoan nghênh những diễn biến hòa bình trong cuộc tổng tuyển cử tại Campuchia vừa qua.

Tuy nhiên, sau khi kết quả sơ bộ cuộc bầu cử được công bố, Đảng Cứu quốc đối lập (CNRP) đã lên tiếng phản đối không thừa nhận kết quả bầu cử. Đảng này cũng yêu cầu thành lập Ủy ban điều tra kết quả bầu cử.

Sáng 3/8, tại Phnom Penh, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) và hai đảng giành được ghế trong bầu cử Quốc hội ngày 28/7 vừa qua là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đã nhất trí thành lập một ủy ban chung để điều tra những vấn đề liên quan đến kết quả bầu cử. Tuy nhiên, phe đối lập tại Campuchia vẫn kiên quyết đưa ra yêu sách phải có sự can thiệp của nước ngoài vào công tác điều tra kết quả bầu cử.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và là Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia trước đó đã khẳng định, Đảng Nhân dân Campuchia và cá nhân ông sẵn sàng đối thoại với phe đối lập để giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen đã cảnh báo, theo Luật bầu cử của Campuchia, nếu Đảng Cứu quốc Campuchia kiên quyết không chấp nhận kết quả bầu cử, số ghế mà đảng này giành được sẽ được chia cho các đảng khác, căn cứ theo kết quả bầu cử cụ thể. Ông Hun Sen khẳng định Campuchia sẽ không thể tái diễn tình trạng bế tắc chính trị hậu bầu cử như hồi năm 1998 và 2003.

Trong ảnh: Thủ tướng Hun Sen tham gia bỏ phiếu (Ảnh: Đỗ Anh Tuấn/VOV-Phnom Penh).

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Ngày 4/8, tại trụ sở Quốc hội Iran đã diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống của ông Hassan Rowhani, trước sự chứng kiến của người dân Iran và đông đảo quan khách quốc tế.
Trước đó, ngày 3/8, ông Hassan Rowhani đã được Đại giáo chủ Ali Khamenei chính thức phê chuẩn là Tổng thống mới của Iran, một nghi lễ bắt buộc trước khi diễn ra lễ nhậm chức.
Phát biểu tại lễ phê chuẩn hôm 3/8, dưới sự chứng kiến của Đại giáo chủ Ali Khamenei, tân Tổng thống Iran cam kết sẽ hành động để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt “không công bằng”, đồng thời coi đây là một ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới.

Tuy nhiên, ngay trước buổi lễ nhậm chức của ông Rowhani, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm siết chặt trừng phạt đối với Iran, theo đó cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran thêm 1 triệu thùng/1 ngày trong vòng 1 năm.

Các nhà phân tích cũng cho rằng, còn quá sớm để đánh giá về các chính sách của ông Rowhani trong bối cảnh chính phủ mới phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước, đặc biệt là tình trạng kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát tăng cao đang tạo ra nhiều sức ép cho người dân nước này.
Trong ảnh: Lãnh tụ tinh thần Ali Khamenei trao quyết định phê chuẩn Tổng thống Hassan Rohani (Ảnh: PressTV).

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Ngày 30/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki tại thủ đô Bắc Kinh nhằm thảo luận một loạt vấn đề đang gây cản trở cho mối quan hệ giữa 2 quốc gia.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản đã đề xuất tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu các tranh chấp lãnh thổ của 2 nước.

Mặc dù Nhật Bản đang thể hiện thái độ tích cực trong việc xúc tiến tổ chức Hội đàm thượng đỉnh Nhật - Trung. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ thái độ thận trọng.

Theo giới phân tích, phản ứng của Trung Quốc trước lời đề nghị tiến hành hội đàm cấp cao của Nhật Bản cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ thái độ cứng rắn chừng nào Nhật Bản không nhượng bộ trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong ảnh: Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc (Ảnh: Kyodo).

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 1/8 nói rằng, ông tin tưởng quân đội Chính phủ hoàn toàn có khả năng đánh bại quân nổi dậy.

Phát biểu khi đến thăm các binh sỹ ở thị trấn Daraya, Tây Nam thủ đô Damascus nhân dịp kỷ niệm lần thứ 68 ngày thành lập quân đội, ông al-Assad khích lệ các binh sỹ rằng họ đã dũng cảm đối mặt với chủ nghĩa khủng bố và nỗ lực hoàn thành sứ mệnh mà nhân dân giao phó.
Trong một động thái mới nhất, Liên Hợp Quốc cho biết, Syria đã đồng ý cho phép các thanh sát viên của họ đến kiểm tra 3 khu vực chiến sự mà các bên cáo buộc nhau có sử dụng vũ khí hóa học. Theo dự kiến, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra 3 địa điểm bị nghi ngờ có sử dụng vũ khí hóa học, trong đó có thị trấn Khan al-Assal, bên ngoài Aleppo.
Cho đến nay, Nga, Mỹ và cộng đồng thế giới vẫn chưa tìm được tiếng nói chung nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 2 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

Việc tổ chức một Hội nghị hòa bình quốc tế về Syria là sáng kiến của Nga và Mỹ, nhằm đưa Chính phủ Syria và đại diện của phe đối lập ngồi bàn đàm phán tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại đây. Song rõ ràng đưa ra đề xuất là một việc, song thực hiện nó mới là điều quan trọng. Bởi tới nay, công tác chuẩn bị cho Hội nghị vẫn dậm chân tại chỗ, khi các bên không thể đạt được tiếng nói chung.
Trong ảnh: Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt tay một binh sĩ tại Daraya khi ông đến thăm quân đội ở khu vực này (Ảnh: PressTV).

Snowden có thể khiến Nga - Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh mới?
Ngày 29/7, Tổ chức Anh em Hồi giáo và các lực lượng ủng hộ ông Morsi, đã phát động cuộc biểu tình triệu người mới, bắt đầu từ đêm 29/7 và kéo dài hết ngày 30/7, để phản đối "cuộc đảo chính quân sự" và kêu gọi khôi phục Hiến pháp.

Trong khi đó, hãng tin AFP của Pháp dẫn nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, bà Catherine Ashton ngày 30/7 có cuộc gặp kéo dài 2 giờ với cựu Tổng thống bị phế truất Mohammed Morsi tại nơi ông này bị giam giữ.
Cho đến nay, các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ai Cập vẫn đang được tiến hành. Các quan chức Mỹ và Đặc phái viên châu Âu ngày 3/8 đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Chính phủ lâm thời tại Ai Cập nhằm đẩy mạnh những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều ngày qua.
Các quan chức ngoại giao Mỹ và châu Âu nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chấm dứt bạo lực, hòa giải và khởi động một tiến trình chính trị toàn diện bởi cuộc khủng hoảng tại đất nước đông dân nhất thế giới A-rập đang đặt Mỹ và một số nước chính phủ châu Âu khác vào tình thế khó xử.
Trong ảnh: Những người ủng hộ ông Mohamed Morsi biểu tình tại Cairo (Ảnh: PressTV).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét