Người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối Thủ tướng Erdogan tiếp tay cho Mỹ trong cuộc chiến nhằm lật đổ chính quyền ở Syria.
“Từ việc chính quyền G.Bush của Mỹ gây ra cuộc chiến chống Iraq hồi năm 2003 đến sự ủng hộ một chục năm sau đó của chính quyền Obama đối với một cuộc chiến tranh nhằm thay đổi chế độ ở Syria càng chứng tỏ Mỹ đã liên tục lợi dụng cờ hiệu giả tạo ‘nhân quyền’ và ‘dân chủ’ để tiến hành chính sách thống trị khu vực Trung Đông”, tạp chí “Al Alam As Syasiya” (Chính trị thế giới) xuất bản ở Trung Đông viết.
Toàn bộ những đồng minh mà Mỹ đang lợi dụng để tiếp tục duy trì và phát triển những lợi ích chiến lược và tài chính của Mỹ trong thế giới Arap đã cho thấy điều đó. Nhưng hiện nay, cuộc nổi dậy ở Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh quan trọng nhất nhì của Mỹ trong khu vực – đã phá hủy những tham vọng dân chủ giả hiệu và cho thấy rõ sự đạo đức giả trong chính sách của Mỹ tại khu vực này.
Chính quyền Obama đã mặc nhiên ủng hộ cuộc trấn áp tàn bạo của chính quyền Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan chống lại hàng trăm nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ xuống đường ở thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và nhiều nơi khác.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã giữ thái độ im lặng sau cuộc tấn công tàn bạo chống người biểu tình hòa bình tại quảng trường Taksim ngày 11/6. Trong khi các lực lượng cảnh sát bắn hơi cay, vòi rồng vào người biểu tình, không ai trong chính quyền của ông Obama nói một lời nào đến nhân quyền và dân chủ.
Mãi một tuần sau đó, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney mới ra một tuyên bố thận trọng khẳng định cam kết suông của Mỹ ủng hộ “quyền tự do bày tỏ ý kiến và hội họp”, trong khi vẫn cảnh cáo người biểu tình trước việc “gây ra bạo lực”.
Cảnh sát Thổ tấn công những người biểu tình
Sau khi đã nói rõ rằng Tổng thống Obama không đưa ra một tuyên bố nào và không hội đàm với Thủ tướng Erdogan về cuộc trấn áp, người phát ngôn kết luận: “Thổ Nhĩ là một đồng minh rất quan trọng. Tất cả các nền dân chủ đều có những vấn đề phải giải quyết. Tôi cho rằng chúng ta vẫn làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ trong một loạt các vấn đề với tư cách là đồng minh trong NATO và là chủ thể chủ yếu trong khu vực”.
Bằng cách coi Thổ Nhĩ Kỳ là “chủ thể chủ yếu” trong khu vực, Mỹ đã ám chỉ việc coi nước này là vùng đất thánh và là căn cứ tiền tiêu của các đội quân Hồi giáo mà Mỹ đã và đang kích động để chống lại chính quyền hiện nay ở Syria.
Mỹ đang tài trợ cho những chiến binh đến từ Chesnia (thuộc Nga), từ Balkan và Tây Âu đều được đưa tới Syria qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tại lãnh thổ của nước Thổ, CIA cũng có một tổ chức phối hợp với luồng tiền trị giá hàng tỷ USD và vũ khí từ Arap Saudi và Qatar để cung cấp cho các cuộc tàn sát ở bên kia biên giới (Syria).
Trên thế giới ai cũng biết, các sự việc diễn ra ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan mật thiết với nhau. Việc ông Erdogan tham gia cuộc chiến nhằm lật đổ ông Bashar al-Assad ở Syria cùng với chính quyền Mỹ đã khiến dân chúng mất lòng tin nghiêm trọng.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, có đến 70-80% dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ phản đối hành động can thiệp vào Syria do họ lo ngại cuộc chiến tranh do ông Erdogan thực hiện ở Syria sẽ tàn phá chính đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Cảnh sát Thổ trấn áp biểu tình ở thành phố Istanbul.
Các chính sách của ông Erdogan đặc biệt gây mất lòng tin của người dân trong số các dân tộc thiểu số tôn giáo và đặc biệt là sự ủng hộ của ông đối với người Hồi giáo Sunni cuồng tín liên quan đến mạng lưới al-Qeada ở Syria. Cơ bản hơn, những gì Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương chính là quan điểm của Mỹ, hướng tới chủ nghĩa can thiệp ở nước ngoài.
Để kết thúc bài viết của mình, tờ Chính trị thế giới viết: “Sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ là căn cứ tiền tiêu trong chiến dịch gây mất ổn định Syria và Iran nhưng đồng thời Mỹ cũng đã ‘thành công’ trong việc gây mất ổn định cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân nước này đang bước vào chiến tranh và họ buộc phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn: Liệu họ có bị lôi cuốn trực tiếp hơn vào các cuộc chiến phe phái đẫm máu vì những lợi ích chiến lược và tài chính của nước khác (Mỹ) hay không và liệu các cuộc chiến ấy có thể trở thành nguy cơ bùng nổ thành một cuộc chiến tranh thế giới bao gồm Iran, Mỹ, Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác hay không?”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét