CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Những cuộc tình đồng tính nữ thời phong kiến Trung Quốc

 Những cuộc tình đồng tính nữ không phải tới thời hiện đại mới xuất hiện. Từ thời xa xưa, sử sách đã ghi chép không ít những câu chuyện về các cuộc tình đồng tính. Tuy nhiên, thời bấy giờ, đa phần những cuộc tình đồng nữ xuất phát từ hoàn cảnh dồn đẩy. Ở họ, vẫn phần nào có thể tìm thấy những tình cảm chân thật và họ tìm tới những cuộc tình đồng tính như một cách để tự giải thoát cho mình…
1. Trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”, những người phụ nữ là những người chịu nhiều oan khuất, bất công và đau khổ nhất.

 Trong số những người phụ nữ ấy, thì người cung nữ chính có lẽ là những người có số phận trớ trêu hơn cả. Họ đều là những người có cả tài năng lẫn sắc đẹp, được Hoàng đế tuyển chọn vào cung. Sẽ có rất nhiều người phải nhìn vào họ, ghen tị với nhan sắc và cuộc sống nhung lụa của họ ở chốn hoàng cung.

Tuy nhiên, đằng sau hào quang của nhung lụa và bạc vàng ấy là nỗi đau khổ, dằn vặt của phần sức sống mãnh liệt luôn đòi hỏi được đáp ứng ẩn chứa bên trong mỗi con người họ.

Điều này cũng chẳng có gì lạ. Nhu cầu về chuyện ân ái là nhu cầu mang tính tự nhiên của mọi loài động vật, bao gồm cả con người.

 Trong những hoàn cảnh thông thường, dù là nam hay nữ, dù giàu có hay nghèo hèn, người ta đều có nhu cầu và đòi hỏi được đáp ứng nhu cầu ân ái đó. Điều đáng tiếc là, những người phụ nữ trong chốn hậu cung lại bị tước đoạt đi quyền tự nhiên ấy một cách tàn khốc.

 Ở ngôi chí tôn của thiên hạ, trong hậu cung của Hoàng đế luôn có tới hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn mỹ nữ được tuyển chọn từ khắp nơi. Giữa chốn hậu cung bạt ngàn những mỹ nữ ấy chỉ có 2 loại đàn ông: Một là Hoàng đế, hai là thái giám. Thái giám thì không có khả năng ái ân, vì vậy thực tế họ chỉ có cái vỏ ngoài của đàn ông chứ không phải một người đàn ông thực sự.
Đồng tính nữ thời cổ đại
Đồng tính nữ thời cổ đại

Còn Hoàng đế thì chỉ có một. Vì thế, cơ hội để 1 cung nữ có được sự sủng hạnh của Hoàng đế thực không dễ dàng. Do vậy, hầu hết những người cung nữ được đưa vào cung lúc họ đang ở độ tuổi xinh đẹp và tràn đầy sức sống nhất.

 Thế rồi, họ phải câm lặng sống cuộc sống buồn tẻ, cô quanh, chết dần chết mòn trong chốn tĩnh cung. Chẳng thế mà thi nhân Bạch Cư Dị thời Đường đã cảm khái mà viết rằng:

Túc không phòng, thu dạ trường,
Dạ trường vô mỵ thiên bất minh.
Cảnh cảnh tàn đăng bối bích ảnh,
Tiêu tiêu ám vũ đả song thanh.
Xuân nhật trì,
Nhật trì độc toạ thiên nan mộ,
Cung oanh bách chuyển sầu yếm văn
Lương yến song thê lão hưu đố,
Oanh quy yến khứ trường tiễu nhiên,
Xuân vãng thu lai bất ký niên,
Duy hướng thâm cung vọng minh nguyệt.
Đông Tây tú ngũ bách hồi viên.
Kim nhật cung trung niên tối lão,
Đại gia dao tứ thượng thư hiệu.

(Nghĩa là
Nằm buồng vắng, đêm thu dài.
Đêm dài không ngủ, trời mãi chẳng sáng.
Lẻ loi đèn tàn, bóng in trên vách,
Mưa đêm rả rích, tiếng đập ngoài song,
Ngày xuân trôi chầm chậm
Ngày chầm chậm, ngồi một mình, trời mãi chẳng chiều.
Oanh trong cung líu lo trăm giọng, buồn nghe đã chán tai.
Én đậu sóng đôi trên giường nọ, tuổi già không còn ghen tị.
Oanh về, én tếch, cảnh vẫn im lìm.

Xuân lại Thu qua, bao năm không nhớ,
Duy ở chốn cung sâu, ngắm nhìn trăng sáng.
Đông rồi lại Tây, từng đã bốn năm trăm độ tròn
Ngày nay trong cung, tuổi mình già nhất.
Mọi người đặt xa xôi cho cái tên: cụ Thượng)

Ở  Việt Nam, nhà thơ thời Lê cũng có hẳn 1 bài ngâm khúc mang tên “Cung oán ngâm khúc” kể về nỗi lòng của người cung nữ bị Hoàng đế ghẻ lạnh, phải sống trong sự cô đơn và dằn vặt ở chốn hậu cung.

Trước cuộc sống cô đơn, buồn tẻ và luôn bị dằn vặt ấy, những người phụ nữ trong hậu cung hành xử thế nào? Có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Có người nghĩ cách chạy trốn, thoát khỏi cuộc sống nhung lụa nhưng tàn bạo và buồn tẻ chốn hậu cung.

Sử sách chép rằng, vào đời vua Trung Tông nhà Đường, nhằm ngày rằm tháng Giêng, vua và hoàng hậu mặc quần áo thường dân ra khỏi cung để ra ngoài chơi. Một nhóm cung nữ đi theo hầu, nhân cơ hội được “tháo cũi sổ lồng” đã “bỏ trốn và không thấy trở về”.

Những người khác lại không đủ can đảm chạy trốn mà chọn cách tự than thân trách phận, kêu mình là kẻ hồng nhan bạc phận. Cuối cùng, khi không thể chịu đựng được sự buồn tủi và sự dằn vặt, họ đã tìm đến con đường chết.

Chẳng hạn như câu chuyện đầy bi kịch trong lịch sử Trung Quốc của Hầu phu nhân. Hầu thị là 1 cung phi trong hậu cung của Tùy Dạng Đế. Tuy nhiên, cũng như hàng ngàn mỹ nữ khác ở hậu cung, trong suốt cả đời, Hầu phu nhân chưa một lần được gặp vị Hoàng đế của mình. Trong sự phẫn uất và buồn tủi, Hầu phu nhân đã treo cổ mà chết.

Trên thực tế, những trường hợp nêu trên chỉ là cá biệt và hi hữu. Đa phần các cung nữ đều âm thầm chịu đựng cuộc sống trong chốn hậu cung và tìm cách tự giải thoát cho mình.

 Trong chốn hậu cung chỉ toàn phụ nữ và thái giám như vậy, cách tự giải thoát của các cung nữ chỉ có 3 dạng: Một là kết thành vợ chồng với một thái giám nào đó mà mình có cảm tình nhất như một cách để an ủi.

Trong sử sách, người ta gọi đây là chế độ “đối thực” hoặc “thái hộ”. Chế độ này cho phép thái giám kết hôn với 1 cung nữ nào đó trong cung và 2 người sống với nhau như vợ chồng. Cách thứ hai là tự thỏa mãn và cách cuối cùng chính là “yêu” chính những người đang chịu chung số phận với mình.

Chuyện đồng tính nữ đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời cổ đại và người ta gọi họ là “ma kính” (cọ xát kính). Hai người phụ nữ cùng vuốt ve thân thể của nhau để có được những thỏa mãn về tình dục. Do cả hai đều là phụ nữ, cơ thể giống nhau nên giống như họ đặt một cái gương trước mặt mà cọ xát.

Vì thế mới gọi là “ma kính”. Đôi khi, cũng có 1 người nữ hóa trang làm nam giới và tiến hành chuyện ân ái với người còn lại bằng dương vật giả. Trong các bức xuân cung đồ thời xưa đều có miêu tả về những cuộc ân ái này.

2. Ngoài các cung nữ, các ni cô và đạo cô chính tầng lớp thứ hai tồn tại những cuộc tình đồng tính. Ở Trung Quốc, từ thời nhà Hán, Đường, số lượng các ni cô, đạo cô bắt đầu nhiều lên. Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, người ta dường như không có mấy ấn tượng tốt đẹp dành cho họ.

Bởi lẽ, theo quan niệm xã hội thời phong kiến, vị trí của phụ nữ là phải ở trong nhà, lo việc nội trợ và chăm sóc con cái. Vì vậy, xuất gia, lánh đời nghĩa là họ đã “không giữ đạo của phụ nữ”.

Trong rất nhiều tiểu thuyết thời cổ đại, các am ni cô, nữ đạo quán được người ta miêu tả như một nơi nuôi trai, ô uế và dâm loạn. Thậm chí, người ta còn cho rằng, những ni cô, đạo sĩ một khi vào khuê phòng của phụ nữ thì nếu không đưa “xuân dược” (loại thuốc kích thích ham muốn tính dục) thì cũng là dắt mối hay làm trò đồng tính luyến ái.

 Có bài thơ lưu truyền trong dân gian còn viết rằng: “Đoạn tục nhập thiền lâm, thân thanh tâm bất thanh. Dạ lai phong vũ qua, nghi thị khấu môn thanh” (nghĩa là: Đã đoạn duyên tục để bước vào vườn thiền, thân ngoài có vẻ thanh tịnh nhưng trong tâm thì không thanh tịnh.

 Trong đêm có tiếng mưa gió thổi qua mà cứ nghĩ là tiếng gõ cửa). Bài thơ này hàm ý mỉa mai những ni cô, nữ đạo sĩ dù đã xuất gia, bước vào cõi thiền thanh tịnh song vẫn thường xuyên có những cuộc tình vụng trộm với đàn ông bên ngoài.

Trong nhiều tiểu thuyết thoại bản vốn rất thịnh hành vào thời nhà Minh đã kể chuyện những người đàn ông tới 1 am ni cô hoặc nữ đạo quán bị các ni cô và đạo quán này giữ lại, không cho về rồi suốt ngày luân phiên nhau cùng anh ta dâm loạn.

Kết quả, anh chàng này đã chết vì kiệt sức. Ngoài ra, không ít những bài dân ca trong dân gian châm biếm, trào tiếu mối quan hệ bất chính giữa hòa thượng và ni cô, đặc biệt là chuyện quan hệ tính dục hỗn loạn giữa những người ni cô với nhau.
Tranh về đồng tính thời cổ đại
Tranh về đồng tính thời cổ đại

Những câu chuyện nêu trên thực tế chỉ là suy luận của người đời, còn sự thực có như vậy hay không thì không có gì có thể đảm bảo. Trên thực tế thì có lẽ phải phân tích một cách cụ thể tình huống của những người ni cô, đạo cô vào trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mới có thể có một cái nhìn thấu đáo về thân phận của họ.

Những người phụ nữ quyết định cạo đầu đi tu vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thông thường có thể quy làm ba dạng: Loại thứ nhất thực sự tin vào Phật pháp, muốn xuất gia tìm nơi thanh tịnh, sống cuộc sống khổ hạnh, giản dị để cầu sự siêu thoát nơi niết bàn.

 Loại này chiếm đa số. Một loại khác đi tu do cuộc sống bức ép phải đi tu. Những người này coi các ni am, đạo quán là một chốn nương thân. Thuộc vào loại này là những cô kỹ nữ đã về già, nhan sắc đã tàn phai, không còn nơi nào dung chứa hay những người phụ nữ bị chồng, con bỏ rơi, không còn biết nương tựa nơi đâu.

Với loại thứ ba, xuất gia với họ chỉ là cái cớ, một vỏ bọc hoàn hảo để họ thực hành cái mà ngày nay chúng ta gọi là “cách mạng tình dục”, “tự do tình dục” mà thôi. Với họ ni am, đạo quán thực tế chỉ là 1 trạm nghỉ chân trong cuộc phiêu lưu tìm kiếm sự khoái lạc của cuộc đời họ mà thôi.

Theo đó thì chuyện tình đồng tính giữa các ni cô, đạo cô không phải là không có, song thực tế nó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” mà thôi.

Theo ghi chép của sử sách thì vào thời Đường và Tống, những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc xuất gia làm ni cô, đạo cô rất nhiều. Vì thế, vào thời này, những ni cô ăn mặc diêm dúa, thích tiếp tục khách, thậm chí là phóng đãng, dâm loạn không phải là hiếm.

Sách “Tương Sơn Dã Lục” có ghi chép: “Trưởng công chúa xuất gia làm ni cô, triều đình phái tới hơn 20 người theo hầu”. Điều này cho thấy, những phụ nữ quý tộc như công chúa, quận chúa dù xuất gia làm ni cô, đạo cô song vẫn giữ cuộc sống rất sung túc.

Sách “Liễu Đình Thi Thoại” cũng có đoạn chép: “Ba bài thơ ‘Bích thành’ của Lý Nghĩa Sơn viết về việc công chúa Cái Vĩnh xuất gia làm ni cô. Các công chúa triều Đường rất nhiều người xuất gia.

Các vị công chúa như Văn An, Tầm Dương, Bình Lương, Thiệu Dương, Vĩnh Gia, Vĩnh An, Nghĩa Xương, An Khang,… đều có thời gian xuất gia làm đạo sĩ. Tuy nhiên, thực tế chỉ lấy am quán làm vỏ bọc để làm những lăng loàn tránh bị người đời chê cười”.

Những ghi chép này cho thấy, các cô công chúa thời xưa, với sự quản lý nghiêm ngặt trong chuyện tình ái trong hoàng cung, việc thực hiện “cách mạng tình dục” là rất bất tiện. Tuy nhiên, một khi được ra ngoài, trở thành một ni cô, đạo cô thì tình hình đã khác rất nhiều. Trong thân phận 1 ni cô và ở cách xa Hoàng cung, các cô công chúa được tự do thoải mái hơn rất nhiều.

Dương Ngọc Hoàn Dương Quý Phi trước khi được đưa vào hậu cung của Đường Minh Hoàng cũng phải trải qua một thời gian làm nữ đạo sĩ để tránh những lời dị nghị của người ngoài.

Số là, Dương Quý Phi vốn là vợ của Thọ Vương, hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng, nghĩa là Dương Quý Phi về danh nghĩa là con dâu của Đường Minh Hoàng. Thế nhưng, ông vua đa tình triều Đường lại đã quá si mê người con dâu xinh đẹp nên bằng mọi cách phải chiếm đoạt bằng được.

Vì thế, thái giám Cao Lực Sĩ mới nghĩ ra một cách là để cho Dương Ngọc Hoàn xuất gia làm ni cô. Đã xuất gia nghĩa là dứt bỏ cuộc đời trần thế, Dương Ngọc Hoàn không còn là vợ của Thọ Vương nữa. Hơn nữa, một khi được đưa vào hậu cung làm ni cô, Đường Huyền Tông và Dương Ngọc Hoàn sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, ân ái hơn.

Trong thân phận những người xuất gia, các ni cô, đạo cô họ không bị ràng buộc bởi những quan niệm ngặt nghèo của thời đại mình dành cho phụ nữ. Họ có thể ra ngoài, đi khắp nơi trong cả nước.

Họ có thể tự do ra vào cung cấm cũng như các gia đình thường dân. Họ cũng không bị hạn chế tiếp xúc với những người phụ nữ khác. Tất cả điều này khiến họ có điều kiện thuận lợi hơn trong chuyện tình ái.

Ăn, uống và chuyện nam nữ, đó là những nhu cầu bản năng của con người. Các ni cô, đạo cô cũng không ngoại lệ. Vì vậy, thực tế không có gì lạ khi họ có nhu cầu về chuyện ái ân nam nữ. Trong lịch sử Trung Quốc, những nữ đạo sĩ, ni cô nổi tiếng phong tình như Ngư Huyền Cơ không phải là cá biệt. Là 1 nữ đạo sĩ nhưng Ngư Huyền Cơ luôn mở rộng cửa tiếp đón bất cứ người bậc văn nhân nào và coi đó như chuyện hoàn toàn bình thường.

Ngoài những mối tình với những người đàn ông, những cuộc tình đồng tính cũng không ít. Thậm chí, trong xã hội bấy giờ, những cuộc tình đồng tính của các ni cô được người ta chấp nhận dễ dàng hơn những cuộc ái ân vụng trộm với đàn ông.

Bởi lẽ, theo họ, những cuộc tình đồng tính như vậy không ảnh hưởng gì nhiều tới gia đình người khác, không thể coi là “thất tiết” đồng thời cũng chẳng ảnh hưởng gì tới huyết thống của con cháu.

Tất nhiên, không bị người đời lên án gay gắt nhưng cũng không có nghĩa là nó được người ta coi là chuyện tốt lành gì.

Đào Tông Nghĩa thờ nhà Nguyên cho rằng, các ni cô, đạo cô không được phép tùy ý vào phòng riêng của con gái để tránh sinh loạn. Việc sinh loạn ở đây chính là nhằm chỉ những cuộc tình đồng tính giữa các ni cô với những cô gái này.

3. Các cung nữ và ni cô đều là những người ít có cơ hội tiếp xúc với đàn ông, vì vậy việc họ có những cuộc tình đồng tính thực chất chỉ là cách để hỏa giải tỏa những ẩn ức tính dục của mình.

Khoa học ngày nay gọi là đồng tính do hoàn cảnh. Nếu như họ có thể thay đổi hoàn cảnh sống của mình, được tiếp xúc với đàn ông nhiều hơn, tự do hơn thì rất có thể họ sẽ “hoàn lương” để sống như những người phụ nữ bình thường.

 Tuy nhiên, thực tế thì vào thời phong kiến Trung Quốc, rất nhiều người phụ nữ bình thường vẫn có những cuộc tình đồng tính. So với hai loại trên thì những cuộc tình đồng tính loại này bền vững hơn rất nhiều.

Chẳng hạn như vào thời Minh và Thanh rất thịnh hạnh phong trào những phụ nữ làm nuôi tằm dệt tơ ở Thuận Đức, Quảng Đông không xuất giá và cứ sống như vậy cho tới già. Trong ngôn ngữ dân gian người ta gọi họ là các “bà cô”.

Họ còn tổ chức hội, cùng tới sống với nhau tại một nơi gọi là “nhà bà cô”. Thời xưa, nơi nuôi tơ tằm được coi là nơi thiêng liêng và sạch sẽ, đàn ông không được vào.

Vì thế, “nhà bà cô” cũng không cho phép bất cứ ngườ đàn ông nào được bước vào. Những người phụ nữ tại đây cùng nhau cắt máu kết nghĩa làm chị em và thề rằng sẽ không bao giờ lấy chồng. Họ sống với nhau thân thiết như người một nhà, họa hay phúc đều cùng nhau chia sẻ, cho đến cuối đời vẫn không rời đi.

Nghi thức gia nhập hộ của những người phụ nữ này được thực hiện giống hệt như nghi lễ đám cưới. Cô gái chuẩn bị gia nhập hội dùng chiếc lược thường mang theo chải thành một kiểu đầu khác, tiếp đó tới chùa, trước mặt tất cả mọi người giết một con gà trống uống máu và đọc lời thề. Những cô gái đã trải qua nghi thức này thì tất cả mọi hôn ước trước đó coi như bị hủy bỏ.

Những người đàn ông có hôn ước với họ sẽ không thể ép buộng. Tuy nhiên, nhà trai có thể buộc họ phải đền bù những khoản tiền đính hôn và các lễ vật. Những khoản tiền này thường do những người chị em kết nghĩa trong hội của cô gái chung nhau chi trả.

Cũng giống như những cuộc tình đồng tính nam, đồng tính nữ cũng là một đề tài quan trọng của các bộ tiểu thuyết thời xưa ở Trung Quốc, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết lấy chuyện ái ân nam nữ làm chủ đề.

Bởi lẽ, tiểu thuyết văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống mà thực tế thì những cuộc tình đồng tính nữ thời cổ đại không hề ít.

Chẳng hạn như tiểu thuyết “Kim Bình Mai” của Tiếu Tiếu Sinh thờ nhà Minh hay “Cách Liêm Hoa Anh” của Đinh Diệu Hàng không chỉ miêu tả những cuộc tình đồng tính nữ mà còn miêu tả một người phụ nữ trong lúc ân ái đã đánh người kia cho tới khi chảy máu lênh láng thì mới thỏa mãn dục vọng của mình.

Trong các bộ tiểu thuyết nổi tiếng thời cổ đại như “Hồng Lâu Mộng” hay “Liêu Trai Chí Dị”,… đều có những câu chuyện liên quan tới đồng tính nữ. Chẳng hạn như mối quan hệ giữa Tường Quan và Vy Quan trong Hồng Lâu Mộng chính là mối quan hệ đồng tính chứ không phải là quan hệ thân thiết như chị em mà người ta vẫn tưởng.

Từ những cuộc tình đồng tính nữ đã nói ở trên, có thể thấy, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này trong xã hội phong kiến Trung Quốc vô cùng phức tạp. Rất nhiều vương công, quý tộc, bọn giàu sang quyền quý cũng bày trò đồng tính.

 Tuy nhiên, đại bộ phận chúng chẳng có cái gọi là tình yêu mà chỉ là một trò dâm loạn, biến thái. Chúng chỉ chán ghét những cuộc tình khác giới, muốn tìm cảm giác mới nên mới tìm tới những cuộc tình đồng tính như thứ của lạ. Tuy nhiên, ở một bộ phận nào đó, những cuộc tình đồng tính này xuất phát từ hoàn cảnh dồn đẩy. Ở họ, chuyện tình đồng tính trở thành một cách để giải thoát. Ở họ, vẫn phần nào có thể tìm thấy những tình cảm chân thật. Và quan trọng hơn, những tình cảm này hoàn toàn không phải điều gì tội lỗi.
 
  • Phong Nguyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét