CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Danh tướng Mã Siêu một trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị

Việc La Quán Trung, tác giả của “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả Mã Siêu như vậy có lẽ là vì để “bôi xấu” Tào Tháo hoặc vì một ý đồ nào khác. Bởi lẽ, theo những gì được ghi chép trong “Tam Quốc Chí”, cuốn sử được cho là chính xác nhất về thời Tam Quốc thì Mã Siêu không phải là một nhân vật uy phong lẫm liệt đến như vậy.
Ngược lại, Mã Siêu là một kẻ đầy dã tâm, tàn bạo những ít mưu lược, hành động không thể coi là một người tốt chứ đừng nói là một anh hùng oai phong lẫm liệt như mô tả của “Tam Quốc diễn nghĩa”…

1. Trong cuốn tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” nổi tiếng, Mã Siêu là một trong “Ngũ hổ tướng” dưới trướng của Lưu Bị.

Theo thứ tự thì “Ngũ hổ tướng” bao gồm Quan (Quan Vũ) – Trương (Tương Phi) – Triệu (Triệu Vân) – Mã (Mã Siêu) – Hoàng (Hoàng Trung), như vậy, Mã Siêu xếp ở vị trí thứ 4. Cách sắp xếp này cũng có lý do của nó.

Nếu như so tài với nhau thì Quan, Trương, Triệu - ba người chắc chắn không thể thua, hoặc chí ít cũng ngang ngửa với Mã Siêu. Tuy nhiên, Hoàng Trung do tuổi tác đã cao, nếu một khi đọ sức, có lẽ khó có thể thắng được 1 người tuổi còn thanh niên tráng kiện như Mã Siêu, vì vậy mới đành xếp ở vị trí cuối cùng.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Mã Siêu và cha mình là Mã Đằng cùng với Hàn Toại là những địa chủ vùng Tây Lương. Ban đầu Mã và Hàn tập hợp binh mã, keo về Trường An với ý định thảo phạt những thủ hạ dưới quyền của Đổng Trác nhưng không may bị quân của Trác đánh bại buộc phải rút chạy về Tây Lương.
Sau đó, Mã Đằng cùng con cháu của mình lại tiếp tục nhận được mật chiếu của Hán Hiến Đế, dẫn binh tấn công tiêu diệt Tào Tháo.

Tuy nhiên, mật chiếu bị tiết lộ, Mã Đằng bị Tháo giết chết, chỉ có cháu là Mã Đại chạy thoát về Tây Lương. Mã Siêu khi đó được giao nhiệm vụ ở lại trấn thủ Tây Lương, nghe được tin này nổi giận đùng đùng, cùng với Hàn Toại dẫn quân kéo xuống Trường An báo thù cho cha và những người anh em của mình.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Tào Tháo rất sợ họ Mã. Trong trận chiến Xích Bích, Từ Thứ biết trước Tháo sẽ thất bại, muốn tìm cách rời khỏi Xích Bích để tránh họa sát thân. Bàng Thống đã chỉ cho Từ Thứ một cách là nói dối rằng, họ Mã ở Tây Lương đang nổi dậy làm phản khiến Tào Tháo lo lắng, lệnh cho Thứ quay về trấn thủ ở Đồng Quan.

 Nhờ thế, Từ Thứ mới thoát khỏi được trận hỏa chiến đẫm máu ở Xích Bích. Sau đó thì Mã Siêu cùng các địa chủ Tây Lương nổi dậy chống lại Tào Tháo thật. Để đối phó với Mã Siêu, Tào Tháo đã tự mình dẫn theo đại quân cùng với những danh tướng dưới trướng như Từ Hoảng, Hứa Chử,…
Mã Siêu trên phim
Mã Siêu trên phim

 Trong những trận ác chiến giữa hai bên ở Đồng Quan, Tào Tháo nhiều lần bị quân Mã Siêu đánh cho tan tác, có lần phải cắt râu, vứt áo, có lần phải xuống sông tranh thuyền với quân lính mà chạy trốn,… thậm chí có lần, Tháo suýt chết dưới thương của Mã Siêu.

 Biết dùng võ không thể thắng được Mã Siêu, Tháo bèn dùng mưu. Ban đầu, Tào Tháo dùng kế ly gián Hàn Toại và Mã Siêu rồi lần lượt đánh bại từng người một. Mã Siêu thất bại phải chạy về Tây Lương.

Hai năm sau đó, Mã Siêu lại dấy binh định tấn công Tào Tháo một lần nữa. Tuy nhiên, lần này Mã Siêu chỉ tung hoành ở vùng Long Hữu, chưa vượt ra được khỏi Tây Lương thì bị các quan cai trị địa phương là Dương Phụ, Khương Tự,… đánh bại. Lúc này, Mã Siêu rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, chỉ đành theo về với Trương Lỗ ở Hán Trung.

Dưới trướng của Trương Lỗ, Mã Siêu nhiều lần đề nghị Lỗ phát binh tấn công Tào Tháo nhưng không thành, lại thêm, nhiều đại tướng của Trương Lỗ luôn tìm cách gây hiềm khích với Mã Siêu, vì vậy, khi Trương Lỗ phái Mã Siêu mang quân tấn công Lưu Bị, Mã bèn trở mặt theo luôn Lưu Bị.

Lúc bấy giờ, Ích Châu Mục (quan cai trị ở Ích Châu) là Lưu Chương nghe tin Mã Siêu theo về với Lưu Bị bèn mang quân tấn công Thành Đô.

Nhân lúc tình hình rối loạn, Lưu Bị đã lấy được Ích Châu. Sau đó, dưới trướng của Lưu Bị, Mã Siêu luôn được giao nhiệm vụ trấn giữ trận địa phía Tây bởi lẽ mối quan hệ giữa Mã và người Khương, Hồ ở Tây Lương khá tốt. Không lâu sau đó, Mã Siêu qua đời khi mới ở tuổi 47.

“Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả Mã Siêu là: “Mặt như mũ ngọc, mắt như sao sa, thân hổ, tay khỉ, bụng hổ, eo sói”. Theo quan điểm thời bấy giờ, Mã Siêu được coi là một người tuấn tú khôi ngôi, dũng cảm vô địch. Do Mã Siêu rất thích mặc màu trắng nên còn có biệt danh là “Cảm Mã Siêu”. Từ khi còn nhỏ, Mã Siêu đã theo cha thảo trừ bọn phản loạn.

Sau đó, vì Tào Tháo giết chết cha và những người anh em của Mã Siêu nên Mã Siêu nhiều lần khởi binh tiêu diệt Tào Tháo. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Tào Tháo là một nhân vật phản diện, Mã Siêu dấy binh thảo phạt Tào Tháo là báo đáp cho quốc gia.

Mang cả nợ nước lẫn thù nhà, có thể nói, Mã Siêu là 1 nhân vật thuộc về phe “chính diện” trong cuốn tiểu thuyết nổi danh “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Việc La Quán Trung, tác giả của “Tam Quốc diễn nghĩa” miêu tả Mã Siêu như vậy có lẽ là vì để “bôi xấu” Tào Tháo hoặc vì một ý đồ nào khác. Bởi lẽ, theo những gì được ghi chép “Tam Quốc Chí”, cuốn sử được cho là chính xác nhất về thời Tam Quốc thì Mã Siêu không phải là một nhân vật uy phong lẫm liệt đến như vậy.

Ngược lại, Mã Siêu là 1 kẻ đầy dã tâm, tàn bạo những ít mưu lược, hành động không thể coi là một người tốt chứ đừng nói là một anh hùng oai phong lẫm liệt như mô tả của “Tam Quốc diễn nghĩa”.

2. Câu chuyện có lẽ phải bắt đầu từ Mã Đằng và Hàn Toại trở đi.. Mã Đằng tự là Thọ Thành, là hậu duệ của Phục Ba Tướng quân Mã Viện nhờ công lao trong việc chinh chiến, từ một thường dân, Mã Đằng được phong làm Chinh Tây, rồi Chinh Đông Tướng quân.

Họ Mã nhiều đời sống tại Long Hữu. Hàn Toại tự là Văn Ước, ban đầu cùng với Biên Chương nổi loạn ở khu vực phía bắc của Tây Lương. Người theo về có tới hơn chục vạn, triều đình không thể dẹp nổi.

Sau đó, Biên Chương chết, triều đình bèn phong cho Hàn Toại làm Trấn Tây Tướng quân, Hàn trở mặt đồng ý quy thuận triều đình. Mã Đằng và Hàn Toại ban đầu kết làm anh em kết nghĩa, sau đó, do thuộc hạ tấn công lẫn nhau, thành ra hai vị chủ tướng vì bảo vệ thuộc hạ mà trở mặt thành thù, bắt đầu tấn công nhau.

Ban đầu, Mã Đằng giành thắng lợi, Hàn Toại thua trận phải rút lui. Sau đó, Hàn Toại lại quay lại đánh bại Mã Đằng, còn giết cả vợ của Mã Đằng. Từ đó, hai bên đánh nhau không dứt, mãi cho tới khi quan Tư lệ Hiệu úy là Chung Dao tới giải hòa thì hai bên mới chấm dứt.

Trong trận chiến Quan Độ giữa quân Tào Tháo và Viên Thiệu sau đó, cháu của Viên Thiệu là Cao Can cùng đại tướng quân Quách Viện đêm quân đột kích Trường An.

Chung Dao bèn báo cho Mã Đằng, Mã Đằng sai Mã Siêu dẫn hơn một vạn tinh binh hợp lực với Chung Dao đánh bại Cao Can và Thiền vu của Hung Nô. Bộ tướng của Mã Siêu là Bàng Đức chặt được đầu của đại tướng quân Quách Viện (Quách Viện là cháu họ ngoại của Chung Dao).

Sau đó, Cao Can nhiều lần đem quân tấn công đều bị Chung Dao, Mã Đằng và Mã Siêu dẫn quân đánh bại. Khi Tào Tháo dẫn quân tấn công Kinh Châu, Mã Đằng ở lại trấn giữ quan Trung.

Năm Kiến An thứ 13, tức năm 208, do muốn tránh cục diện quận phiệt cát cứ hỗn loạn ở Quân Tây tái diễn, Chung Dao đã ra lệnh cho Mã Đằng về triều làm quan. Mã Đằng khi đó tuổi tác đã cao vì thế đã đồng ý chức quan 2.000 thạch đó, chấp nhận về kinh sư.

Lúc đó, Tào Tháo đã ngay lập tức phong cho Mã Đằng làm Vệ Úy, hai em trai ruột của Mã Siêu là Mã Hưu và Mã Thiết được phong làm Phụng Xa Đô Úy và Kỵ Đô Úy, theo Mã Đằng và gia quyến cùng dời đến sống tại Nghiệp Quận. Ngoài ra, Tháo còn phong cho Mã Siêu làm Biên Tướng Quân, một mình ở lại Quân Tây thống lĩnh quân lính của Mã Đằng. Đồng thời, Hàn Toại cũng đưa con trai của mình về kinh làm con tin.

Tới năm Kiến An thứ 16, tức năm 211, Mã Siêu không quản gì tới tính mạng của cha cũng như các em của mình ở Nghiệp Quận, dấy binh làm phản.

Hậu quả trực tiếp của hành động này, đương nhiên là khiến cho cha, hai em trai và toàn bộ gia tộc họ Mã ở kinh đô đều mắc tội phản loạn, hoặc bị chặt đầu hoặc bị nhốt vào ngục tối, tổng cộng có tới hơn 100 người.

Lần đó, Tào Tháo có thể coi đã cư xử rất đáng mặt anh hùng với gia tộc họ Mã. Mãi tới tháng 5 năm sau mới ra lệnh chém đầu Mã Đằng và gia tộc họ Mã.
Mã Đằng
Mã Đằng
Không bàn tới tính tàn bạo của chế độ một người có tội chém cả ba họ dưới thời phong kiến, chỉ nói tới tình thế cụ thể lúc bấy giờ thì có thể thấy là việc triều đình nhà Hán bắt giữ con tin của các chư hầu, quân phiệt địa phương để tránh tình trạng cát cứ không phải là không có lý.

Trong khi đó, trong khi triều đình trung ương chưa có bất cứ hành động nào đe dọa tới mình, chỉ vì một lý do rất vẩn vơ là “nghi Chung Dao tấn công”, Mã Siêu đã cùng Hàn Toại, Dương Thu, Lý Khám,… tập hợp binh mã nổi loạn. Mục đích hành động này của Mã Siêu chính là muốn cát cứ xưng bá ở Tây Lương, làm một hoàng đế địa phương.

Chỉ cần xem cách hành xử của Mã Siêu khi gặp bất lợi trong cuộc chiến ở Đồng Quan có thể thấy rất rõ: Khi đó, Mã Siêu đóng trại ở phía Nam sông Vị, sai người tới xin lấy phần đất từ phía Tây sông trở đi và cầu hòa nhưng Tháo không đồng ý.

 Tháng chín, Tháo mang quân vượt sông tấn công Mã Siêu. Mã Siêu và đồng bọn bỏ chạy rồi sai người tới xin cắt đất cầu hòa…

Rõ ràng, Mã Siêu coi đất đai của triều Hán như đất sau vườn nhà mình, thích chiếm lúc nào thì chiếm. Bởi lẽ, nếu không như vậy thì sao có thể dễ dàng dấy binh nổi loạn, rồi khi thất thế lại xin cắt đất cầu hòa như vậy được.

 Tuy nhiên, đất mà Mã Siêu muốn cắt không phải là đất riêng nhà họ Mã mà là đất đai của Hán triều, do vậy, Tào Tháo thân là thừa tướng triều Hán không thể đồng ý một điều kiện đàm phán như vậy được.

Trong khi trước đó, khi dấy binh làm phản, Mã Siêu còn yêu cầu Hàn Toại bỏ mặc những người thân của mình đang bị giữ làm con tin ở kinh đô. Lúc đó, Mã Siêu đã nói với Hàn Toại rằng: “Nay Siêu này đã bỏ cha, nhận tướng quân làm cha thì tướng quân cũng nên bỏ con, nhận tôi làm con”.

Với hành động này, Mã Siêu không chỉ “bất trung” mà còn là kẻ “bất hiếu”, “bất nghĩa”. Nổi binh chống lại triều đình với ý định cát cứ, xưng bá một vùng mà không hề có lý do chính đáng, ấy là “bất trung”. Con mà không quan tâm tới tính mạng của cha mẹ ấy là “bất hiêu”.

Làm người mà không thèm quan tâm tới tính mạng của anh em, họ tộc, ấy là “bất nghĩa”. Có thể thấy rõ, Mã Siêu là người vì muốn đạt mục đích của  mình, không quản gì tới chuyện sống chết của những người trong gia đình. Một người như vậy chẳng phải là kẻ lòng lang dạ sói hay sao.

3. Còn như chuyện Mã Siêu là kẻ hữu dũng vô mưu thì có lẽ ai cũng biết cả. Bởi lẽ, hầu như chẳng hề có cuốn sách nào, kể cả “Tam Quốc diễn nghĩa” nói Mã Siêu là một người túc trí đa mưu. Chỉ cần xem thái độ của Tào Tháo khi quân tiếp viện của Mã Siêu liên tục kéo đến cũng đủ biết, Tháo xem thường trí mưu của Mã Siêu tới mức nào.

Sách “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ, phần Ngụy Thư, chương Vũ Đế Bản Kỷ có đoạn chép: “Mỗi lần có quân tiếp viện của Mã Siêu kéo đến, Tào Tháo lại lộ rõ vẻ mặt vui mừng. Sau khi đánh bại Mã Siêu, các tướng mới hỏi vì sao Tháo lại có vẻ mặt như vậy mỗi khi Mã Siêu có quân tiếp viện.
Mã Chao
Mã Chao

 Tào Tháo đáp: Đất Quan Trung rộng lớn, xa xôi, nếu như quân địch dựa vào địa thế hiểm trở mà đánh thì muốn tiêu diệt chúng, ít nhất cũng mất một tới hai năm. Nay quân địch lại tập hợp lại một chỗ, quân của chúng tuy đông nhưng lại ô hợp, quân không nghe lời chủ tướng thì chỉ cần một trận có thể tiêu diệt sạch. Vì thế mà ta mới vui mừng”.

Nếu như Mã Siêu là kẻ túc trí đã mưu, Tào Tháo không bao giờ có thể có thái độ chắc thắng như vậy. Bởi lẽ, việc viện quân kéo đến tiếp trợ là một mối uy hiếp rất lớn.

Tuy nhiên, Tào Tháo lại rất coi thường, cho rằng, quân tuy đông nhưng chỉ cần một trận là có thể diệt sạch. Tào Tháo có thể chắc chắn rằng, không quản quân Mã Siêu đông tới mức nào, chỉ cần một trận là tiêu diệt gọn gàng. Điều đó cho thấy, Tào Tháo rất coi thường trí lược cầm quân của Mã Siêu.

Sau khi bị Tào Tháo đánh bại lần thứ nhất ở Đồng Quan, lần thứ hai Mã Siêu khởi binh, quân chưa vượt ra khỏi Tây Lương đã bị các quan lại địa phương đánh cho tan tác khiến rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Vì vậy, có thể nói, việc Mã Siêu là kẻ hữu dũng vô mưu là chuyện không cần phải tranh cãi nhiều.

Tiếp đến là sự tàn bạo của Mã Siêu. Chỉ riêng việc Mã Siêu bỏ mặc cha mình là Mã Đằng, hai em trai là Mã Hưu và Mã Thiết cùng toàn bộ gia quyến họ Mã  hơn một trăm mạng người ở kinh đô, mặc cho Tào Tháo lấy cớ Siêu làm phản mà giết hoặc giam vào ngục tối, phải chịu khổ sở cũng đủ thấy Mã Siêu là nhẫn tâm tới mức nào.

Nhiều người có thể lấy cái gọi là “đại nghĩa diệt thân” để biện minh cho Mã Siêu. Tuy nhiên, hành động nổi loạn của Mã Siêu không hề có chút “đại nghĩa” nào.

Hơn nữa, ngay cả những người vì “đại nghĩa” mà phải diệt thân cũng là trong trường hợp bất khả kháng mới phải làm như vậy.

Còn như Mã Siêu thì đã chủ đích như vậy ngay từ đầu. Cứ xem cách nói của Mã Siêu với Hàn Toại đã dẫn ở trên thì cũng đủ rõ. Mã Siêu bỏ mặc cha mẹ, các em và thân thích của mình bị chém đầu mà nhẹ như lông hồng, chẳng có chút day dứt nào. Một người như vậy chẳng phải là tàn nhẫn quá lắm hay sao?

Ngoài ra, trong cuộc nổi dậy lần thứ hai, Mã Siêu không những giết đi rất nhiều quan lại cao cấp của triều Hán đã đầu hàng mình, từ thái thú tới thích sử mà còn giết rất nhiều người nhà của các quan lại chống cự lại mình. Trong số này, nổi tiếng nhất chính là việc Mã Siêu giết chết mẹ ruột của Phủ Di Tướng quân Khương Tự.

Sử chép rằng, quân lính của Siêu bắt được mẹ đẻ của Khương Tự giải đến chỗ Mã Siêu. Khương mẫu vừa nhìn thấy Mã Siêu lớn tiếng mắng rằng: “Mày là đứa con bất hiếu, phản lại cha mình, là tên giặc đáng chết giết vua. Mày là đứa trời không dung, đất không tha. Mày không chết đi mà còn dám mang mặt mũi mà nhìn người ta hay sao!”.

Mã Siêu nghe chửi như vậy liền nổi giận ra lệnh mang bà lão ra chém đầu. Chỉ một ví dụ như vậy cũng đủ thấy Mã Siêu là kẻ tàn bạo tới mức nào.

Bây giờ chúng ta sẽ xem Mã Siêu dũng cảm tới mức nào. “Tam Quốc diễn nghĩa” đã dành cho Mã Siêu rất nhiều “ưu đãi” khi miêu tả Siêu như một dũng tướng oai phong lẫm liệt, ngàn người khó địch, xếp vị trí thứ 4 trong số “Ngũ hổ tướng” của nhà Thục Hán.

Tuy nhiên, thực tế thì Mã Siêu không được “dũng mãnh” như vậy. Chỉ cần xem đoạn miêu tả cuộc đối đầu giữa Mã Siêu và Tào Tháo trong trận Đồng Quan có thể thấy rất rõ điều này.

 Sử sách chép rằng, trong trận chiến Đồng Quan, có lần Mã Siêu và Tào Tháo đã có một giáp mặt trực tiếp trên chiến trường. Lúc đó, Tào Tháo và Hàn Toại, Mã Siêu cưỡi ngựa tới trước trận tiền nói chuyện với nhau.

 Mã Siêu ỷ vào mình có sức lực định ngấm ngầm nhân lúc Tào Tháo nói chuyện với Hàn Toại không để ý, xông lên bắt sống Tháo. Không ngờ, vừa xông lên thì bị tướng của Tháo là Hứa Chử đứng bên, trợn mắt lườm một cái, Siêu co rúm người, không dám động đậy nữa.

Từ đoạn miêu tả này có thể thấy, lúc đó hai bên có 4 người, Hàn Toại, Mã Siêu một bên, Tào Tháo và Hứa Chử một bên, hai đấu hai, tạm coi là cân bằng nếu không nói là ưu thế nghiêng về phe Mã Siêu. Thế nhưng Hứa Chử chỉ mới trợn mắt lườm một cái, Mã Siêu đã “không dám động đậy”.

Một dũng tướng dày dặn chiến trường, nổi tiếng vũ dũng mà kẻ địch mới trợn mắt một cái đã co rúm người thì làm sao có thể gọi là “uy dũng” được. Ngoài ra, còn một chuyện mà rất ít người biết, đó là khi diễn ra cuộc chiến loạn giữa cha Siêu là Mã Đằng và Hàn Toại, Mã Siêu và con rể của Hàn Toại là Diêm Hành đã có một trận đối đầu rất đáng hổ thẹn.

Sử chép: “Năm Kiến An thứ nhất, Hàn Toại và Mã Đằng đánh lẫn nhau. Con trai của Đằng là Siêu đánh nhau với con rể của Hàn Toại là Diêm Hành.

Hành đâm Siêu, nhưng do chiếc mâu bị gãy nên chỉ sượt qua đầu Siêu, suýt giết được Siêu”. Có thể nói, lúc bấy giờ, nếu như chiếc mâu của của Hành không bị gãy thì có lẽ đầu của Mã Siêu đã thêm một cái lỗ, về theo tổ tiên từ lâu.

Phải nói thêm rằng, trong sử sách, chẳng có bao nhiêu người biết Diêm Hành là ai. Ngay cả “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng không thấy bóng dáng của nhân vật này.

Một kẻ không tên không tuổi như Diêm Hành mà suýt chút nữa đã có thể giết chết được 1 dũng tướng uy danh, xếp ở vị trí thứ 4 trong “Ngũ hổ tướng” thì chẳng phải là điều khó tin lắm hay sao? Từ đó, chỉ có thể nói rằng, cái uy phong lẫm liệt của “Cẩm Mã Siêu” thực ra chỉ là cái danh hão mà tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” đã gán cho Siêu nhằm bôi xấu TàoTháo mà thôi.
  • Đại Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét