CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Báu vật có một không hai trong lăng mộ Hán Vũ Đế

Trong các vị Hoàng đế của triều Hán, một trong số các triều đại hiếm hoi được coi là thịnh trị thời phong kiến Trung Quốc, Hán Vũ Đế luôn được ca ngợi là ông vua anh minh, sáng suốt. Song, do tham vọng kéo dài sự trị vì của mình, vị vua lý tưởng ấy cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay đã mang quá nhiều vàng bạc, châu báu chôn theo mình. 
Nhưng thật mỉa mai, điều này không những không giúp con cháu ông có thể duy trì được sự cai trị ngàn đời cũng không giúp ông sau khi chết đi có thể tiếp tục hưởng vinh hoa phú quý mà còn biến lăng mộ nơi chôn cất ông trở thành mục tiêu đào bới của bọn trộm mộ…

Những báu vật ở Mậu Lăng

Lăng mộ của Hán Vũ Đế được gọi là Mậu Lăng. Lăng mộ này được Hán Vũ Đế xây dựng từ năm 139 trước Công nguyên, khi ông lên ngôi cho tới khi ông chết mới hoàn thành, tổng cộng kéo dài 53 năm. Tới mức, sách vở mô tả rằng, những hàng cây được trồng khi xây dựng lăng mộ tới khi xây xong thì đã trở thành cổ thụ, thân cây phải 2 người ôm mới xuể. Từ thời gian mà suy ra thì cũng đủ thấy quy mô của Mậu Lăng lớn tới mức nào.

 Theo ghi chép thì, Hán Vũ Đế dùng gần như toàn bộ tiền bạc của quốc khố mỗi năm để dùng vào việc xây dựng Mậu Lăn. Chỉ riêng khối lượng đá được đào lên phục vụ cho việc xây lăng mộ đã lên tới hàng triệu mét khối.
Lư hương
Lư hương
Thêm vào đó là công làm gỗ, làm đá, làm ngói, công tu sửa, công chạm khắc, công trang hoàng,… Có thể nói tổng số nhân lực, tài lực, vật lực sử dụng để xây Mậu Lăng là không thể tính toán được.

Năm 87 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế chết. Trước khi mai táng, thi thể Hán Vũ Đế được khâm liệm tại điện trước của cung Vị Ương. Việc chuẩn bị an táng cho Hán Vũ Đế được chuẩn bị rất cẩn thận và công phu với vô số vàng bạc, đồ châu báu tùy táng.

 Theo ghi chép của sách “Tây Kinh Tạp Ký” thì bên trong quan tài, miệng của Hán Vũ Đế ngậm thiền ngọc, xung quanh đặt rất nhiều vàng bạc châu báu. Trên người Hán Vũ Đế mặc 1 chiếc áo được làm từ ngọc quý.

Thân hình Hán Vũ Đế lúc sinh thời rất to và béo, vì vậy, chiếc áo ngọc dùng để an táng cho Hán Vũ Đế dài tới 1,88 mét. Người ta đã phải dùng tới 1498 miếng ngọc lớn nhỏ khác nhau để kết thành chiếc áo. Cộng thêm cả những sợi vàng dùng để nối kết các miếng ngọc, chiếc áo ngọc của Hán Vũ Đế nặng tới 1,1 kilogam.

Bên dưới địa cung của Mậu Lăng của Hán Vũ Đế cũng được chôn theo rất nhiều châu báu, vàng ngọc quý giá. Sách “Hán Thư” và “Tân Đường Thư” đều chép rằng: Hán Vũ Đế ngồi trên ngai vàng hơn nửa thế kỷ, thời gian tại vị dài hơn rất nhiều so với các vị Hoàng đế khác, lại thêm, thời bấy giờ, kinh tế khá thịnh vượng vì thế, những vật phẩm tùy táng (thường là những đồ quý giá mà khi lúc sinh thời, người chết rất thích dùng) trong lăng mộ của Hán Vũ Đế rất nhiều.

Ngoại trừ hơn 190 loại vật phẩm tùy táng các loại động vật sống như trâu ngựa, hổ báo,… cũng được chôn cất dưới lăng mộ.

Người ta nói rằng, một chiếc dương bằng ngọc, một cây gậy bằng ngọc mà quốc vương của Khang Lương Quốc từng tặng Hán Vũ Đế cùng với hơn 30 cuốn kinh được đặt trong một hộp bằng vàng Hán Vũ Đế thường đọc khi còn sống cũng được chôn theo ông.

 Lúc còn sống, Hán Vũ Đế có nuôi 9 con tuấn mã gồm: Vân Phù, Xích Điện, Tuyệt Quần, Dật Phiêu, Tử Yến Lưu, Lục Li Thông, Long Tử, Lân Câu, Tuyệt Trần, được gọi là “cửu dật”. Hán Vũ Đế rất yêu quý 9 con tuấn mã này.

Tuy nhiên, chết đi rồi thì không thể mang theo 9 con ngựa này nữa. Vì thế, trước khi qua đời, Hán Vũ Đế đã cho người dùng ngọc quý để đẽo thành hình 9 con tuấn mã đặt vào Mậu Lăng để mình xuống dưới suối vàng vẫn có tuấn mãn theo cùng.

 Những con ngựa bằng ngọc được tạc rất tinh vi, mỗi con đều có thần thái rất riêng, không con nào giống con nào. Dây cương được đẽo từ đá mã não còn yên thì được làm từ lưu ly. Vì vậy, những con ngựa bằng ngọc này dù có đặt trong bóng tối vẫn tỏa ra ánh sáng rực rỡ, từ xa 100 mét vẫn có thể nhìn thấy.

Ngoài ra, trong Mậu Lăng còn có 1 chiếc lư hương rất quý được gọi là Ngọa Nhục.

Chiếc lư hương này là do Hán Vũ Đế đặt một người thợ làm lư hương giỏi nhất kinh thành thời bấy giờ tên là Đinh Hoãn làm riêng cho mình. Thường ngày, Hán Vũ Đế rất thích chiếc lư hương này vì thế sau khi chết, nhất quyết đòi chôn theo.

Vào năm 1963, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một chiếc lưu hương Ngọa Nhục những tưởng chỉ trong truyền thuyết này. Chiếc lư hương này rất đặc biệt.

Bề ngoài, nó là 1 chiếc lư hương được làm thành hình cầu bằng kim loại và được trạm khắc rất tinh xảo. Tuy nhiên, phần thú vị nhất của chiếc lư hương Ngọc Nhục này không phải những họa tiết bên ngoài của nó. Bên trong phần vỏ hình cầu này là 2 vòng tròn bằng sắt.

Vòng tròn lớn được đặt vuông góc với phần vỏ của lư hương và có thể xoay theo trục tại điểm gắn với vỏ. Vòng tròn thứ hai, nhỏ hơn, được đặt bên trong của vòng tròn lớn và cũng được có thể xoay được nhờ trục gắn với vòng tròn lớn.

Phần đựng hương liệu của chiếc lư hương được đặt bên trong vòng tròn nhỏ và vuông góc với cả 2 vòng tròn bên ngoài. Nhờ lối kết cấu rất đặc biệt này, chiếc lư  hương dù cho có bị tác động, xoay chuyển ở bên ngoài như thế nào thì phần đựng hương liệu bên trong vẫn giữ được đúng chiều thẳng đứng và hương liệu sẽ không bị đổ ra ngoài.

 Với trình độ kỹ thuật của 2.000 năm trước mà có thể làm được 1 món đồ tinh xảo như vậy thì thực sự là điều rất đáng để ngạc nhiên. Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng, chiếc lư hương Ngọc Nhục này quý giá tới mức nào.

Nghi án về thần kiếm chém bạch xà của Lưu Bang

Những đồ vàng ngọc, châu báu, chiếc áo bằng ngọc rồi 9 con tuấn mã được tạc bằng ngọc quý cho tới chiếc lư hương Ngọc Nhục vô cùng tinh xảo,… đều là những báu vật vô giá.

Tuy nhiên, nhiều người nói rằng, những thứ ấy không đáng là gì so với thành thần kiếm chém bạch xà của Hán Cao Tổ Lưu Bang được chôn cất tại đây.

Thực tế thì cho tới nay, không có bất cứ ghi chép nào về việc thanh kiếm này được chôn theo Hán Vũ Đế, tất cả chỉ là dựa trên sự suy đoán của người đời sau.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là thanh “thần kiếm” mà Lưu Bang dùng để chém bạch xà trong những ngày đầu khởi nghĩa thì có thực. Sách “Hán Thư” có ghi chép rất rõ về gốc tích của thanh kiếm này. Chuyện kể rằng, khi còn trẻ, Lưu Bang là một người lười nhác nhưng lại thích rượu, háo sắc, và đặc biệt là thích khoe khoang, khoác lác.

Tuy thế, Lưu Bang cũng lại là kẻ rất mưu mô và tham vọng. Thường ngày, dù chỉ biết tới tửu sắc, song Lưu Bang vẫn thường nhìn về phía thành Hàm Dương mà than rằng: “Than ôi, làm một đại trượng phu thì phải được như vậy!”

Cho tới một ngày nọ, Lưu Bang chẳng biết kiếm được từ đâu một thanh sắt lớn đen sì. Lưu Bang nói với mọi người rằng, đây chính là thanh bảo kiếm mà mình lấy được từ tiên nhân ở Nam Sơn, gọi là Xích Tiêu kiếm.
Mẫu làng Hán Vũ Đế thời hiện đại
Mẫu làng Hán Vũ Đế thời hiện đại

Nhân đó, Lưu Bang lại nói, bản thân mình không phải là người phàm mà là 1 con xích long (rồng đỏ) từ trên trời xuống còn Tần Thủy Hoàng là 1 con bạch long (rồng trắng) do vậy, tương lai, mình sẽ tiêu diệt nhà Tần, lên làm Hoàng đế.

Lưu Bang còn nói, ông ta biết rằng nguyên khí của Tần Thủy Hoàng đã biến thành 1 con bạch xà (rắn trắng). Gần đây, con rắn trắng này đang quanh quẩn gần đầm Phong Tây vì thế, Lưu Bang phải đi giết con rắn trắng này.

Mọi người biết thường ngày Lưu Bang hay ba hoa nên khi nghe thấy Lưu Bang nói vậy thì đều cười ngất, chẳng ai tin. Cho tới một buổi tối nọ, Lưu Bang và một số thanh niên cùng tới đầm Phong Tây vì gần đây rất nhiều người đã mất tích tại khu vực này.

Khi tới nơi, Lưu Bang phái một thành niên to lớn, nhanh nhẹn đi trước thám thính. Một lúc sau, người thanh niên này chạy trở lại hốt hoảng như bị ma đuổi nói rằng có 1 con rắn trắng rất to và hung dữ đang chắn đường.

Lúc này, Lưu Bang bèn bảo mọi người tản ra còn mình sẽ đi chém con bạch xà. Nói xong Lưu Bang đi ngay. Tới sáng hôm sau, mọi người vẫn chưa thấy Lưu Bang trở về. Mọi người đều cho rằng, Lưu Bang nhất định đã bị con rắn trắng nuốt vào bụng vì thế bèn tiến lên phía trước để kiểm tra.

Không ngờ, tới nơi, chỉ thấy 1 con rắn trắng khổng lồ bị chặt đứt làm đôi còn Lưu Bang thì đang nằm bên cạnh đường ngủ ngon lành.

Cây gậy sắt mà Lưu Bang nói là thần kiếm cũng không còn nữa, thay vào đó là một thanh bảo kiếm có 7 viên châu và 8 viên ngọc đang tỏa sáng rực rỡ. Trên thân kiếm khắc rất rõ 2 chữ “Xích Tiêu”.

Theo sách “Tấn Thư” thì thần kiếm của Lưu Bang sau đó đã bị hủy hoại trong một vụ hỏa hoạn xảy ra ở kho vũ khí trong cung.

Vì vậy, việc người đời sau nói rằng thanh kiếm tìm thấy trong mộ của Hán Vũ Đế chính là kiếm Xích Tiêu hoàn toàn chỉ là suy diễn vô căn cứ. Tuy nhiên, dù không có thanh thần kiếm Xích Tiêu thì việc chứa vô số vàng ngọc trong mộ cũng đủ khiến Mậu Lăng của Hán Vũ Đế trở thành mục tiêu thèm khát của bọn mộ tặc.
 
  • Hải Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét