Văn Thành công chúa là cháu gái của Đường Thái Tông. Từ bỏ cuộc sống nhung lụa của mình, Văn Thành công chúa trở thành hoàng hậu của xứ Tây Tạng xa xôi khi đó còn rất hoang sơ.
Bà được biết đến là người đã tích cực truyền bá văn hóa phật giáo vào xứ sở này. Ngoài ra, Văn Thành công chúa cũng được xem là người có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển đất nước Tây Tạng.
Bà được biết đến là người đã tích cực truyền bá văn hóa phật giáo vào xứ sở này. Ngoài ra, Văn Thành công chúa cũng được xem là người có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển đất nước Tây Tạng.
Tượng thờ Văn Thành công chúa |
Văn Thành công chúa là cháu gái của vua Đường Thái Tông. Bà là hoàng hậu thứ hai của vua Thổ Phồn thứ 33 là Songtsen Gampo từ năm 641.
Lại nói về Songtsen Gampo – quốc vương của Vương quốc Thổ Phồn: Songtsen Gampo sinh năm 605 tại Gyama, làng Maldro - một vùng ở phía Đđông Bắc của Lhasa.
Ông là con trai của vua Namri Songtsen Yarlung và là người sáng lập của Đế quốc Tây Tạng, trở thành vị vua triều thứ 33 của dân tộc Tây Tạng.
Lại nói về Songtsen Gampo – quốc vương của Vương quốc Thổ Phồn: Songtsen Gampo sinh năm 605 tại Gyama, làng Maldro - một vùng ở phía Đđông Bắc của Lhasa.
Ông là con trai của vua Namri Songtsen Yarlung và là người sáng lập của Đế quốc Tây Tạng, trở thành vị vua triều thứ 33 của dân tộc Tây Tạng.
Theo truyền thống Tây Tạng, Songtsen Gampo đã đăng quang trong khi vẫn còn ở tuổi vị thành niên là vị vua thứ 33 của triều Yarlung sau khi cha ông bị đầu độc vào khoảng năm 618. Ông lên ngôi được xác định là năm 13 tuổi.
Người Tây Tạng cho là Songtsen Gampo xuất thân vốn là các vị thánh thần cùng với Quán Thế Âm. Là các Lạt Ma hóa thân. Ông được cho là người rất kỳ bí, tay chân có màng bơi, là người kỳ dị nên người Tây Tạng tôn ông lên làm vua.
Songtsen Gampo là vị vua vĩ đại nhất của người Tây Tạng, từ khi Songtsen Gampo lên ngôi, Tây Tạng hưng hịnh chưa từng có.
Sử liệu Trung Hoa có ghi chép lại rằng, năm 634, Đại Đường đón tiếp sứ đoàn của Songtsen Gampo trong đó các sứ thần của Thổ Phồn có truyền tải ý định của vị vua nước này này là đề nghị được cưới 1 người công chúa của Đại Đường nhưng bị cự tuyệt.
Sứ thần Thổ Phồn trở về tâu với vua Songtsen Gampo là hôn ước mà ông mong muốn với 1 công chúa nước Đường bị cự tuyệt là do sự can thiệp từ Thổ Cốc Hồn của người Azha - vương quốc của những người sinh sống quanh hồ Koko Nor. Songtsen Gampo nổi giận đem quân tấn công Thổ Cốc Hồn.
Vậy là, trong giai đoạn khoảng năm 635 - 636, quân đội của vua Thổ Phồn tấn công và đánh bại Thổ Cốc Hồn và tiến tới Tùng Châu. Sau khi chinh phạt hết các vùng đất lân cận và lập nên một Vương triều Thổ Phồn, đã có dự định xâm lược Trung Nguyên.
Vậy nên Hoàng đế Thái Tông đã đồng ý gả 1 công chúa Trung Hoa cho Songtsen Gampo như một phần trong hòa ước Đường - Thổ Phồn.
Cuối năm 640, Songtsen Gampo đoàn sứ thần tới Đại Đường cầu hôn. Đoàn sứ thần cầu hôn đem theo lễ vật là 5.000 lạng vàng cùng trăm món bảo vật trân quý.
Đường Thái Tông đã tổ chức đón tiếp sứ đoàn tại Trường An và chấp nhận gả Công chúa Văn Thành cho Songtsen Gampo. Lúc này, Văn Thành công chúa được 17 tuổi.
Chuyện kể rằng, trước khi rời Trường An, vua Đường đã trò chuyện với công chúa Văn Thành về những nỗi lo lắng của nàng công chúa trẻ tuổi về những khác biệt của cuộc hôn nhân này.
Vua Đường bắt đầu câu chuyện với công chúa rằng cô có nhớ những bài thơ mà mình làm vào mùa xuân năm ngoái khi nhìn thấy những người nông dân đang gieo hạt không. Nghe vua cha trả lời, công chúa Văn Thành nói rằng mình có.
Rồi vua Đường lại tiếp tục nói rằng: “Con hãy giúp ta để trí tưởng tượng của con, để mong ước và cảm hứng của con thành hiện thực. Ta mong con sẽ xây nên 1 chiếc cầu nối hai nền văn hóa và dạy những người dân du cư cách trồng trọt, gieo cấy mùa màng.
Cuộc sống tốt đẹp và ổn định của người dân Thổ Phồn sẽ đảm bảo cho nền hòa bình giữa hai miền đất. Nhân dân sẽ biết ơn tấm lòng và sự hy sinh của con”.
Nghe xong những lời an ủi của vua cha, công chúa Văn Thành thêm vững tin vào một cuộc hôn nhân ngoại giao giữa 2 nước.
Vua Đường đã chuẩn bị cho con rất nhiều của hồi môn. Ngoài vàng bạc, châu báu, lụa là gấm vóc, còn có cả giống lúa, giống cây trồng, cây thuốc, giống tằm, sách vở y dược, thiên văn lịch pháp, sách dạy gieo trồng.
Đi theo công chúa là cả một đoàn tùy tùng đông đảo với nhũ mẫu, gia đình, người hầu, đầu bếp, thái y, thợ thủ công. Tháng 1 năm 641, công chúa Văn Thành bắt đầu rời Trường An để đến với đất nước Tây Tạng.
Trải qua hơn một tháng lặn lội gian khổ, gió thổi tuyết bay, công chúa Văn Thành mới tới được Hà Nguyên, nơi bắt nguồn của sông Hoàng Hà, Songtsen Gampo đích thân dẫn rất nhiều người và ngựa ra đây đứng đợi nghênh tiếp.
Gái thì xinh đẹp thùy mị, trai thì khôi ngô tuấn tú, thế là hai người đều phải lòng nhau. Songtsen Gampo liền tổ chức lễ cưới linh đình, ngoài ra còn cho xây riêng 1 cung điện nguy nga hoành tráng tặng công chúa Văn Thành.
Từ ao nước cỏ cây, đình đài lầu các trong cung đình đều được thiết kế theo phong cách kiến trúc cung điện triều đình nhà Đường để nàng công chúa trẻ tuổi có thể quên đi nỗi nhớ nhà.
Để có thêm nhiều điểm chung với Công chúa Văn Thành, Songtsen Gampo còn thay trang phục bằng bộ trang phục nhà Đường do chính Công chúa Văn Thành cắt khâu cho.
Ngoài ra, quốc vương Songtsen Gampo còn nhờ công chúa dạy tiếng Hán cho mình. Vậy nên, tình cảm của 2 người cũng ngày càng nên sâu sắc.
Sau khi đời sống đã được ổn định, các tùy tùng cùng công chúa đến Thổ Phan bắt đầu triển khai nhiệm vụ của mình. Các nhạc công dân tộc Hán diễn tấu nhạc dân tộc Hán, khiến cho loại âm nhạc này càng trở nên chính quy.
Songtsen Gampora lệnh cho con cháu các đại thần và quý tộc học văn hoá dân tộc Hán. Ngoài ra ông còn tuyển chọn một số thanh niên nam nữ dân tộc Tạng đến thành đô Trường An nhà Đường để học tập.
Các thợ kỹ thuật nông nghiệp dạy kỹ thuật canh tác cây lương thực cho học viên Thổ Phồn, đặc biệt dạy họ phương pháp trồng dâu nuôi tằm, khiến cho người Thổ Phồn cũng có hàng dệt tơ lụa của mình.
Tất cả những việc này, đã nâng cao rất nhiều đời sống của người dân Thổ Phồn, nhân dân Thổ Phồn hết sức cảm kích công lao của Công chúa Văn Thành.
Năm 650, Đường Thái Tông Lý Thế Dân băng hà, thái tử lên nối ngôi, hoàng đế mới phong Songtsen Gampo là Tây Hải Quận vương, rồi cử người mang theo nhiều vàng bạc châu báu, tơ lụa, thơ tập và các loại hạt giống đi Thổ Phồn tặng cho Songtsen Gampo.
Ngoài ra, đoàn sứ thần cũng còn mang tặng cho Công chúa Văn Thành đồ trang sức và mỹ phẩm, để khen ngợi công đức hòa thân của Công chúa Văn Thành.
Vua Đường Thái Tông còn trao tặng Vua Thổ Phồn 1 bức tượng Phật Thích Ca Mầu Ni bằng vàng ròng, rất nhiều của cải quý báu và 360 quyển kinh thư - kinh điển, như là của hồi môn của công chúa Văn Thành.
Trong thời kỳ này, các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thổ Phồn đã có sự phát triển vượt bậc, do vậy mà làm bá chủ vùng Tây vực. Thổ Phồn đã trở thành tấm bình phong của triều đình nhà Đường tại phía Tây.
Vậy là, kể từ ngày công chúa Văn Thành được gả cho Songtsen Gampo cho đến khi triều đình nhà Đường đưa quân đi đánh Thổ Phồn, trong suốt 30 năm, dưới công sức của Songtsen Gampo và Văn Thành công chúa, đất nước Thổ Phồn phát triển hùng mạnh.
Đồng thời, mối quan hệ giữa Đại Đường và Thổ Phồn cũng trở nên tốt đẹp trong sự hòa bình, giao hảo. Do công chúa đa tài lắm nghệ, đã có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của Thổ Phan và ổn định của triều đình nhà Đường.
Văn Thành công chúa. Ảnh minh họa |
Về sau, do nhiều nguyên nhân, Đường Cao Tông cử đại tướng Tiết Nhân Thọ dẫn quân đi đánh Thổ Phồn, từ đó quan hệ của 2 bên trở nên căng thẳng.
Đến năm 680 thì Công chúa Văn Thành lâm bệnh rồi qua đời. Nhân dân Thổ Phồn hết sức đau lòng, họ xây rất nhiều chùa ở khắp nơi để thờ công chúa Văn Thành.
Di sản của công chúa Văn Thành đến nay vẫn còn trên đất Tây Tạng chính là chùa Đại Chiêu. Đây là ngôi chùa mà Songtsen Gampo đã cho xây dựng để làm nơi đặt và thờ phụng tượng Phật Thích Ca mà Đại Đường mang tặng.
Ngoài ra, chùa Xương Châu tại huyện Nãi Đông, địa khu Sơn Nam, khu tự trị Tây Tạng ngày nay cũng gắn liền với công chúa Văn Thành. Một bức tranh thêu của công chúa vẫn được lưu giữ trong 1 điện thờ tại chùa này.
Người Tây Tạng xem bà như là hóa thân của Lục Độ mẫu. Còn trong con mắt của người dân Trung Quốc thì Công chúa Văn Thành luôn được nhắc đến với một sự tôn trọng và kính nể rất lớn, từng ấy tuổi mà bà phải xa quê hương, qua xứ Tây Tạng xa xôi để đảm nhận trọng trách ngoại giao đầy to lớn.
- Đinh Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét