CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Những 'dị nhân' sống không cần ăn

Người bình thường không thể không ăn đến hai, ba ngày, vậy mà có người chỉ cần uống nước hay bia mà vẫn sống khỏe mạnh.
1. Chàng trai uống nước để sống suốt 12 năm
Một thanh niên Trung Quốc mắc bệnh lạ, chỉ uống nước để sống. Đó là anh Ning XueFa đến từ tỉnh Hà Nam. Hiện nay, Ning XueFa đã 22 tuổi nhưng chỉ cao 1m50, nặng chưa đầy 40kg, mặc dù người thân của cậu đều cao gần 1m70. 

Ning XueFa chưa hề ăn bất cứ thứ gì từ năm 10 tuổi.

Nghệ sĩ Việt làm tượng bằng gốc tre

Bảy năm qua, nghệ sĩ người Hội An có tên Đỗ Huỳnh Phương đã tạo dựng thương hiệu cho mình bằng việc tạc những bức chân dung tượng phật và các anh hùng lịch sử bằng gốc tre.
Đỗ Huỳnh Phương đã tìm ra con đường sự nghiệp của mình một cách hết sức tình cờ. Anh lớn lên ở một ngôi làng trồng tre nổi tiếng ở Hội An. Anh khắc gỗ từ khi 15 tuổi.  Bảy năm trước, lũ từ thượng nguồn sông Thu Bồn đã cuốn các gốc tre dạt đến bờ sông trước nhà anh. Những gốc cây đó đã khiến anh nảy ra ý tưởng tạo ra những bức tượng từ chúng.
Nghệ sĩ Việt làm tượng bằng gốc tre, Phi thường - kỳ quặc, tuong goc tre, mat na goc tre, chuyen la, chuyện lạ, chuyenla, chuyen la co that, chuyen la kho tin

SỐC: Con người sắp sống không cần… thở?

Các nhà khoa học tại Bệnh viện nhi Boston đã tạo ra loại hạt cực nhỏ chứa oxy, có thể tiêm trực tiếp vào máu người và ...
SỐC: Con người sắp sống không cần… thở? | Chuyện lạ 4 phương,Chuyện lạ thế giới,Phi thường,Dị nhân

Kiện chó đực “cưỡng hiếp” chó cái đòi bồi thường “trinh tiết” 340 triệu

Bi hài của vụ kiện hy hữu có một không hai trên thế giới. Mặc dù đã bị cảnh sát từ chối nhưng vụ kiện vẫn làm xôn xao ...
Vụ việc xảy ra tại tiểu khu Hoa Viên, thôn Phương, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, chủ nhân của chó cái kiện chó đực “cưỡng hiếp” chó cưng của mình, đòi bồi thường 10 vạn nhân dân tệ (tương đương 340 triệu đồng). “Giữa động vật với nhau, vốn dĩ là bản năng tự nhiên, ai có thể phân rõ được là sự cưỡng hiếp chứ?”, ông Lâm, chủ nhân của chú chó đực bức xúc.
Kiện chó đực “cưỡng hiếp” chó cái đòi bồi thường “trinh tiết” 340 triệu | Chuyện lạ 4 phương,Chuyện lạ thế giới,Phi thường,Vụ kiện hy hữu
Kiện chó đực “cưỡng hiếp” chó cái đòi bồi thường “trinh tiết” 340 triệu | Chuyện lạ 4 phương,Chuyện lạ thế giới,Phi thường,Vụ kiện hy hữu
Chó đực (ảnh trên) và chó cái (ảnh dưới), hai nhân vật chính của vụ kiện

Cảm động trước khao khát làm mẹ của chú đười ươi bị vô sinh

Chú đười ươi Dana đã được y học trợ giúp để thỏa mãn khao khát làm mẹ của mình.
Mới đây, tại Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Trust Center Dreher của Anh, chú đười ươi có tên là Dana đã sinh con sau nhiều thời gian chờ đợi. Được biết, chú đười ươi này đã mang thai vào năm 2009 nhưng đã bị biến chứng nghiêm trọng khiến con của Dana bị chết yểu. Chính biến chứng này đã làm cho Dana bị tắc nghẽn ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh.
Cảm động trước khao khát làm mẹ của chú đười ươi bị vô sinh | Đười ươi mang thai,kỳ quặc 4 phương,chuyện lạ bốn phương,đười ươi bị vô sinh
Chú đười ươi cái này từng bị vô sinh và phải nhờ đến sự hỗ trợ của y học để sinh con

“Trung Quốc đang trở thành ‘con bệnh hủi’ bị mọi người tránh xa”

Khi Trung Quốc cố tình thực hiện các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị thế giới cô lập và họ sẽ mất rất nhiều bạn hàng, khách hàng – một điều mà Trung Quốc không bao giờ muốn”.
Việc Trung Quốc trỗi dậy đầu thế kỷ 21 đã được dự đoán từ lâu. Đi kèm với sự trỗi dậy đó là những dự đoán một nhu cầu mạnh mẽ về nguồn nguyên, nhiên liệu và thị trường giống như các nước phát triển trước đây.
Và những dự đoán ấy đã trở thành hiện thực khi Trung Quốc đang đẩy mạnh ảnh hưởng của mình xuống Biển Đông bằng cách “không giống ai”: đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” hòng độc chiếm Biển Đông cũng như thực hiện một loạt các biện pháp ngoại giao khác ở châu Phi và trên toàn thế giới.
Tại Biển Đông, với âm mưu làm bá chủ khu vực này, Trung Quốc đã gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, tạo ra tranh chấp với nhiều nước khác trong khu vực.
“Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư khiến chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc bế tắc.

Trung Quốc từ ăn cắp đến ăn cướp

Mới đây, Bưu chính Trung Quốc đã phát hành một bộ tem mang tên “Mỹ lệ Trung hoa”, thoạt trông bộ tem thật “hiền” nhưng ẩn sâu bên trong đó lại chứa đựng mưu toan độc chiếm biển Đông vô cùng hiểm ác.
Thực tế, ý tưởng bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua Tem bưu chính đã được Việt Nam thực hiện vào đầu những năm 1988. Khi đó, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh và chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ngày 24/06/1976, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem “Việt Nam thống nhất” thể hiện trọn vẹn bản đồ Việt Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 12 năm sau, ngày 19/01/1988, Bưu chính Việt Nam, một lần nữa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa bằng việc phát hành bộ tem mang tên “Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”, thể hiện hình ảnh đội Hoàng Sa (Hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa) và hình ảnh hai quần đảo này trên bản đồ cổ. Ngay trong điều 1, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ghi rõ: “Việc thể hiện đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên bản đồ Việt Nam trong mọi tài liệu, hình ảnh là ý thức trách nhiệm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Bộ tem "Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa".

Chữa cháy nhà cao tầng bằng... tên lửa

Theo Tân Hoa xã, viện khoa học Trung Quốc vừa phát triển và thử nghiệm hệ thống chữa cháy bằng tên lửa cho các tòa nhà cao tầng.
Từ lâu, hỏa hoạn ở các tòa nhà cao tầng là một trong những vấn đề nan giải của các kiến trúc sư trên toàn thế giới. Đối với Trung Quốc, quốc gia với sự xuất hiện ngày càng nhiều tòa nhà chọc trời, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Tên lửa cứu hỏa của Trung Quốc.

3M-47 Gibka: “lá chắn” phù hợp với tàu chiến nhỏ Việt Nam

3M-47 Gibka có lẽ là giải pháp phòng không tầm thấp hiệu quả nhất, nâng cao sức mạnh phòng thủ trên tàu chiến cỡ nhỏ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, ngoài tàu chiến Gepard 3.9, các tàu tên lửa cỡ nhỏ Project 1241RE Tarantul, Project 12418 Molniya và tàu pháo TT400TP đều có trang bị tên lửa phòng không tầm thấp (biến thể của tổ hợp phòng không vác vai trên bộ).
Các tên lửa được đặt trên cơ cấu giá phóng phục vụ phóng đạn một cách tự động bằng điều khiển từ xa. Tuy nhiên, điểm yếu là cơ cấu phóng này không được tích hợp tổ hợp ngắm mục tiêu ở cự ly xa, mà chủ yếu là diệt mục tiêu trong tầm nhìn.

Báo Nga phân tích ‘công thức giành chiến thắng quân sự’ của Việt Nam

Biến điểm yếu thành sức mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh… nghệ thuật quân sự Việt Nam là cả một kho tàng kiến thức không chỉ cho hôm này và cả mai sau.
Đó là nhận định của trang mạng Fraza (Nga) trong bài viết có tiêu đề: “Công thức Việt Nam: Làm thế nào để biến điểm yếu thành sức mạnh”. Bài viết đã ca ngợi nghệ thuật quân sự Việt Nam, dưới đây là nội dung chính của bài viết:
Lịch sử chiến tranh giữa quân đội Mỹ và nhân dân Việt Nam là cả một kho tàng để nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết về chiến thuật và chiến lược. Nhưng điều gây tò mò hơn cả là tôi muốn quay trở lại các sự kiện lịch sử xa xôi của Việt Nam nhấn mạnh các nguồn gốc sâu xa hơn về chiến lược quân sự Việt Nam làm thế nào để đối đầu với các thế lực thù địch từ bên ngoài.
Chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn có khái niệm sử dụng lực lượng tại chỗ để đối phó và tiêu hao sinh lực địch, quân chủ lực chỉ được sử dụng trong những thời điểm quyết định để tạo nên chiến thắng. Đặc tính quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam là khả năng cơ động cao, tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp đối phó.
Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương chính là người đầu tiên đưa sách lược chiến tranh nhân dân của Việt Nam lên tầm nghệ thuật quân sự.

Bất ngờ với chủ quyền biển đảo trong Ý tưởng trẻ thơ 2013

Ban giám khảo Nhật Bản và Việt Nam đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác trong buổi chấm điểm Ý tưởng trẻ thơ lần thứ 6 tại Hà Nội ngày hôm nay, 15.6.
“Thấy người dân Việt Nam ta ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giao thông – cách biệt đất liền nên em có ước mơ nối liền bờ cõi Việt Nam. Xây dựng con đường ngầm và chế tạo tàu cao tốc xuyên biển đến hai quẩn đảo”, một em nhỏ hồn nhiên thể hiện ý tưởng “Nối liền lãnh thổ Việt Nam” trong một bức tranh có đường ngầm dưới lòng biển và con tàu cao tốc xuyên biển dũng mãnh.
“Biên giới nước ta đang trong nguy cơ bị Trung Quốc chiếm đóng, các chú bộ đội ngày đêm canh gác rất vất vả và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cháu nghĩ ra ý tưởng rùa canh gác vùng biển khơi, ngăn chặn kẻ thù.
Ông Kiwamu Kayano - Phó tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam chấm ý tưởng

“Khoe” bằng chứng thép về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hàng trăm tấm bản đồ, tư liệu… về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại Hà Nội thêm một lần nữa khẳng định chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, lịch sử để chứng minh quyền làm chủ tại các quần đảo này.
Bằng chứng thép
Tại khai mạc triển lãm “Bản đồ và tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử” diễn ra sáng nay ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Hà Nội), Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền Thông) Lê Văn Nghiêm cho hay, ban tổ chức đã đem đến đây gần 150 tấm bản đồ, văn bản, hiện vật và ấn phẩm. Đó là nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế và là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Đối thoại Trung Quốc-Mỹ: Đầy rẫy bất đồng

 Đối thoại chiến lược-kinh tế Trung-Mỹ đầy rẫy bất đồng, do Washington chỉ trích Bắc Kinh về vụ Edward Snowden, tranh chấp biển đảo và vấn đề nhân quyền.

 Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Con gái cố Tổng thống Mỹ Kennedy sắp làm đại sứ tại Nhật

Bà Caroline Kennedy, con gái của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, sẽ trở thành nữ đại sứ Mỹ đầu tiên tại Nhật, theo các nguồn tin am hiểu quan hệ Mỹ - Nhật của hãng Kyodo News và tờ Asahi Shimbun vào hôm nay, 13.7.
Con gái cố Tổng thống Mỹ Kennedy sẽ làm đại sứ tại Nhật
Bà Caroline Kennedy - Ảnh: Reuters

Phát hiện nhiều núi lửa ở biển Đông

Phát hiện nhiều núi lửa ở biển Đông
Khu vực đảo Scarborough/ Hoàng Nham ở biển Đông.

Campuchia ân xá cho lãnh đạo phe đối lập

Chính phủ Campuchia cam kết thúc đẩy đoàn kết dân tộc. Theo đó, lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy được phép về nước.
“Chính phủ Hoàng gia Campuchia, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia luôn nỗ lực vì sự hòa giải và đoàn kết dân tộc. Trên tinh thần đó, việc đề nghị Quốc vương ân xá cho lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy là để đảm bảo cuộc bầu cử sắp tới diễn ra tự do, công bằng và dân chủ.”

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Phnom Penh, sáng 13/7.
Phó Thủ tướng Campuchia Hor Nam Hong trả lời báo chí

Biển Đông: Trung Quốc nhắc nhở Mỹ "hứa thì phải giữ lời"

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không được hăm dọa, chèn ép ở Biển Đông, phía Trung Quốc lên tiếng đòi Mỹ "giữ lời hứa".
Biển Đông: Trung Quốc nhắc nhở Mỹ

Israel thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân

Tên lửa đạn đạo tầm xa này còn có khả năng mang đầu đạn hóa học hoặc sinh học.
Theo hãng tin AFP, vụ thử tên lửa diễn ra hôm 12/7 tại một căn cứ quân sự của Israel bên bờ biển Địa Trung Hải. Các quan chức quân sự Israel cho biết đây là vụ thử nghiệm hệ thống động cơ đẩy tên lửa.
Một vụ thử nghiệm tên lửa của Israel (Ảnh: Press TV)

Quân đội Mỹ công bố robot Atlas hình dáng giống người

Ngày 12/7, Quân đội Mỹ đã công bố một trong những robot có hình dáng giống con người tiên tiến nhất mang tên Atlas, được chế tạo để hỗ trợ các tình huống khẩn cấp trong tương lai.
Theo cơ quan báo chí của quân đội Mỹ, robot Atlas cao 1,9 m, nặng 150 kg, do công ty Boston Dynamics chế tạo với nguồn kinh phí của Cơ quan Dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng trực thuộc Lầu Năm Góc. Người máy này có thể thực hiện một loạt chuyển động tự nhiên, được gắn một máy tính kiểm soát theo thời gian thực.
Quân đội Mỹ công bố robot Atlas hình dáng giống người
Robot Atlas. Ảnh: Internet.

Hoa Kỳ cáo buộc Nga tạo “diễn đàn tuyên truyền” cho Snowden

Nhà Trắng lên tiếng cảnh báo không nên để vụ việc của Snowden ảnh hưởng đến quan hệ Nga-Mỹ.


“Giương Đông, kích Tây”: Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc

Người Trung Quốc thường sử dụng chiến thuật “Giương Đông, kích Tây” theo binh pháp Tôn Tử…và quyết sách của ban lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn là tối mật.

 

Ông Obama gọi điện cho ông Putin vụ Snowden

Sau khi Edward Snowden xuất đầu lộ diện và xin tị nạn tạm thời ở Nga ngày 12-7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện trực tiếp cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng không có dấu hiệu thay đổi được tình hình.

Hãng tin Reuters trích dẫn thông cáo của Nhà Trắng cho biết: "Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương và thảo luận một loạt vấn đề an ninh, trong đó có tình trạng của ông Edward Snowden, và hợp tác chống khủng bố trước thềm thế vận hội mùa đông Sochi 2014".
Cuộc điện đàm diễn ra sau khi Snowden nói muốn xin tị nạn tạm thời ở Nga cho tới khi tìm ra cách tị nạn vĩnh viễn ở Nam Mỹ. “Tôi bị các chính phủ phương Tây ngăn không cho bay tới các nước Mỹ Latin đã đề nghị cho tôi tị nạn. Vì vậy, tôi đệ đơn yêu cầu được ở lại nước Nga cho đến khi các nước (phương Tây) làm theo pháp luật và tôi được phép đi lại một cách hợp pháp” - Snowden phát biểu trước các nhà hoạt động nhân quyền ở khu vực quá cảnh sân bay Sheremetievo (Moscow).

Ông Obama gọi điện cho ông Putin vụ Snowden
Snowden xuất hiện sau 3 tuần ẩn dật. Ảnh: Reuters

Báo Nhật: Trung Quốc sẽ thảm bại trong hải chiến ở Senkaku

Tạp chí SAPIO của Nhật số ra tháng 7 đã có bài viết đánh giá thực lực hải quân Trung - Nhật và rút ra kết luận, nếu tấn công Senkaku, Trung Quốc sẽ thất bại.

Theo tin của trang mạng Japan News Network ngày 11/07, tạp chí SAPIO cho biết, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản phụ trách việc bảo vệ quần đảo Senkaku và xung quanh Okinawa có 2 biên đội tàu, bao gồm tổng cộng 16 tàu và 40 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion và 8 tàu ngầm.
Hiện nay, khả năng tác chiến chống ngầm của lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản thuộc loại mạnh nhất trên thế giới. Họ có thể nắm được tất cả các động thái của tàu ngầm Trung Quốc ở bất cứ thời gian nào, tại mọi địa điểm, đặc biệt là xung quanh quần đảo Senkaku. Vì vậy khi có chiến sự xảy ra, Nhật sẽ không bị bất ngờ về tình huống.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thường được ví von là khách sạn nổi
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thường được ví von là khách sạn nổi

Chuyên gia LHQ tiếp nhận chứng cớ vũ khí hóa học ở Syria

Nhóm chuyên gia này có nhiệm vụ điều tra có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc ngày 12/7 cho biết, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã chuyển cho một nhóm chuyên gia các kết quả phân tích của Nga về các bằng chứng có liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. 
Lực lượng nổi dậy Syria trong một cuộc đụng độ với quân đội Chính phủ trong khu phố Salah al-Din, Aleppo (Ảnh: AP)

Mỹ muốn hiện diện quân sự "bán thường trực" tại Philippines

Mỹ đang đàm phán về một thỏa thuận cho phép nước này triển khai khí tài quân sự và luân chuyển thêm nhiều quân nhân tại Philippines, theo tiết lộ của tờ New York Times vào hôm nay, 13.7.

Mỹ đang đàm phán về một thỏa thuận cho phép nước này triển khai khí tài quân sự và luân chuyển thêm nhiều quân nhân tại Philippines, theo tiết lộ của tờ New York Times vào hôm nay, 13.7.

Tân Cương có trở thành Tresnia của Trung Quốc?

Khu tự trị Tân Cương nằm ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, với khoảng 10 triệu người sinh sống tại đây, trong đó phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ.

Báo “Độc lập" của Nga vừa đăng bài bình luận với tiêu đề “Liệu Tân Cương có trở thành Tresnia của Trung Quốc,” trong đó nhận định rằng tiếp sau Nga, Trung Quốc đang trở thành mục tiêu của các nhóm Hồi giáo chính trị có thế lực thuộc dòng Sunni và các đồng minh phương Tây của các nhóm này.

Đến lượt Trung Quốc "phản đòn" Mỹ về Biển Đông

Lời cảnh báo được đưa ra đúng một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama vừa cảnh cáo Trung Quốc không được dùng vũ lực hay dọa dẫm, bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông.
 

Ai Cập rạn nứt sâu sắc

Hai phe ủng hộ và chống ông Mohamed Morsi đều đổ lỗi cho nhau đã gây ra tình trạng bạo lực ở Ai Cập

Những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi kêu gọi tiến hành cuộc biểu tình ngày 12-7. Phong trào Anh em Hồi giáo của ông Morsi hy vọng hàng triệu người sẽ tiếp tục xuống đường thúc đẩy việc phục chức cho nhà lãnh đạo được bầu chọn dân chủ đầu tiên, dù đó là mục đích xem ra thật vô ích lúc này.
Nhiều người ủng hộ ông Morsi cam kết sẵn sàng liều mạng để nhìn thấy ông trở lại cầm quyền. Trong khi đó, phe chống đối ông Morsi cũng kêu gọi biểu tình ở quảng trường Tahrir. Hầu hết người dân Ai Cập đều cầu mong không lặp lại vụ đụng độ hồi tuần trước làm chết hơn 90 người và khiến cho đất nước Ả Rập này chia rẽ một cách cay đắng.
Ai Cập rạn nứt sâu sắc
Các thành viên phong trào Anh em Hồi giáo biểu tình trước trụ sở Vệ binh Cộng hòa ở ngoại ô Cairo. Ảnh: REUTERS

Snowden bất ngờ muốn gặp ngay các nhóm nhân quyền

Các quan chức Nga cho biết, Edward Snowden - người tiết lộ thông tin tình báo Mỹ- vừa yêu cầu một cuộc gặp với các tổ chức nhân quyền ở Moscow sau khi tiếp tụccông bố nhiều thông tin quan trọng.
Lợi và hại khi Mỹ Latinh chấp nhận Snowden
Người Nga có thể làm gì với Snowden?
Người tuýt còi Mỹ Snowden sẽ tị nạn tại Mỹ Latinh?

Edward Snowden, Nga, Mỹ, Mỹ Lainh, tị nạn, truy nã, tổ chức nhân quyền

Edward Snowden gặp các nhà hoạt động nhân quyền ở Nga

Cựu chuyên gia phân tích tình báo người Mỹ Edward Snowden hôm 13/7 đã có một cuộc gặp gỡ với các nhóm nhân quyền và luật sư hàng đầu tại sân bay Sheremetyevo tại Moskva. Anh đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp với 10 nhà hoạt động tại khu vực trung chuyển của sân bay. Như vậy, đây là lần đầu tiên Snowden xuất hiện trước công chúng kể từ khi anh tới sân bay Sheremteyevo hôm 11/6.
Edward Snowden gặp các nhà hoạt động nhân quyền ở Nga

Chính phủ Iran phủ nhận xây cơ sở hạt nhân ngầm

Nhà máy điện hạt nhân Natanz ở Iran - Nguồn: Telegraph

Chính phủ Iran ngày 12/7 đã bác bỏ cáo buộc của một tổ chức đối lập lưu vong cho rằng nước này đã xây dựng một cơ sở hạt nhân ẩn sâu bên dưới một ngọn núi gần thị trấn Damavand, tỉnh Tehran.
Chính phủ Iran phủ nhận xây cơ sở hạt nhân ngầm


Trung Quốc tố Nhật 'phớt lờ sự thật'

Quân đội Trung Quốc hôm qua phản pháo mạnh mẽ Sách Trắng về quốc phòng của Nhật Bản, và cho rằng nước láng giềng có những động cơ ngầm khi cố tình gọi Bắc Kinh là một mối de dọa.

 phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh
 Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh. Ảnh: Presstv

Iran bác cáo buộc xây dựng cơ sở hạt nhân bí mật

Iran ngày 12.7 phủ nhận cáo buộc của một nhóm đối lập lưu vong rằng nước này đã xây dựng một cơ sở hạt nhân bí mật mới nằm sâu dưới núi gần thị trấn Damavand gần thủ đô Tehran, theo hãng tin AFP.
Iran bác cáo buộc xây dựng cơ sở hạt nhân bí mật
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Abbas Araqchi - Ảnh: AFP

Iran ngày 12.7 phủ nhận cáo buộc của một nhóm đối lập lưu vong rằng nước này đã xây dựng một cơ mới nằm sâu dưới núi gần thị trấn Damavand gần thủ đô Tehran, theo hãng tin AFP.

Israel thử tên lửa đạn đạo mới

Quân đội Israel đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm xa mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.
Israel thử tên lửa đạn đạo mới
Tên lửa Jericho III của Israel - Ảnh: Press TV

Quân đội Israel đã thử nghiệm một  tầm xa mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.

Chuyện khó tin: Vợ sống chung với chồng và người tình dưới một mái nhà

Sự tích Táo quân một bà - hai ông là một truyền thuyết đã có từ lâu đời tại Việt Nam nhưng ở Anh, dường như nó cũng xuất hiện ở đời thực với gia đình của anh Paul (37 tuổi) và chị Maria Butzki (33 tuổi), sống tại phía Đông thành phố London.
Chuyện khó tin: Vợ sống chung với chồng và người tình dưới một mái nhà 1
Chị Maria cùng sống chung với chồng (trái) và người tình (phải) dưới một mái nhà

Syria: Quân đội Syria Tự do tuyên chiến với al-Qaeda

Một trong những lực lượng chống chính phủ lớn nhất của Syria là Quân đội Syria Tự do (FSA), công khai tuyên chiến với các nhóm đối lập liên quan đến al-Qaeda.

 Chiến binh của Quân đội Syria Tự do.

Obama điện đàm với Putin về Snowden

Tổng thống Mỹ Barack Obama trực tiếp bày tỏ mối quan ngại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về Snowden, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy anh này sẽ bị trục xuất về nước.  Nga - Mỹ vờn nhau trong vụ Snowden / Mỹ thất vọng với Trung Quốc vì Snowden / Snowden xin tị nạn ở Nga


[Caption]
Lãnh đạo Nga, Mỹ trong một cuộc gặp thượng đỉnh. Ảnh: AFP
Obama và Putin đã trò chuyện qua điện thoại, trong cuộc thảo luận mà phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói trước đó là sẽ tập trung nhiều vào Snowden. Anh này đang bị Washington truy nã vì tiết lộ chương trình theo dõi tuyệt mật của chính phủ Mỹ. Carney đã cáo buộc Nga cho Snowden một "diễn đàn tuyên truyền" để khiếu nại về nước Mỹ. 
Theo Reuters, thông cáo của Nhà Trắng về cuộc đàm thoại giữa hai tổng thống không có dấu hiệu nào cho thấy Putin chuẩn bị gửi Snowden trở về Mỹ. "Hai lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương Mỹ - Nga và thảo luận một loạt vấn đề an ninh và song phương, trong đó có tình trạng của ông Edward Snowden và hợp tác chống khủng bố trước thềm thế vận hội mùa đông Olympics Sochi", thông cáo viết. Thế vận hội Olympics Sochi sẽ diễn ra vào năm 2014. 
Cuộc điện đàm diễn ra sau khi Snowden nói anh muốn xin tị nạn tạm thời ở Nga cho tới khi tìm ra cách tị nạn vĩnh viễn ở Nam Mỹ. Anh đưa ra tuyên bố sau cuộc gặp với các nhóm nhân quyền ở sân bay Sheremetyevo, Moscow, gây giận dữ cho Nhà Trắng. 
"Chúng tôi sẽ hối thúc chính phủ Nga cho các nhóm nhân quyền ở Nga được hoạt động trên khắp đất Nga, chứ không chỉ ở khu vực quá cảnh sân bay tại Moscow", Carney nói. 
Obama dự kiến đến Moscow vào tháng 9 để có cuộc gặp thượng đỉnh với Putin, trước khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở St Petersburg. 
Trọng Giáp
.icon_hand{display: none;}

Ai Cập rạn nứt sâu sắc

Hai phe ủng hộ và chống ông Mohamed Morsi đều đổ lỗi cho nhau đã gây ra tình trạng bạo lực ở Ai Cập

Những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi kêu gọi tiến hành cuộc biểu tình ngày 12-7. Phong trào Anh em Hồi giáo của ông Morsi hy vọng hàng triệu người sẽ tiếp tục xuống đường thúc đẩy việc phục chức cho nhà lãnh đạo được bầu chọn dân chủ đầu tiên, dù đó là mục đích xem ra thật vô ích lúc này.
Nhiều người ủng hộ ông Morsi cam kết sẵn sàng liều mạng để nhìn thấy ông trở lại cầm quyền. Trong khi đó, phe chống đối ông Morsi cũng kêu gọi biểu tình ở quảng trường Tahrir. Hầu hết người dân Ai Cập đều cầu mong không lặp lại vụ đụng độ hồi tuần trước làm chết hơn 90 người và khiến cho đất nước Ả Rập này chia rẽ một cách cay đắng.
Ai Cập rạn nứt sâu sắc

Mỹ "báo động đỏ" về Trung Quốc, Triều Tiên, Iran

Một báo cáo mới của Lầu Năm Góc cáo buộc Trung Quốc, Triều Tiên, Iran đang tích cực phát triển các tên lửa hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ.
Loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm lớp Jin (SLBM) mới nhất của Trung Quốc, có khả năng tấn công hạt nhân vào lục địa Mỹ .

Trung Quốc “tố” Philippines dối trá, “nhắc khéo” Mỹ

 Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Albert del Rosario nói dối tại Brussels rằng Manila đã thử tất cả các biện pháp chính trị và ngoại giao hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Mỹ lại gây sức ép với Nga nếu cho Snowden tị nạn

Mỹ hôm qua một lần nữa cảnh báo quan hệ song phương với Nga sau khi Snowden bày tỏ mong muốn tị nạn và đã được Mátxcơva chấp thuận có điều kiện.
 >> Cựu điệp viên CIA Snowden lộ diện, tiếp tục xin tị nạn tại Nga

Snowden xuất hiện trong cuộc gặp với các nhà nhân quyền ngày hôm qua.

Cựu điệp viên CIA Snowden lộ diện, tiếp tục xin tị nạn tại Nga

Sau nhiều tuần ẩn náu, tối 12/7 theo giờ địa phương, cựu điệp viên CIA Edward Snowden đã chính thức lộ diện. Anh khẳng định chấp nhận mọi lời đề xuất cho tị nạn từ các nước, nhưng trước mắt vẫn muốn xin tị nạn tại Nga.
 >>  Snowden sắp “xuất đầu lộ diện”
 >>  Nga-Mỹ chơi bài "câu giờ" trong vụ Snowden
 >>  Các "đại gia" internet bị kiện vì Snowden

Snowden trong buổi họp báo ngày 12/7 tại sân bay Sheremetyevo
Snowden trong buổi họp báo ngày 12/7 tại sân bay Sheremetyevo

Snowden chấp nhận điều kiện để ở lại Nga

Đại diện HRW cho biết, Snowden đang tìm cách ở lại Nga vì không thể bay tới châu Mỹ Latin.
Edward Snowden, người đang bị Mỹ ráo riết truy nã, đã xuất hiện trước công chúng ngày 12/7 và gặp gỡ với các nhà hoạt động nhân quyền ở Moscow.
Theo Phó Giám đốc Tổ chức Bảo vệ nhân quyền (Human Right Watch) Tatyana Lokshina, tổ chức này đã nhận được được thư yêu cầu từ Snowden và đồng ý đến dự buổi họp bao gồm đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International), Human Rights Watch và các tổ chức khác, cũng như các luật sư về nhân quyền nổi tiếng của Nga.
"Người tố cáo" Snowden ngày 12/7 đã xuất hiện trước công chúng và gặp gỡ với các nhà hoạt động nhân quyền (Ảnh: RT)

Edward Snowden xuất đầu lộ diện, xin tị nạn ở Nga

Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người chôn chân tại khu vực quá cảnh ở sân bay quốc tế tại Moscow, tuyên bố vào hôm 12.7 rằng anh đang xin tị nạn tạm thời ở Nga và không hề hối tiếc việc tiết lộ bí mật về chương trình do thám của Mỹ.
Trong cuộc gặp gỡ với các nhà hoạt động nhân quyền được mời đến sân bay Sheremetyevo, Snowden đã công kích các quốc gia phương Tây mà anh nói đã ngăn cản anh đến Nam Mỹ. Snowden cũng thổ lộ hy vọng được ở lại Nga cho đến khi có con đường an toàn đến Nam Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã lặp lại lời kêu gọi Nga gửi trả Snowden về nước, cảnh báo việc cho phép công dân Mỹ này tị nạn sẽ gây ra lo ngại, đồng thời chỉ trích Moscow vì cung cấp “diễn đàn tuyên truyền”, theo Reuters.
Snowden vốn bặt vô âm tín từ khi bay từ Hồng Kông đến sân bay Sheremetyevo vào ngày 23.6 và các quan chức Nga nói anh chưa chính thức đặt chân vào Nga vì vẫn ở tại khu vực quá cảnh của sân bay.
Edward Snowden xuất đầu lộ diện, xin tị nạn ở Nga Edward Snowden (giữa) cùng đại diện pháp lý Sarah Harrison (trái) của WikiLeaks tại cuộc gặp gỡ - Ảnh: Reuters 

Biển Đông: Phát hiện nhiều núi lửa trong khu vực tranh chấp Trung Quốc - Philippines

 Một nhóm nghiên cứu đại dương, bao gồm các học giả hàng đầu Đài Loan đã xác định 8 núi lửa trong bán kính 10km quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp.
Biển Đông: Phát hiện nhiều núi lửa trong khu vực tranh chấp Trung Quốc - Philippines
 

'Kẻ thù tình báo Mỹ' tái xuất ở sân bay Moscow

Trong một cuộc họp với các nhà hoạt động nhân quyền, người tiết lộ tin tình báo Mỹ Edward Snowden cho biết, sẽ ở lại Nga cho tới khi có thể di chuyển an toàn tới Mỹ Latinh.
Edward Snowden cho biết, đã tái đề nghị tị nạn chính trị ở Nga hôm 12/7. Cuộc họp với các nhà hoạt động nhân quyền ở sân bay Sheremetyevo, Moscow đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên của người này kể từ khi rời Hong Kong.
Edward Snowden tái xuất.

Cận cảnh nữ phi hành gia gội đầu trên vũ trụ

Bạn có bao giờ thắc mắc không biết các nhà du hành vũ trụ gội đầu như thế nào trong điều kiện không trọng lượng không? Nữ phi hành gia người Mỹ Karen Nyberg đã làm video clip tiết lộ bí mật này.
Chị Karen Nyberg là kỹ sư máy trên tàu vũ trụ Expedition 36 thuộc Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã làm một video clip đưa lên Twitter cho thấy từng bước gội đầu của nữ phi hành gia trên vũ trụ trong điều kiện không trọng lượng. Cùng với video, chị ấy viết dòng chữ: “Nhiều người thắc mắc với tôi không biết các nhà du hành vũ trụ gội đầu như thế nào trong điều kiện không trọng lượng. Hãy xem đây!”
Cận cảnh nữ phi hành gia gội đầu trên vũ trụ, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, goi dau trong vu tru, goi dau, nu phi hanh gia goi dau trong vu tru, phi hanh gia, nu phi hanh gia, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn
Nữ phi hành gia người Mỹ Karen Nyberg gội đầu trên vũ trụ

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (1)

Trong bảo vệ Trường Sa, chỉ mình lực lượng trên đảo là không đủ để đối phó với lực lượng địch hùng hậu mà cần có sự chi viện từ đất liền.
Kỳ 1: Tình huống giả định

Được thành lập ngày 7/5/1955, Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và đặc biệt là thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Lực lượng hải quân của ta ngày càng chính qui, tinh nhuệ và hiện đại, với những trang bị khí tài thế hệ mới, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (2)

 Hải quân Nhân dân Việt Nam mạnh trong tác chiến bảo vệ gần bờ nhưng khi bảo vệ Trường Sa thì đó là bài toán không hề đơn giản.
Kỳ 2: Nhận diện khó khăn trong bảo vệ Trường Sa

Trong những năm qua, nhằm mục đích bảo vệ vững chắc biển, đảo tổ quốc và nhất là quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân, không quân Việt Nam đã được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm nhiều khí tài mới. 

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (3)

Với hỏa lực phòng không không mạnh, biên đội tàu chiến đấu của ta sẽ phải khá khó khăn đối phó trước vũ khí diệt hạm tàu mặt nước của đối phương.
Kỳ 3: Đối phó “sát thủ diệt hạm”

Để tiếp viện cho Trường Sa, đầu tiên là đơn vị tàu chiến của ta phải tiêu diệt hạm tàu bảo vệ quân đổ bộ đối phương. Tuy nhiên, như đã trình bày ở kỳ trước, phạm vi hỏa lực chống tàu của ta kém hơn kẻ địch “giả định” (tầm bắn tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran thua kém tầm bắn của địch). 

Như vậy, ta đã đặt mình vào thế phòng thủ phải đánh trả lại máy bay và tên lửa diệt hạm đối phương. Vượt qua bức tường này, biên đội tàu ta mới có cơ hội diệt tàu địch. 

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (4)

(Kienthuc.net.vn) - Ngoài phòng không, năng lực chiến đấu chống tàu của chiến hạm Việt Nam còn hạn chế, nên cần trang bị tên lửa tầm xa tương đương đối phương.
Kỳ 4: Tàu chiến Việt Nam cần có tên lửa mạnh hơn

Tấn công cũng khó

Quá khứ từng chứng kiến tàu chiến (trang bị tên lửa có tầm bắn ngắn hơn) đánh chìm tàu có tên lửa đạt tầm bắn xa hơn. Đó là 2 trận đánh giữa Hải quân Isarel với Ai Cập (trận Baltim) và Syria (trận Latakia) trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Trong trận chiến này, tàu tên lửa Isarel chỉ được trang bị tên lửa Gabriel (tầm bắn 15-20km), trong khi tàu chiến Ai Cập – Syria có tên lửa P-15 Termit (tầm bắn 40km). Ở cự li 38km, các tàu Ai Cập - Syria đều phóng tên lửa, lợi dụng ưu thế về tầm bắn để đánh phủ đầu, tiêu diệt địch.