“Thấy người dân Việt Nam ta ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giao thông – cách biệt đất liền nên em có ước mơ nối liền bờ cõi Việt Nam. Xây dựng con đường ngầm và chế tạo tàu cao tốc xuyên biển đến hai quẩn đảo”, một em nhỏ hồn nhiên thể hiện ý tưởng “Nối liền lãnh thổ Việt Nam” trong một bức tranh có đường ngầm dưới lòng biển và con tàu cao tốc xuyên biển dũng mãnh.
“Biên giới nước ta đang trong nguy cơ bị Trung Quốc chiếm đóng, các chú bộ đội ngày đêm canh gác rất vất vả và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cháu nghĩ ra ý tưởng rùa canh gác vùng biển khơi, ngăn chặn kẻ thù.
Ngoài ra, rùa còn cản trở kẻ thù xâm chiếm vào biển đảo. Rùa hoạt động độc lập nhờ vào năng lượng gió và sóng biển. Càng về khuya, rùa còn tinh nhạy hơn vì rùa thích hoạt động trong bóng tối. Ban ngày, rùa vẫn hoạt động bình thường nhờ vào năng lượng mặt trời”.
Tại sao Việt Nam không có một cuộc thi như trên?
Trẻ em nên được quan tâm và được lắng nghe, được tôn trọng những phát kiến và ý tưởng. Ở Việt Nam, nhiều khi các em vẫn thường bị bố mẹ gọi là “trẻ con ấy mà”.
Qua các bức tranh các em vẽ, nó cho ta biết trẻ em đang nghĩ gì, đang muốn gì, và biết đâu chính những ý tưởng các cháu đang thể hiện, dù có ngộ nghĩnh đó, nhưng sẽ gợi mở cho giới giáo sư, tiến sĩ của chúng ta những phát minh vĩ đại
Ý tưởng “Rùa bảo vệ biên giới” của một cháu nhỏ trên bức tranh quá sinh động đã khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa buông rơi chiếc bút, ngỡ ngàng nhìn lên màn hình để thấy ý tưởng của cháu bé rõ hơn.
“Tôi làm giám khảo của cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ đây đã là lần thứ 6. Năm nào cũng xem cả ngàn tác phẩm của các cháu từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên, chưa có năm nào tôi thấy sửng sốt với ý tưởng của các cháu đến như thế. Các cháu còn nhỏ nhưng đã ý thức được những vấn đề sống còn của quốc gia là chủ quyền biển đảo, là biên giới lãnh thổ. Các cháu cũng ý thức được rằng vấn đề tai nạn giao thông, thiên tai – nhân tai… đang đe dọa cuộc sống của chính đất nước mình.
Có cháu vẽ ý tưởng một chiếc cổng chào phát hiện ra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông. Có cháu vẽ ý tưởng những ngôi nhà có bể nước, tự chữa cháy để không bị thiêu rụi trước ngọn lửa bất ngờ… Tôi xem tranh các cháu vẽ và xúc động thật sự. Bố cục, đường nét còn run rẩy hoặc màu sắc chưa hoàn hảo nhưng ý tưởng của các cháu quá tuyệt vời”, nhà thơ Trần Đăng Khoa xúc động chia sẻ với PV.
Năm nay, cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ lần thứ 6 nhận được 268.763 ý tưởng từ các học sinh tiểu học trên cả nước gửi về tham dự, nhiều hơn hẳn so với năm 2012 (254.033 ý tưởng).
Ông Kiwamu Kayano, Phó tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, cho biết đây là lần đầu tiên ông tham gia với tư cách là ban giám khảo của cuộc thi. Thực sự ông không chỉ bất ngờ bởi số lượng mà còn từ ý tưởng từ các em nhỏ của Việt Nam.
“Tôi bất ngờ trước khả năng quan sát, tìm tòi của các em nhỏ Việt Nam. Bằng con mắt trẻ thơ, các em đã khám phá ra nhiều sáng kiến hữu ích nhưng không kém phần ngộ nghĩnh. Tôi cũng thật sự xúc động trước những ý tưởng mang tính nhân văn cao, thể hiện tình cảm, mối qua tâm của các em với con người, cuộc sống xung quanh”, ông Kiwamu Kayano không giấu được cảm xúc.
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ được tổ chức bởi Honda Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.
Sau khi được lựa chọn từ Vòng thi thể hiện ý tưởng & chấm tranh, 60 ý tưởng xuất sắc nhất đạt đủ bốn tiêu chí: Ý tưởng và sức sáng tạo (hệ số 2), tính chuyển động được thể hiện trong ý tưởng, lợi ích xã hội của ý tưởng và tiêu chí tổng quan trong cách phối màu và bố cục sẽ được lựa chọn vào phần thi tạo dựng mô hình.
Các em nhỏ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các thầy, cô giáo của Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp để lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp tạo nên mô hình đúng tiêu chuẩn mà vẫn độc đáo, khác biệt.
Tại vòng thi thuyết trình ý tưởng, các em sử dụng những kỹ năng thuyết trình và sự tự tin trước đám đông để thuyết trình cho mô hình của mình.
Dự kiến lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 8.2013. Trường học của các thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ lần lượt nhận được phần thưởng .
Những ý tưởng đầy tính thời sự
Biết được sự nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm A1H7N9, H1N1 và H5N1, em Lê Thị Thu Thủy (Quảng Nam) mong muốn sáng tạo ra Chú ong thông minh có thể tìm kiếm và tiêm phòng cho gia cầm có nguy cơ mắc bệnh. Hay trước cơn khủng hoảng năng lượng, em Nguyễn Chí Thiện (Đồng Tháp) đã nghĩ ra Cây nấm hút sét vừa tránh gây tai nạn cho người đi đường trong ngày mưa bão, vừa giúp tích trữ năng lượng sấm để sử dụng trong sinh hoạt.
Em Nguyễn Hải Nam (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lại nhận thấy Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu nên đã phát minh ra nhà bong bóng có thể bay lên cao cho con người tận hưởng không gian mát mẻ và tránh được ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, không ít những “sáng chế” vô cùng độc đáo ra đời từ sự kết hợp của suy nghĩ sáng tạo và tính cách ngộ nghĩnh, ngây thơ của các em nhỏ như: Máy cứu người khi tàu hỏa đến, máy phát hiện sóng thần, máy tập thể dục tạo điện nấu nước nóng, mái nhà bằng cao su…
Cùng xem một số ý tưởng sáng tạo của các em nhỏ năm nay:
(TN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét