CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (2)

 Hải quân Nhân dân Việt Nam mạnh trong tác chiến bảo vệ gần bờ nhưng khi bảo vệ Trường Sa thì đó là bài toán không hề đơn giản.
Kỳ 2: Nhận diện khó khăn trong bảo vệ Trường Sa

Trong những năm qua, nhằm mục đích bảo vệ vững chắc biển, đảo tổ quốc và nhất là quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân, không quân Việt Nam đã được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm nhiều khí tài mới. 


Năng lực phòng thủ biển của Việt Nam



Hải quân Việt Nam sử dụng bốn lực lượng để tác chiến bảo vệ vùng biển, đảo tổ quốc gồm:

- Thứ nhất, các tên lửa bờ biển gồm có các tổ hợp 4K51 Rubezh (tầm bắn 80km), K-300P Bastion-P (tầm bắn 300km) và đặc biệt là tổ hợp 4K44 Redut đạt tầm bắn 460km (có nguồn tin cho rằng đạn tên lửa P-35 của tổ hợp đã được cải tiến tăng tầm bắn lên 550km). 

Tên lửa bờ biển hình thành một hệ thống phòng ngự tầm xa, phủ kín một vùng biển rộng, triển khai đánh tàu địch ngay từ khoảng cách rất xa. Kẻ địch càng vào gần thì hỏa lực quân ta càng mạnh. 

- Thứ 2 là các tàu ngầm Kilo, làm nhiệm vụ phục kích, bí mật đánh địch trên đường hành quân, trong khi chúng triển khai đội hình tiến công.

- Thứ 3 là các máy bay Su-22, Su-27, Su-30, thậm chí là cả MiG-21 mang bom và tên lửa diệt hạm, bất ngờ đột kích tấn công đội hình địch, bảo vệ trên không cho quân ta.

- Và cuối cùng là các tàu hộ vệ tên lửa, như Gepard 3.9, Project 1241.8, mang tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km). Đây cũng là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất có trong trang bị tàu mặt nước hải quân. Trong chiến đấu, các tàu này ẩn nấp ở gần bờ, nơi có nhiều địa hình, địa vật thuận lợi, bất ngờ sử dụng tốc độ cao để áp sát tấn công địch. 
Biên đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Như vậy, nếu kẻ địch tổ chức đổ bộ lên đất liền hay các đảo gần bờ của ta, thì chúng sẽ phải lĩnh đòn hợp công từ nhiều quân binh chủng của quân đội, và chắc chắn sẽ gánh chịu thiệt hại rất lớn. 

Trở lại với tình huống giả định đã đưa ra ở kỳ trước về cuộc tấn công bất ngờ của quân địch vào quần đảo Trường Sa, nếu không có sự chi viện hỗ trợ từ đất liền thì việc bảo vệ vững chắc các đảo thuộc Trường Sa là điều hết sức khó khăn. 

Tuy chúng ta có lực lượng tên lửa, tàu chiến khá mạnh, nhưng quần đảo Trường Sa nằm cách bờ khoảng 450-600km thì lực lượng của ta cũng có khó khăn nhất định.

Nhận diện khó khăn bảo vệ Trường Sa

Vấn đề khó khăn nhất của lực lượng ta trong việc chi viện bảo Trường Sa là do phạm vi hỏa lực các hệ thống vũ khí bờ biển có những hạn chế. 

Đầu tiên, trong các tổ hợp tên lửa bờ biển của Việt Nam, chỉ có tổ hợp 4K44 Redut (tầm bắn 460 hoặc 550km nâng cấp) là đủ sức vươn đến một phần nhỏ của quần đảo Trường Sa, chủ yếu là khu vực Trường Sa Lớn. 

Trong khi đó, một phần rất lớn của quần đảo, những khu vực nóng bỏng nơi Hải quân Việt Nam đóng quân xen kẽ với hải quân nước ngoài không nằm trong tầm bao phủ của tên lửa bờ biển. Như vậy, nếu có tình huống địch tấn công chiếm một số đảo, thì chúng sẽ nằm ngoài tầm bắn tên lửa.
Trong 3 tổ hợp tên lửa bờ, chỉ có 4K44 Redut bắn tới Trường Sa.
Thứ hai, hạm tàu địch có trọng tải lớn, triển khai nhiều tổ hợp tên lửa diệt hạm mạnh, với tầm bắn xa lên đến 300km. Trong khi đó, chiến hạm của ta chỉ mang được tên lửa có tầm bắn ngắn dưới 200km.

Thứ ba, hạm đội địch có thể có tàu sân bay hạng nặng, cho phép triển khai nhiều máy bay chiến đấu. Chúng có thể triển khai đánh chặn đơn vị không quân ra tiếp ứng cho Trường Sa. 

Ba vấn đề này sẽ làm phát sinh hàng loạt vấn đề chiến thuật, khiến quân đội ta gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như trong tình huống giả định, làm nhiệm vụ chi viện cho quần đảo Trường Sa, biên đội tàu ta sẽ xuất kích với thành phần gồm tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8, bên cạnh có thể có sự yểm hộ của các tàu hộ vệ săn ngầm Petya, tàu pháo TT-400TP, Svetlyak. Vũ khí chống tàu hiện đại nhất của biên đội là tên lửa Kh-35 Uran-E, có tầm bắn 130km, tốc độ cận âm.

Trong khi đó, hạm đội địch có những tàu lớn, mang tên lửa diệt hạm bắn xa đến 300km, có tàu sân bay với nhiều máy bay chiến đấu. 

Để có thể tiếp cận tàu địch, phóng tên lửa, tấn công, biên đội tàu ta phải vận động một quãng đường trên 150km, nằm trong phạm vi hỏa lực tên lửa diệt hạm của địch. Với khoảng cách này, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 phải chạy hết tốc lực (27 hải lí/h) trong 3 giờ liên tục. Con số này với các tàu tên lửa cao tốc là hơn 2 tiếng. Thời gian đó là quá đủ để tàu địch nạp lại đạn, bắn nhiều loạt liên tiếp. Không quân địch cũng quá đủ thời gian xuất kích, tấn công tàu ta trong khi năng lực phòng không trên biển của tàu mặt nước chỉ ở mức tầm thấp, tầm ngắn. 

(*) Ờ kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về khả năng phòng không, tác chiến của tàu chiến Hải quân Việt Nam ra chi viện Trường Sa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét