Thực tế, ý tưởng bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua Tem bưu chính đã được Việt Nam thực hiện vào đầu những năm 1988. Khi đó, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh và chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ngày 24/06/1976, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem “Việt Nam thống nhất” thể hiện trọn vẹn bản đồ Việt Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 12 năm sau, ngày 19/01/1988, Bưu chính Việt Nam, một lần nữa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa bằng việc phát hành bộ tem mang tên “Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”, thể hiện hình ảnh đội Hoàng Sa (Hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa) và hình ảnh hai quần đảo này trên bản đồ cổ. Ngay trong điều 1, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ghi rõ: “Việc thể hiện đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên bản đồ Việt Nam trong mọi tài liệu, hình ảnh là ý thức trách nhiệm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Thế nhưng, năm 2004, Bưu chính Trung Quốc đã ngang nhiên sao chép ý tưởng trên của Việt Nam, bằng việc phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” trong đó có một mẫu tem thể hiện quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 9 năm sau đó cũng với hành vi đớn hèn này, Bưu chính Trung Quốc tiếp tục nhận xằng biển Đông và các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam về mình thông qua những hình ảnh in ấn phát hành.
Cụ thể, nhân ngày Quốc khánh vào năm 2004, Trung Quốc phát hành bộ tem mang tên “Quang cảnh biên giới Trung Quốc”, gồm 12 mẫu mang hình ảnh của vùng biên giới được coi như lãnh thổ của họ?. Trong đó có hai mẫu, số 6 mang tên “Quần đảo Tây Sa” tức Hoàng Sa và số 7 “Phong cảnh vùng đá vôi phía nam Quảng Tây” – là vùng có phần biên giới giáp với ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam. Tiếp đến, năm 2013, vào dịp du lịch quốc gia, Bưu chính Trung Quốc lại cho ra lò bộ tem phổ thông “Mỹ lệ Trung hoa”, đáng lên án là, Bưu chính nước này đã ngang nhiên đưa hình ảnh cụm 7 đảo nối liền nhau ở nhóm An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ việc ăn cắp ý tưởng đến ăn cướp, nhận xằng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là của mình, Trung Quốc đã một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tại các cuộc trao đổi mà trong đó chính Trung Quốc đã khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Thậm chí, trong bài diễn văn tại Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra vào hồi đầu tháng sáu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù không chỉ đích danh nhưng cũng đã ám chỉ rằng chính Trung Quốc là kẻ gây rối trên biển Đông, và tại đây Thủ tướng Việt Nam cũng đã 17 lần nhắc đến cụm từ “lòng tin chiến lược”, qua đó kêu gọi các nước cùng nhau xây dựng lòng tin này. Không riêng gì Việt Nam mà còn rất nhiều lãnh đạo các nước cũng đã thẳng thừng lên án những hành động leo thang, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc khiến cho đại diện nước này bao phen nóng mặt. Thế nhưng, mặc cho Việt Nam và Quốc tế đã nhiều lần lên án, chỉ trích thì Trung Quốc vẫn chứng nào tật nấy, thói quen “vừa ăn cắp vừa la làng” cộng với lòng tham vô đáy đã ngấm dần vào xương máu đã làm mờ mắt khiến Trung Quốc không còn phân định đúng sai, nếu cứ tiếp tục không tỉnh ngộ thì cái gọi là “giấc mộng trung hoa” cũng chỉ là một con rồng giấy bị thế giới cô lập mà thôi.
Bạch Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét