CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Tân Tổng thống Iran: "Tiến, thoái lưỡng nan"

Việc Tổng thống Hassan Rouhani nhậm chức ngày 4/8 báo hiệu kỷ nguyên mới “hậu chủ nghĩa dân túy” trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của Iran.
 Tân Tổng thống Hassan Rouhani.
Lên cầm quyền trong bối cảnh Iran phải đối mặt với hàng loạt những thách thức nghiêm trọng trong và ngoài nước, tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố sẽ tiến hành thay đổi chính sách dân túy của chính quyền tiền nhiệm, với cách tiếp cận bình tĩnh, đề cao sự hợp lý và thận trọng. Tuy nhiên, những vấn đề phức tạp, đa dạng vốn đòi hỏi nhiều thời gian và phương pháp ngoại khéo léo mới có thể giải quyết được.
“Chính phủ ôn hòa” của ông Rouhani sẽ có thể bao gồm nhiều bộ trưởng ôn hòa dù sẽ không tiến tới một “chính phủ liên minh bao gồm các chính trị gia từ phía phe cảnh cách như dự kiến ban đầu.
Thay vào đó, đây sẽ là một chính phủ trung lập theo đuổi sự cai trị bằng sự đồng thuận nhất trí trong một môi trường chính trị mà phe cứng rắn vẫn có sức chi phối mạnh mẽ. Phe cứng rắn hiện vẫn kiểm soát Quốc hội và Cơ quan Tư pháp đồng thời nghe theo chỉ thị của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, người có phán quyết cuối cùng về các chính sách quốc gia quan trọng.
Vào thời điểm này, vấn đề khiến giới phân tích đau đầu nhất chính là vẫn không rõ ông Rouhani sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách hỗ trợ tiền mặt cho dân thường của người tiền nhiệm Mahmud Ahmadinejad hay không.
Tuy nhiên, những gì rõ ràng là sự quyết tâm của tân Tổng thống Iran về vấn đề đối ngoại và thậm chí về cả chính sách hạt nhân, chìa khóa để giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước.
Thế "tiến thoái lương nan" của Tổng thống Rouhani
Mấu chốt quan trọng trong thế tiến thoát lưỡng nan mà ông Rouhani đang phải đối mặt là làm thế nào để khiến liên minh chống Iran do Mỹ dẫn đầu nói “đồng ý” cho chương trình làm giàu uranium mở rộng của Iran mà không cần phải thỏa hiệp và nhượng bộ quá đáng.
Còn nhớ, tân Tổng thống Iran từng nhiều lần bác bỏ ý tưởng đình chỉ chương trình làm giàu uranium của Iran. Động thái này nhất quán với hành động của ông trong suốt 2 năm trong giai đoạn 2004-2005 khi ông giữ cương vị là người dẫn đầu phái đoàn đàm phán hạt nhân của Iran. Ông Rouhani từng khẳng định rằng “kỷ nguyên đã qua” và phương Tây “phải chấp nhận “vạch đường đỏ” của Iran.
Tuy nhiên, rõ ràng chính phủ phương Tây do Mỹ lãnh đạo chắc chắn sẽ không chấp nhận điều đó. Lại thêm sự “hối thúc” của giới học giả, chuyên gia, những người có xu hướng “trầm trọng hóa” mức độ báo động về “khả năng Iran sẽ có đột phá đáng kể” trong chương trình hạt nhân vào năm nay, nếu muốn các chính phủ phương Tây nhượng bộ, chính phủ Rouhani sẽ phải nỗ lực thay đổi nhận thức cố hữu của họ về một Iran đang hạt nhân hóa.
Điều đó rõ ràng không dễ khi mà chưa kể, cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran phần nào đó giống như “một cuộc khủng hoảng thực dụng”, phục vụ nhiều lợi ích của phương Tây và Israel. Một trong những lợi ích đó là các thương vụ bán vũ khí kếch xù cũng như công nghệ hạt nhân cho các quốc gia Arab giàu có – những láng giềng luôn bị ám ảnh bởi cảm giác ngồi trên đống lửa của Iran.
Từ đó, dễ thấy, việc phương Tây chịu nhượng bộ Iran về vấn đề hạt nhân chỉ là “mộng tưởng” khi bản thân họ đang khai thách và lợi dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran để trục lợi.
Thật vậy, cho dù Tehran có cam kết tăng tính minh bạch của chương trình hạt nhân, chấp nhận hợp tác với cơ quan nguyên tử của Liên Hiệp Quốc, cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận và thanh tra các cơ sở hạt nhân và phi hạt nhân của Iran, lập trường của phương Tây và Israel về vấn đề này vẫn không suy chuyển.
Trong khi đó, bất cứ nhượng bộ đáng kể nào từ phía chính phủ Rouhani cũng sẽ khó lòng được Quốc hội Iran chấp nhận và sẽ trở thành “điểm yếu” chính trị của tân Tổng thống. Lý do là, có không ít người đến nay vẫn chỉ trích tân Tổng thống đã quá mềm mỏng trong các cuộc đàm phán hạt nhân trong quá khứ. Điều này rõ ràng là cản trở lớn đối với ông Rouhani trong trường hợp ông có ý định thương lượng với phương Tây về chương trình hạt nhân.
Theo một số chuyên gia Tehran, để Mỹ có thể nhượng bộ đối với Iran về chương trình hạt nhân, chiến lược ngoại giao thuyết phục hoàn toàn không đủ. Đổi lại, theo họ, phải có sự kết hợp giữa đường lối cứng rắn và các chiến thuật quyền lực mềm
Lý do là, với địa vị siêu cường duy nhất của thế giới, Mỹ đặc biệt chỉ biết đến ngôn ngữ quyền lực, sức mạnh. Do đó, cần phải khiến Mỹ thấy những tổn thất lâu dài và những hệ lụy tồi tệ theo sau chính sách ngoại giao cường chế của họ đối với Iran. Tuy nhiên, tân Tổng thống Iran đến thời điểm này vẫn thể hiện rằng ông sẽ trung thành với cách tiếp cận ôn hòa dựa trên niềm tin và hi vọng “thu hoạch được những trái ngọt” thông qua ngoại giao quyền lực mềm.
Chủ nghĩa khu vực mới
Con đường thuyết phục Washington có thể thông qua Riyadh, Baghdad và Doha nhờ phương pháp tiếp cận khu vực mới để giải quyết khủng hoảng hạt nhân Iran.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chứng, tân Tổng thống Rouhani đưa ra danh sách đội ngũ nội cách mới, với thành phần nòng cốt là những nhân vật từng học tập tại California, Washington và London.
Người được tân Tổng thống đề cử giữ Bộ Ngoại giao là ông Mohammad Javad Zarif – cựu Đại sứ của Iran tại Liên Hiệp Quốc, từng tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ từ thập niên 1980, do đó, trở nên quen mặt với giới chức nước này. Ông Javad Zarif cũng là thành viên nhóm đàm phán hạt nhân từ năm 2003 - 2005 dưới quyền trưởng đoàn Rohani. Nhiều người suy đoán tân Tổng thống Iran có vẻ muốn chuyển giao trọng trách đàm phán hạt nhân về cho bộ ngoại giao.
Theo cách đó, nhận thức về trò chơi "có tổng bằng không" giữa Mỹ và Iran sẽ không còn nặng nề như trước mà thay vào đó sẽ là những kịch bản mà đôi bên cùng có lợi.
Chủ nghĩa khu vực mới còn được phản ánh thông qua việc Iran có vẻ muốn hàn gắn quan hệ với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) do Saudi Arabia lãnh đạo. Chính phủ Rouhani rõ ràng đặt ưu tiên bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia song câu hỏi đặt ra là liệu Riyadh có đáp lại? Nói cách khác, việc cải thiện quan hệ song phương giữa Tehran-Riyadh sẽ còn phục thuộc vào việc Arab Saudi có chấn nhận hàn gắn hay không.
Ngoài ra, việc tân Tổng thống Rohani đề cử ông Bijan Namdar Zanganeh làm bộ trưởng dầu mỏ, người từng giữ chức vụ trên trong giai đoạn 1997 - 2005 dưới thời Tổng thống Mohammad Khatami cũng được cho là nhằm mục tiêu phát triển quan hệ với các nước OPEC.
Tuy nhiên, chính quyền Rohani được cho là sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách hướng Đông trong quá khứ. Thành tựu lớn nhất của chính sách này là đã mang tới cho Iran 2 đối tác thương mại chính là Trung Quốc và Ấn Độ.
Một mối bận tâm khác liên quan đến Nga. Liệu quan hệ ấm cúng giữa Tehran và Moscow sẽ tiếp tục được duy trì dưới thời Rouhani – người không ngại giấu giếm ham muốn cải thiện quan hệ với phương Tây?
Mặt khác, theo nhiều chuyên gia, bất chấp việc Nga và Iran có quan điểm ngày càng trùng nhau đối với các vấn đề địa chính trị như an ninh biển Caspian hay tương lai của Syria, việc Tehran tìm kiếm sự ủng hộ của Moscow để chống Mỹ, Israel sẽ làm suy yếu an ninh của nước này.
Làm cách nào để có thể thay đổi lập trường của phương Tây cũng như các nước Arập mà không làm tổn thương an ninh quốc gia Iran là bài toán vô cùng khó đối với ông Rouhani. Thế tiến thoái lương nan của chính phủ mới ở Iran hiện tại chính là làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro cho đất nước trong khi vẫn có thể theo đuổi các lợi ích chính đáng (hạt nhân và phi hạt nhân) của họ.
Bạch Dương (theo atimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét