CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Trung Quốc, Ấn Độ tranh nhau “miếng đất vàng” châu Phi

Trên khắp châu Phi – tại các công trường xây dựng, trên đường phố, khu vực cầu cảng và sân bay – sự hiện diện của người Trung Quốc tăng đột biến.
Trung Quốc đang trở thành một đối thủ mới tại thị trường giàu tiềm năng châu Phi với các quốc gia như Brazil, Hàn Quốc và đặc biệt là Ấn Độ, hàng xóm của Trung Quốc.
Ấn Độ từng chịu thất bại thảm hại trước Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 nước năm 1962. Và giờ đây, họ trở nên cảnh giác hơn với những ý định của người láng giềng “nguy hiểm” này. Tranh chấp biên giới kéo dài hàng chục năm qua đã trở thành một vết sẹo lớn trong quan hệ của hai quốc gia.
Trong khi đó, nhu cầu nguồn nhiên liệu đều tăng mạnh ở 2 quốc gia đông dân nhất thế giới này. Vì thế, cuộc đua giữa 2 gã khổng lồ đang phát tán ra khắp mọi nơi trên thế giới. Điển hình là ở Châu Phi – khu vực vẫn đang còn “nhiều thứ để khai thác”.
Hậu thuẫn của chính phủ
Trong khuôn viên của Đại học Nairobi (Kenya), công nhân đến từ công ty Wu Yi của Trung Quốc đang làm việc để xây dựng một tòa tháp 21 tầng, khi hoàn thành, nó sẽ trở thành một khu giảng đường có sức chứa lên đến 3.000 sinh viên và một sân bay trực thăng. Trong 2 năm tới, tòa nhà này sẽ trở thành công trình kiến trúc cao nhất trong khu vực.
Trung Quốc đang vươn "vòi" ra khắp mọi quốc gia ở Châu Phi
Công ty Wu Yi được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc để tiếp cận với thị trường Kenya, và giờ đây, nó đang xử lý tới 18 dự án tại đất nước châu Phi này. Cách đây không lâu, Wu Yi đã hoàn thành một phần trong dự án xa lộ Thika dài 50km và là niềm tự hào của người Kenya.
Phía Ấn Độ cho rằng, sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đang ăn cắp những bước đi mạnh mẽ của họ ở đây.
“Ấn Độ đã ở Kenya và châu lục này trong hơn 200 năm. Tại sao họ không thể phát triển công nghiệp được như Trung Quốc đã làm trong vòng 10 – 15 năm qua?”, doanh nhân người Kenya gốc Ấn có tên là Muljibhai Pindolia tỏ ra thắc mắc. Ông này cho rằng lý do nằm ở sự tham gia tích cực của Bắc Kinh: “Chính phủ của chúng ta không thể thúc đẩy khai thác nguồn tài nguôn của chúng ta giống với cách họ làm được”.
Con số 65 tỷ USD đầu tư thương mại của Ấn Độ vào châu Phi đang bị lu mờ bởi con số 200 tỷ USD đến từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đang hoạt động trên khắp lục địa đen với các dự án cơ sở hạ tầng lớn, gồm cầu cảng, đường sắt và các sân vận động thể thao.
Về phía Ấn Độ, các công ty tư nhân của họ vẫn tìm cách mở rộng các lĩnh vực viễn thông, nông nghiệp, ngành công nghiệp ô tô và giáo dục. “Các công ty Ấn Độ đánh giá rủi ro một cách có hệ thống hơn, trong khi Trung Quốc chỉ nhảy vào công việc và họ làm điều đó rất nhanh. Và họ nhận được kết quả như họ làm”, Manoj Gupta, người đứng đầu Công ty Thép và Điện đa quốc gia Jindal của Ấn Độ tại Mozambique cho biết.
“Đối đầu vì nguồn tài nguyên”
Với một nguồn tài nguyên than và khí đốt phong phú mới được tìm thấy, Mozambique đang thu hút sự chú ý của toàn cầu.
“Trung Quốc và Ấn Độ đang đấu tranh vì nguồn tài nguyên của châu Phi”, Nhà kinh tế Joaquim Tobias Dai nói, “Lĩnh vực xây dựng dân dụng đã thuộc về người Trung Quốc, trong khi Ấn Độ tiếp cận với nguồn than đá. Và giờ đây, Trung Quốc cũng như Ấn Độ đang tranh nhau nguồn dầu mỏ trong khu vực”. Ông thêm vào rằng, kiểu cạnh tranh này có lợi cho Mozambique.
Ấn Độ cũng đã học tập Trung Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh để có thể gia nhập thị trường Châu Phi. Các giao dịch trị giá hàng triệu USD đã được thảo luận, nhưng dường như nó đang làm người dân địa phương nghèo đi.
“Câu chuyện của Ấn Độ là một câu chuyện kinh doanh tư nhân”, TCA Ranganathan nói. Ông là Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Ấn Độ – nơi đã cấp vốn cho các công ty Ấn Độ đầu tư vào châu Phi. “Nếu họ muốn đi vào châu Phi, tôi sẽ giúp đỡ họ”, ông khẳng định.
Tại một hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Ethiopia Tadesse Haile cho biết: “Tôi kêu gọi các tổ chức tài chính của Ấn Độ hỗ trợ các doanh nghiệp Ấn Độ như Trung Quốc đang làm”
Nam Phi rải thảm đỏ chào đón Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong một chuyến thăm trong năm 2013


Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định họ đang tìm kiếm một mối quan hệ đối ứng lành mạnh. “Chúng tôi cần các nguồn tài nguyên, nhưng chúng ta có thể làm việc với nhau để tìm thêm các nguồn tài nguyên khác. Người Ấn Độ, người Kenya và người dân Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau”, giáo sư Sa nói.
Ở Nairobi, Xia Lu, Giám đốc một công ty du lịch của Trung Quốc, cho biết: “Số lượng du khách Trung Quốc đến châu Phi đang tăng 45% mỗi năm.”
Nhưng sự hiện diện của Trung Quốc cũng đã đặt ra câu hỏi. “Người Trung Quốc đến với người dân của họ, để lại người dân địa phương trong cơn hấp hối”, một người đàn ông bên ngoài một văn phòng Nairobi than phiền.
Khi được hỏi về mối quan tâm này, Hùng Khai Hóa, Giám đốc của Wu Yi, khẳng định công ty của ông đã thuê người dân địa phương để làm việc, mặc dù ông không biết các công ty khác cư xử như thế nào.
Sự tăng trưởng châu Phi
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Trung Quốc và người dân địa phương vẫn chưa chấm dứt. “Chúng ta đã thấy ở Tanzania hàng trăm người nhập cư bất hợp pháp đến từ Trung Quốc bị trục xuất về nước. Chúng ta cũng thấy tình trạng tương tự ở Ghana”, phóng viên của tờ báo Nairobi, Mark Kapchanga cho biết.
Nhà phân tích Anil Bhandari ở Nairobi cho biết, chiếc bánh châu Phi là quá lớn cho bất cứ ai phải băn khoăn về. “Hầu hết các nước châu Phi đang phát triển ở mức 7% đến 9%. Các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và các nước châu Âu sẽ ‘đủ sân để chơi’”.
Khi một cuộc tranh luận về những gì đang diễn ra ở châu Phi, người châu Phi nói rằng điều quan trọng đối với họ là họ có thể phát triển ở mức cao nhất, và những lời ngụy biện ở bên ngoài không phải là điều mà họ quan tâm đến.
PS (IFN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét