CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Lý Sư Sư và chuyện tình hoàng đế, kỹ nữ

Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng chuyện tình lãng mạn ấy chỉ là hư cấu của tác giả Thi Nại Am, bởi lẽ nếu như có cuộc tình nào để lại cho Lý Sư Sư nhiều biến động hơn cả thì đó lại chính là mối tình với vị Hoàng đế đương triều Tống Huy Tông…

Kỹ nữ lừng danh

Mặc dù chỉ được biết đến qua những cuốn tiểu thuyết và giai thoại, song Lý Sư Sư thực tế là một nhân vật có thực trong lịch sử. Sử sách ghi chép về Lý Sư Sư còn lại tới nay rất ít. Ngoại trừ những cuốn bút ký từ thời nhà Tống, thì có thêm hai tài liệu tập trung nhất là sách “Tuyên Hòa di sự” (Những chuyện thời Tuyên Hòa – Nhà Tống) xuất hiện từ thời Nam Tống và “Lý Sư Sư ngoại truyện” xuất hiện vào đầu thời nhà Thanh.

Về cơ bản, cả hai cuốn sách này cũng giống như tiểu thuyết “Thủy Hử” của Thi Nại Am, đều là sáng tác mang tính chủ quan của cá nhân, đặc biệt là “Lý Sư Sư ngoại truyện”. Tuy nhiên, với tư cách là một “cuốn sử” của triều đình, phần sự thực mà “Tuyên Hòa di sự” đưa vào câu chuyện của mình được nhiều người cho là gần với sự thực hơn cả.

Theo ghi chép của sách này thì Lý Sư Sư là con gái của một người thợ nhuộm tên là Vương Dần, là người Biện Kinh, tức Khai Phong, thuộc Hà Nam, Trung Quốc. Mẹ Lý Sư Sư qua đời ngay từ khi mới sinh cô, vì vậy, cha cô chỉ dùng sữa đậu nành để nuôi lớn cô.

Theo phong tục thời bấy giờ, những gia đình quý tộc hoặc giàu có thường cho con cái gửi “thân” lên chùa. Vương An vô cùng yêu quý cô con gái của mình vì vậy cũng đem cô con gái gửi lên chùa Bảo Quang. Khi mới đến chùa, Lý Sư Sư lập tức khóc ầm lên, dỗ dành thế nào cũng không chịu thôi.

Lúc đó một lão hòa thường dùng tay xoa xoa vào đầu Lý Sư Sư, lập tức Lý Sư Sư nín khóc ngay. Vương Dần thấy vậy mừng lắm, trong lòng nghĩ rằng con gái mình thực sự là một Phật tử chân chính. Thời bấy giờ, các đệ tử nhà Phật đều được gọi là “sư” (thầy) vì vậy, từ đó về sau, Vương Dần mới gọi con gái mình là Sư Sư.
Lý Sư Sư trên phim
Khi Lý Sư Sư mới 4 tuổi thì tai họa ập đến nhà họ Vương. Vương Dần phạm tội, bị bắt rồi chết trong nhà lao. Lý Sư Sư mới 4 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, trở thành đứa trẻ lang thang. Một bà chủ kỹ viện trong vùng thấy Lý Sư Sư xinh xắn, tương lai có thể trở thành một món hàng béo bở để kinh doanh vì vậy đã nhận Lý Sư Sư về nuôi.

Bà chủ kỹ viện này họ Lý vì vậy, từ đó, Lý Sư Sư mới mang họ Lý. Để đào tạo Lý Sư Sư trở thành một kỹ nữ theo đúng các chuẩn mực, tú bà họ Lý đã mời thầy dạy Lý Sư Sư từ đàn hát cho tới cầm, kỳ, thi, họa. Vốn là một đứa trẻ thông minh, Lý Sư Sư chỉ cần học một lần là thành thạo ngay.

Thậm chí nhiều bài hát do Lý Sư Sư tự phổ nhạc còn khiến cho những các nhạc sư cảm thấy xấu hổ vì tài năng thua kém. Đến tuổi trưởng thành, tài sắc đều hơn người, Lý Sư Sư nhanh chóng trở thành một kỹ nữ lừng danh khắp kinh thành. Giọng hát của Lý Sư Sư được rất nhiều người thừa nhận. Nhiều nho sỹ còn làm thơ để ca ngợi giọng hát của Lý Sư Sư.

Trong thời gian này, Lý Sư Sư còn được gọi bằng một “nghệ danh” cực kỳ hoa mỹ là “Bạch Mẫu Đơn” (hoa mẫu đơn trắng). Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Lý Sư Sư đã đẩy cô đến với một mối tình lãng mạn và cũng đầy bi kịch với vị Hoàng đế đa tình của triều Tống: Tống Huy Tông Triệu Cát.

Mối tình với Hoàng đế

Người ta thường nói Tống Huy Tông là một nghệ sỹ bị đặt nhầm vào ngai vàng Hoàng đế. Bởi lẽ, mặc dù hoàn toàn bất tài trong cương vị một Hoàng đế nhưng Triệu Cát lại là một nghệ sỹ trời sinh. Vì vậy, dốt nát và chán ngán với việc triều chính bao nhiêu thì Tống Huy Tông lại dành bấy nhiêu sự hứng thú, nhiệt huyết và trí tuệ cho những thú chơi phong lưu thời bấy giờ.
Từ cầm, kỳ, thi, họa, cho tới đá cầu, ca vũ… không có “món” nào Tống Huy Tông không biết và không giỏi. Đến khi trưởng thành, vị Hoàng đế triều Tống này lại có thêm một đam mê nữa, ấy là phụ nữ. Sử chép, những phi tần trong hậu cung của Triệu Cát nhiều không đếm xuể. Ngoại trừ hoàng hậu, cửu tần, 27 thế phụ, 81 ngự thiếp, còn có hàng ngàn mỹ nhân xinh đẹp được nuôi trong cung cấm chờ hoàng thượng “sủng hạnh”.

Người ta nói rằng, khi quân Kim tiến vào kinh thành đã ra lệnh cho phủ Khai Phong lập danh sách toàn bộ những người thân thuộc của Tống Huy Tông để tiện việc truy bắt. Danh sách được trình lên, trong đó có liệt kê tên những phi tần của Tống Huy Tông. Theo danh sách hàng trăm người này thì người cao tuổi nhất là 42, người nhỏ tuổi nhất là 16, còn lại chủ yếu ở độ tuổi tử 17 đến 19 tuổi. Năm đó, Tống Huy Tông 46 tuổi. Đủ thấy, vị Hoàng đế này biết cách thỏa mãn niềm đam mê với phụ nữ của mình tới mức nào.  

Mặc dù hậu cung bạt ngàn mỹ nữ nhưng không khiến Tống Huy Tông bỏ được thói quen ăn chơi phóng túng. Khi đã chán ghét những gương mặt quen thuộc trong cung cấm, ông hoàng nghệ sỹ bèn mặc thường phục đến các lầu xanh kỹ viện tìm kiếm mỹ nhân. Và đó là thời điểm Lý Sư Sư lọt vào mắt xanh của Tống Huy Tông.

Từ lâu đã nghe tiếng Lý Sư Sư tài sắc song toàn, các công tử quý tộc trong chốn kinh thành không ai không biết tiếng, Huy Tông trong lòng cũng ngứa ngáy, mong ngày được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp. Nhưng khi đó, Huy Tông vẫn còn ngại ngùng danh phận của một thiên tử Đại Tống nên khi đến tìm Lý Sư Sư, Huy Tông nói dối mình là một thương nhân, tên là Triệu Ất.
Tống Huy Tông
Khi đến nhà Lý Sư Sư, Huy Tông được tú bà của kỹ viện mời vào phòng khách mời ăn hoa quả, nói là đợi một lát Lý Sư Sư sẽ ra tiếp. Huy Tông ăn hết hoa quả bày ở bàn mà vẫn chưa thấy Lý Sư Sư ra. Bà chủ kỹ viện lại đon đả ra mời Huy Tông vào phòng trong dùng cơm.

Để được gặp người đẹp, Huy Tông miễn cưỡng đi theo, nhưng ăn xong cơm, vẫn chưa thấy Lý Sư Sư đâu. Chủ kỹ viện lại xuất hiện, nói rằng Lý Sư Sư thích sự sạch sẽ nên phiền quan khách trước khi gặp mặt phải tắm rửa thật sạch sẽ. Huy Tông lại phải chặc lưỡi theo mụ chủ vào phòng tắm. Đến lúc ấy, Huy Tông mới được dẫn lên phòng của Lý Sư Sư.

Thế nhưng trải qua bao nhiêu công đoạn, dồn nét bao nhiêu háo hức, chờ đợi, cuối cùng Tống Huy Tông lại chỉ nhận được sự lạnh nhạt và kiêu ngạo của Lý Sư Sư. Vừa bước vào phòng, không thèm nhìn Huy Tông lấy một lần, Lý Sư Sư phất tay áo đến bên chiếc đàn đặt sẵn và bắt đầu gẩy. Huy Tông ngạc nhiên lắm nhưng không biết làm cách nào, đành ngồi nghe. Nghe một lúc tâm trí Huy Tông như bị cuốn vào khúc nhạc. Khi Huy Tông định thần lại được thì cũng là lúc gà gáy sáng, thành ra vị Hoàng đế đành trở về “tay không”.

Sự kiêu ngạo của Lý Sư Sư không những không làm Huy Tông chán ghét, mà ngược lại, còn khiến ông vua nghệ sỹ rất mực tò mò. Chính vì vậy, Tống Huy Tông sau này càng si mê Lý Sư Sư hơn. Có lần, sau khi ân ái, Tống Huy Tông ôm Lý Sư Sư trong lòng nói: “Nếu như nàng không phải là kỹ nữ thì tốt biết bao! Trẫm nhất định sẽ đưa nàng vào cung để nàng cả ngày ở bên cạnh trẫm”.

Lý Sư Sư ôm chặt Huy Tông nói: “Nếu như bệ hạ không phải Hoàng đế thì hay biết bao nhiêu! Như thế, thiếp có thể cùng bệ hạ vĩnh viễn ở bên nhau”. Sự thông minh, khéo léo của Lý Sư Sư càng khiến Huy Tông chìm đắm trong mối tình vụng trộm với nàng kỹ nữ lừng danh đất kinh thành.

Để biểu thị tình yêu của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư vô số vàng bạc, châu báu. Sau đó, Huy Tông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh. Tiếp đó, để thuận cho việc gặp gỡ người đẹp, Huy Tông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để “tiện đường đi lại”.

Từ đó, Tống Huy Tông không phải cải trang vi hành nữa, mỗi lần nhớ nhung người đẹp, vị Hoàng đế đa tình này lại theo đường hầm tìm đến. Chuyện Hoàng đế triều Tống yêu cô kỹ nữ Lý Sư Sư sớm đã lan khắp kinh thành. Rồi mọi chuyện cũng đến tai Hoàng hậu và các phi tần trong cung.

Một lần, trong bữa tiệc có mặt đầy đủ cả Hoàng hậu và các phi tần, thấy hôm đó Huy Tông tinh thần vui vẻ, một quý phi đánh bạo hỏi Tống Huy Tông: “Con nhỏ nhà họ Lý có gì hơn người mà khiến bệ hạ phải thích thú nó?”.Tống Huy Tông cười nói: “Cũng chẳng có gì khác, chỉ là nếu như hơn một trăm người các ngươi đều bắt bỏ hết quần là áo lượt lẫn đồ trang sức, mặc những bộ quần áo bình thường vào, sau đó đưa con nhỏ nhà họ Lý đặt vào giữa, thì người ngoài chỉ cần nhìn một cái cũng sẽ biết rằng chỉ có cô ta là khác hoàn toàn. Sắc đẹp của cô ta những dung mạo bình thường không thể nào so sánh được”.

Là người tình của Hoàng đế và rất được vị Hoàng đế ấy yêu chiều, tuy nhiên, dẫu sao Lý Sư Sư vẫn là một kỹ nữ, kiếm sống bằng nghề đàn hát. Vì vậy, ngay cả khi đã trở thành quý phi ở chốn lầu xanh thì Lý Sư Sư vẫn không chịu thuộc về một mình Tống Huy Tông.

Vì thế, ngoài mối tình với Tống Huy Tông, Lý Sư Sư còn qua lại rất thân mật với một nhà thơ tên là Chu Bang Ngạn. Một lần, Huy Tông đến tìm Lý Sư Sư thì cũng là lúc Chu Bang Ngạn đang ở đó. Huy Tông dẫu sao vẫn là Hoàng đế của Đại Tống, Lý Sư Sư không thể không giúp Huy Tông giữ chút sỹ diện vì vậy bắt Chu Bang Ngạn trốn xuống gầm giường. Buổi tối hôm đó, Tống Huy Tông không hề hay biết có người đang trốn dưới gầm giường, vẫn mặn nồng ân ái với Lý Sư Sư.

Làm kẻ thứ ba lại phải trốn dưới gầm giường, Chu Bang Ngạn ngay ngày hôm sau đã viết hẳn một bài thơ miêu tả lại toàn bộ cuộc trăng gió của Huy Tông rồi đưa cho Lý Sư Sư đọc. Thấy bài thơ hay nên ngay ngày hôm sau, khi gặp lại Huy Tông, Lý Sư Sư đã hát bài hát đó cho Huy Tông nghe. Ông vua nghệ sỹ vốn nhạy cảm với những áng văn thơ, nhận ra ngay có kẻ chứng kiến chuyện trăng hoa của mình.

Truy hỏi mãi, cuối cùng Lý Sư Sư mới cho biết đó là bài thơ của Chu Bang Ngạn. Huy Tông nổi giận đùng đùng, về đế triều đình lập tức ra lệnh đuổi Chu Bang Ngạn ra khỏi kinh thành và cấm không bao giờ được trở lại. Đuổi được tình địch ra khỏi kinh thành, những tưởng Lý Sư Sư sẽ toàn tâm toàn ý với mình, Huy Tông mãn ý lắm. Không ngờ hôm đó, Huy Tông đến tìm Lý Sư Sư lại không thấy đâu.

Đợi một lúc lâu mới thấy Lý Sư Sư nước mắt tràn mi trở về. Huy Tông tức giận hỏi Lý Sư Sư đi đâu về. Lý Sư Sư nói thực rằng đi tiễn Chu Ngạn Bang, còn nói Chu Ngạn Bang còn làm một bài thơ khác đưa cho cô. Máu nghệ sỹ lại nổi dậy, Huy Tông đòi nghe Lý Sư Sư hát thơ của Chu Ngạn Bang. Nghe Lý Sư Sư hát xong, Huy Tông vỗ tay đánh đét, sai người cho gọi Chu Ngạn Bang trở lại, phong cho chức quan chuyên coi việc sáng tác âm nhạc trong cung.
Phạm Băng Băng trong vai Lý Sư Sư
Kết cục bi thảm

Sự phóng túng trăng hoa của Tống Huy Tông đã trở thành điềm báo trước cho sự diệt vong của triều Bắc Tống. Quả nhiên, chỉ vài năm sau đó, nhà Kim đã mang quân tấn công nhà Tống. Khi quân Kim đã tiến sát tới kinh thành, Tống Huy Tông đem ngai vàng truyền lại cho con trai là Tống Khâm Tông, tự mình lên làm Thái thượng hoàng. Ít lâu sau đó, cả hai cha con Tống Huy Tông đều quân Kim bắt và đày lên vùng biên ải phía Bắc. Thất thế sa cơ, Tống Huy Tông cũng không còn cách nào để chú ý tới người tình kỹ nữ của mình nữa.

Vì vậy, vận mệnh của cô kỹ nữ họ Lý lừng danh một thời cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim. Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất. Có người nói, khi Tống Huy Tông còn làm Hoàng đế và rất si mê Lý Sư Sư đã phong cho cô làm Doanh quốc phu nhân gọi là Lý Minh phi dù không hề chính thức đưa Lý Sư Sư nhập cung như một phi tần.

Sau này, khi Tống Huy Tông nhường ngôi lại cho con trai, tự mình làm Thái thượng hoàng thì Lý Sư Sư cũng bị mất chỗ dựa, bị phế làm thứ dân và tịch thu toàn bộ nhà cửa, gia sản. Sau đó thì không rõ tông tích ra sao.

Có người lại nói, khi nghe tin giặc Kim kéo xuống phía Nam và tình hình lương thảo của quân đội phòng thủ ở phía Bắc sông Hoàng Hà rất nguy cấp, Lý Sư Sư đã đem toàn bộ số vàng bạc châu báu mà Tống Huy Tông ban tặng cho mình trước đây gói lại, sau đó viết một danh sách rồi mang tới phủ Khai Phong trình báo. Phủ doãn Khai Phong lúc đó nhìn thấy bọc vàng bạc châu báu vô cùng lớn mà Lý Sư Sư mang tới, trong lòng đầy hoài nghi, nói Lý Sư Sư có thể suy nghĩ lại.

Lý Sư Sư nói: “Tôi chẳng qua chỉ là một kỹ nữ may mắn được Hoàng đế chiếu cố, dù có làm trâu làm ngựa cũng không thể đền đáp được ơn này. Nay đất nước lâm vào tình cảnh nguy cấp, thân là phụ nữ, chân yếu tay mềm không thể sung quân chống giặc, vì vậy, tôi muốn đem toàn bộ số vàng bạc châu báu mà Hoàng đế đã tặng cho tôi trả lại cho triều đình.

Số tài sản này vốn là tài sản của triều đình, trước nay tôi chỉ giữ chứ không dám đụng vào, nay là lúc thích hợp để dùng vào việc chuẩn bị lương thảo cho quân sỹ. Đây là tấm lòng thành của tôi, mong đại nhân có thể chấp nhận”. Phủ doãn nghe Lý Sư Sư nói vậy, xúc động tới mức không nói thành lời. Sau khi cho đi hết tài sản của mình, Lý Sư Sư đến xin Tống Huy Tông cho mình xuất gia làm ni cô, sống cuộc đời ẩn dật.
Khi quân Kim sắp hạ thành Biện Kinh, thống soái quân Kim là Thát Lại phái người đi khắp mọi nơi tìm Lý Sư Sư. Thát Lại nói: “Kim Thái Tông đã nghe danh Lý Sư Sư từ lâu, rất muốn sở hữu người đẹp này. Vì vậy, lần này nhất định phải bắt sống bằng được Lý Sư Sư mang về đang cho Hoàng đế”.
Tuy nhiên quân Kim tìm khắp mọi nơi vẫn không thấy tống tích của Lý Sư Sư. Khi đó Trương Bang Xương, một tên Hán gian vì muốn lấy lòng người Kim nên đã phái người đi khắp nơi tìm kiếm Lý Sư Sư. Cuối cùng, Trương cũng tìm thấy Lý Sư Sư đang trong dòng người chạy trốn khỏi kinh đô để tránh sự tàn sát của quân Kim.

Trước mặt Trương Bang Xương, Lý Sư Sư giận dữ mắng rằng: “Ta là một kỹ nữ hèn kém nhưng đã chịu ơn của Hoàng đế nhất định sẽ dùng cái chết để báo đáp chứ không thay lòng đổi dạ đầu hàng quân giặc. Còn lũ các người, lúc trước còn làm quan cao, hưởng đủ mọi thứ quyền hành bổng lộc, nay đất nước lâm vào cảnh nguy khốn thì quay lưng nhận giặc làm cha, làm toàn chuyện xấu xa, độc ác. Nay các ngươi lại còn muốn dùng ta làm vật hy sinh cho sự tiến thân của các ngươi thì đừng hòng!”.

Vừa nói dứt lời, Lý Sư Sư rút cây trầm cài đầu đâm vào cổ tự vẫn. Bọn Trương Bang Xương thấy Lý Sư Sư tự tử, sợ bị quân Kim trách tội vội xông vào cứu, nhưng Lý Sư Sư đã kiên quyết ấn cây trâm vàng vào cổ rồi nuốt xuống, quyết chết bằng được chứ không để bọn gian thần bán nước được như ý. Hành động quyết liệt của Lý Sư Sư đã khiến bọn Hán gian như Trương Bang Xương “sởn tóc gáy”. Bởi lẽ có nằm mơ chúng cũng không thể tin được rằng, một kỹ nữ lại có thể có khí khái tới mức ấy.

Về cái chết của Lý Sư Sư cũng có một câu chuyện khác, ly kỳ hơn, nói rằng, không phải bọn Trương Bang Xương tìm thấy cô mà là do Lý Sư Sư tự tìm đến doanh trại quân Kim khi nghe tin Tống Huy Tông bị bắt. Lý Sư Sư muốn đến xin quân Kim cho mình gặp lại Tống Huy Tông lần cuối trước khi vị Hoàng đế này bị đày lên phương Bắc.

Quân Kim tìm kiếm Lý Sư Sư nhiều ngày mà không thấy tăm hơi, nay nàng kỹ nữ nổi tiếng của kinh thành nhà Tống lại tự mình tìm tới thì còn gì bằng. Thát Lại nói với Lý Sư Sư rằng sẽ cho cô gặp Tông Huy Tông nếu cô đồng ý theo quân Kim về phương Bắc. Lý Sư Sư gật đầu đồng ý. Gặp được Huy Tông, hai người ôm nhau khóc hồi lâu.

Khi quân Kim kéo Lý Sư Sư rời đi, Lý Sư Sư vẫn cố gắng dặn dò Huy Tông phải bảo trọng. Rồi chỉ một lát sau khi rời khỏi Huy Tông, Lý Sư Sư đột nhiên ngã ngụy xuống đất. Khi binh lính nhà Kim chạy đến nơi thì Lý Sư Sư đã chết. Thì ra, Lý Sư Sư đã nuốt chiếc trâm vàng để tự vẫn cho trọn tình với Tống Huy Tông.

Nếu như câu chuyện thứ nhất ca ngợi khí tiết của Lý Sư Sư, cho rằng, dù là kỹ nư nhưng Lý Sư Sư còn yêu nước và trung trinh hơn bọn Trương Bang Xương “gọi giặc làm cha” bán nước hại dân thì câu chuyện thứ hai lại nghiêng về việc ca ngợi tấm chân tình mà Lý Sư Sư dành cho Tống Huy Tông.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cả hai câu chuyện về cái chết của Lý Sư Sư nói trên thực ra chỉ là sự hư cấu của các nhà Nho nhằm làm gương cho phụ nữ đời sau đồng thời cũng là để đẹp lòng các vị Hoàng đế chứ Lý Sư Sư sau khi Huy Tông bị bắt đã lưu lạc xuống vùng Giang Tô, Chiết Giang tiếp tục sống cuộc đời kỹ nữ của mình.

Giai thoại kể rằng, sau khi giặc Kim kéo vào Biện Kinh, Lý Sư Sư chạy xuống phía Nam. Sau này có người từng gặp cô ở vùng Hô – Tương, thấy đã già nua tiều tụy, không còn phong thái của ngày xưa. Có giai thoại khác lại kể rằng, rằng Lý Sư Sư bị quân Kim bắt làm tù binh đưa về phương Bắc, ép gả cho một tên lính già ốm bệnh, kết thúc cuộc đời một cách nhục nhã.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, kể từ khi nhà Kim đem quân xuống phía Nam và người tình Tống Huy Tông vì sợ giặc mà nhường ngôi cho con, cuộc đời huy hoàng và nhung lụa của danh kỹ Lý Sư Sư đã chấm dứt. Vì vậy, dẫu là số phận của Lý Sư Sư kết thúc theo cách nào thì rốt cuộc cũng không nằm ngoài hai chữ bi kịch.

Đi tìm thân thế đích thực của mỹ nữ Điêu Thuyền

  • Những vị hoàng đế chết dưới chân mỹ nữ
  • Ai mới là nữ hoàng đầu tiên của Trung Quốc?
  • Mỹ nhân Giang Tô làm điên đảo cả triều đại
  • Vậy rốt cuộc Điêu Thuyền là ai và vì sao tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” lại cố tình che giấu thân phận cũng như số phận của mỹ nhân lừng danh sử sách này?
  • Nói về “Tam Quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ. Bộ tiểu thuyết của tác giả họ La có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được.
  • Trong bộ tiểu thuyết rất “ăn khách” của mình, có hai nhân vật xuất hiện, nhưng đến tên tuổi, La Quán Trung cũng không nói rõ. Người thứ nhất chính là viên quan Đốc bưu bị Trương Phi say rượu đánh chết. Đương nhiên, đây là một nhân vật nhỏ, tên tuổi thế nào có lẽ không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nhân vật thứ hai, ngược lại có một vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn biến của “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng không được tiểu thuyết gia họ La nói rõ tên tuổi. Người đó không ai khác chính là mỹ nhân Điêu Thuyền.
  • Cũng giống như nhiều người lầm lẫn Đốc bưu là tên của người bị Trương Phi đánh chết, song thực ra, Đốc bưu vốn chỉ là tên một chức quan chịu trách nhiệm các trạm dịch trong lãnh thổ một quận dưới thời nhà Hán. Như vậy, cũng giống như Đốc bưu, Điêu Thuyền là một nhân vật “vô danh” trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Vậy, Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?
  • Mặc dù, trong các bộ chính sử, người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nguồn gốc xuất thân của mỹ nữ lừng danh này. Tuy nhiên, trong nhiều truyền thuyết dân gian, Điêu Thuyền lại có nguồn gốc xuất thân rất rõ ràng. Theo những truyền thuyết này thì Điêu Thuyền vốn họ Nhậm, tên là Hồng Xương. Quê quán thì mỗi chuyện một phách, người nói ở Lâm Thao, người nói ở Mễ Chi, người lại nói ở Hân Châu.
  • Nếu quả thực, Điêu Thuyền có tên, có tuổi, có nguồn gốc xuất thân hẳn hoi thì vì sao La Quán Trung lại chỉ giới thiệu “chức danh” của mỹ nhân này mà “lờ tịt” chuyện tên tuổi của cô ta? Ngoài ra, từ sau sự kiện lầu Bạch Môn, Lã Bố bị Tào Tháo xử chết, số phận của Điêu Thuyền ra sao, La Quán Trung cũng không hề nói rõ, thậm chí nửa chữ cũng không. Điều này trên thực tế không phù hợp với phong cách của La Quán Trung.
  • Tới đây, nhiều người ắt sẽ phản đối ngay. Rõ thật ngớ ngẩn, không có tên tuổi, vậy Điêu Thuyền gọi là gì? Chẳng phải cô ta tên là Điêu Thuyền hay sao? Trên thực tế, Điêu Thuyền vốn không phải là tên. Điêu Thuyền là tên gọi chung cho những người hầu chuyên phục vụ áo mũ cho quan lại trong triều đại nhà Hán.
  • Những người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” sẽ thấy rằng, trong bộ tiểu thuyết của mình, dù là “ba phần thực, bảy phần hư”, nhưng với mỗi nhân vật quan trọng, La Quán Trung đều giới thiệu lai lịch rất rõ ràng và tỉ mỉ. Chẳng hạn như, sau khi Tôn Thượng Hương bị lừa về Đông Ngô thì vai trò của nhân vật này với diễn tiến của “Tam Quốc diễn nghĩa” gần như không còn nữa. Tuy nhiên, tới khi Lưu Bị bại trận và chết ở Bạch Đế thành, La Quán Trung vẫn một lần nữa nhắc tới sự kiện Tôn Thượng Hương nghe tin Lưu Bị chết đã tự sát theo chồng.
  • Cách thức này của La Quán Trung giúp người đọc có được một hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ về nhân vật và nó cũng tạo nên phong cách của tác gia họ La. Tuy nhiên, đối với Điêu Thuyền, một nhân vật có vai trò quan trọng hơn Tôn Thượng Hương rất nhiều thì vì sao lại bị La Quán Trung đối xử bất công tới như vậy?
  • Số phận của Điêu Thuyền trong các truyền thuyết dân gian cũng có nhiều dị bản khác nhau. Có thuyết nói, Quan Vũ đã đem Điêu Thuyền giấu đi, Tào Tháo sau khi biết chuyện liền phái người đuổi bắt, Điêu Thuyền rút kiếm tự sát. Một thuyết khác lại nói, nhờ sự sắp xếp của Quan Vũ, Điêu Thuyền trở về quê hương, sống cho tới già. Cũng có người nói, sau khi về quê, Điêu Thuyền xuất gia làm ni cô, sống cuộc đời ẩn dật, yên bình.
  • Điêu Thuyền trên phim
  • Một thuyết khác nói, sau khi đánh bại Lã Bố và cướp được Điêu Thuyền, Tào Tháo bên ngoài thì tặng Điêu Thuyền cho Quan Vũ nhưng lại ngấm ngầm đồng ý ban mỹ nhân này cho Lưu Bị để chia rẽ mối quan hệ giữa Lưu và Quan. Biết được mưu đồ của Tào Tháo, Quan Vũ đã giết chết Điêu Thuyền.
  • Mặc dù có rất nhiều câu chuyện khác nhau về số phận của mỹ nhân này, tuy nhiên, có thể thấy là trong tất cả các câu chuyện, số phận của Điêu Thuyền đều gắn liền với Quan Vũ. Kỳ thực, trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung đã dùng thủ pháp ẩn dụ để kể lại câu chuyện về số phận của Điêu Thuyền. Đó chính là câu chuyện về con ngựa Xích Thố lừng danh.
  • Có một điểm rất phi logic trong câu chuyện về chú ngựa Xích Thố lừng danh này mà những người đọc tinh ý có thể phát hiện ra. Khi Quan Vũ nhận được ngựa Xích Thố từ chỗ Tào Tháo thì Xích Thố đã là một con ngựa trưởng thành. Đó cũng là lúc Quan Vũ ở độ tuổi thanh niên. Sau này, khi Quan Vũ bại trận ở Mạch Thành và bị quân Đông Ngô giết, Quan Vũ vẫn cưỡi con ngựa Xích Thố. Khi đó, Quan Vũ tuổi đã ngoài 50. Đây rõ ràng là một sai lầm chết người của La Quán Trung.
  • Ai cũng biết rằng, ngựa Xích Thố ban đầu của Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho Lã Bố. Khi Lã Bố nhận ngựa Xích Thố thì con thần mã này đã có thể cưỡi ra chiến trường. Đó là thời điểm năm 190 sau Công nguyên. Cho tới khi Tào Tháo đánh bại Lã Bố, chiếm được ngựa Xích Thố rồi tới lúc đem con thần mã này tặng lại cho Quan Vũ, thời gian đã qua ít nhất là 10 năm. Rồi tới khi Quan Vũ thua trận, chạy tới Mạch Thành và bị giết tại đây đã là năm 221 sau Công nguyên.
  • Tính ra, từ thời điểm Đổng Trác tặng ngựa Xích Thố cho Lã Bố cho tới khi Quan Vũ chết trận ở Mạch Thành thì ngựa Xích Thố ít nhất đã 31 tuổi. Theo kiến thức động vật học ngày nay, loài ngựa có tuổi thọ trung bình vào khoảng 30-40 năm và cũng giống như con người, chúng sống càng lâu thì thể lực và khả năng lao động càng kém.
  • Như vậy, vào thời điểm Quan Vũ chết trận ở Mạch Thành, Xích Thố đã là một “ông lão chân chậm, mắt mờ”, nếu như không chết thì cũng chỉ còn biết quanh quẩn bên tàu ngựa “an hưởng tuổi già” mà thôi. Một dũng tướng như Quan Vũ sẽ không thể nào lại cưỡi một con ngựa già ra mặt trận cho dù đó có là “thần mã” đi chăng nữa.
  • Nếu như đối chiếu thân thế của Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” với thân thế của Điêu Thuyền trong các truyền thuyết dân gian có thể thấy một sự trùng hợp rất kỳ lạ. Cả Xích Thố lẫn Điêu Thuyền đều từ tay Đổng Trác chuyển sang Lã Bố, rồi từ chỗ Lã Bố bị Tào Tháo chiếm làm chiến lợi phẩm, sau đó được tặng lại cho Quan Vũ. Điều này hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp đơn thuần hay ngẫu nhiêu.
  • Có thể nói, “thần mã” Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là hóa thân của Điêu Thuyền. La Quán Trung đã sử dụng Xích Thố như một ẩn dụ để kể về số phận của mỹ nhân Điêu Thuyền kể từ sau sự kiện ở lầu Bạch Môn.
  • Kỳ thực, chỉ riêng tên gọi người ta cũng thấy có một sự hô ứng rất rõ giữa Điêu Thuyền và chú thần mã Xích Thố. Điêu Thuyền, theo các truyền thuyết dân gian thì tên là Nhậm Hồng Xương. Trong tên của Điêu Thuyền có một chữ “Hồng” (đỏ). Trong khi đó, chữ “Xích” trong Xích Thố cũng có nghĩa là màu đỏ. Sở dĩ, loại ngựa này có tên là Xích Thố là vì toàn thân đỏ rực như lửa, không có một sợi lông tạp nào. Vậy, nếu như chữ Xích là nhằm ám chỉ Điêu Thuyền thì chữ Thố ám chỉ điều gì? Mới nhìn, có thể sẽ chẳng thấy có bất cứ mối liên hệ nào giữa Điêu Thuyền và chữ “Thố” này. Tuy nhiên, đây có thể nói là một hàm ý rất sâu sắc của La Quán Trung.
  • Trong lịch sử nhân loại, gần như tất cả các nền văn minh trên thế giới đều trải qua chế độ xã hội mẫu hệ. Thậm chí, cho tới thời hiện tại, một số bộ lạc nguyên thủy vẫn bảo lưu những tàn tích của chế độ xã hội này. Khi xã hội mẫu hệ bắt đầu, cũng là thời điểm mà con người bắt đầu biết nhận thức và lý giải tự nhiên và đó cũng là lúc hình thành các tín ngưỡng và tôn giáo đầu tiên.
  • Vì vậy, những người phụ nữ khi đó đóng vai trò là những người lãnh đạo xã hội, trở thành đại biểu và tiêu chuẩn cho việc xây dựng hình tượng các vị thần. Con người sùng bái tự nhiên sản sinh ra vạn vật, vì vậy họ đồng thời cũng sùng bái khả năng sinh nở của những người phụ nữ, coi đó là
  • Tin Tức
  • Bóng đá
  • Ngôi Sao Giải Trí
  • Hài Đặc Sắc
  • Khuyến Mãi Internet
  • Khuyến mãi MyTV, VipTV, K+ ...
  • Chọn số Đẹp Rẻ
  • Shop Baby BinJin
  • Chăn Ga Gối Đệm

Tây Thi và mối tình tay ba trong phim cổ trang “Anh Hùng”


Theo đó, “Tây Thi” Dĩnh Nhi đã khiến cho cả Chu Hiếu Thiên lẫn Trịnh Gia Dĩnh phải lao tâm khổ tứ.
Phim truyền hình Anh Hùng với sự tham gia của Trịnh Gia Dĩnh, Tạ Thiên Hoa, Chu Hiếu Thiên, Dĩnh Nhi vừa làm nóng màn ảnh với trailer phim hấp dẫn. Anh Hùng là câu chuyện xoay quanh cuộc chiến giữa hai nước Ngô – Việt. Trong đó, mối lương duyên giữa Phạm Lãi – Tây Thi – Phù Sai được xem như điểm nhấn cho bộ phim này.
Anh Hùng đã được thực hiện các cảnh quay tại phim trường Hoành Điếm, trước đó, hình ảnh hậu trường của các nhân vật đã được hé lộ. Nay, trailer tập trung khắc họa mối lương duyên ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trong lịch sử Trung Hoa, câu chuyện Ngô Vương – Việt Quốc gắn với thuở Câu Tiễn bị Phù Sai bắt giữ, phải “nằm gai nếm mật” suốt thời gian dài. Sau đó, Phạm Lãi bày kế dâng mỹ nữ Tây Thi cho Phù Sai, đợi chờ cơ hội trả thù phục quốc.

Những cảnh quay lãng mạn hướng vào nội dung câu chuyện hứa hẹn sẽ làm khán giả ngất ngây. Nhân vật Tây Thi của Dĩnh Nhi có cảnh yêu đương ngọt ngào với cả Phạm Lãi – Chu Hiếu Thiên và Ngô Vương Phù Sai – Trịnh Gia Dĩnh. Vì Ngô Vương say đắm Tây Thi nên lơ là chuyện binh biến, Phạm Lãi giục Câu Tiễn nhân cơ hội, tập trung lực lượng, lật đổ nhà Ngô và khiến Phù Sai phải tự sát. 

Tây Thi bên Phạm Lãi nho nhã


và Phù Sai mạnh mẽ
So với những bản phim trước, Anh Hùng tập trung khai thác tuyến tình cảm của nhân vật. Thế nên, phần đấu trí thi tài giữa các ông vua chỉ được xếp phía sau. Dù là thế, những phản ứng ban đầu của khán giả dành cho trailer phim khá tích cực. Người hâm mộ tỏ ra thích thú với tạo hình Tây Thi với mái tóc dài cùng cách phối màu trang phục đơn giản càng làm nổi bật vẻ dịu dàng, đằm thắm của một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.
Trước khi Dĩnh Nhi đảm nhận vai diễn này, đã có rất nhiều nữ diễn viên tên tuổi khắc họa thành công mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa này. Tuy nhiên, dù phim chưa chính thức phát hành, ấn tượng Tây Thi xinh đẹp do Dĩnh Nhi thể hiện vẫn không hề giảm sút. 
Thêm đó, hình tượng Phạm Lãi “yểu điệu” và Phù Sai ngang tàng, mạnh mẽ cũng chiếm được cảm tình của khán giả. Đa số cư dân mạng cho rằng, Phù Sai và Phạm Lãi đẹp trai vượt ngoài mong đợi của họ.

Mỹ nhân Tây Thi chỉ là nhân vật hư cấu?


23-01-2012 | 11:39

 
(Nguoiduatin.vn) - Nếu như nói rằng Mỹ nhân Tây Thi thực ra chỉ là một nhân vật không có thực, chỉ là sự hư cấu của các truyền thuyết dân gian thì có lẽ nó sẽ gặp phải sự phản ứng dữ dội. Tuy nhiên, điều đó lại hoàn toàn có thực.
Ai cũng biết Tây Thi là người đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời cổ đại Trung Hoa. Những huyền thoại về nhan sắc của Tây Thi từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít những tác phẩm văn chương.
Lật giở tất cả sử sách từ cổ chí kim, người ta không hề tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nàng mỹ nhân họ Thi này…
Truyền thuyết Tây Thi
Vào cuối những năm thời Xuân Thu, bên bờ suối Nhã Na, dưới chân núi Trữ La của nước Việt, có một người con gái đẹp nổi tiếng cả vùng. Người trong vùng gọi cô là Tây Thi. Tây Thi vốn họ Thi tên gọi là Di Quang là con một người kiếm củi. Ở núi Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây vì vậy mới gọi là Tây Thi để phân biệt với cô họ Thi ở thôn Đông, gọi là Đông Thi.
Tây Thi đẹp tới mức nào? Người ta kể rằng, khi Tây Thi đi hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả vỗ cánh nên bị rơi xuống đất. Khi Tây Thi ra bờ suối giặt quần áo, những con cá dưới lòng suối nhìn thấy sắc đẹp của Tây Thi xấu hổ phải lặn sâu xuống dưới đáy nước. Chính vì thế, người đời sau mới gọi Tây Thi là người đẹp có nhan sắc “chim sa cá lặn”.
Tây Thi trên phim
Ngày nay, “chim sa cá lặn” cũng trở thành một thành ngữ chỉ nhan sắc của một người phụ nữ.  Nhất động nhất tĩnh của Tây Thi đều đẹp. Tới mức, ngay cả khi bệnh đau tim của Tây Thi phát tác, nàng ôm ngưc, chau mày người ta cũng thấy nàng đẹp. Cô gái họ Thi ở thôn Đông, nhan sắc đã xấu lại cũng học cách nhăn mặt như Tây Thi, nghĩ rằng làm như vậy mình sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, mọi người nhìn thấy Tây Thi nhăn nhó, ngày thường đã xấu xí, giờ lại càng xấu xí hơn.
Có người nhìn thấy Tây Thi đi qua liền đóng cửa lại, có người nhác nhìn thấy Đông Thi nhăn nhó vội lôi tuột vợ con chạy dạt vào ngõ hẻm tránh xa. Từ đó, người Trung Quốc cũng có câu thành ngữ “Đông Thi nhăn mặt” để châm chọc những người đã xấu lại còn học đòi làm duyên, làm dáng, nhưng càng làm duyên làm dáng thì lại càng xấu xí hơn.
Thời bấy giờ, ở khu vực hạ du sông Trường Giang và sông Tiền Đường, Việt và Ngô là hai quốc gia không đội trời chung với nhau. Nước Việt ở phía Nam còn nước Ngô thì nằm ở phía Bắc. Giữa Ngô và Việt không ngừng xảy ra chiến tranh, lúc thắng, lúc thua.
Năm 494 trước Công nguyên, trong trận chiến quyết tử diễn ra ở Phu Tiêu, quân Việt đại bại, vua nước Việt là Câu Tiễn cùng hơn 5.000 tàn quân bị vây hãm trên núi Cối Kê. Một là tử chiến tới cùng để có danh dự, hai là đầu hàng để giữ lại mạng sống chờ cơ hội báo thù, Việt Vương Câu Tiễn đã lựa chọn phương án thứ hai. Để chứng tỏ lòng thành của mình, Câu Tiễn dắt theo vợ và cận thần thân tín của mình là Phạm Lãi, mặc quần áo của người hầu, ngoan ngoãn tới nước Ngô làm con tin.
Sang tới nước Ngô, Việt Vương Câu Tiễn được Ngô Vương tên là Phù Sai giao cho chức vụ chuyên chăn nuôi ngựa trong hoàng cung nước Ngô. Mỗi khi Ngô Vương Phù Sai có việc phải đi ra ngoài, Câu Tiễn lại đi trước, dắt cương ngựa, hô hào dẹp đường, thực hiện xuất sắc vai trò của một kẻ nô lệ.
Có lần, Phù Sai mắc bệnh nặng, Câu Tiễn tự mình nấu thuốc, dâng lên cho Phù Sai. Đồng thời, để thể hiện rằng mình “một lòng một” trung thành với Phù Sai, Việt Vương Câu Tiễn còn tự mình nếm phân của Ngô Vương, còn hàng ngày cầu khấn mong Ngô Vương mau chóng khỏi bệnh.
Hai năm nhọc công hầu hạ Phù Sai, cuối cùng, Câu Tiễn cũng đã lựa được Ngô Vương. Cho rằng, Câu Tiễn đã trở thành một bề tôi trung thành, không còn có ý chống lại nước Ngô nữa nên Phù Sai quyết định cho Câu Tiễn trở về nước, không phải ở lại Ngô làm con tin nữa.
Sau khi Câu Tiễn trở về nước, tìm mọi cách để cải cách, giúp nước Ngô ngày một giàu mạnh hơn. Để nhắc mình nỗi nhục ở Cối Kê, hàng ngày, Câu Tiễn nằm ngủ trên chiếc giường bằng gỗ, lồi lõm rất khó chịu. Ngoài ra, trước mỗi bữa ăn, Câu Tiễn lại nếm một ít mật đắng rồi tự hỏi mình: “Câu Tiễn, nhà người quên nỗi nhục ở Cối Kê rồi chăng?” Cùng lúc với việc cải cách làm giàu mạnh nước Mình, Câu Tiễn cũng nghe theo lời của hai quân sư là Văn Chủng và Phạm Lãi thực hiện kế sách ngọt ngào nhưng cũng độc ác nhất trong số 36 kế của người xưa: Mỹ nhân kế.
Phạm Lãi tìm kiếm khắp nơi trong lãnh thổ nước Việt và cuối cùng tìm được Tây Thi. Trải qua ba năm đào tạo, cuối cùng Việt Vương Câu Tiễn mới cung kính dâng Tây Thi cho Ngô Vương Phù Sai hưởng thụ.
Trong thời gian ba năm đào tạo này, Phạm Lãi và Tây Thi đã  nảy sinh tình cảm với nhau. Vì vậy, trên đường đưa Tây Thi sang nước Ngô, trong lòng Phạm Lãi rất mâu thuẫn, suốt cả chặng đường dài không ngừng buồn bã, thở ngắn than dài. Tây Thi trên suốt chặng đường cũng lộ rõ vẻ buồn phiền, ủ dột.
Người ta nói rằng, Phạm Lãi và Tây Thi đã định nhân cơ hội trên đường sang Ngô không có ai ngăn cản, bỏ tất cả mọi sự, trốn đi một nơi nào hoang vắng không ai biết để chung sống với nhau. Tuy nhiên, khi hai người vẫn còn đang dùng dằng không quyết thì, một ngày, một cụ già râu tóc bạc phơ khoong rõ từ đâu tới gặp Phạm Lãi và Tây Thi rồi chậm rãi nói: “Việc nước là việc lớn, việc của bản thân chỉ là việc nhỏ. Toàn bộ trách nhiệm khôi phục đất nước đều phó thác cả cho hai con”.

Tây Thi qua tranh vẽ
Nói rồi đưa cho Phạm Lãi và Tây Thi một giỏ mận vừa to vừa đỏ. Tây Thi và Phạm Lãi nghe câu nói của cụ già nọ mới như tỉnh ngộ, tinh thần phấn chấn hẳn lên. Phạm Lãi nói với cụ già rằng: “Lời của cụ ngàn vàng khó mua được. Chúng con nguyện sẽ không bao giờ quên”. Người đời sau gọi chỗ cụ già tặng cho Tây Thi và Phạm Lãi giỏ mận là Huề Lý (nghĩa là cầm mận).
Ngô Vương Phù Sai vừa gặp Tây Thi thì như bị hớp mất hồn vía, vì vậy vô cùng sủng ái Tây Thi. Tây Thi được ở đài Cô Tô với Phù Sai, mỗi khi đi chơi đâu thì nghi vệ chẳng khác gì phi hậu. Để chiều lòng người đẹp, Ngô Vương không tiếc công sức và tiền của, xây dựng rất nhiều cung điện, đền đài cũng như những chốn căn chơi hưởng lạc.
Vua sai Vương Tôn Hùng lập ra cung Quán Khuê ở núi Linh Nham, trang sức toàn bằng châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi ra chơi. Ở đấy có lập ra Hưởng Điệp lang. Tại sao lại gọi là Hưởng Điệp? Điệp là chiếc guốc. Nguyên là người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang, đặt ở đấy rất nhiều chum, bên trên lát ván, để Tây Thi và cung nhân đi guốc lượn ở đấy, tiếng kêu leng keng, cho nên gọi là hưởng điệp.
Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao Ngoạn Nguyệt. Lại có giếng gọi là giếng Ngô Vương, nước trong suốt, Tây Thi thường đứng ở trên mà soi mặt, Phù Sai đứng ở bên cạnh, sẽ lấy tay vuốt tóc cho Tây Thi.
Lại có động gọi là động Tây Thi, Phù Sai và Tây Thi cùng ngồi ở đấy, đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ sụt, nay người ta gọi là vết chân Tây Thi. Trên núi lại có Cầm Đài, Phù Sai thường cùng với Tây Thi gẩy đàn ở đấy. Phù Sai lại sai người trồng hoa ở Hương Sơn, để Tây Thi và cung nhân chở thuyền đi hái hoa. Nay vẫn còn một dãi nước ở phía nam núi Linh Nham, đó tức là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa. Lại có Thái Liên hình ở phía đông nam thành đô, đó là chỗ Phù Sai cùng Tây Thi hái sen.
Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ ở trong thành, từ nam sang bắc, rồi làm cái buồm gấm để đi chơi thuyền, gọi là Cẩm Phàm hình. Phía nam đô thành có Trường Châu uyển, để làm nơi săn bắn. Lại có Ngư Thành để nuôi cá, Áp Thành để nuôi vịt, Kê Bi để nuôi gà, Tửu Thành để nấu rượu. Lại thường cùng với Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam Loan ở Tây động đình, đó là một cái vịnh độ hơn mười dặm, ba mặt đều là núi, chỉ có mặt nam trông như cửa khuyết. Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể qua mùa hè được, mới đặt tên là chỗ Tiên.
Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng và Phạm Lãi ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Những cung điện đền đài liên tiếp được Phù Sai ra lệnh xây dựng khiến nước Ngô ngày một suy yếu hơn.
Trong khi đó, ở nước Việt, Câu Tiễn ngày đêm “nếm mật nằm gai”, cải cách đất nước, luyện tập binh mã chờ cơ hội báo thù. Đúng 10 năm sau ngày thất bại ở Cối Kê, Câu Tiễn cho rằng thời cơ đã chín muồi, ra lệnh mang quân bắc phạt. Quân Ngô bị quân Việt đánh cho tan tác, Phù Sai ra mặt cầu hòa nhưng Câu Tiễn không cho, cuối cùng đành phải tự sát.
Sau khi tiêu diệt nước Ngô, Việt Vương Câu Tiễn ra lệnh cho Tây Thi theo ông ta về nước Việt. Khi hai người còn chưa lên đường thì vợ của Câu Tiễn vì sợ một khi Tây Thi về tới nước Ngô sẽ được Câu Tiễn lập làm hoàng hậu, do vậy đã vu cho Tây Thi là loại hồ ly tinh làm mất nước, bí mật hạ lệnh cho đại tướng quân là Tần Trạch buộc Tây Thi vào một tảng đá rồi ném xuống sông cho chết đi. Tuy nhiên, cha của Tần Trạch lại chính là cụ ông đã tặng cho Tây Thi và Phạm Lãi giỏ mận năm nào. Vì vậy, Tần Trạch đã giả vờ chấp hành mệnh lệnh nhưng lại bí mật nhờ cha mình đem Tây Thi giấu đi.
Thông tin về cái chết của Tây Thi cũng giúp Phạm Lãi thấy được con người thật của Việt Vương  Câu Tiễn. Phạm Lãi cho rằng, Câu Tiễn là người có thể chung hoạn nạn nhưng không thể chung hưởng phú quý được, mới quyết định bỏ triều đình nước Ngô về ở ẩn. Phạm Lãi đã viết thư từ biệt Câu Tiễn, nói: “Tôi nghe: ‘Vua lo thì tôi phải khó nhọc, vua nhục thì tôi phải chết!’ Hồi xưa nhà vua chịu nhục ở Cối Kê, tôi sở dĩ chưa chết là vì còn phải trả thù. Nay đã rửa được nhục rồi, tôi xin chết theo tội ở Cối Kê”.
Phạm Lãi cũng gửi thư cho đại phu Văn Chủng nói: “Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ đã chết thì chó săn bị nấu. Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lúc lo hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta. Sao ông lại không bỏ đi?” Văn Chủng nhận được thư nhưng đã không tin.
Sự việc sau này chứng tỏ Phạm Lãi đã đúng. Một hôm, Câu Tiễn cầm theo kiếm đến gặp Văn Chủng và nói: “Nhà ngươi dạy quả nhân bảy thuật để đánh Ngô, quả nhân mới dùng có ba mà nước Ngô đã thua. Còn bốn thuật nữa ở nhà ngươi. Nhà ngươi hãy giúp ta dùng những thuật ấy với tiên vương xem sao”. Câu Tiễn ra về, Văn Chủng biết ý vua Việt muốn sát hại nên đã dùng gươm tự sát.
Lại nói về Phạm Lãi, sau khi quyết định về ở ẩn đã tới gặp cha của đại tướng quân Tần Hoài để từ biệt. Tại đây, Phạm Lãi biết được thông tin Tây Thi vẫn còn sống thì vui mừng khôn xiết. Kể từ sau đó, Phạm Lãi và Tây Thi cùng nhau ngao du bốn biển, sống cuộc sống tự do tự tại. Cuối cùng hai người định cư ở vùng Tề Lỗ, kinh doanh buôn bán kiếm sống rồi trở thành giàu có nổi tiếng khắp vùng, người đời gọi là Đào Chu Công.