CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Đến Hàng Châu tắm cùng nàng Tây Thi



Đến thăm Hàng Châu bạn nhớ ghé thăm nơi không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp thơ mộng mà còn nổi tiếng về cái tích nàng Tây Thi hóa thân: Tây Hồ.

hangchau

Tây Hồ nằm ở Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang thuộc miền đông Trung Quốc, dài 3,3km, rộng 2,8km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3km², phong cảnh tuyệt đẹp nên thơ ấy là nguồn cảm xúc bất tận trong thi ca Trung Quốc.

Thành phố Hàng Châu là thành phố làm say mê con người nhất thế giới không chỉ bởi sự  quyến rũ, mà dân gian còn tương truyền chính hồ nước này do nàng Tây Thi - một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc hóa thân thành.

hangchau_2

Tây Hồ được bình bầu là một trong 5 hồ đẹp nhất Trung Quốc trên các tiêu chí về thiên nhiên, vẻ đẹp, sạch, sự đa dạng các loài và tính độc đáo về văn hóa.

Tây Hồ bị ngăn cách bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch và đê Dương Công, chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Ngọn núi thấp (đồi Cô Sơn) ở giữa hồ chiếm diện tích khoảng 200.000m². Ngoài ra hồ còn có  3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn.

hangchau_3

Giữa thời nhà Đường, nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu làm thứ sử. Ông đã cho đắp lại đê và xây đập ngăn nước ở Tây Hồ, đắp đường nối liền Đoạn Kiều với Cô Sơn, để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì phụ thuộc vào thuyền, giúp đời sống nhân dân Hàng Châu được cải thiện. Ông cho trồng những cây đào và liễu dọc theo đê, khiến Tây Hồ càng thêm vẻ êm đềm, thơ mộng. Con đường đắp cao này sau này được gọi là đê Bạch để ghi nhớ công ơn của ông.

hangchau_4

Đến thời nhà Tống, nhà thơ Tô Đông Pha (Tô Thức) cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Khi đó đang lúc hạn hán, rong rêu dưới đáy hồ lại phát triển mạnh cản trở các đường dẫn tưới tiêu. Tô Thức cho nạo vét hồ và dùng bùn rác đắp thành một con đường theo kiểu đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài gần gấp 3 lần, rồi cho trồng liễu dọc theo các bờ đất. Con đường này sau cũng được đặt là đê Tô, trở thành một trong những cảnh đẹp nằm ở phía nam của Tây Hồ, đầu Nam xuất phát từ Hoa Cảng Quan Ngư, đầu Bắc tiếp giáp với Khúc viện Phong Hà. Có 6 chiếc cầu dọc theo chiều dài 2,6km của đê là: Ánh Pha, Tỏa Lan, Vọng Sơn, Áp Đê, Đông Phố, Khoa Hồng.

hangchau_5

Hai con đê này giống như hai vành đai màu xanh nổi trên hồ, đi trên đê có thể ngắm cảnh hoa nở rực rỡ, tươi thắm quanh hồ, xa xa là núi xanh soi bóng dòng nước trong, phong cảnh thay đổi theo từng bước chân đi.

hangchau_6

Hồ Tây nổi tiếng bởi vẻ đẹp mê hoặc lòng người, kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên và nhân tạo, với những cây cầu, những nhà thủy tạ thanh nhã, nằm lọt giữa những ngọn đồi, thường được gọi là “Tây Hồ thập cảnh”. Mỗi cảnh này đều được đánh dấu bằng bia với tên gọi được hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp.

hangchau_7

Tây Hồ bốn mùa đều đẹp, như viên ngọc quý của thành phố Hàng Châu. Bởi vậy nhà thơ Tô Đông Pha đã từng nói: “Hàng Châu có Tây Hồ cũng giống như con người có khuôn mặt… Hàng Châu không có Tây Hồ cũng như người ta mất đi khuôn mặt vậy”.

hangchau_8

Sự tích nàng Tây Thi

Tây Thi là một trong Tứ đại mĩ nhân Trung Quốc, có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, người con gái đó đã có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.

hangchau_9

Tây Thi là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tương truyền khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông.

hangchau_10

Trong trận đánh quyết tử với Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô buộc vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có một kế là "Mĩ nhân kế" - dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn tuyển được 2000 mĩ nữ, trong đó có hai người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.

Nam Cung Bắc tả Tây Thi qua con mắt của Câu Tiễn và Phạm Lãi:

Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh, lòng đen đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn nhà vua

Tây Thi như một đóa hoa còn chớm nụ hàm tiếu, bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày. Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng nàng chúm chím, đường nét tạo thành nàng dường như là ảo tưởng.Cái đẹp của Tây Thi như lóe hào quang, như thái dương.


Có nhiều chuyện đã được dựng thành phim kể về mối tình Tây Thi - Phạm Lãi, Tây Thi - Phù Sai.

hangchau_11

Khi lựa chọn Tây Thị và Trịnh Đán đưa sang Ngô, lúc ấy Phạm Lãi và Câu Tiễn chưa hề biết mặt nàng. Nhưng khi qua đến xứ người, Tây Thi bí mật liên lạc với hai người này, đồng thời lo lót cho Bá Hi vốn là nịnh thần của Ngô vương Phù Sai để y nói giúp Phù Sai nhằm giảm bớt cực nhọc cho Câu Tiễn.

Công lao của Tây Thi ở nước Ngô rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau, nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù. Ngô Phù Sai bắt vợ chồng Câu Tiễn phải làm cỏ mộ, mặc áo vải xấu, mỗi ngày chỉ ăn một chén cơm hẩm. Tây Thi và Phạm Lãi cũng âm thầm cấu kết với Bá Hi trợ cấp thêm một số lương thực cho vợ chồng Câu Tiễn khỏi chết đói.

Có giả thuyết cho rằng, sau khi diệt được Ngô vương Phù Sai, vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn nên tìm kế giết. Phạm Lãi biết chuyện đã dắt Tây Thi bỏ đi trốn vào Ngũ Hồ. Theo như cuốn Tây Thi do Lợi Bảo viết thì Tây Thi đã tự sát trong Ngũ Hồ và sau đó Phạm Lãi hối hận vì đã giúp Câu Tiễn, ông đã khóc tới chảy máu mắt.

hangchau_12

Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới có cơ hội phục thù.

Tuy nhiên, việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động. Trong một đêm trà dư tửu hậu, Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình. Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục, không còn khí thế của vua chúa nữa. "Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để cho quần hùng trong thiên hạ chê cười". Sau nhiều lần suy nghĩ, bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư, Phù Sai thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi về nước Việt.

hangchau_13

Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. Tuy vậy nhưng sau khi sống với Phù Sai lâu năm, từ từ đã dần dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi đã cùng Ngũ Từ Tư, người chống đối Tây Thi khi Tây Thi mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uy bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề. Nhưng lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với lòng mơ tưởng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, người người chết... Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được Ngô.

Sau khi Tây Thi qua đời hay biến mất. Người ta đã dùng Tây Hồ để tưởng nhớ nàng. Tây Hồ còn gọi là Tây Tử Hồ. Vì nhiều người cho rằng nơi đây là nơi vong hồn của nàng vẫn còn tồn tại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét