CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Nguyên nhân cái chết thê thảm của vị thái tử nhà Hán

Hán Cảnh Đế một đời được coi là minh quân, là ông vua sáng nhưng cuối cùng lại mắc phải mưu của một phi tần mà ông rất sủng ái. Trong cuộc đấu tranh ở chốn cung đình này, Vương Phu nhân mới chính là đọa diễn, còn như Hán Cảnh Đế kỳ thực chỉ là diễn viên mà thôi mặc dù có lẽ cho tới tận khi chết, Hán Cảnh Đế vẫn nghĩ rằng, mọi sự đều tuân thủ theo sự ý của mình…
Tranh vẽ Hán Cảnh Đế
Tranh vẽ Hán Cảnh Đế


Những bà mẹ vợ trong thiên hạ, ai cũng như ai, đều mong muốn chàng con rể của mình càng làm to càng tốt. Đó là tâm lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, Lưu Triệt, người mà Lưu Phiếu Công chúa đã lựa chọn đã được phong làm con rể của mình đã được phong làm Đông Gia Vương, nếu muốn có địa vị cao hơn nữa, Lưu Triệt chỉ có thể làm thái tử.
Thế nhưng, thái tử lúc này đã là Lưu Vinh, muốn Lưu Triệt làm thái tử thì buộc phải tìm cách phế bỏ Lưu Vinh. Đây lại là một chuyện không dễ. Thái tử đâu phải muốn đổi là đổi được ngay. Tuy nhiên, mọi việc trong thiên hạ, những người khó thì không biết nhưng với những người biết thì không khó chút nào.
Trưởng công chúa Lưu Phiếu trong hậu cung của Hán Cảnh Đế vẫn có một ảnh hưởng lớn, lại thêm, không chỗ nào bà không nắm chắc như lòng bàn tay, do vậy, một khi Lưu Phiếu Công chúa đã muốn làm việc gì thì tất việc đó không còn khó nữa.
Đầu tiên, Lưu Phiếu dùng kế thêm dầu vào lửa, tấn công vào yếu điểm chết người của Lịch Phu nhân: Sự ghen tuông. Lưu Phiếu nói với Hán Cảnh Đế rằng: “Lịch Phu nhân mỗi khi ngồi nói chuyện cùng với các quý nhân khác thường lệnh cho những người hầu của mình đứng ở phía sau lưng làm trò tà thuật”.
Phải nhớ rằng, Hán Cao Tổ Lưu Bang vốn là người nước Sở mà nước Sở thời bấy giờ rất tin vào những trò bùa chú. Vì thế, sau khi Hán Cao Tổ lên ngôi, việc tin vào bùa chú trở thành mốt thời thượng trong cả nước. Lật giở chính sử, người ta có thể thấy rất nhiều các chức quan trong triều đình nhà Hán liên quan tới nhiệm vụ này.
Hoàng thất nhà Hán tin vào bùa chú, đương nhiên cũng rất sợ người ta mang bùa chú vào trong hậu cung để hại mình. Vì thế, đối với các hậu phi trong hậu cung nhà hán, việc sử dụng các loại bùa chú tà thuật đều bị coi là phạm trọng tội. Vì thế, có thể nói chỉ một lời của Lưu Phiếu nhưng là một đòn tấn công nặng tới ngàn cân chĩa về phía Lịch Phu nhân.
Vậy, Lịch Phu nhân có sai người hầu làm trò bùa chú để hãm hại các phu nhân khác hay không hay chỉ là do Lưu Phiếu bịa chuyện vu khống? Câu trả lời là có. Trong chốn cung cấm cạnh tranh còn khốc liệt hơn cả thị trường chứng khoán ngày nay, anh sống tôi chết khó lường.
Vì thế, việc những thuộc hạ của Lịch phu nhân có hoa chân múa tay, nói xấu làm trò với những “đối thủ” của chủ nhân của mình cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng chính là, Lưu Phiếu đã nắm trúng sự thực đó rồi “nâng quan điểm” để biến nó thành “dùng bùa chú”, một trong những hành vi được coi là phạm tội trong chốn cung cấm.

Chị gái mình đã kết thành thông gia với Vương Phu nhân, đương nhiên hai người sẽ đứng về cùng một phe. Lịch Phu nhân và Vương Phu nhân đều là sủng phi, Lưu Vinh và Lưu Triệt đều là hai đứa con ruột của ông ta, mặt trước hay mặt sau của bàn tay thì cũng đều là máu thịt của mình.Tuy nhiên, Hán Cảnh Đế hoàn toàn không phải là một đứa trẻ lên ba để người ta có thể thoải mái sai khiến. Khi thấy chị gái liên tục nhắc tới chuyện bùa chú của Lịch Phu nhân trước mặt mình, theo lý thường, một hoàng đế không tới nỗi “tối dạ” như Hán Cảnh Đế sẽ biết tự suy nghĩ để phân tích thiệt hơn:
Huống hồ, việc lập hoàng hậu sẽ ảnh hưởng tới ngôi thái tử. Nếu như lập người khác làm hoàng hậu thì thân phận thái tử của Lưu Vinh cũng buộc phải phế bỏ. Tuy nhiên, dù là con dòng thứ, Lưu Vinh cũng chưa mắc phải lỗi lầm gì, nếu như phế bỏ Lưu Vinh thì quá bất công.
Song việc Lịch Phu nhân sử dụng bùa chú thì rõ ràng là có thực dù chưa biết rõ thực hư. Cứ nghĩ đi rồi lại nghĩ lại như vậy, Hán Cảnh Đế luôn trong tình trạng dùng dằng, do dự không quyết.
Cho tới một lần, Hán Cảnh Đế muốn tự thân kiểm nghiệm phản ứng của Lịch Phu nhân nên nói với Lịch Phu nhân rằng: “Sau này ta chết đi, nàng phải đối xử tốt với các con của ta”. Một câu nói ngắn gọn này của Hán Cảnh Đế nhưng ý tứ rất sâu xa.
Hán Cảnh Đế có ý muốn lập Lịch Phu nhân lên làm hoàng hậu, muốn bà phải hứa với ông là “đối xử tốt” với con của ông. Nếu như Lịch Phu nhân là người có trình độ văn hóa cao một chút, có tầm nhìn chính trị xa rộng hơn một chút thì có lẽ đã nhìn thấy điềm vui trong câu nói này của Hán Cảnh Đế.
Bởi lẽ, nếu như không phải Hán Cảnh Đế muốn lập bà làm hoàng hậu, vì sao lại đem chuyện hậu sự trăm năm của mình mà nói với bà ta? Trong tình cảnh đó, dù có ghen tuông đố kỵ đầy bụng, một người thông minh cũng nên nói lấy vài câu để tỏ ra mình là người khoan dung độ lượng.
Đáng tiếc, Lịch Phu nhân không có được những tố chất mà một người phụ nữ làm chính trị cần có. Lịch thị hoàn toàn không nhìn thấy được cái ý tứ sâu xa trong câu nói của Hán Cảnh Đế. Sử chép rằng, sau khi nghe câu nói này của Hán Cảnh Đế, Lịch Phu nhân có lời “vô lễ”.
Như thế nào gọi là có lời vô lễ? Sử sách không hề chép rõ. Những người hiện đại như chúng ta chỉ có thể ngồi mà suy đoán. Có khả năng nhất, theo tính cách của Lịch Phu nhân, bà ta sẽ nói: “Ông sủng hạnh bao nhiêu là con hồ ly tinh, đẻ ra một đống con như thế, làm sao mà tôi chăm sóc hết cho được?”
Hoặc Lịch thị cũng có thể nói: “Thứ mà những con hồ ly mê hoặc hoàng thượng đẻ ra đương nhiên chẳng phải là vật tốt lành gì. Tôi còn hận chúng không hết huống hồ là đối xử tốt với chúng. Không đời nào!”
Người ta thường nói: Lịch sử của một người do người đó tự viết ra, còn nói: Người khác đánh bạn, bạn có thể không gục ngã. Tuy nhiên, khi chính bạn đánh đổ bạn thì không có thuốc nào chữa được nữa.
Ở vào tình thế của Lịch Phu nhân, con trai đã là thái tử, bản thân bà đang ở vào giai đoạn gay go nhất của cuộc chiến tranh giành ngôi hoàng hậu, mặc dù có vị trí thuận lợi hơn hầu hết các phi tần khác, tuy nhiên, một khi đã bước vào vòng xoáy của chính trị thì cần phải làm việc theo những quy luật của nó, không thể để cho chuyện ghen tuông đố kỵ chen ngang, phá hỏng mọi chuyện.
Khi xưa, Lã Thái hậu cũng vì một chút ghen tuông mà không chỉ hại những con cháu không phải do họ Lã sinh ra mà con hại chết cả gia tộc họ Lã sau khi bà chết đi. Làm hại người khác nhưng lại hại chính mình, thật là chẳng đáng tiếc lắm hay sao! Hành động của Lịch Phu nhân cũng chẳng khác là bao so với Lã Thái hậu khi xưa.
Từ việc “thí nghiệm” của Hán Cảnh Đế, có thể thấy, mặc dù việc gièm pha của Lưu Phiếu cũng có đôi chút tác dụng, song tác dụng quan trọng nhất quyết định vận mệnh cuối cùng của Lịch phu nhân lại là do bản thân Lịch Phu nhân “nói lời vô lễ”.
Lúc bấy giờ Trưởng công chúa Lưu Phiếu chỉ cần đứng bên ngoài quan sát động tĩnh của người em trai hoàng đế rồi thi thoảng khi có cơ hội tốt, nói vài câu ca tụng Đông Giao Vương Lưu Triệt. Lúc này, Hán Cảnh Đế cũng bắt đầu nghĩ tới điềm lành trong giấc mộng mặt trời nhập vào bụng của Vương Phu nhân khi sinh ra Lưu Triệt.
Vì thế, tình cảm của Hán Cảnh Đế bắt đầu nghiêng về phía Vương Phu nhân và Đông Giao Vương Lưu Triệt. Đương nhiên, Trưởng công chúa Lưu Phiếu và Vương Phu nhân lúc này đã là người nhà, việc hai người thường xuyên trao đổi thông tin để phối hợp với nhau là chuyện chắc chắc không cần phải nói tới.
Trong tình hình đó, Vương Phu nhân đã chọn đúng thời cơ thích hợp để giáng đòn kết liễu đối với Lịch Phu nhân.
Vương Phu nhân sai những người thân tín của mình bắt đầu hoạt động tích cực trong giới đại thần. Nội dung của hoạt động nghe có vẻ rất kỳ quái: Xúi giục một đại thần nào đó kiến nghị với Hán Cảnh Đế nên lập Lịch Phu nhân làm hoàng hậu. Điều này chẳng phải kỳ quái lắm hay sao?
Vương Phu nhân và Lịch Phu nhân đấu đá nhau nhiều năm chỉ vì tranh nhau cái ngôi mẫu nghi thiên hạ, nay tới lúc giành được chút ưu thế, Hán Cảnh Đế đang dao động, lại xui các đại thần kiến nghị lập Lịch Phu nhân làm hoàng hậu, như vậy chẳng phải là giúp không cho Lịch thị hay sao? Thực tế không hẳn là như vậy.
Chẳng bao lâu sau, có một vị đại thần giữ chức đại hành mắc mưu của Vương Phu nhân, sau một buổi nghị triều kết thúc đã đem kiến nghị này nói với Hán Cảnh Đế: “Người ta thường nói: ‘Con sang nhờ mẹ, mẹ sang nhờ con’. Nay mẹ ruột của thái tử Lưu Vinh vẫn chưa có bất cứ danh phận nào, thần thiết nghĩ nên lập Lịch Phu nhân làm hoàng hậu”.
Hán Cảnh Đế nghe xong, lập tức nổi giận nói: “Đây là lời tới lượt ngươi phải nói hay sao?” Dường như cơn giận của Hán Cảnh Đế chỉ chờ có cái cớ để bùng lên, chỉ chờ giọt nước cuối cùng này để tràn ra.
Trong cơn tức giận ấy, Hán Cảnh Đế ra lệnh chém đầu viên đại thần rồi phế bỏ luôn ngôi vị thái tử của Lưu Vinh, giáng xuống làm Lâm Giang Vương. Sự việc này xảy ra vào tháng giêng năm Hán Cảnh Đế thứ 7, tức năm 150.
Chức đại hành có tên gọi đầy đủ là đại hành lệnh, căn cứ theo sách “Hán thư” thì được coi là một trong cửu khanh (9 quan chức to trong triều đình). Nhiệm vụ chính của đại hành lệnh chính là quản lý công việc của các dân tộc thiểu số.
Sử sách thời xưa thường rất kiệm lời, do vậy, chỉ nói Vương Phu nhân phái người chạy qua chạy lại giữa các đại thần để xúi giục họ lập Lịch Phu nhân làm hoàng hậu chứ không hề kể chi tiết việc sắp đặt mưu kế của Vương Phu nhân ra sao.
Vấn đề cần đặt câu hỏi là ở chỗ, vì sao trong cơn tức giận, một ông vua anh minh như Hán Cảnh Đế lại ra lệnh giết chết một đại thần quan trọng như vậy? Thêm nữa, Vương Phu nhân làm sao biết được rằng, nếu như có người kiến nghị lập Lịch Phu nhân làm hoàng hậu thì tác dụng sẽ ngược lại, không những Lịch Phu nhân không sờ được tới ngôi mẫu nghi thiên hạ mà tương lai của thái tử Lưu Vinh cũng sụp đổ?
Phải nhớ rằng, Hán Cảnh Đế hoàn toàn không phải là một kẻ hồ đồ. Kế hoạch của Vương Phu nhân một khi bị lộ ra ngoài thì chắc chắn khó mà giữ được mạng sống. Vậy làm sao ngay trước mắt của Hán Cảnh Đế, Vương Phu nhân lại có thể sắp đặt mọi chuyện diễn ra theo đúng ý mình? Đây đều là những câu hỏi đòi hỏi rất nhiều công sức để trả lời.
Kỳ thực, Vương Phu nhân sống ở trong hậu cung, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài vì thế, Vương Phu nhân không thể thoải mái chạy qua chạy lại giữa các vị đại thần trong triều để xúi giục họ.
Chúng ta đều nhớ rằng, dù khi còn là thái tử hay lúc đã lên ngôi hoàng đế, việc tuyển chọn mỹ nữ của Hán Cảnh Đế vẫn phải nhờ vào chị gái Lưu Phiếu tổ chức tuyển chọn ở bên ngoài cung.
Với một ông vua “cẩn thận” như vậy thì các phi tần làm sao có thể thoái mái ra vào cung cấm được. Vì thế, một điều chắc chắn là việc thực hiện âm mưu của Vương Phu nhân tất phải có người ở bên ngoài thực hiện.
Hán Cảnh Đế có anh chị em, đương nhiên, Vương Phu nhân cũng có. Ở phần trước, chúng ta từng nói tới câu chuyện của Tang Nhi, mẹ ruột của Vương Phu nhân. Sau khi cha ruột của Vương Phu nhân là Vượng Trọng qua đời, Tang Nhi tái giá với họ Điền ở Trường Lăng.
Trong cuộc hôn nhân thứ 2 này, Tang Nhi sinh được 2 người con trai là Điền Phần và Điền Thắng. Theo ghi chép của sử sách thì Điền Phần là người có tài hùng biện, cũng là một nhân vật có chút tiếng tăm trong lịch sử.
Trong nhà Điền Phần lại nuôi rất nhiều kẻ sĩ giỏi. Vào thời Chiến Quốc, phong trào nuôi dưỡng những kẻ sĩ trong nhà là một trào lưu rất thịnh hành. Sau khi thiên hạ thống nhất, những kẻ sĩ này thiếu mất môi trường có thể thi triển tài năng của mình, vì thế họ vẫn phải dựa vào những người có quyền thế và tiền bạc để mưu sinh qua ngày.
Từ đây có thể thấy là việc thực hiện âm mưu của Vương Phu nhân với Lịch Phu nhân chắc chắn là có liên quan tới Điền Phần hoặc cũng có thể nó là sản phẩm sáng tạo tập thể của Vương Phu nhân, Điền Phần và các môn khách được nuôi dưỡng trong nhà họ Điền.
Đương nhiên, Vương Phu nhân không thể tùy tiện ra khỏi cung, tuy nhiên, với tư cách là hoàng thân quốc thích, Điền Phần lại có thể thoải mái ra vào cung cấm. Một khi Điền Phần đã vào được cung cấm thì chuyện bàn bạc với nhau không còn là vấn đề nữa.
Ở đây còn cần một điều kiện quan trọng nữa, đó là việc Vương Phu nhân rất hiểu tính cách của Hán Cảnh Đế. Vương thị biết rằng, Hán Cảnh Đế trong xử lý công việc rất độc đoán.
Một khi có vị đại thần nào đó kiến nghị lập Lịch Phu nhân lên làm hoàng hậu, Hán Cảnh Đế chắc chắn sẽ nghi ngờ, cho rằng Lịch Phu nhân và thái tử Lưu Vinh câu kết với các đại thần, lập bè kết đảng trong triều. Một khi đã chọc Hán Cảnh Đế tức giận và nghi ngờ đối với Lịch Phu nhân và thái tử Lưu Vinh thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Để thực hiện âm mưu này, Điền Phần đã sai các binh khách trong nhà mình phao tin trong các quan đại thần trong triều rằng, hoàng đế đã có ý muốn lập Lịch phu nhân làm hoàng hậu nhưng vì chưa có vị đại thần nào đưa ra kiến nghị nên vẫn chưa thực hiện được.
Nếu như vị đại thần nào kiến nghị lên, sau này hoàng hậu và chắc chắn sẽ nhớ công lao của người này… Cách phao tin đồn này sẽ khiến những vị đại thần muốn lập công lớn cho triều đình sẽ mắc mưu mà thực hiện theo ý đồ của chị em Vương Phu nhân.
Còn như thông tin được lưu truyền bắt nguồn từ ai thì chỉ sau một thời gian ngắn truyền tai nhau, người ta đã không thể biết được nguồn gốc thực sự của nó nữa. Thật đáng tiếc cho Hán Cảnh Đế một đời được coi là minh quân, là ông vua sáng nhưng cuối cùng lại mắc phải mưu của một phi tần mà ông rất sủng ái.
Trong cuộc đấu tranh ở chốn cung đình này, Vương Phu nhân mới chính là đạo diễn, còn như Hán Cảnh Đế kỳ thực chỉ là diễn viên mà thôi mặc dù có lẽ cho tới tận khi chết, Hán Cảnh Đế vẫn nghĩ rằng, mọi sự đều tuân thủ theo sự ý của mình.
Sau khi thái tử Lưu Vinh bị phế, Hán Cảnh Đế từ đó không muốn gặp Lịch Phu nhân nữa. Chẳng bao lâu sau, Lịch Phu nhân chết trong chốn lãnh cung. Về phần Lưu Vinh, kết cục càng thê thảm hơn.
Sau khi về nơi đất phong ở Giang Lâm để cai trị, chưa được bao lâu thì Giang Lăng Vương Lưu Vinh bị tố cáo là chiếm đất miếu để xây cung.
Thông tin được báo về triều đình, Hán Cảnh Đế hạ chiếu cho Lưu Vinh và gặp mình. Lưu Vinh và thuộc hạ xuất phát từ cửa phía bắc của Giang Lăng để  về triều. Tuy nhiên, khi vừa trèo lên xe thì bỗng nhiên trục xe bị gãy, xe bị hỏng.
Các bậc phụ lão ra đưa tiễn Lưu Vinh thấy thế, ai ấy đều khóc mà nói rằng: “Thế là chúa của chúng ta không trở lại nữa rồi”. Quả thật, đó là chuyến đi cuối cùng của Lưu Vinh.
Khi vào tới kinh đô, Lưu Vinh được đưa tới phủ của Trung úy Chất Đô. Chất Đô trách móc chuyện Lưu Vinh làm ở Giang Lâm, nói hoàng đế rất tức giận. Lưu Vinh biết mình nay đã thất sủng lại gây ra tội này thì khó thoát khỏi cái chết vì thế đã quyết định tự sát.
Tuy nhiên, sau khi Lưu Vinh qua đời, Lưu Triệt không phải là ứng cử viên duy nhất cho ngôi vị thái tử. Lương Hiếu vương Lưu Vũ là em ông, con út của Đậu thái hậu do được mẹ yêu quý nên thường nhờ mẹ tác động để Cảnh Đế lập làm người nối ngôi vua.
Sau khi Cảnh Đế phế thái tử Lưu Vinh, Đậu thái hậu khuyên Cảnh Đế lập Lương vương Vũ làm người kế vị. Viên Áng can Cảnh Đế không nên lập Lương Vương. Lương Vương oán hận Viên Áng, bèn sai thích khách là Dương Thắng và Công Tôn Ngụy đi giết chết Viên Áng và hơn 10 viên quan khác cùng cánh trong triều.
Hán Cảnh Đế kinh ngạc vì một ngày có tới hơn 10 đại thần bị giết, bèn sai Điền Thúc đến nước Lương điều tra vụ việc. Dương Thắng và Công Tôn Ngụy buộc phải tự sát, Điền Thúc biết thế khó xử của hán Cảnh Đế, khi về kinh bèn đốt hết giấy tờ hồ sơ vụ án rồi mới vào yết kiến, tâu lại sự việc và xin Cảnh Đế lờ vụ việc này đi.
Cảnh Đế bằng lòng theo ý kiến của Điền Thúc, không xử tội Lưu Vũ vì có sự che chở của Đậu thái hậu. Việc này đã khiến Lưu Vũ tuột mất cơ hội trở thành thái tử. Năm 150 trước Công nguyên, Vương Phu  nhân được lập làm hoàng hậu, Lưu Triệt được phong làm thái tử.
  • Hà Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét