CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Chuyện về "vương triều cầm thú" trong lịch sử Trung Quốc

Thời gian triều Bắc Tề tồn tại không lâu, tuy nhiên, lại là triều đại để lại nhiều tài tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tất cả các vị hoàng đế của triều đại này, hễ ngồi lên được ngai vàng là trở nên hoang dâm vô đạo, coi cuộc sống của dân như cỏ rác, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình. Vì vậy, những sử gia đời sau đã dành cho vương triều này một biệt danh khá đặc biệt: “Vương triều cầm thú”…
Cao Dương hoàng đế
Cao Dương hoàng đế


Triều Bắc Tề trải qua tất cả 6 đời hoàng đế gồm: Thần vũ Hoàng đế Cao Hoan, Văn Tương Hoàng đế Cao Trừng, Văn Tuyên Hoàng đế Cao Dương, Hiếu Thiệu Hoàng đế Cao Diễn, Vũ thành Hoàng đế Cao Trạm và Hậu chủ Cao Vỹ.
Trong số này, ngoại trừ Cao Hoan về cơ bản là bình thường, Cao Diễn vẫn chưa kịp có những biểu hiện của bệnh tật, 4 vị hoàng đế còn lại, không ngoại trừ ai đều có những biểu hiện tâm lý bất thường, động một chút là chúng có thể làm những việc mà đến loài cầm thú cũng không làm.
Văn Tương Hoàng đế Cao Trừng là kẻ biến thái nổi tiếng từ khi còn rất nhỏ. Khi mới 15 tuổi,  Cao Trừng đã la liếm đầu mày cuối mắt rồi thông dâm với với ái thiếp của cha mình. Sau khi tiếp quản ngai vàng từ Cao Hoan, những thành tích phong lưu, dâm loạn của Cao Hoan càng được dịp phát huy.
Trừng thường xuyên chọc ghẹo, cưỡng bức vợ con các đại thần. Tệ hại hơn, đến cả người thân của mình, Trừng cũng không tha. Trừng đã chiếm vợ của em trai mình là Cao Dương về làm vợ. Chính vì thế, những người xung quanh Cao Trừng không ai không hận y tới tận xương tủy.
Cuối cùng, để trả thù, họ đã tập hợp nhau lại, tổ chức chính biến lật đổ ông vua dâm loạn và biến thái. Cao Trừng bị chính người em mà y bức hại giết chết.
Cao Trừng bị giết, Cao Dương tức vị, tiếp quản ngai vàng. Thực tế, Cao Dương từ nhỏ đã nổi tiếng là có tướng hoàng đế. Những người quen biết Cao Dương đều nói, Dương người có vảy rồng (có lẽ là bệnh vảy nến?) chắc chắn sau này sẽ phú quý tột bậc.
Trước khi leo lên được ngôi vị hoàng đế Bắc Tề, Cao Dương vẫn tỏ ra là một minh quân, sáng suốt uy nghi. Tuy nhiên, chẳng được bao lâu sau, căn bệnh di truyền nhà họ Cao bắt đầu tái phát. Cao Dương trở thành một kẻ điên loạn, hành động bất thường khó đoán.
Những kẻ đầu óc điên loạn đương nhiên rất đáng sợ nhưng vẫn còn những kẻ đáng sợ hơn, ấy chính là những hoàng đế điên loạn. Sau năm Thiên Bảo thứ 5, bách tính trăm họ nhà Bắc Tề thường xuyên nhìn thấy một người xuất hiện trên những con phố phồn hoa đô hội của kinh thành.
Người này lúc thì ăn mặc diêm dúa như lễ hội, đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, lúc thì lại trên thân không một mảnh vải che thân chạy loanh quanh ở những ngã tư đông đúc.
Một hôm, đang nhảy múa trên đường, đột nhiên người này chạy tới trước mặt một phụ nữ trong vòng vây những người tò mò đứng xung quanh hỏi: “Ngươi thấy hôm nay thiên tử (đức vua) như thế nào”.
Người phụ nữ thấy một kẻ nhảy múa như điên làm trò cười cho kẻ khác, không thèm để ý, mỉa mai nói: “Nhảy múa như thằng ngốc, làm sao là thiên tử được”. Người này nghe xong, đùng đùng nổi giận, lập tức ra lệnh giết người phụ nữ ngay trên phố trước mặt mọi người. Hóa ra, người này vốn chẳng phải ai khác mà chính là đương kim hoàng đế triều Bắc Tề Cao Dương.
Cao Dương mặc dù hay nổi cơn điên, tuy nhiên, thi thoảng cũng có lúc đầu óc tỉnh táo. Chẳng hạn như khi đại thần Thôi Tiến qua đời, Cao Dương không quên đi phúng viếng. Tại linh đường của người quá cố, Cao Dương bước tới hỏi thăm vợ của Thôi là Lý thị, nói: “Thôi Tiết chết, ngươi có nhớ ông ta không?”
quân Bắc Chu tấn công vào tận kinh thành Tấn Dương của Bắc Tề, bắt sống Cao Vĩ rồi đem xử tử, kết thúc 28 năm trị vì đầy tội ác của “vương triều cầm thú”.
Khi quân Bắc Chu tấn công vào tận kinh thành Tấn Dương của Bắc Tề, bắt sống Cao Vĩ rồi đem xử tử, kết thúc 28 năm trị vì đầy tội ác của “vương triều cầm thú”.
Lý thị trả lời: “Vợ chồng tiện thiếp lấy nhau đã nhiều năm, vợ chồng tình thâm, sao có thể không nhớ được”. Cao Dương gật gù tán thưởng: “Ngươi thật là một người vợ trung trinh. Ngươi đã nghĩ thế chi bằng lập tức xuống gặp ông ta”. Nói xong, Cao Dương rút thanh bảo kiếm đeo bên mình đâm chết Lý thị rồi lẻn ra cửa sau về cung.
Cao Dương có thể tùy tiện quyết định mạng sống của vợ người khác như vậy, đương nhiên với vợ mình y chẳng việc gì phải khách khí. Cao Dương từng rất sủng ái một phi tần họ Tiết, việc gì cũng nghe theo cô ta.
Một hôm, trong lúc rảnh rỗi, bỗng nhiên Cao Dương nghĩ rằng, Tiết thị xinh đẹp như thế, trước đây lại đã từng tư thông với người khác vì vậy, không có gì đảm bảo rằng tương lai sẽ không xảy ra chuyện. Vì vậy, để “trừ hậu hoạ”, Cao Dương ra lệnh chém đầu Tiết thị rồi lấy đầu ôm vào lòng để được độc chiếm người đẹp.
Trong bữa tiệc mời các đại thần sau đó, Cao Dương lấy đầu của Tiết thị ra ném lên bàn rồi đột nhiên khóc lóc: “Người đẹp khó tìm thấy được nữa, thật là đáng tiếc lắm thay”. Những đại thần được mời đến bữa tiệc thấy chiếc đầu bê bết máu được quẳng lên bàn tiệc ai nấy đều hoảng hồn. Trong khi đó, Cao Dương càng khóc càng thương tâm, ôm chiếc đầu vào lòng rồi rời khỏi bữa tiệc.
Không chỉ giết phụ nữ, với đàn ông, Cao Dương càng không biết ghê tay là gì. Đô đốc Tấn Dương là Úy Tử Diệu bị Cao Dương dùng giáo đâm chết trong một lần chơi đùa. Quan đại thần Hàn Triết dù không có tội vẫn bị Cao Dương chặt làm ba khúc khi cao hứng.
An Lạc Vương Nguyên Ngang bị Cao Dương bắt hơn 100 phát tên giết chết mà nguyên nhân chỉ vì Cao Dương nhìn thấy người vợ xinh đẹp của Nguyên Ngang. Tuy nhiên, sau khi giết người, công việc của Cao Dương vẫn chưa hoàn tất.
Thi thể những người chết ít nhất phải được Cao Dương “gia công” thêm một giai đoạn nữa. Không phải là chặt chân tay thì cũng đốt cháy thành tro. Mẹ ruột của Cao Dương thấy con mình hành động như loài cầm thú mới trách mắng y.
Thế nhưng ngay cả mẹ ruột của mình, Cao Dương cũng không coi ra gì, thậm chí còn dọa: “Cái bà già này thật lắm lời. Tôi sẽ gả bà cho bọn người Hồ mọi rợ”.
Mùa đông năm 559, Cao Dương vì tửu sắc quá độ nên mắc bệnh, không ăn uống gì được nữa, ít lâu sau thì chết. Năm đó, Cao Dương mới tròn 30 tuổi. Sau khi Cao Dương chết, triều đình Bắc Tề trải qua một loạt các cuộc chính biến, đấu đá “sứt đầu mẻ trán”, cuối cùng ngai vàng lại rơi vào tay của Cao Trạm, em trai Cao Dương.
Không chịu thua kém anh trai của mình, Cao Trạm cũng đặc biệt thích thú với vợ của những người khác mà đặc biệt là những người thân thích của y. Cao Trạm vừa lên ngôi lập tức cưỡng bức người chị dâu của mình, hoàng hậu của Cao Dương Lý Tổ Nga.
Chưa hết, sau Lý Tổ Nga, lần lượt các phi tần từng được Cao Dương một thời yêu chiều đều trở thành ái thiếp trên long sàng của Cao Trạm. Với những người vợ của Cao Dương, Cao Trạm quyến luyến không nỡ rời xa, tuy nhiên, với những đứa con của Cao Dương, tức cháu ruột của mình, Cao Trạm nhất loạt tìm cách đẩy chúng tới chỗ chết.
Thực ra, bình tâm mà suy xét thì “cống hiến” lớn nhất của Cao Trạm với triều đại Bắc Tề không phải là loạn luân và tàn sát mà là sinh dưỡng được vị hoàng đế thế hệ kế tiếp – Cao Vĩ. Cao Vĩ có thể nói chính là “tập đại thành” của hoàng gia biến thái này.
Sau khi Cao Vĩ lên ngôi, em trai ruột của Vĩ là Cao Xước được phong làm thích sử Định Châu. Một lần, Cao Xước trên đường đi gặp một người phụ nữ đang bế một đứa trẻ liền sấn tới trước cướp đứa trẻ dùng làm thức ăn cho những con chó sói mà y nuôi.
Người phụ nữ xót con chạy theo kéo áo Cao Xước. Cao Xước đương nhiên rất tức giận với người phụ nữ không biết trời cao đất dày là gì này liền dùng máu của đứa trẻ bôi lên người của cô ta, rồi cho những con chó sói của mình theo mùi máu mà cắn chết.
Sau đó, Cao Vĩ biết chuyện liền triệu Cao Xước vào kinh thành. Khi đó, các đại thần đều chắc mẩm rằng, Cao Xước sẽ bị trị tội nghiêm minh để làm gương. Không ngờ, khi Cao Xước vào diện kiến, câu đầu tiên Cao Vĩ hỏi là: “Ở Định Châu của ngươi trò gì là vui nhất?”
Cao Xước lúc này đã lấy lại được tinh thần nói: “Bỏ người vào một chiếc ao đầy bọ cạp, xem rất vui”. Cao Vĩ nghe xong liền sai người bắt một đống bọ cạp. Sáng ngày hôm sau, Cao Vĩ sai thả bọn bọ cạp vào chiếc chậu lớn đặt giữa sân rồi ném người vào đó.
Mỗi khi nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của người bị bọ cạp cắn, Cao Vĩ lại cười như nắc nẻ vì sung sướng rồi quay sang vỗ vai Cao Xước nói: “Trò vui như vậy sao ngươi không nói với ta sớm?”.
Năm 576, khi nhà Bắc Chu đem quân tấn công Bắc Tề thì Cao Vĩ đang đi săn với ái thiếp của mình là Phùng Tiểu Liên. Nhận được tin cấp báo, Phùng Tiểu Liên không vui, nói rằng, đã làm việc gì thì không nên bỏ giữa chừng, vì thế Phùng thị khuyên Cao Vĩ đi săn xong rồi mới về tiếp viện sau.
Cao Vĩ cho rằng Phùng Tiểu Liên nói chí lí, quyết định tiếp tục vui chơi cho tới khi mặt trời lặn. Kết quả là chẳng bao lâu sau, quân Bắc Chu tấn công vào tận kinh thành Tấn Dương của Bắc Tề, bắt sống Cao Vĩ rồi đem xử tử, kết thúc 28 năm trị vì đầy tội ác của “vương triều cầm thú”.
  • Phong Nguyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét