Cảnh trong bộ phim Thái Bình Thiên Quốc |
Khi dấy binh khởi nghĩa ở Thiểm Tây, Hồng Tú Toàn vô cùng anh minh sáng suốt, khí thế ngút trời, tưởng chừng như muốn đem tất cả hoàng đế từ hàng ngàn năm của Trung Quốc kéo xuống khỏi ngai vàng. Thế nhưng, kể từ khi kiến lập kinh đô ở Nam Kinh, cũng chính vị “Thiên vương” ấy lại trở nên mù quáng, sa đọa bấy nhiêu.
1. Khi còn nhỏ, Hồng Tú Toàn học chữ ở trường làng, cũng từng đọc thông Tứ Thư – Ngũ Kinh. Vào khoảng năm Đạo Quang thứ 8, tức năm 1828, sau nhiều lần thi không đỗ, tư tưởng của Hồng Tú Toàn bắt đầu thay đổi.
Vào năm 1843, sau một lần thi hỏng, Hồng Tú Toàn đọc được cuốn sách truyền bá Thiên Chúa giáo. Hồng Tú Toàn thấy nội dung của cuốn sách có nhiều điểm rất giống với giấc mơ của mình trong một lần ốm nặng.
Ông lão mà Hồng Tú Toàn gặp trong mơ chính là Thượng Đế, còn bản thần Hồng Tú Toàn chính là sử giả được Thượng Đế cử xuống đế cứu những người Trung Quốc khiến họ trở lại con đường tin thờ Thượng Đế.
1. Khi còn nhỏ, Hồng Tú Toàn học chữ ở trường làng, cũng từng đọc thông Tứ Thư – Ngũ Kinh. Vào khoảng năm Đạo Quang thứ 8, tức năm 1828, sau nhiều lần thi không đỗ, tư tưởng của Hồng Tú Toàn bắt đầu thay đổi.
Vào năm 1843, sau một lần thi hỏng, Hồng Tú Toàn đọc được cuốn sách truyền bá Thiên Chúa giáo. Hồng Tú Toàn thấy nội dung của cuốn sách có nhiều điểm rất giống với giấc mơ của mình trong một lần ốm nặng.
Ông lão mà Hồng Tú Toàn gặp trong mơ chính là Thượng Đế, còn bản thần Hồng Tú Toàn chính là sử giả được Thượng Đế cử xuống đế cứu những người Trung Quốc khiến họ trở lại con đường tin thờ Thượng Đế.
Một năm sau đó, dựa vào nội dung cuốn sách này, Hồng Tú Toàn cùng Phùng Vân Sơn và một số người bạn của mình bắt đầu tới Quảng Châu (thuộc Quảng Đông) và các huyện phụ cận để truyền bá tôn giáo, tuyên truyền tin thời Thượng Đế, không tin vào tiên phật nữa.
Trong vòng 2 năm sau đó, Hồng Tú Toàn viết các bài “Bách Chính Ca”, “Nguyên đạo cứu thế ca”,… chỉ trích sự hủ bại, trụy lạc của xã hội đương thời, yêu cầu con người phải làm cho tâm hồn thanh tịnh, tin thời Thượng Đế để xã hội có thể quay trở lại thời kỳ thịnh trị “thiên hạ là của chung”.
Tới năm 1847, Hồng Tú Toàn tới “học đạo” tại giáo đường của giáo sĩ người Mỹ đến Quảng Châu để truyền giáo. Tại đây, Hồng Tú Toàn đã đọc được nhiều kinh sách mới, trong đó có cả kinh Cựu Ước, Tân Ước, đồng thời xin gia nhập giáo hội Thiên Chúa giáo.
Tuy nhiên, do việc thi vấn đáp không đạt tiêu chuẩn nên không được chấp nhận, vì thế, Hồng Tú Toàn lại quay trở về Quảng Tây.
Lúc bấy giờ hoạt động truyền bá tôn giáo của Phùng Vân Sơn tại Quảng Tây thu được nhiều thành công, tín đồ ngày càng tăng, hình thành cái gọi là “Hội tin thờ Thượng Đế” đồng thời tôn Phùng Vân Sơn làm người đứng đầu.
Tại Quảng Tây, Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn đã bàn bạc kế hoạch, sau đó thảo ra các nghi thức, cũng như giới luật để tổ chức và ràng buộc các hội viên của hội thờ Thượng Đế.
Do ảnh hưởng của hội không ngừng được mở rộng, hội thờ Thượng Đế của Hồng Tú Toàn nảy sinh xung đột với các thế lực phong kiến truyền thống ở địa phương. Cuộc đấu giữa hai phe ngày càng kịch liệt.
Trong cuộc đấu tranh đó, Hồng Tú Toàn, Phùng Vân Sơn cùng một số người Quảng Tây như Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý, Vi Xương Huy, Thạch Đạt Khai hình thành bộ máy lãnh đạo của hội thờ Thượng Đế và dần xác định mục tiêu đánh đổ triều đình phong kiến nhà Thanh, những kẻ không tin vào sự tồn tại và sức mạnh của Thượng Đế.
Hồng Tú Toàn tự xưng là con thứ của Thượng Đế và là em ruột của Jesu. Năm người lãnh đạo hội khác cũng đồng thời đều là con của Thượng Đế.
Tới năm 1850, phong trào đấu tranh của Thiên Địa Hội ở Quảng Tây phát triển tới mức cao trào, triều đình nhà Thanh ở Quảng Tây gần như tê liệt. Hồng Tú Toàn đã nhân cơ hội này thông bao cho các hội viên của hội thờ Thượng Đế tới thôn Kim Điền ở Quế Bình họp mặt.
Trong nửa năm, hội tập hợp được cả chục ngàn người. Hồng Tú Toàn tổ chức họ thành các đội quân. Tới ngày 11/1/1851, Hồng Tú Toàn xưng là Thiên Vương, lập nên “Thái Bình Thiên Quốc”.
Cùng năm đó, Hồng Tú Toàn phong vương, bổ nhiệm quan lại, xây dựng các loại chế độ của Thái Bình Thiên Quốc.
Trong hai năm 1852-1853, Hồng Tú Toàn thống lĩnh quân đội Thái Bình Thiên Quốc chiến đấu với quân Thanh, lần lượt chiếm Hồ Nam, Hồ Bắc rồi dọc theo Trường Giang tấn công Nam Kinh. Sau khi chiếm Nam Kinh, Hồng Tú Toàn quyết định đổi tên thành Thiên Kinh, lấy nơi đây làm kinh đô của Thái Bình Thiên Quốc.
Tới thời điểm này, Hồng Tú Toàn đã thống trị một khu vực rộng lớn ở vùng trung và hạ du sông Trường Giang.
Sau khi kiến lập kinh đô, Hồng Tú Toàn cho ban hành “Chế độ ruộng đất thiên triều”.
Văn bản này đã phác họa lý tưởng xã hội mà Hồng Tú Toàn muốn xây dựng: “Phàm là ruộng của thiên hạ thì người trong thiên hạ có cùng trồng cấy”, mỗi người dân của Thái Bình Thiên, bất luận là nam hay nữ đều được chia phần.
Dựa theo chế độ hộ khẩu của Chu Lễ, Hồng Tú Toàn tổ chức quản lý hộ khẩu theo các đội, mỗi đội gồm 25 hộ.
Khi Thái Bình Thiên Quốc chính thức khởi nghĩa, với tư cách là một giáo chủ như Hồng Tú Toàn đã có tới 15 người vợ. |
Mỗi đội sẽ có một quốc khố riêng, sau khi thu hoạch, ngoài lương thực đủ dùng cho số nhân khẩu mỗi đội, còn lại đều sung vào quốc khố. Về phần tư tưởng, Hồng Tú Toàn chủ trương Thượng Đế là vị thần duy nhất, đả kích Phật, Đạo.
Sau khi kiến lập kinh đô ở Nam Kinh, Hồng Tú Toàn ra lệnh cấp lưu truyền cách thư tịch của Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà tư tưởng khác, chỉ cho phép các thư tịch do Thái Bình Thiên Quốc biên soạn cùng với kinh Cựu Ước, Tân Ước được phép lưu hành.
Tuy nhiên, chính sách này của Hồng Tú Toàn bị Dương Tú Thanh phản đối. Vào tháng 2 năm 1854, Dương Tú Thành mượn nghi thức Thượng Đế giáng trần để khẳng định Tứ Thư, Thập tam kinh và các sách cổ khác đều có giá trị.
Hồng Tú Toàn đành phải hạ lệnh sửa đổi Tứ Thư và các sách kinh điển Nho giáo khác, sau đó mới cho phép người dân đọc.
Tới tháng 9 năm 1856, Thái Bình Thiên Quốc nảy sinh nội loạn. Vấn đề phát sinh từ chính mối quan hệ giữa Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh và các lãnh tụ cao cấp khác của Thái Binh Thiên Quốc.
Hồng Tú Toàn tuy là Thiên Vương, song Dương Tú Thành lại là người nắm quyền thực sự cả về chính trị lẫn quân sự. Hơn nữa, Dương Tú Thanh lại thường xuyên lấy danh nghĩa là “Thiên phụ” để vượt mặt Hồng Tú Toàn.
Vi Xương Huy do được Hồng Tú Toàn ngấm ngầm ủng hộ đã giết chết Dương Tú Thanh đồng thời sát hại rất nhiều thuộc hạ của họ Dương. Sau vụ việc này, Thạch Đạt Khai nổi loạn, uy hiếp Hồng Tú Toàn.
Vị Thiên Vương họ Hồng đành phải giết Vi Xương Huy và để cho Thạch Đạt Khai chủ trì chính sự. Tuy nhiên, Hồng Tú Toàn rất nghi kỵ Thạch Đạt Khai, vì vậy tìm mọi cách để khống chế. Chưa đầy một năm sau đó, Thạch Đạt Khai dẫn quân của mình ra đi, tách rời khỏi Hồng Tú Toàn.
Cuộc đấu tranh nội bộ đó đã làm tổn thương nghiêm trọng thực lực của quân Thái Bình Thiên Quốc. Tới năm 1858, Hồng Tú Toàn quyết định xây dựng lại bộ máy lãnh đạo của Thái Bình Thiên Quốc, đề bạt Trần Ngọc Thành, Lý Tú Thành, Lý Thế Hiền,… làm thống soái quân đội còn tự mình đảm nhiệm vị trí quân sư.
Tuy nhiên, sau sự việc của Dương Tú Thanh, Vi Xương Huy và Thạch Đạt khai, người của Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu không còn tin vào “thiên triều”.
Những người có chức trách của thiên triều lại bắt lợi dụng chức quyền để đưa con cháu mình vào những vị trí nhiều bổng lộc khiến cho năng lực của cơ cấu lãnh đạo ngày càng yếu.
Tới năm 1859, Hồng Tú Toàn phong cho người em trong họ của mìn là Hồng Nhân Can làm “Tinh trung quân sư Can vương”, quyền lực rất lớn. Hồng Nhân Can là một người có tài năng về chính trị, tuy nhiên, Can quá trẻ và chưa có sự hiểu biết về Thái Bình Thiên Quốc vì thế, Can bị nhiều tướng lĩnh phản đối.
Hồng Tú Toàn thực hiện việc thăng quan, phong tước cho nhiều người nhằm thu phục nhân tâm. Mặc dù có thu được kết quả tạm thời, tuy nhiên, vẫn không tránh được tình trạng các tướng lĩnh xưng hùng xưng bá ở nơi cứ địa của mình.
Trên thực tế, sau cuộc nội loạn, trong các tín đồ của Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu nảy sinh khuynh hướng thất vọng và nghi ngờ.
Để lấy lại lòng tin, Hồng Tú Toàn đã tuyên truyền rằng cha con mình đã được “thiên phụ” và “thiên huynh” sắp xếp để cai trị đất nước này và điều đó không có thần thánh nào có thể thay đổi được.
Sau đó, Hồng Tú Toàn đã đổi tên nước thành “Thượng Đế Thiên Quốc”, rồi cuối cùng lại quay trở lại cái tên “Thái Bình Thiên Quốc” kèm thêm 6 chữ: “Thiên Phụ Thiên Huynh Thiên Vương” ở phía trước.
Những biện pháp này của Hồng Tú Toàn vào thời điểm đó, thực tế không mang lại tác dụng cổ động sĩ khí, cũng như tăng cường uy tín cá nhân của ông ta như thời kỳ đầu nữa.
Năm 1860, sau khi Thái Bình Thiên Quốc đánh chiếm Tô Nam đã liên tục xung đột với các thế lực nước ngoại ở khu vực Thượng Hải. Người Anh yêu cầu Thái Bình Thiên Quốc không được tiến vào Thượng Hải.
Cộng cả hai bên lại là 1169 người. Những người kể trên đều là các phi tần, tức những người chung giường chung gối với Thiên Vương Hồng Tú Toàn. |
Sau nhiều lần đàm phán, cuối cùng, Hồng Tú Toàn đồng ý quân Thái Bình Thiên Quốc sẽ không xâm nhập vào khu vực cách Thượng Hải 100 dặm, tuy nhiên, sau do Hồng Tú Toàn không không chấp thuận việc kéo dài thời gian của quân Anh, vì thế đã đem quân tấn công Thượng Hải.
Từng có nhiều thế lực nước ngoài muốn hợp tác với Hồng Tú Toàn để lật đổ nhà Thanh sau đó chi đôi lãnh thổ Trung Quốc, tuy nhiên Hồng Tú Toàn đã từ chối.
Sau chiến tranh nha phiến lần thứ 2, triều đình nhà Thanh cấu kết với các thế lực nước ngoài, tìm mọi cách trấn áp lực lượng của Thái Bình Thiên Quốc. Năm 1863, khu vực thống trị của Thái Bình Thiên Quốc liên tục bị đánh chiếm, Thiên Kinh bị quân đội nhà Thanh bao vây, lương thảo cạn kiệt, quân tiếp viện cũng không có.
Lý Tú Thành đề nghị bỏ Thiên Kinh tìm đường khác, tuy nhiên, Hồng Tú Toàn nhất định không chịu, muốn giữ Thiên Kinh. Kinh thành thiếu lương thảo, Hồng Tú Toàn tìm được loại cỏ có tên là Giản Bách Thảo mọc rất nhiều trong, nghiền nhỏ rồi viên thành viên gọi là “cam lộ” đưa cho người dân dùng thay cơm.
Tuy nhiên, thế của Thái Bình Thiên Quốc đã tới đường cùng, Hồng Tú Toàn dù có là “Thiên Vương” cũng không thể thay đổi tình thế. Ngày 3/6/1864, Hồng Tú Toàn tự sát mà chết. Một tháng rưỡi sau đó, quân Thanh phá Thiên Kinh, chính quyền Thái Bình Thiên Quốc chính thức diệt vong.
2. Không thể phủ nhận những giá trị mà cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc đem lại cho lịch sử Trung Quốc.
Nó được coi là đỉnh cao của khởi nghĩa nông dân trong suốt mấy ngàn năm lịch sử phong kiến ở xứ sở đông đúc này. Tuy nhiên, vì sao một cuộc khởi nghĩa được coi là vĩ đại như vậy cuối cùng lại thất bại thê thảm?
Người ta đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan cũng có mà chủ quan cũng không ít. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, với tư cách là lãnh tụ tối cao của Thái Bình Thiên Quốc, những sai lầm của Hồng Tú Toàn là không thể coi nhẹ.
Vào thời kỳ đầu khởi nghĩa, Hồng Tú Toàn từng đề ra chủ trương, quan binh bình đăng, nam nữ bình quyền. Tuy nhiên, kể từ sau khi định đô ở Thiên Kinh, chính thức lên ngôi Thiên Vương thì Hồng Tú Toàn bắt đầu lộ ra bản tính tự tư, hẹp hòi, chỉ muốn hưởng lạc không có chí tiến thủ.
Đặc biệt là trong cách nhìn của Hồng Tú Toàn đối với phụ nữ. Kể từ sau khi tới Nam Kinh, trong mắt của Hồng Tú Toàn, phụ nữ chỉ giống như nô lệ thậm chí chỉ như một thứ đồ vật.
Kể tử sau khi tới Nam Kinh cho tới khi Thái Bình Thiên Quốc thất bại, Hồng Tú Toàn có tổng cộng bao nhiêu mỹ nữ? Một cuốn sách có tên là “Giang Nam xuân mộng bút ký” có chép rằng, thuộc quyền quản lý của vương hậu (vợ Hồng Tú Toàn) có ái nương, hỷ nương, diệu nữ… 16 chức danh, tổng cộng là 208 người.
Ngoài ra, 7 chức danh thuộc gồm sa nữ, nguyên nữ thuộc quyền quản lý của 24 vương phi khác nhua, tổng cộng là 960 người.
Cộng cả hai bên lại là 1169 người. Những người kể trên đều là các phi tần, tức những người chung giường chung gối với Thiên Vương Hồng Tú Toàn.
Thiên Vương phủ không có thái giám, vì vậy, ngoài các phi tần còn có rất nhiều các nữ quan. Theo sử liệu, có tổng cộng hown 2.300 nữ quan phục vụ trong phủ Thiên Vương của Hồng Tú Toàn. Như vậy, có tới hơn 2.300 người phụ nữ phục vụ chỉ một mình Hồng Tú Toàn.
Năm 41 tuổi, Hồng Tú Toàn và quân Thái Bình Thiên Quốc vào Nam Kinh cho tới khi Hồng Tú Toàn tự vẫn ở tuổi 52, suốt 11 năm, Hồng Tú Toàn không dời Nam Kinh nửa bước. Không những không chỉ huy quân giết địch, cũng không thượng triều hỏi chuyện chính sự.
Khi dẫn quân tiến vào Nam Kinh, Hồng Tú Toàn thể lực tráng kiện, dũng khí ngút trời nhưng trong suốt 11 năm sau đó, ở vị trí lãnh đạo tối cao của Thái Bình Thiên Quốc, Hồng Tú Toàn chỉ ban bố 11 chiếu chỉ, trung bình mỗi năm chỉ có một chiếu chỉ. Từ năm 1854-1858 thậm chí còn không có chiếu thư nào được công bố.
Do quá đông các mỹ nữ trong hậu cung, Hồng Tú Toàn đã tốn không ít công sức để quản lý các thê thiếp của mình.
Từ những tư liệu lịch sử xác thực, có thể thấy rằng, từ trước khi khởi nghĩa, Hồng Tú Toàn và vợ cả của mình đã thường xuyên xung đột, Hồng Tú Toàn thường xuyên đánh đập vợ. Không những thế, Hồng Tú Toàn nhiều lúc còn rất nặng tay, khiến Thượng đế và Jesu trên trời còn cảm thấy lo lắng, thường xuyên phải “hạ phàm” để “nhắc nhở”.
Sử sách chép, trước khi khởi nghĩa, có một lần, Hồng Tú Toàn từ Quảng Tây trở về quê ở huyện hoa, “thiên huynh” Jesu đã phải hạ phàm đã nhắc nhở Hồng Tú Toàn rằng: “Hồng Tú Toàn đệ, lâu ngày mới về quê, nếu như vợ đệ có hỗn láo cũng từ từ dạy, không nên đánh cô ấy quá nặng tay”.
Có thể thấy rõ, chuyện đánh vợ của Hồng Tú Toàn nổi tiếng khắp trong ngoài.
Khi Thái Bình Thiên Quốc chính thức khởi nghĩa, với tư cách là một giáo chủ như Hồng Tú Toàn đã có tới 15 người vợ.
Điều đó cũng không có gì lạ, tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hồng Tú Toàn và 15 người vợ này thường xuyên không được tốt đẹp. Từ lời của “thiên phụ” và “thiên huynh” thì những người phụ nữ này thường xuyên lãnh đạm thậm chí căm ghét những biểu hiện của Hồng Tú Toàn.
Vì thế, năm Thái Bình Thiên Quốc thứ nhất, khi nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc vừa nổi dậy, khi cuộc chiến đang ở thời điểm khốc liệt nhất, “thiên huynh” vẫn không thể không “hạ phàm” để nhắc nhở Hồng Tú Toàn về mối quan hệ với các bà vợ.
Sử chép, “thiên huynh” sợ rằng: “Từ nay về sau, chỉ cần các cô có một chú nào đó nghi ngờ em trai của ta (tức Hồng Tú Toàn) thì sẽ bị chặt đầu”.
Nhiều người nói rằng, Hồng Tú Toàn bản thân là giáo chủ, lãnh đạo cả hàng ngàn giáo đồ mà không thể khuất phục được các bà vợ của mình thì cũng đủ biết năng lực lãnh đạo của Hồng Tú Toàn ra sao. Vì thế, Thái Bình Thiên Quốc thất bại là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Sau khi Thái Bình Thiên Quốc định đô ở Thiên Kinh.
“Thiên phụ” vẫn thường xuyên phải đau đầu vì mối quan hệ giữa Thiên Vương Hồng Tú Toàn và các bà vợ của mình. Người ta nói rằng, kể từ khi Hồng Tú Toàn vào được Nam Kinh, yên vị trên chiếc ghế Thiên Vương thì không thấy rời Thiên Vương phủ nửa bước cũng không hẳn là vì ông ta háo sắc mà phần lớn nguyên nhân là vì Hồng Tú Toàn suốt ngày phải xử lý những rắc rối, mâu thuẫn giữa các bà vợ với nhau.
Bởi vì số lượng các mỹ nữ được đưa vào thiên vương phủ quá đông nên chỉ việc quản lý không thôi cũng đã khiến Hồng Tú Toàn phải đau đầu.
Theo ghi chép thì bất cứ mỹ nữ nào được đưa vào hậu cung của Hồng Tú Toàn đều bị bỏ sạch tên tuổi. Để dễ quản lý, Hồng Tú Toàn cho mỗi người một số hiệu chẳng hạn như vợ số 16, vợ số 32.
Tuy nhiên, rõ ràng là trình độ quản lý vợ của Hồng Tú Toàn không cao nên những mâu thuẫn và cãi vã giữa ông ta với các bà vợ mới trở thành một nội dung quan trọng của “sinh hoạt chính trị” ở Thái Bình Thiên Quốc.
Trong một chiếu chỉ mang tên “Thiên phụ hạ phàm chiếu thư” có đoạn viết về việc mối quan hệ giữa Hồng Tú Toàn với các bà vợ của mình như sau: “Nay nhờ có thiên phụ khai ân, thiên vương nương nương nhiều mà tiểu thư cũng lắm. Vì thế, không thể chỉ nghe lời nương nương mà không nghe lời các tiểu thư khác. Khi có sự việc gì xảy ra, thiên vương tất phải nghe cả hai bên trình bày, sau đó mới đối chiếu lời trình bày của cả hai bên để phán đoán đúng sai, không thể thiên vị bên nào”.
Từ bức chiếu thư này có thể thấy, Hồng Tú Toàn bị kẹt giữa những mâu thuẫn giữa con gái và những người thê thiếp của mình.
Trong lần “hạ phàm” này, thiên vương còn đề cập tới cả việc Hồng Tú Toàn “động chân động tay” với vợ: “Các nương nương phụng sự thiên vương rất tròn trách nhiệm, tuy nhiên, cũng không ít lần làm cho thiên vương nổi giận.
Trước các lỗi sai, thiên vương tất phải từ từ nhắc nhở, không được phép động chân tay. Nếu như dùng mũi giày mà đá, sợ rằng nương nương đang mang thai sẽ dẫn tới nguy hiểm cho hoàng tử trong bụng”.
Từ đoạn văn này có thể thấy, Hồng Tú Toàn thường xuyên vì những lỗi nhỏ của các bà vợ mà dùng giày đá vào người, ngay cả những người đang mang thai cũng không tha.
- Phong Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét