CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Thực hư chuyện Việt Vương Câu Tiễn cưỡng đoạt Tây Thi

Mùa đông năm 473 trước Công nguyên, thành Cô Tô, kinh đô nước Ngô lúc bấy giờ bị đại quân nước Việt kéo tới công phá. Nước Ngô diệt vong, cuộc đời lừng lẫy của Tây Thi, ái thiếp của Ngô Vương Phù Sai, đại mỹ nhân thời kỳ Xuân Thu cũng vụt tắt, tựa hồ như bị cuốn theo tro bụi của nước Ngô vào bóng đêm của lịch sử. Cũng vì thế, cho tới ngày nay, người ta vẫn thường thắc mắc, vậy sau khi nước Ngô diệt vong, Tây Thi đi đâu về đâu, nửa phần đời còn lại của đại mỹ nhân này rốt cuộc ra sao?
Thực hư chuyện Việt Vương Câu Tiễn cưỡng đoạt Tây Thi



Đánh giá về các nhân vật lịch sử, người đời sau thường có cái nhìn đôi khi hà khắc, không công bằng và chỉ chú ý tới thời khắc huy hoàng nhất mà coi nhẹ những tháng ngày "im hơi lặng tiếng" của họ. Và Tây Thi không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thời khắc in dấu trên vũ đài lịch sử của đại mỹ nhân này chớp nhoáng như đóa quỳnh hương sớm nở tối tàn. Phần lớn phần đời còn lại của nàng bị người đời gần như lãng quên. Vì thế, khi chúng ta muốn có một cái nhìn hoàn chỉnh về Tây Thi thì chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Ấn tượng sâu đậm nhất mà cái tên Tây Thi lưu lại đối với những người hậu thế chính là vẻ đẹp chim sa cá lặn của nàng. Tương truyền, khi Tây Thi giũ lụa bên bờ sông, những chú cá đang bơi lội tung tăng dưới nước cũng bị hớp hồn bởi vẻ đẹp của người con gái xinh đẹp nước Việt.
Nhờ vậy, Tây Thi cùng với Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý phi) được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” thời cổ đại Trung Quốc, trở thành hóa thân và từ đồng nghĩa của cái đẹp.
Tuy nhiên, ngay nay, khi nghiên cứu về lịch sử, các sử gia thời nay phát hiện ra rằng, trong số “tứ đại mỹ nhân” kể trên thì 3 người Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Ngọc Hoàn đều có thể tìm thấy những chứng cứ về sự tồn tại của họ trong lịch sử.
Duy chỉ có Tây Thi thì hoàn toàn không có bất cứ ghi chép nào đáng tin cậy. Sự tồn tại của Tây Thi chủ yếu là trong các ghi chép hoặc các bài ngâm vịnh của những người đời sau.
Tây Thi cùng với Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý phi) được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” thời cổ đại Trung Quốc, trở thành hóa thân và từ đồng nghĩa của cái đẹp.
Tây Thi cùng với Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý phi) được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” thời cổ đại Trung Quốc, trở thành hóa thân và từ đồng nghĩa của cái đẹp.
Chẳng cần phải nói tới kết cục của Tây Thi ra sao, chỉ riêng những thông tin về quê quán, cuộc đời,… của Tây Thi, chúng ta cũng phải vất vả lắm mới có thể sàng lọc được những thông tin chính xác trong một đống các tài liệu vô cùng lộn xộn và phức tạp.
Tây Thi tên thật Thi Di Quang, sống ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt cổ. Trữ La có 2 thôn Đông và Tây, Thi Di Quang sống ở thôn Tây, nên được gọi là Tây Thi, ngụ ý chỉ người con gái họ Thi sống ở thôn Tây. Cha nàng làm nghề bán củi, mẹ dệt vải, gia cảnh bần hàn.
Nhưng người con gái nghèo hèn nơi thôn dã ấy lại sở hữu nhan sắc thiên phú, nghiêng nước nghiêng thành. Tương truyền, khi nàng chau mày nhăn mặt vì đau ốm cũng vẫn toát lên vẻ đẹp mê hồn.
Sắc đẹp nghiêng nước nghiên thành nhưng đáng tiếc, Tây Thi nhanh chóng bị kéo vào cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai nước Ngô – Việt. Năm 494 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai đánh bại quân Việt, gần như tiệu diệt cả nước Việt.
Việt Vương là Câu Tiễn rút chạy về cố thủ tại Cối Kê, bị quân Ngô bao vây, buộc phải cầu hòa. Điều kiện mà Ngô Vương đưa ra là chính Việt Vương Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin.
Câu Tiễn biết Ngô Vương là kẻ háo sắc, vì thế, trước khi lên đường sang Ngô làm con tin, Câu Tiễn đã tuyển chọn rất nhiều mỹ nữ ở nước Ngô, trong đó nổi bật là Tây Thi và Trịnh Đán, huấn luyện kỹ càng rồi dâng lên Phù Sai. Tây Thi từ một cô gái giặt lụa ở vùng thôn quê nước Việt, trở thành một sủng phi của Ngô Vương Phù Sai.
Ngô Vương cho xây dựng ở Cô Tô Cung Xuân Tiêu, Hồ Trúc Đại, bên trong hồ, còn đóng con tàu Thanh Long để cùng Tây Thi vui chơi, hưởng lạc. Phù Sai còn cho xây dựng Quán Oa Các, Linh Quán,… làm nơi tổ chức các buổi yến tiệc và biểu diễn ca vũ của Tây Thi.
Tây Thi có điệu vũ sở trường gọi là “Hưởng kịch vũ” (guốc kêu), Phù Sai đã xây dựng cho nàng hẳn một sân khấu riêng gọi là “Hưởng kịch lang”. Sân khấu được tạo thành bởi hơn 100 chiếc vại lớn xếp cạnh nhau, bên trên là các tấm gỗ.
Khi Tây Thi đi guốc gỗ, trên quần có gắn những chiếc chuông nhỏ vì vậy khi bắt đầu múa thì âm thanh của chuông và tiếng vọng do guốc gỗ đập vào các bản gỗ đặt trên những chiếc vại hòa làm một, kêu tinh tinh tang tang rất vui tai.
Cứ như thế, Phù Sai đắm chìm trong nữ sắc. Tây Thi cứ theo những lời dặn dò của Việt vương Câu Tiễn mà ra sức lấy lòng, mê hoặc vua Ngô. Sau này, Phù Sai còn nghe theo lời của Tây Thi, thả Câu Tiễn và quân sư Phạm Lãi về nước Việt.
Và đó chính là cái mầm họa diệt vong của nước Ngô. Ba năm sau, sau khi tích trữ đủ lương thảo, Việt Vương Câu Tiễn kéo đại quân Việt tấn công tiêu diệt nước Ngô, giết chết Phù Sai. Cũng chính vì thế, Tây Thi bị người nước Ngô căm hận, ví như một yêu tinh đã khiến cho triều đình nước Ngô sụp đổ.
Những sử liệu có liên quan tới Tây Thi chỉ dừng lại ở đó. Vì thế, cho tới nay, số phận của Tây Thi sau khi nước Ngô diệt vong ra sao vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có thể chia những câu chuyện về số phận của Tây Thi lưu truyền lâu nay thành hai loại lớn:
Một loại cho rằng, sau khi nước Ngô bị diệt vong, Tây Thi du ngoạn giang hồ, sống cuộc đời phiêu diêu tự tại. Một loại nữa cho rằng, Tây Thi đã bị chết chìm dưới sông. Trong hai truyền thuyết này thì truyền thuyết đầu lưu truyền rộng rãi hơn cả.
Việt Vương Câu Tiễn trên phim
Việt Vương Câu Tiễn trên phim
Truyền thuyết này nói rằng, sau khi nước Ngô bị diệt vong, Tây Thi cùng với đại phu của nước Việt là Phạm Lãi đã cùng nhau chèo thuyền du ngoạn giang hồ, không ai biết sau đó cuộc đời của họ ra sao. Những ghi chép đầu tiên về việc này được tìm thấy trong sách “Việt tuyệt thư” của Viên Khang người thời Đông Hán:
“Sau khi nước Ngô diệt vong, Tây Thi trở về với Phạm Lãi, cùng chu du Ngũ hồ”. Cho tới thời nhà Minh, Hồ Ứng Lân trong cuốn sách có tên “Thiếu Thất Sơn Phòng Bút tùng” đã từ chi tiết trong sách “Việt tuyệt thư” hư cấu thêm nhiều chi tiết khác, nói rằng, Tây Thi và Phạm Lãi vốn là tình nhân của nhau, vì thế, sau khi nước Ngô bị diệt vong Phạm Lãi đã đưa Tây Thi ẩn cư, trốn tránh thế sự.
Vậy Phạm Lãi là ai mà lại có thể đánh cắp được trái tim của đại mỹ nhân Tây Thi? Theo sử liệu còn ghi chép lại, Phạm Lãi là người nước Sở, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, song lại là người có tài kinh bang tế thế.
Thông thường, những người như vậy thường khác hẳn với bọn phàm phu tục tử. Nhưng cũng vì thế, cả nước Sở coi Phạm Lãi là một người “đầu óc có vấn đề”. Do vậy, cuộc sống của Phạm Lãi ở nước Sở rất khó khăn.
Một thời gian sau, Phạm Lãi nhận rằng, nước Sở không có chỗ cho mình dụng võ, chi bằng tìm sang nước Việt để thực hiện hoài bão của mình. Vì thế, Phạm Lãi cùng với Văn Chủng sang nước Việt, trở thành một trong những công thần giúp nước Việt xưng bá một thời.
Tuy nhiên, Phạm Lãi phát hiện ra rằng, Việt Vương Câu Tiễn là người tự tư tự lợi, bạc tình bạc nghĩa, vì thế sau khi đã giúp Câu Tiễn diệt được nước Ngô, trở thành một quốc gia hùng mạnh, Phạm Lãi đã khuyên Văn Chủng cùng mình bỏ đi.
Tuy nhiên, Văn Chủng tiếc rẻ sự nghiệp ở nước Việt, không muốn rời đi. Phạm Lãi đổi tên, đổi họ, cùng với Tây Thi chèo thuyền du ngoạn các nước. Nhiều người nói rằng, Phạm Lãi sau đó tới đất Đào, làm ăn buôn bán trở thành một đại phú thương, người ta thường gọi là Đào Chu Công.
Do Đào Chu Công làm công việc buôn bán, vì thế, dân gian thường coi Chu Công như thần tài. Nếu như giả thuyết Tây Thi theo Phạm Lãi là có thực thì có lẽ với một người có tài buôn bán nổi tiếng như Đào Chu Công, cuộc sống của Tây Thi có lẽ không tệ chút nào.
Việc Tây Thi cùng với Phạm Lãi ẩn cư, du ngoạn giang hồ được nhắc tới trong rất nhiều tác phẩm văn chương. Từ thi tiên Lý Bạch thời Đường cho tới đại thi hào thời Tống Tô Đông Pha trong các tác phẩm của mình đều nói rằng, đôi tình nhân Tây Thi và Phạm Lãi cùng nhau ngồi trên một chiếc thuyền lá, chu du Ngũ hồ.
Tuy nhiên, khi viết về việc rời nước Việt để sống ẩn cư, sách “Quốc ngữ” phần “Việt ngữ” và sách “Sử ký” phần “Việt Vương Câu Tiễn thế gia”, người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ một chữ nào nhắc tới đại mỹ nhân Tây  Thi.
Vì thế, dù mối tình giữa Phạm Lãi và Tây Thi rất lãng mạn, cái kết cục hai người chèo thuyền du ngoạn giang hồ cũng rất có hậu, song trong chính sử, người ta không thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào.
Theo ghi chép của Hắc Tử, một người sống sau thời đại của Tây Thi không bao lâu thì vận mệnh của Tây Thi không may mắn như những gì người ta đã ghi chép. Hắc Tử sinh vào khoảng năm 468 trước Công nguyên và chết vào năm 376 trước Công nguyên.
Những ghi chép của Hắc Tử về Tây Thi có thể nói là những ghi chép đầu tiên được biết tới. Trong chương “Thân sĩ” sách “Hắc Tử” có ghi chép về Tây Thi rằng: “Tây Thi bị chìm xuống nước mà chết”. Sau đó, sách “Ngô Việt Xuân thu” có chép đầy đủ hơn, nói rằng: “Sau khi nước Ngô bị diệt, người Việt mang Tây Thi ra dòng sông rồi ném xuống sông cho chết”.
Những tư liệu này có thể chứng minh, sau khi nước Ngô bị nước Việt diệt vong, Tây Thi đã bị người ta ném xuống sông mà chết. Vấn đề là, ai là người đã nỡ tâm dìm chết đại mỹ nhân họ Thi?
Sách “Đông Chu Liệt quốc chí” nói rằng, Tây Thị bị vợ của Việt Vương Câu Tiễn giết chết. Nguyên nhân là vì, sau khi tiêu diệt nước Ngô, giết Ngô Vương Phù Sai, Câu Tiễn ca khúc khải hoàn trở về nước Việt và mang theo cả Tây Thi.
Vợ của Câu Tiên cho rằng, Tây Thi là “thứ gây ra họa vong quốc, không nên giữ lại”. Thực ra, nói là vậy nhưng có đến 8-9 phần là vợ của Câu Tiễn sợ Tây Thi lại mê hoặc Việt Vương, chiếm mất địa vị của mình. Vì thế, vợ của Câu Tiễn đã sai thủ hạ bắt Tây Thi rồi buộc vào một viên đá lớn và ném xuống sông.
Thời bấy giờ, thuyết “hồng nhan họa thủy” (người đẹp là nguồn gốc của tai họa) được người ta rất tin tưởng. Rất nhiều những “quân tử”, “đại phu”, những người tán dương sắc đẹp của Tây Thi đều nghiêm khắc phê phán Tây Thi là nguồn gốc của việc mất nước, đáng chết.
Thậm chí, rất nhiều truyền thuyết dân gian nói rằng, Tây Thi bị những người dân nước Ngô tức giận giết chết. Chuyện kể rằng, sau khi nước Ngô bị diệt vong, người dân nước Việt cho rằng, chính “con hồ ly” của nước Việt đã mê hoặc Ngô Vương, dẫn tới việc nước Ngô bị tiêu diệt.
Vì thế, người dân nước Ngô đã dùng lụa quấn quanh người Tây Thi rồi ném xuống giữa lòng sông Dương Tử. Đây được coi là một dị bản khác của truyền thuyết Tây Thi bị chết chìm dưới đáy sông.
Ngoại trừ hai loại giả thuyết lớn nói trên, còn có rất nhiều truyền thuyết khác về số phận của Tây Thi. Một thuyết nói rằng, Việt Vương Câu Tiễn là kẻ táng tận lương tâm. Sau khi lợi dụng Tây Thi mê hoặc Phù Sai để tiêu diệt nước Ngô đã bắt nàng về nước Việt và đòi nàng “hầu ngủ”.
Nói cách khác chính là dùng quyền lực để cưỡng đoạt Tây Thi. Ở đây phải nói thêm rằng, trong lịch sử, Việt Vương Câu Tiễn được coi là một nhân vật không mấy tốt đẹp, là loại người tiểu nhân, “chỉ có thể chung hoạn nạn” chứ không thể “chung hưởng giàu sang”.
Nếu như trước đây, Tây Thi buộc phải mua vui, lấy lòng Phù Sai thì vẫn còn là vì tinh thần báo quốc, còn nay, yêu cầu Tây Thi “hầu ngủ” Câu Tiễn thì thực chất chỉ là để thỏa mãn nhục dục của ông vua này. Vì thế, Tây Thi đương nhiên không đồng ý.
Nhưng Câu Tiễn lúc này đang dương dương đắc chí vì thắng lợi, làm sao có thể chấp nhận một người con gái chống lại mệnh lệnh của mình. Do đó, Tây Thi bị Câu Tiễn ghép tội khi quân và xử chết.
Một thuyết khác lại nói rằng, sau khi Ngô Vương Phù Sai tự sát, Tây Thi trở về quê cũ ở Trữ La, sống một cuộc sống bình thường. Về số phận của Tây Thi sau khi trở về quê cũ, một nhà thơ đời Đường tên là Tống Chi Vấn có viết một bài thơ nói rằng, sau khi trở về quê cũ, Tây Thi tiếp tục kiếm sống bằng nghề giặt lụa.
Bất kể là kết cục của Tây Thi ra sao thì câu chuyện về số phận của Tây Thi vẫn khiến người đời sau tưởng nhớ và khâm phục người đẹp này. Những bí ẩn vây quanh số phận của Tây Thi dường như đã vượt qua những bí ẩn về thân thế một cá nhân mà trở thành một hiện tượng của lịch sử.
Bản chất của hiện tượng này là người ta đánh giá về Tây Thi ra sao? Từ lâu tới nay, người ta đều cho rằng, nước Ngô mất nước là do nữ sắc vì thế, cho nhiều người cho rằng, Tây Thi chính là mầm mống của tai họa.
La Ẩn Tăng, một nhà thơ thời Đường có bài viết thanh minh cho Tây Thi, viết rằng: “Gia quốc hưng vong tự hữu thì, Ngô nhân hà khổ oán Tây Thi. Tây Thi nhược giải khuynh Ngô quốc, Việt quốc vong lai hựu thị thùy”
(Nghĩa là: Việc hưng vong của quốc gia là do thời thế, người nước Ngô vì sao lại phải oán trách Tây Thi. Nếu như nói rằng sắc đẹp của Tây Thi làm khuynh đảo nước Ngô, vậy việc nước Việt bị diệt vong là do ai?) Việc một quốc gia thịnh hay suy, hưng hay vong là kết quả kết hợp của một loạt các nguyên nhân và điều kiện phức tạp.
Cũng như vậy, việc nước ngô bị diệt vong là kết quả của một loạt các mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm chứ không phải là do Tây Thi. Đem sự hưng vong của một đất nước đổ lên đầu một người phụ nữ, thực chất chỉ là cách thoái thác trách nhiệm của các đấng quân chủ bất tài vô dụng.
La Ẩn Tăng đã đặt ra một câu hỏi ngược lại rằng: Nếu như Tây Thi là nguồn gốc gây ra sự diệt vong của nước Ngô thì sau này, nước Việt bị diệt vong là do ai?
Đối diện với sự vận hành của lịch sử, tác dụng của cá nhân dẫu sao cũng chỉ là hữu hạn. Tây Thi là một người yêu nước nhưng vì thế, chúng ta không thể vì sắc đẹp và tác dụng của nàng mà quy nàng là nguồn gốc của mọi tai họa được.
Có một điều chắc chắn là, nhờ nhan sắc của mình, Tây Thi đã lập một công lao lớn cho nước Việt. Tuy nhiên, người đời sau thường đề cao tác dụng của Tây Thi trong cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt, biến Tây Thi trở thành con át chủ bài của nước Việt, người có công đầu trong việc tiêu diệt nước Ngô.
Trên thực tế, đây là cách đánh giá hoàn toàn đi ngược lại với sự thực lịch sử. Bởi lẽ, trong cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt, Tây Thi chỉ là một con cờ nhỏ, tác dụng của Tây Thi thực sự không hề lớn như nhiều người vẫn nghĩ.
Vậy khi ở bên Phù Sai, Tây Thi đã làm được những gì cho nước Việt? Chẳng cần nói tới việc Tây Thi không thể tiết lộ những bí mật quân cơ của nước Ngô cho nước Việt, càng không thể khống chế được Phù Sai, ly gián vua tôi nước Ngô, chỉ riêng việc mê hoặc Phù Sai, tác dụng của Tây Thi cũng là rất ít ỏi.
Phù Sai không hề tiết lộ với Tây Thi những bí mật quân cơ, càng không để cho Tây Thi tham gia vào việc chính sự của nước Ngô. Sau khi thần phục nước Việt, Phù Sai vẫn giữ nguyên tinh thần chiến đấu cũng như sự anh minh trong chính trị của mình.
Địa vị của nước Ngô ngày càng lên cao trong số các chư hầu. Năm 482 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai, Tấn Định Công, Lỗ Ai Công,… và nhiều chư hầu Trung Nguyên khác tới Hoàng Trì (nay nằm ở phía Tây Nam huyền Phòng Khâu, tỉnh Hà Nam) họp liên minh. Tại cuộc hội minh này, nước Ngô hùng mạnh của Phù Sai dường như chiếm được vị trí bá chủ thiên hạ.
Nhờ các sách lược của Văn Chủng, thực lực của nước Ngô có phần bị giảm sút, tuy nhiên, vẫn hơn hẳn so với nước Việt. Từ năm 482 trước Công nguyên, Câu Tiễn dẫn quân lên phía Bắc tấn công Phù Sai.
Cho tới tận năm 473, quân Việt sử dụng chiến thuật vây hãm dài ngày, với mục tiêu công hạ bằng được thành Cô Tô. Cuộc tranh đoạt giữa Ngô và Việt đã kéo dài trong suốt hơn 10 năm liền. Vì thế, không thể nói một quốc gia vừa mới được vực dậy như nước Việt lại có thể có thực lực hơn hẳn nước Ngô.
Việc tiêu diệt nước Ngô đối với nước Việt là một hành trình đầy gian nan chứ không phải dễ dàng. Trong cuộc đấu tranh ấy, Tây thi thực chất chỉ là món quà để Phù Sai tin rằng, nước Việt trung thành với nước Ngô, là thứ để Phù Sai không quá quan tâm tới nước Việt.
Vì thế, nếu nói rằng Tây Thi có tác dụng nào đó trong cuộc tranh đoạt giữa hai nước Ngô và Việt thì chỉ có thể nói, người đẹp lừng danh này chỉ là một bước đi chiến thuật rất nhỏ bé nhưng hữu dụng mà thôi.
  • Đại Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét