CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Hậu bầu cử Campuchia: Vì sao ông Hun Sen im lặng?

Đã một tuần trôi qua kể từ khi cuộc bầu cử ở Campuchia kết thúc, bất chấp việc phe đối lập “ồn ào” phản đối, Thủ tướng Hun Sen – bên thắng cử vẫn giữ thái độ im lặng. Phải chăng, đây là sự im lặng trước cơn bão?
 
Sau gần 3 thập kỷ nắm quyền lãnh đạo đất nước Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đang phải đối mặt với một thách thức chính trị khó khăn nhất khi nhiều ghế trong Quốc hội của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã rơi vào tay phe đối lập (đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia – CNRP) va có thể CNRP sẽ ngăn cản ông thành lập chính phủ mới.


Tuy nhiên, các nhà bình luận chính trị quốc tế cho rằng ông Hun Sen có thể sẽ có nhiều bước đi không thể dự đoán trước. Xét cho cùng, ông là người đã từng đánh bại chế độ diệt chủng Khơ me đỏ và tất cả các đối thủ chính trị từ nhỏ đến lớn và sự im lặng này có thể hiểu là ông đang nghiền ngẫm nên chìa “củ cà rốt” hay “cây gậy” để phá vỡ những bế tắc thời kỳ hậu bầu cử.
Xét về thực tế, ông Hun Sen hiện vẫn đang nắm quyền kiểm soát tuyệt đối với toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng an ninh nên cuối cùng ông sẽ vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp mạnh có thể gây ra bất ổn và bạo lực. Việc gạt hết tất cả các quân cờ ra khỏi bàn cờ có thể sẽ làm tổn hại đến hình ảnh một nhà lãnh đạo ôn hòa mà ông đã nỗ lực xây dựng trong những năm gần đây.
Nhà lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy vừa trở về Campuchia sau nhiều năm sống lưu vong đang yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc rằng đã xảy ra nhiều gian lần bầy cử trong cuộc bỏ phiếu ngày 28/7 vừa qua.
Ngoại trừ đe dọa sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại hoặc tổ chức một cuộc bầu cử mới, phe đối lập cũng chưa tuyên bố sẽ hành động ra sao. Một số chuyên gia về pháp luật thì cho rằng, gần như chắc chắn CNRP sẽ ngăn cản Quốc hội nước này hoạt động bằng cách không tham gia và khiến cho Quốc hội không có đủ số thành viên cần thiết theo luật để hoạt động.
Ông Hun Sen - Thủ tướng Campuchia, Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia đi bầu cử hôm 28/7.
Kết quả đáng kinh ngạc mà CNRP của ông Rainsy đã giành được vừa qua đã giáng một đòn nặng nề vào ông Hun Sen. Lao Mong Hay – một nhà phân tích chính trị độc lập nói: “Ông ấy đang bị bẽ mặt. Ông Hun Sen đã bị mất nhiều tín nhiệm và tính hợp pháp…”.
Nhưng dù có bị bẽ mặt hay không thì ông Hun Sen cũng được cho là sẽ không lùi bước. Nhiều người dự đoán, ông Thủ tướng Campuchia đang chuẩn bị để tấn công các đối thủ của mình tại tòa án – nơi có tiếng là chịu ảnh hưởng của chính phủ. Lãnh đạo phe đối lập Rainsy từng trở thành mục tiêu của biện pháp tấn công bằng pháp luật. Ông Rainsy bắt đầu sống lưu vong từ cuối năm 2009 nhằm tránh bị tuyên án tù 11 năm vì những cáo buộc mà ông cho là xuất phát từ các động cơ chính trị.
Việc Thủ tướng Hun Sen sắp xếp một lệnh ân xá hoàng gia cho ông Rainsy để ông này có thể trở về Campuchia khi cuộc vận động tranh cử đang ở tuần cuối cùng (nhưng không cho phép tham gia vào bầu cử) là hành động thể hiện sự rộng lượng.
Tuy nhiên hiện nay, sau khi phe đối lập giành được chiến thắng lớn nhất từ trước tới nay, Thủ tướng Hun Sen nhận ra rằng ông đang tham gia vào cuộc chơi “xem ai là người chấp nhận thua cuộc trước” trong bối cảnh phe đối lập đang đoàn kết mạnh mẽ chứ không như trước đây và giờ đây họ cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của cử tri.
Lãnh đạo đảng đối CNRP Sam Rainsy
Astrid Norn-Nilsson, một học giả về Campuchia tại ĐH Cambridge cho rằng, vì phe đối lập đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng nên “có thể mọi người sẽ phải chứng kiến một giai đoạn thương lượng kéo dài giữa CPP và CNRP. Nhưng tôi cho rằng, cuối cùng CNRP cũng sẽ chấp nhận kết quả bầu cử, đơn giản là vì kết quả này cũng là một bước tiến khá tốt đối với phe đối lập”, nhằm nỗ lực tạo ra thay đổi.
Trong những cuộc bầu cử trước, ông Hun Sen đã tìm cách thu hút những kẻ đào tẩu từ các đảng phái khác và lần này ông cần nhiều hơn những người như vậy (để có thể thành lập được chính phủ mà không phải thương lượng với CNRP). Và ông chờ đợi thời cơ tốt để có thể thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn, ví dụ như trục xuất các nghị sỹ của phe đối lập ra khỏi Quốc hội giống như đảng cầm quyền đã từng làm trước khi cuộc vận động tranh cử bắt đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét