CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nỗi oan của Cao Cầu

Trong tiểu thuyết “Thủy Hử” của tác giả Thi Nại Am, Cao Cầu là một nhân vật phản diện, 1 kẻ đại gian, đại ác không thể tha thứ mà ai ai cũng biết. Xuất thân là 1 kẻ lưu manh nơi chợ búa, nhờ tài đá cầu mà được Đoan Vương rất yêu thích.

 Khi Đoan Vương lên ngôi trở thành Hoàng đế, Cao Cầu cũng bắt đầu thênh thang hoạn lộ và nhanh chóng trở thành Thái úy, chức quan võ to nhất triều đình thời bấy giờ.
Cao Cầu trên phim.
Cao Cầu trên phim.


Dựa vào quyền lực có trong tay, Cao Cầu chẳng những không giúp ích gì cho nhân dân đất nước, ngược lại hãm hại không ít người vô tội.

 Y hãm hại Lâm Xung bằng thủ đoạn rất tàn độc khiến ngay từ những hồi đầu, độc giả không ít người đã phải nghiến răng mà chửi.

 Cho tới khi tác phẩm kết thúc thì 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc gần như đã bị Cao Cầu hại chết gần hết. Tuy nhiên, những gì sử liệu còn ghi chép lại chứng minh rằng, hàng trăm năm nay, người ta đã nghi oan cho Cao Cầu…

1. Theo những ghi chép của chính sử thì Cao Cầu là 1 nhân vật có thực trong lịch sử. Tuy nhiên, Cao Cầu trong lịch sử không hoàn toàn giống như Cao Cầu đại gian đại ác như trong miêu tả của “Thủy Hử”.

 Theo ghi chép của “Huy chủ hậu lục” của tác giả Vương Minh Thanh thời Nam Tống thì Cao Cầu vốn là 1 tiểu đồng của Tô Thức, 1 nhà thơ rất nổi tiếng về tài thơ lẫn nhân cách thời Tống. Cao Cầu là 1 người thông minh lanh lợi, giỏi việc viết chữ và cũng có chút thiên phú văn chương.

Ngoài ra, Cao Cầu cũng biết cả võ nghệ, công phu cũng không phải loại tầm thường. Khả năng đá cầu cao siêu của Cao Cầu thực chất chỉ là 1 trong số rất nhiều món tạp kỹ mà Cao Cầu thành thạo.

Năm Nguyên Hựu thứ 8 (1093), Tô Thức tiến cử Cao Cầu với 1 người bạn của mình là Vương Sằn, tức Vương Tấn Khanh. Vương Tấn Khanh là em rể của vua Thần Tông nhà Tống (trong “Thủy Hử” nói là em rể của Triết Tông) và là dượng của Đoan Vương Triệt Cát (tức Tống Huy Tông sau này).

 Vương Tấn Khanh là 1 “cao thủ” về thư họa (vẽ tranh và viết thư pháp) và rất thân với vị Đoan Vương Triệu Cát vốn cũng là 1 tay thư pháp có hạng. Một ngày, Vương Tuấn Khanh và Triệu Cát đợi để lên triều thì Triệu Cát quên mang lược mới hỏi mượn lược của Vương Tuấn Khanh để sửa tóc mai của mình.

 Lược của Vương Tuấn Khanh rất đẹp, Triệu Cát rất thích. Vừa may, Vương Tuấn Khanh lại có 2 chiếc giống nhau, vì thế, ngày hôm sau, Vương Tuấn Khanh sai Cao Cầu mang tới phủ của Đoan Vương 1 chiếc lược để làm quà.

Khi Cao Cầu tới, Đoan Vương đang đá cầu. Đoan Vương tuy thích đá cầu tuy nhiên trình độ lại ở hạng nghiệp dư còn Cao Cầu thì là 1 cao thủ nên trong mắt lộ ra vẻ coi thường.

Đoan Vương nhận thấy thái độ đó của Cao Cầu, bèn mời Cao Cầu cùng đá. Màn biểu diễn của 1 cao thủ như Cao Cầu đương nhiên khiến Đoan Vương thích mê.

Vì thế, bèn giữ Cao Cầu ở lại rồi sai người tới nhà Vương Tuấn Khanh nói: “Cảm ơn người đã tặng lược còn sai cả người tới. Cả 2 ta đều nhận!” Nhờ vậy, từ sau đó, Cao Cầu trở thành kẻ thân tín của Đoan Vương.

Không lâu sau đó, Triết Tông qua đời, Đoan Vương trở thành hoàng đế nhà Tống, hiệu là Tống Huy Tông.

Tống Huy Tông vốn là người bị cả triều đình ghẻ lạnh và coi thường, nay thượng triều gặp toàn những người lạ hoắc nên sau khi bãi triều trở về nhìn thấy Cao Cầu thì cảm thấy vô cùng thân thiết. Vì thế, Huy Tông nảy ra ý định đề bạt Cao Cầu làm quan.

 Tuy nhiên, việc đề bạt trong triều đình nhà Tống phải thông qua rất nhiều thủ tục và chế độ và cũng không thể hoàn toàn do hoàng đế quyết định.

Từ quan huyện thất phẩm đã phải xuất thân là tiến sĩ, trong khi đó Cao Cầu lại chưa có công danh gì. Vì thế, việc làm quan văn chắc chắn là không được.

Không làm được quan văn thì làm quan võ. Bởi lẽ, võ quan thì yêu cầu không cao, chỉ cần có công trạng đều có thể phong quan, mà công trạng thì lại là một khái niệm rất nhập nhòe.

Vì thế, Huy Tông cho Cao Cầu tới làm thuộc tướng của Lưu Trọng Vũ nhằm giúp Cao Cầu có cơ hội lập công trạng để tạo cớ đề bạt sau này. Lưu Trọng Vũ biết rằng Cao Cầu là người hoàng đế sai xuống để “mạ vàng” trước khi cất nhắc.

Chính vì thế, để lấy lòng hoàng đế, Lưu Trọng Vũ hết sức cất nhắc Cao Cầu. May mắn, trong thời gian Cao Cầu ở vùng biên cương này, nước Tống giành được những trận thắng rất hiếm hoi trong lịch sử tồn tại của mình.

 Cao Cầu bắt đầu dành được vốn liếng và nhờ sự cất nhắc của Huy Tông, cuối cùng đã làm tới chức Điện soái, thống lĩnh cấm quân hơn 20 năm.

Khi Cao Cầm cầm nắm giữ quyền quản lý quân đội của nhà Tống thì quân Tống đã chẳng còn bao nhiêu sức chiến đấu nữa. Cao Cầu lại không phải là 1 nhà quân sự, đương nhiên không thể giúp gì cho quân đội nhà Tống có thể khôi phục lại.

 Tuy nhiên, Cao Cầu cũng chẳng phải chỉ nhờ vào tài đá cầu vặt vãnh mà có thể nắm giữ quân đội nhà Tống hơn 20 năm không hề thay đổi. Cao Cầu không phải là 1 người tầm thường mà ngược lại rất biết cách làm quan.

2. Đầu tiên là rất giỏi cư xử. Đối với cấp trên của mình, đặc biệt là đối với Huy Tông, Cao Cầu tìm mọi cách để lấy lòng ông vua ham chơi này.

Thứ 2, Cao Cầu có 1 điểm rất tốt là không bao giờ quên báo đáp những người có ơn với mình. Chẳng hạn đối với Lưu Trọng Vũ, người đã giúp đỡ Cao Cầu rất nhiều khi còn ở nơi biên viễn, Cao Cầu luôn giữ mối quan hệ mật thiết.

 Năm 115, Lưu Trọng Vũ bị bại trận, tuy nhiên, hoạn lộ của Lưu dường như không bị ảnh hưởng gì hoàn toàn là nhờ có Cao Cầu nói hộ trong triều đình.

Với chủ cũ là Tô Thức, Cao Cầu cũng hết lòng giúp đỡ.Ngoài ra, Cao Cầu với những gian thần khuynh đảo triều chính khi đó như Đồng Quán, Thái Kinh hoàn toàn không phải là 1 phe.

Năm Tĩnh Khang thứ nhất, tức năm 1126, khi Huy Tông biết tin quân Kim vượt sông Hoàng Hà tấn công đã trốn về hướng Đông Nam tránh nạn. Sử chép rằng, khi Huy Tông chạy tới Tứ Châu thì Đồng Quán và Cao Cầu đuổi theo kịp và hợp thành nhóm thân tín của Huy Tông.

Không lâu sau đó, Đồng Quán và Cao Cầu xảy ra xung đột, Đồng Quán tiếp tục bảo về Huy Tông đi tiếp về phía Nam, bỏ lại Cao Cầu ở Tứ Châu. Sau đó, Cao Cầu lấy cớ là bị bệnh, bỏ về Khai Phong.

Sử sách chép rằng, những người hộ tống Huy Tông lần đó, sau này đều bị Tống Khâm Tông giết chết. Cao Cầu vì đã tách ra trước đó nên không tham gia vào cuộc tranh đấu giữa tập đoàn Huy Tông và Khâm Tông. Kết cục của Cao Cầu như vậy, may mắn hơn rất nhiều so với Đồng Quán và Thái Kinh.

Trong “Thủy Hử”, Lâm Xung là 1 nhân vật chính diện, được tác giả ca ngợi, do vậy mới có chuyện Cao Cầu hãm hại Lâm Xung. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn là do hư cấu của nhà văn chứ không phải sự thực.

Từ sử sách cũng như ghi chép của các văn nhân có thể khẳng định rằng, trong lịch sử xác thực có cuộc khởi nghĩa của Tống Giang, tuy nhiên hoàn toàn không có 108 vị anh hùng như trong Thủy Hử miêu tả cũng không có những câu chuyện đầy kịch tính và sinh động như những gì cuốn tiểu thuyết này đã viết.

Cuộc khởi nghĩa của Tống Gian diễn ra vào năm Tuyên Hòa thứ 1 (tức năm 1119) tới năm Tuyên Hòa thứ 3. Người trấn áp cuộc khởi nghĩa của Tống Giang cũng không phải là Cao Cầu mà là Trương Thúc Dạ, 1 danh tướng thời Bắc Tống.

 So với Đồng Quán và Thái Kinh, Cao Cầu cũng không tham gia việc thảo phạt các nghĩa quân khởi nghĩa, đồng thời cũng không tham gia kế sách sai lầm “liên kết nhà Kim, tiêu diệt nhà Liêu” đã dẫn đến sự sụp đổ của triều Tống.

Việc người đời sau coi Cao Cầu như 1 gian thần đầu sỏ, đại gian đại ác có lẽ vì nhiều nguyên nhân. Một là vì Cao Cầu nhờ vào tài đá cầu mà làm tới chức thống lĩnh cấm vệ quân một cách dễ dàng. Hai là vì việc tham ô của Cao Cầu từng bị các đại thần cáo giác vào những năm Tĩnh Khang.

Cao Cầu đứng đầu cấm quân hơn 20 năm, không chỉ lấy đất của doanh trại làm nhà riêng mà còn dùng cấm quân làm phu dịch cho mình. Vì thế, kỷ luật quân đội lỏng lẻo, quân đội chính quy mà gần như không thể dùng vào việc gì.

Trong khi đó, quân Kim đang lăm le đem quân tràn sang. Trong tình cảnh đó, Cao Cầu bị người ta tố cáo chỉ trích cũng chẳng có gì sai. Cao Cầu chết năm 1126 ở Khai Phong.

Sau khi “đóng nắp quan tài”, người đương thời vẫn coi Cao Cầu là 1 người tốt, ít ra là so với bọn Đồng Quán, Thái Kinh.

Kim Thánh Thán khi bình Thủy Hử đã viết rằng: “Nếu không viết về Cao Cầu mà viết 108 người thì đó là loạn từ dưới loạn lên. Không viết về 108 người mà viết về Cao Cầu trước thì đó chính là loạn từ trên loạn xuống”.
Vì thế, thực tế, Cao Cầu chỉ là vật thế thân được các văn nhân mang ra chỉ trích trách nhiệm làm mất nước của triều Tống mà thôi.
  • Đại Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét