CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Thái Bình Công chúa làm đạo sĩ trước khi kết hôn?

 Là con gái do chính Võ Tắc Thiên sinh ra, dung mạo, tính cách đều rất giống với mẹ, tài trí, năng lực cũng chẳng thua kém mẹ mình là bao, vậy vì sao Võ Tắc Thiên có thể vượt qua tất cả sự ngăn trở để lên được ngai vàng trong khi đó, Thái Bình Công chúa sau cùng chỉ muốn được sống những ngày an phận cũng không được?
Từng một thời làm mưa làm gió nhưng cuối cùng Thái Bình Công chúa lại phải kết thúc cuộc đời mình bằng 3 thước lụa. Sự khác biệt giữa họ rốt cuộc là vì con người, cơ hội lịch sử hay do căn nguyên nào sâu xa hơn nữa?

1. Võ Tắc Thiên không phải là 1 người theo chủ nghĩa nữ quyền. Sẽ là vô vọng nếu đi tìm những nguyên tố của “chủ nghĩa nữ quyền” trong sự thống trị của bà.

Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên là người đầu tiên, cũng là duy nhất đạp đổ cái quan niệm thâm căn cố đế từ ngàn đời: Chỉ có đàn ông mới làm được Hoàng đế. Quan trọng hơn, hành động có thể liệt vào loại “phản nghịch” của bà đã kích động cái gọi là “dã tâm chính trị” trong những người phụ nữ chốn hậu cung.

 Tiền lệ bản thân nó đã là một lực lượng. Dưới ảnh hưởng của Võ Tắc Thiên, những người phụ nữ từng sống bên cạnh bà, hoặc giả được chứng kiến sự thành công kinh thiên động địa của bà đều coi Võ Tắc Thiên như tấm gương của mình, để rồi giống như những con thiêu thân, lớp trước nối lớp sau họ lao vào cuộc tìm kiếm quyền lực tối cao.

Trong số ấy, thực sự làm “nên chuyện” chỉ có 4 người: Con dâu của Võ Tắc Thiên - Vỹ Hoàng Hậu, cháu gái của Võ Tắc Thiên – Công chúa An Lạc, Cô thư ký xinh đẹp và tài năng của Võ Tắc Thiên – Thượng Quan Uyển Nhi và cuối cùng đương nhiên chính là đứa con gái do Chính Võ Tắc Thiên sinh ra – Thái Bình Công chúa.

Vỹ Hoàng hậu là Hoàng hậu của Hoàng đế Đường Trung Tông Lý Hiển, con trai thứ 3 của Võ Tắc Thiên. Họ Vỹ trong lịch sử nổi tiếng là người dâm loạn và ác nghiệt.

Căn cứ theo ghi chép của sử sách, Vỹ thị không chỉ không giữ đạo vợ chồng, có tình nhân bên ngoài ngay khi chồng còn sống mà còn vì dã tâm, muốn lên ngôi Hoàng đế như mẹ chồng đã nhẫn tâm hạ độc thủ, giết chết cả chồng mình. Tiếp đến là An Lạc Công chúa.

 Những từ có thể dùng để nói về cô công chúa này quả thực là không ít. An Lạc là cô công chúa được mệnh danh là xinh đẹp nhất trong lịch sử triều Đại Đường, được mệnh danh là “sắc đẹp làm lay động cả thiên hạ”.

Cô ta cũng là công chúa được sủng ái nhất trong lịch sử triều Đường. Dù cha mẹ cô là Hoàng đế và Hoàng hậu cũng chưa bao giờ dám ngăn cấm hay từ chối bất cứ yêu cầu nào của cô.

 An Lạc Công chúa cũng là cô công chúa có dã tâm lớn nhất trong lịch sử Đường triều: Muốn trở thành “Hoàng thái nữ”, kế thừa ngai vàng của Hoàng đế.
Thái Bình công chúa
Thái Bình công chúa

Đồng thời, cô ta cũng là cô công chúa độc ác bậc nhất trong lịch sử nhà Đường. Chính An Lạc Công chúa cùng với mẹ mình là Vỹ Hậu đã hợp mưu sát hại Đường Trung Tông Lý Hiển. Về Thượng Quan Uyển Nhi, cô ta vốn có mối thù giết cha với Võ Tắc Thiên tuy nhiên, lại rất được Võ Tắc Thiên tin dùng.

Mặc dù, sau khi cha và ông Thượng Quan Uyển Nhi chết, cô ta bị đưa vào cung làm người, song xuất thân trong một gia đình quý tộc, được học hành tử tế, Thượng Quan Uyển Nhi lại có thể phẩm bình được tài năng trong thiên hạ.

Cũng nhờ vậy, Thượng Quan Uyển Nhi nhận được sự tin yêu của Võ Tắc Thiên. Người ta nói rằng, việc soạn thảo chiếu thư, một công việc cực kỳ quan trọng dưới triều đình phong kiến, Võ Tắc Thiên đều giao hết cho Thượng Quan Uyển Nhi. Vì thế, cô ta được mệnh danh là “nữ tể tướng” của triều Đường.

Đương nhiên, thú vị hơn cả, mang màu sắc truyền kỳ hơn cả vẫn là Thái Bình Công chúa. Thái Bình Công chúa có 1 người cha là Hoàng đế (Đường Cao Tông), 1 người mẹ cũng là Hoàng đế (Võ Tắc Thiên) rồi tới 3 người anh trai cũng đều là Hoàng đế (Hiếu Kính Hoàng đế Lý Hoằng, Đường Trung Tông Lý Hiển, Đường Duệ Tông Lý Đán). Vì vậy, lý tưởng lớn nhất của Thái Bình Công chúa cũng là có ngày được làm… Hoàng đế.

Chính vì mục tiêu này, Thái Bình Công chúa tham gia lật đổ 1 vị Hoàng đế, chính là mẹ mình đồng thời góp phần đưa 2 vị Hoàng đế khác lên ngôi (Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông). Đáng tiếc, cuối cùng cô ta vẫn không thoát được số phận bi kịch, phải chết trong tay kẻ từng có cùng kẻ địch, đứng cùng chiến tuyến với mình – Hoàng đế Đường Huyền Tông.

Những người phụ nữ nó trên, mặc dù xuất thân, tính cách không giống nhau song họ đều có chung một quan điểm, đó là không coi lệnh cấm nam chủ ngoại, nữ chủ nội và phụ nữ tuyệt đối không được tham gia vào việc chính sự, đồng thời công khai truy cầu và chiếm lĩnh quyền lực.

Trong toàn bộ lịch sử phong kiến Trung Quốc, có lẽ không có thời đại nào mà nữ giới lại thích làm chính trị như thời điểm này. Tuy nhiên, những người phụ nữ này, dù là làm tới Hoàng đế hay chỉ tới tể tướng thì cuối cùng họ vẫn thất bại.

Trong số họ, người cuối cùng kết thúc giấc mơ của mình chính là Thái Bình Công chúa. Về lý mà nói, trong số những người phụ nữ nói trên, Thái Bình Công chúa là người gần gũi nhất với Võ Tắc Thiên.

Là con gái do chính Võ Tắc Thiên sinh ra, dung mạo, tính cách đều rất giống với mẹ, tài trí, năng lực cũng chẳng thua kém mẹ mình là bao, vậy vì sao Võ Tắc Thiên có thể vượt qua tất cả sự ngăn trở để lên được ngai vàng trong khi đó, Thái Bình Công chúa sau cùng chỉ muốn được sống những ngày an phận ở Liên An cũng không được?

Từng một thời làm mưa làm gió nhưng cuối cùng lạ phải kết thúc cuộc đời mình bằng 3 thước lụa? Sự khác biệt giữa họ rốt cuộc là vì con người, cơ hội lịch sử hay do căn nguyên nào sâu xa hơn nữa?

Cùng là một phụ nữ làm chính trị, vì sao Võ Tắc Thiên có thể trở thành một mặt trời trong lịch sử Trung Quốc, trước sau phát ra ánh sáng chói lọi. Trong khi đó, Thái Bình Công chúa lại giống như một ngôi sao băng vụt ngang qua bầu trời rồi tắt lịm?

2. Thái Bình Công chúa rốt cuộc là người thế nào? Các sử gia khi bình luận về Thái Bình Công chúa đều nói cô là người “biết quyền biến”. Theo cách nói của người hiện đại thì Thái Bình Công chúa là một nữ chính trị gia xuất sắc.

Tuy nhiên, dù cho chúng ta có dùng ngôn ngữ hiện đại hay cổ đại để khái quát về Thái Bình Công chúa thì ta vẫn phải dựa vào thân phận chính trị cuối cùng của cô ta.

Thái Bình Công chúa thực sự có phải là chỉ 1 “động vật biết làm chính trị” hay không? Thực tế thì không hẳn. Những sử liệu hiện còn đều chứng tỏ rằng, những năm còn trẻ của Thái Bình Công chúa, cô được dạy dỗ và đạo tạo theo khuôn mẫu truyền thống: Con ngoan – Vợ đảm – Mẹ hiền.

Hình ảnh đầu tiên mà các sử liệu ghi chép về Thái Bình Công chúa đó là 1 cô con gái hiếu thảo và mẫu mực.

Sách “Tân Đường Thư – Công chúa truyện” có chép rằng, khi Thái Bình Công chúa còn nhỏ, để thay mẹ báo hiếu với bà ngoại là Dương Phu nhân, Thái Bình Công chúa đã thay mẹ xuất gia làm ni cô. Dương Phu nhân, mẹ ruột của Võ Tắc Thiên vốn là 1 cô gái xuất thân cao quý, được gả cho cha của Võ Tắc Thiên khi đã ngoài 40 tuổi.

 Khi về nhà họ Võ, Dương Phu nhân đã sinh cho Võ Sĩ Hoạch, cha của Võ Tắc Thiên 3 người con gái. Thực tế thì Dương Phu nhân không chỉ là người sinh ra Võ Tắc Thiên mà còn là trợ thủ đầu tiên của bà trong sự nghiệp chính trị.

Từ lúc vào cung cho tới lúc lên ngôi Hoàng hậu, bất cứ sự kiện nào xảy đến với Võ Tắc Thiên đều có hình bóng của Dương Phu nhân.

Năm 670, Dương Phu nhân qua đời, Võ Tắc Thiên như mất đi chỗ dựa về mặt tinh thần. Làm thế nào để biểu thị được lòng biết ơn vô hạn của mình với người mẹ đã khuất? Hoàng thất nhà Đường luôn tự cho rằng mình là hậu duệ của Thái Thượng Lão Quân, ông tổ của Đạo giáo, vì thế rất tôn sùng Đạo giáo.
Thái Bình công chúa trên phim
Thái Bình công chúa trên phim

Vào thời bấy giờ, Đạo giáo cho rằng, nếu như trong nhà mà có thế hệ sau tu đạo, làm đạo sĩ thì sẽ đem lại điều tốt lành cho những người đã chết, giúp cuộc sống của họ nơi âm phủ sẽ được an nhàn, sung sướng. Theo quan niệm này thì lúc đó, nếu như Võ Tắc Thiên xuất gia làm đạo sĩ sẽ giúp cho Dương Phu nhân có được sống những ngày sung sướng dưới cửu tuyền.

Đó là cách tốt nhất để biểu hiện sự hiếu thuận của một người con như Võ Tắc Thiên với mẹ mình. Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên khi đó đang cùng Đường Cao Tông xưng là “Nhị Thánh”, thân là “quốc mẫu”, làm sao có thể xuất gia làm đạo sĩ được? Vậy phải làm thế nào mới vẹn cả đôi đường đây?

Võ Tắc Thiên chợt nghĩ tới viên bảo ngọc mình đang có trong tay – cô con gái đang yêu và thông minh của mình – Công chúa Thái Bình. Tại sao không để cho Thái Bình Công chúa thay mình xuất gia, báo hiếu với bà ngoại?

Vì thế, cuối cùng Võ Tắc Thiên quyết định để cho Thái Bình Công chúa thay mình xuất gia làm đạo sĩ, thay mình báo hiếu với Dương Phu nhân. Đương nhiên, lúc còn nhỏ, cô con gái này vẫn chưa được gọi là “Thái Bình Công chúa”, tuy nhiên, đã làm nữ đạo sĩ thì buộc phải có một đạo hiệu, vì thế, Võ Tắc Thiên đã quyết định chọn cho con một đạo hiệu chính là “Thái Bình”.

Cái tên “Thái Bình Công chúa” mà chúng ta thường gọi ngày nay thực tế bắt nguồn từ đạo hiệu khi xuất gia của cô công chúa này.

Từ đạo hiệu này có thể thấy, Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên trân trọng cô con gái duy nhất còn sống của mình tới mức nào. Dù là ở trong Hoàng cung hay xuất gia, Võ Tắc Thiên cũng mong con gái mình qua được những ngày tháng thái bình, yên vui, không phải vướng bận, khổ nhọc.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ “hiếu” bao giờ cũng đi kèm với chữ “thuận”. Trong quan niệm của người xưa, “thuận” (nghe theo) chính là để thực hiện cái sự “hiếu”. Một cô công chúa tuổi còn rất nhỏ những sẵn sàng nghe theo lời mẹ, đồng ý xuất gia làm nữ đạo sĩ để báo hiếu với bà ngoại. Một cô công chúa như vậy, đương nhiên là mẫu hình của 1 người con hiếu thuận.

Vào thời điểm Thái Bình Công chúa xuất gia, cô bao nhiêu tuổi. Lịch sử Trung Quốc viết đủ mọi chuyện, lớn nhỏ đều có cả, đáng tiếc, không gian mà các sử gia dành cho nữ giới lại quá ít. Ngay cả một người suýt chút nữa thì nắm cả thiên hạ như Thái Bình Công chúa mà đến ngày tháng năm sinh cũng không ai ghi lại.

Tuy nhiên, chúng ta có thể căn cứ vào tuổi tác của anh trai cô để dự đoán một phần nào đó. Người anh trai nhỏ nhất của Thái Bình Công chúa là Lý Đán sinh vào năm 662.

Căn cứ theo độ tuổi của Lý Đán thì có thể dự đoán rằng, Thái Bình Công chúa sớm nhất cũng phải sinh vào năm 663. Vì vậy, vào thời điểm Dương Phu nhân qua đời, Thái Bình Công chúa xuất gia, năm 670, thì nhiều nhất cô cũng chỉ mới 7 tuổi. Bảy tuổi thì vẫn là một cô bé chỉ biết ăn và chơi, hoàn toàn chưa thể suy nghĩ điều gì lớn lao.

Một đứa trẻ bảy tuổi như vậy thì làm sao biết thế nào là Đạo giáo. Vì vậy, việc xuất gia của Thái Bình Công chúa thực tế chỉ là thuận theo ý muốn của mẹ mình và làm cho có mà thôi. Cũng thi thoảng xuất hiện trong một vài sự kiện nào đó, tuy nhiên thực tế chỉ giống như 1 trò chơi hơn là tu đạo thực sự.

Theo đó mà suy thì dù đã xuất gia nhưng Thái Bình Công chúa vẫn sống bên cạnh cha mẹ mình. Tuy nhiên, trong xã hội thời bấy giờ, một cô con gái không thể sống ở nhà mẹ đẻ tới hết đời được. Một khi đã lớn thì buộc phải xuất giá làm vợ người khác.

Vậy khi Thái Bình Công chúa lớn lên, Võ Tắc Thiên định gả cô cho ai? Nói lại có lẽ khó tin, nhưng Thái Bình Công chúa thực sự suýt chút nữa đã trở thành cô dâu Thổ Phồn. Người Thổ Phồn thực chất là tiền thân của dân tộc Tạng hiện nay, họ thành lập và phát triển gần như với triều Đường.

 Là láng giềng của triều Đường, lại có thực lực lớn mạnh, vì thế, để giữ gìn mối quan hệ giữa 2 nước, Đường Thái Tông từng phái Công chúa Văn Thành sang làm vợ vua Thổ Phồn.

3. Cầu thân là 1 thủ đoạn quan trọng các vương triều Trung Nguyên thường dùng để vỗ về các nước dân tộc thiểu số. Sử liệu chép rằng, khi Hán Cáo Tổ Lưu Bang dẫn quân tấn công quân Hung Nô, tới núi Bạch Đăng (nay là Đại Đồng, Thiểm Tây) thì bị quân Hung Nô vây 7 ngày 7 đêm, tưởng chừng như sẽ bị tiêu diệt gọn.

Sau đó, nhờ việc mua chuộc vương hậu Hung Nô nên cả đoàn quân mới thoát hiểm trong gang tấc. Sau khi thoát nạn trở về, Lưu Bang đã quyết định đem 1 cô công chúa của triều Hán gả cho Thiền vu Hung Nô. Nhờ có cuộc hôn nhân này mà Hán Cao Tổ mới có thể bình định được vùng biên giới phía Bắc xung đột đã nhiều năm.

Có thể nói, Lưu Bang đã mở ra truyền thống gả con gái để cầu thân của các vương triều Trung Quốc ở trung nguyên. Đến đời Đường, các ông vua họ Lý lại mở ra truyền thống cầu thân với người Thổ Phồn. Tới đời Đường Cao Tông thì truyền thống này bắt đầu phát huy tác dụng.

Sử liệu ghi rằng, tới thời Đường Trung Tông thì Thổ Phàn ở biên giới phía Tây Nam của triều Đường ngày càng lớn mạnh, thường xuyên quấy nhiễu, công thành, chiếm đất ở các vùng như Cam Túc, Thanh Hải,… Điều này khiến các tướng quân của triều đình Đại Đường cảm thấy vô cùng mất mặt.

Đương nhiên, nước Thổ Phồn dân nghèo, tài nguyên cũng chẳng giàu, thực lực quốc gia không thể so sánh với triều Đường. Biết được rằng không thể đánh lâu dài với triều Đường, vua Thổ Phồn quyết định cầu thân với triều Đường để giảng hòa.

 Lúc bấy giờ, những người con gái của Đường Cao Tông còn sống chỉ có 3 người. Hai cô lớn do Tiêu Thục Phi sinh ra đều đã xuất giá về nhà chồng, cô con gái duy nhất còn có thể gả bán chỉ có một mình Thái Bình Công chúa.

 Thái Bình Công chúa năm đó mới chỉ 12 – 13 tuổi, tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của người thời Đường, đó là độ tuổi thích hợp nhất để kết hôn. Người Thổ Phồn ban đầu đã tìm hiểu kỹ tình hình hậu cung triều Đường, sau đó lên tiếng thẳng thừng đòi cầu thân với Thái Bình Công chúa.

Liệu có đồng ý để Thái Bình Công chúa tới làm dâu người Thổ Phồn hay không? Câu hỏi này đã làm đau đầu cả Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông suốt nhiều ngày liền.

Theo lý, cầu thân là một việc tốt. Nhờ cuộc hôn nhân ấy, biên giới giữa 2 nước có thể thái bình, binh lính có thể trở về nhà, đó là điều mà bất cứ ai, từ dân tới vua đều mong muốn.

 Tuy nhiên, Thổ Phồn quả thực là nơi quá xa xôi, thời bấy giờ giao thông lại vô cùng khó khăn, Võ Tắc Thiên làm sao nỡ để cô con gái duy nhất của mình gả tới một nơi xa xôi như vậy? Trong sự giằng co giữa trách nhiệm của 1 người đứng đầu quốc gia, có trách nhiệm hy sinh thân mình vì an nguy của xã tắc và một người mẹ yêu thương con, Võ Tắc Thiên đã chọn vế thứ 2.

 Tuy nhiên, việc từ chối một lời cầu thân, lạ nêu đích danh Công chúa Thái Bình của người Thổ Phồn là điều tối kỵ trong quan hệ ngoại giao. Vậy phải làm sao để từ chối?

Thái Bình Công chúa khi còn nhỏ chẳng phải nửa giả nửa thật xuất gia làm nữ đạo sĩ hay sao? Giờ đây là lúc chính thức đưa cô nhập đạo. Đạo giáo sùng thượng chủ nghĩa độc thân, một khi đã nhập đạo thì không được phép kết hôn, đặc biệt là đối với nữ đạo sĩ.

Vì thế, Võ Tắc Thiên hạ lệnh, lập tức xây cho Thái Bình Công chúa 1 đạo quán, gọi là Thái Bình Quán rồi cho Thái Bình Công chúa vào ở đó.

Mới mười mấy tuổi, Thái Bình Công chúa đã cạo đầu, xuất gia, thụ giới rồi nghiễm nhiên trở thành 1 quán chủ. Nhưng điều quan trọng hơn là, một khi Thái Bình Công chúa đã xuất gia thì người Thổ Phồn sẽ không còn cớ gì để đề cập tới chuyện cầu thân nữa.

Mặc dù Thái Bình Công chúa chính thức xuất gia, tuy nhiên, có lẽ theo cách nghĩ của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên thì chỉ là tạm thời tránh qua “kiếp nạn” mà thôi.

Một khi người Thổ Phổ đã “tuyệt vọng” với chuyện cầu thân thì Thái Bình Công chúa có thể hoàn tục trở lại. Tuy nhiên thời điểm lúc bấy giờ cũng là những năm cuối đời của Đường Cao Tông.

Khi đó, Đường Cao Tông thân thể suy nhược còn Võ Tắc Thiên thì suốt ngày bận rộn với những kế hoạch đoạt quyền, cả hai chẳng ai có thời gian quan tâm tới chuyện của cô con gái đã xuất gia của mình.

Ngoài ra, có lẽ vì cả Võ Tắc Thiên lẫn Đường Cao Tông luôn cảm thấy Thái Bình Công chúa vẫn còn quá nhỏ vì vậy có ý muốn lưu cô ở lại bên họ thêm một vài năm nữa.

Tuy nhiên, con gái có thì, đời người chỉ trải qua một lần thanh xuân và trẻ trung, ẩn thân nơi đạo quán, nhìn tuổi thời son sắc của mình cứ chậm rãi trôi qua mà vẫn chưa thấy cha mẹ nói gì tới chuyện hoàn tục xuất gia, Thái Bình Công chúa phần nào cũng thấy sốt ruột.

Một cô gái thông minh và tham vọng như Thái Bình Công chúa có chịu sống suốt đời trong sự cô tịch của đạo quán hay không? Đương nhiên là không.

 Ban đầu Thái Bình Công chúa cứ yên tâm đợi, cho rằng rồi sẽ tới ngày cha mẹ nghĩ tới mình nhưng cuối cùng cũng tới lúc không chịu đựng nổi nữa. Xem ra muốn có được hạnh phúc thì buộc phải tự mình nói ra, tự mình cướp giật lấy.

Vậy làm sao để nói điều ra với cha mẹ mình đây? Chẳng lẽ nói thẳng với họ rằng, con muốn có phò mã? Nghĩ mãi, nghĩ mãi cuối cùng Thái Bình Công chúa cũng nghĩ ra một cách để làm cho cha mẹ hiểu ra rằng, đã tới lúc mình muốn lấy chồng…
  • Phong Nguyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét