CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

6 loại tên lửa hiện đại mới xuất hiện trên thế giới




6 loại tên lửa hiện đại mới xuất hiện trên thế giới
Gần đây, thế giới chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt tên lửa mới ở Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Iran, Israel, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ-NATO tại châu Âu và vùng Vịnh.
Tạp chí Quốc phòng (Pháp) vừa liệt kê 6 công nghệ tên lửa hiện đại mới đáng chú ý, trong đó 3 loại tên lửa tiến công và 3 loại phòng thủ.
Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ: Sau vụ thử thành công tên lửa đầu tiên Agni-5, Ấn Độ chính thức nằm trong danh sách các nước có công nghệ tên lửa hiện đại và mạnh nhất thế giới. Dư luận trong và ngoài Ấn Độ cho rằng tên lửa Agni-5 trở thành một công cụ răn đe của Ấn Độ nhằm ngăn chặn sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Mặc dù có một kho hạt nhân nhưng trước đây Ấn Độ chưa có loại vũ khí nào như Agni-5 có khả năng vươn tới các mục tiêu quan trọng ở Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh và các thành phố lớn khác. Tuy nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc tỏ ra coi thường thành công của vụ thử tên lửa bằng cách gọi tên lửa Agni-5 là một “chú lùn” và đại diện cho “tình trạng lạc hậu của các loại tên lửa Ấn Độ”.
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên: Chưa đầy một tuần trước khi Ấn Độ thử tên lửa, Triều Tiên thử nghiệm không thành công tên lửa Unha-3, một trong những tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân của nước này, nhằm tỏ rõ sức mạnh khi nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un trở thành nhân vật số một của đất nước. Các quan sát viên quốc tế khẳng định tên lửa Unha-3 là một tên lửa tầm xa, mặc dù Bình Nhưỡng tuyên bố đó chỉ là một phương tiện đưa vệ tinh thông tin liên lạc lên quỹ đạo Trái đất. Tên lửa Unha-3 bị nổ tung và rơi xuống biển Hoàng Hải ngay sau khi rời khỏi bệ phóng. Thất bại của vụ thử cho thấy còn lâu Triều Tiên mới trở thành mối đe dọa thực sự cho các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời phá vỡ các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ. Chính quyền Obama tuyên bố chấm dứt chương trình viện trợ lương thực như đã cam kết cho Triều Tiên. Các chuyên gia dự đoán, Bình Nhưỡng có thể tiếp tục một vụ thử hạt nhân trong những tháng tới để “chữa thẹn” cho vụ thử tên lửa Unha-3 thất bại vừa qua.
Tên lửa Hyunmoo của Hàn Quốc: Tiếp sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên, ngày 19/4, Hàn Quốc cho biết đang triển khai loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp có khả năng tiến công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Triều Tiên. Tên lửa mới của Hàn Quốc mang tên “Hyunmoo” được sản xuất trong nước và có tầm bắn gần 1.500 km. Các quan chức Hàn Quốc khẳng định thành công của vụ thử tên lửa “Hyunmoo” truyền đi thông điệp với Triều Tiên rằng Seoul không lo sợ trước bất cứ mối đe dọa nào từ Triều Tiên. Từ trước đến nay, Hàn Quốc bị hạn chế bởi một hiệp ước với Mỹ, theo đó Seoul không được phép triển khai các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 180 dặm nhưng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp bay chậm hơn và gần mặt đất nên không nằm trong hiệp ước này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Iran: Có thể do nhiều nước đang tìm cách đối phó với tên lửa của Iran nên nước này quyết định phát triển lá chắn tên lửa riêng. Ban đầu Iran dự định triển khai các kế hoạch phòng thủ tên lửa bằng cách nhập khẩu các trận địa tên lửa S-300 của Nga, song các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chống Iran buộc Nga phải tuân thủ và ngừng xuất khẩu cho Iran. Hiện nay, Iran tuyên bố đã đạt tiến bộ trong việc sản xuất loại tên lửa S-300 riêng của mình. Gần đây, Têhêran cũng tố cáo ý đồ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại vùng Vịnh bằng cách sử dụng cái gọi là “mối đe dọa từ Iran” để tăng cường sự hiện diện bất hợp pháp trong khu vực.
Tên lửa Iron Dome của Israel: Tên lửa Iron Dome của Israel là hệ thống tên lửa hiện đại nhất hiện nay. Được Mỹ cung cấp một phần ngân sách và do Israel thiết kế, hệ thống tên lửa Iron Dome có thể bám đuổi các tên lửa đang trên đường bay tới lãnh thổ Israel và nhanh chóng dự đoán tên lửa của đối phương sẽ bay đến mục tiêu nào. Nếu xác định khu vực ảnh hưởng là nơi dân cư đông đúc, hệ thống sẽ phóng phương tiện đánh chặn để phá hủy tên lửa của đối phương. Mặc dù chi phí cho mỗi trận địa tên lửa loại này khoảng 21 triệu USD nhưng các vụ thử nghiệm cho thấy tên lửa Iron Dome rất hiệu quả vì có thể tiêu diệt 80% các tên lửa được phóng từ Gada.
Các phương tiện đánh chặn tên lửa của Mỹ-NATO: Khi công nghệ tên lửa phát triển rộng khắp thế giới, Mỹ là một trong những nước quan tâm nhất đến hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm ngăn chặn mối đe dọa tấn công bằng tên lửa từ “kẻ thù”. Cũng như Chính quyền George W.Bush trước đây, các quan chức Mỹ và NATO ủng hộ kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa của Iran. Kế hoạch này của Mỹ và đồng minh NATO khiến Nga “khó chịu” vì cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ và NATO nhằm vào Nga cũng như kho tên lửa đạn đạo lớn của nước này. Cuối tháng 3/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hội đàm với các nhà lãnh đạo Arập để thảo luận kế hoạch thiết lập một lá chắn phòng thủ tên lửa ở vùng Vịnh nhằm đối phó với các cuộc tấn công tên lửa của Iran. Mỹ đang có kế hoạch thiết lập lá chắn phòng thủ tên lửa với một số nước sản xuất dầu lửa, trong đó có Arập Xêút, Các Tiểu Vương quốc Arập và Koweit-những nước này đều có hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất – và hợp tác chặt chẽ hơn với nhiều nước Arập khác.
Theo H.Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét