Cách đây 40 năm, trong suốt thời kì chiến tranh ở Việt Nam, ông Hồ Văn Tranh đã từng được người dân nhìn thấy đi vào trong rừng cùng với người con trai Hồ Văn Lãng. Mặc dù vậy, “bố con người rừng” này cũng mất dấu kể từ thời điểm đó cho tới cách đây vài ngày, khi mà hai người dân làng vô tình vấp phải túp lều trẻ của họ ở rất sâu trong rừng.
Không một ai có thể lí giải được vì sao mà ông Hồ Văn Tranh có thể sinh tồn được sau từng ấy thập kỉ ở trong rừng sau khi biến mất vào năm 1973. Vụ nổ bom vào thời điểm đó đã phá hủy hoàn toàn ngôi nhà của ông ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giết chết vợ và hai người con khác của ông Tranh. Tận mắt chứng kiến cảnh gia đình mình bị thiệt mạng, ông Tranh đã một mình bồng đứa con trai 2 tuổi vào trong rừng rậm. Và cả hai cha con họ Hồ đã đi sâu vào tới 40 km bên trong khu rừng để sinh sống.
Ông Tranh giờ đã già yếu
Túp lều tre được dựng lên đã trở thành nơi trú ngụ của ông Tranh và con kể từ đó. Giờ đây, ông đã được 82 tuổi và cậu con trai Hồ Văn Lãng cũng đã 41 tuổi. Theo bài viết của báo Thanh Niên, người con trẻ nhất của ông Tranh là anh Hồ Văn Trị vẫn còn sống sót kể từ năm 1973, được người thân nuôi dưỡng. Anh Trị đã tìm thấy bố và anh trai mình cách đây 20 năm nhưng không thể thuyết phục hai người rời khỏi khu rừng. Họ tiếp tục sống bằng sắn, ngô, lá cây và tự trồng mía để nuôi sống mình cho tới ngày hôm nay.
Túp lều tre của cả hai
Hiện tại, "hai người rừng" đã được đưa về làng Trà Kem để sống cùng gia đình con trai út. Dù trở lại với cuộc sống hiện đại song lúc nào ông Tranh và anh Lãng cũng thấy buồn vì xa khu rừng. Anh Lãng thậm chí còn chẳng buồn ăn uống và mọi người lúc nào cũng phải canh chừng đề phòng anh trốn đi để trở về với khu rừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét