Những người bị bệnh bạch tạng bị đối xử tàn tệ, thậm chí là bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng.
Ở vùng đất mà mình đang sinh sống, những người bị bạch tạng ở Tanzania luôn phải đối mặt với những nỗi lo sợ. Tuy vậy, họ đã tìm ra cho mình một tia hy vọng nhỏ bé cho tương lai đó là trung tâm bảo hộ Kabanaga ở phía tây của đất nước Đông Phi này, giáp biên giới với Burundi. Nơi ở của họ được gọi là "bộ tộc của những bóng ma", "số không"...
Những người bị bệnh bạch tạng bị đối xử tàn tệ, thậm chí là bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng. Nhiều người ở các quốc gia châu Phi quan niệm rằng, các bộ phận của người bạch tạng có thể đem lại may mắn hay chữa được nhiều loại bệnh.
Những người bị bạch tạng ở Tanzania luôn phải đối mặt với những nỗi lo sợ |
Phóng viên ảnh của AP, Jacquenlyn Martin đã có chuyến đến thăm trung tâm Kabanaga này và cảm nhận được sự sợ hãi cũng như khinh miệt mà những người không may mắc căn bệnh này phải chịu đựng.
Ông cho biết trong trung tâm này có rất nhiều những đứa trẻ và chúng thực sự khiến trái tim người xem phải cảm thương. Những đứa trẻ này bị đem tới đây vì bố mẹ chúng cũng sợ chúng hoặc họ bị buộc phải từ bỏ vì những định kiến của cộng đồng.
Martin cũng chia sẻ thêm: "Những người ở nơi đây đã trải qua mọi thứ nhưng vẫn còn rất nhiều điều khó khăn chờ đón họ trong tương lai. Họ thực sự muốn quay trở lại ngôi làng của mình và có một cuộc sống bình thường."
Họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc và giết chết bởi những kẻ muốn có một vài bộ phận cơ thể người bạch tạng. |
Một trong những câu chuyện thương tâm ở trung tâm này là của cô gái Angel Salvatory, 17 tuổi. Cô đã đến thăm mẹ lần đầu tiên trong vòng bốn năm từ một vùng quê xa xôi.
Khi cô được sinh ra, cha cô đã gọi cô là một món quà của Thiên chúa. Vậy nhưng, đây không phải là lời nói thể hiện tình cảm dành cho cô mà ông muốn bán thịt, những bộ phận cơ thể của cô để lấy hàng nghìn đô la, một gia sản tương đương gia đình bậc trung của Tanzania.
Mẹ của cô bằng tình yêu thương với con gái mình, đã cố gắng bảo vệ cô khỏi người cha nhưng khi cô 13 tuổi, cha cô đã dẫn đầu một nhóm người tấn công cô. Cô buộc phải ra đi nhưng ông bà cô đã bị giết trong một cuộc tấn công khi họ cố gắng bảo vệ cháu gái của mình.
Gần trung tâm có một khu chợ và những người phụ nữ nơi đây thường đi với nhau theo nhóm để bảo vệ an toàn cho chính mình trước nguy cơ bị bắt cóc. Angel đi tới một cửa hàng và người phụ nữ bán hàng chỉ lấy tiền mà không thèm nhìn cô.
Người chủ cửa hàng chỉ lấy tiền mà không thèm nhìn mặt cô gái bị bạch tạng |
Nhiều quan niệm thiếu hiểu biết cho rằng những đứa bé bạch tạng sinh ra là do mẹ của chúng ngủ với những người đàn ông da trắng. Vào tháng 2, những kẻ tấn công chuyên thu thập các bộ phận trên cơ thể người bị bạch tạng vì tin vào phép luật đã chém lìa bàn tay của một cậu bé 7 tuổi, các nhà chức trách địa phương cho biết.
Cậu bé xấu số có tên là Mwigulu Magessa, em bị phục kích bởi những người đàn ông khi đi bộ về nhà cùng những người bạn của mính. Cậu bé đã may mắn sống sót nhưng nhiều người khác đã không được như vậy. Chỉ vài ngày trước, một người phụ nữ bị bạch tạng đã bị cắt mất bốn chi bằng dao rựa.
Những cậu bé bị bạch tạng |
Những tổ chức bảo vệ cho người bạch tạng còn rất ít. Một vài tổ chức phi lợi nhuận đã giúp nâng cao ý thức cho những người mắc bệnh này để họ hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh ung thư da, một trong những căn bệnh cướp đi sinh mạng của nhiều người. Họ cung cấp cho người bệnh bạch tạng kem chống nắng, thiết bị bảo vệ khỏi ánh nắng.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người bị bệnh bạch tạng còn rất khó khăn và cuộc sống của họ thực sự là địa ngục.
Phạm Hải (Theo DM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét