Đề xuất thứ hai nhằm loại trừ khả năng bố trí công chức làm việc dưới quyền của lãnh đạo là người bà con. Bởi dưới sự che chở của cấp trên họ hàng, công chức tham nhũng có điều kiện tiện lợi hơn cho hoạt động gian lận.
Những sửa đổi này là một biện pháp tốt để diệt trừ tham nhũng trong xã hội Nga, mặc dù không phải là phương thuốc thần diệu chữa bách bệnh.
Theo thống kê, nguyên tắc “gia đình trị” trong hệ thống điều hành nhà nước là một trong những động lực phổ biến nhất của tệ tham nhũng ở Nga, liên quan đến 80% các vụ tham nhũng. Tiền từ ngân sách các cấp thông qua những hợp đồng vụ lợi chảy vào công ty của con cái, vợ chồng, cha mẹ các quan chức, những nhân vật có quyền tiếp cận khâu phân bổ kinh phí Nhà nước. Trong đó, giá thành thực sự của hợp đồng cung cấp dịch vụ thường không bằng một nửa số tiền người ta vẽ ra để thanh toán.
Gắn với kiểu tham nhũng do phân bổ nguồn vốn ngân sách theo nguyên tắc “người nhà”, một trong những thí dụ là vụ bê bối xảy ra gần đây tại Trung tâm ứng nghiệm “Skolkovo”. Các nhà điều hành công trình thị trấn khoa học là Kirill Lugovtsev và Nikolai Khokhlov đã cấu kết ký hợp đồng không qua đấu thầu về thuê bất động sản với công ty-một ngày mà chủ nhân là mẹ của một trong người, bà Irina Lugovtseva. Qua hai năm, số tiền vô căn cứ rút từ ngân sách nhà nước dành xây dựng Trung tâm ứng nghiệm "Skolkovo" lên tới 24 triệu rúp (tương đương với 800 nghìn USD). Như tư liệu điều tra cho thấy, phần lớn số kinh phí bị đánh cắp này được chi trả cho công trình tu bổ nhà cửa của cha mẹ Kirill Lugovtsev. Sau khi khởi tố vụ án hình sự, số tiền trên đã được hoàn trả ngân khố nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét