Theo báo Nezavisimaya Gazeta (trụ sở tại Nga), cuộc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni II có khả năng đạt tầm bắn 2.000km (ngày 7/4) một lần nữa chứng minh rằng sức mạnh quân sự của Ấn Độ ngày càng “đáng tin cậy”.
Là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, các chương trình vũ khí Ấn Độ được triển khai trong thời gian qua nhằm ứng phó cuộc xung đột vũ trang của nước này với Pakistan. Mặt khác, nó còn giúp Ấn Độ tạo thế đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
The Economist cho rằng, sức mạnh tổng thể của các lực lượng vũ trang Ấn Độ đang gia tăng nhanh chóng. Trong suốt 5 năm qua, Ấn Độ đã nhập khẩu hầu hết vũ khí hiện đại của các nước.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ đã chi tổng cộng 17,3 tỷ USD để mua vũ khí và trang thiết bị của Nga trong giai đoạn năm 2007-2011.
Ngoài đối tác truyền thống là nước Nga, Ấn Độ những năm gần đây cũng mở rộng nguồn hàng sang Mỹ và phương Tây. Nước này đang có cuộc đàm phán với hãng Dassault Aviation (Pháp) mua 126 chiến đấu cơ đa năng Rafale cho không quân nước này.
Sức mạnh quân sự Ấn Độ đang có bước tiến nhanh chóng, mạnh mẽ. Nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên Agni V đủ sức bao quát mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc. |
Về sức mạnh hạt nhân, tuy Ấn Độ không công khai nhưng theo giới chuyên gia quốc tế thì nước này sở hữu chừng 80 đầu đạn hạt nhân.
Đi kèm với hạt nhân luôn gồm cả sức mạnh tên lửa đạn đạo, với Ấn Độ nước này đã có “đại gia đình” tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, tầm xa Agni có thể tấn công các mục tiêu ở Pakistan và Trung Quốc.
Nước này cũng đang trong quá trình phát triển thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V có thể bao quát mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Chính quyền New Delhi tin tưởng rằng sự bất ổn ở Pakistan và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc có nhiều khả năng gây ra một mối đe dọa đối với nền an ninh của Ấn Độ. Từ những quan điểm trên, Trung Quốc dường như là mối đe dọa lớn nhất đối với Ấn Độ mà các nhà lãnh đạo nước này cần đặc biệt quan tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony từng tuyên bố vào năm 2009 rằng: "Mối đe dọa chính đến an ninh Ấn Độ không phải là Pakistan mà chính là Trung Quốc".
Giới lãnh đạo Ấn Độ tin rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa lớn nhất. |
Mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ chính thức tuyên bố lập trường của mình về vấn đề này nhưng chính quyền Bắc Kinh đã cung cấp cho Pakistan một số lượng lớn vũ khí và công nghệ hạt nhân.
"Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ không phải là vấn đề lớn. Tình hình biên giới giữa hai nước khá ổn định. Mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng là do Trung Quốc thành lập và củng cố các tiền đồn mới xung quanh Ấn Độ, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương. Cụ thể, một công ty Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát cảng Gwadar của Pakistan. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng hy vọng sẽ hoàn thiện khả năng phối hợp hỗ trợ của Sri Lanka đối với lực lượng hải quân nước này tại khu vực trên. Để đáp trả lại, Ấn Độ mở rộng lực lượng hải quân. Chính quyền New Delhi làm điều này không hy vọng sẽ xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc mà chỉ muốn tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Nam Á", Giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Khoa học Nga Tatiana Shomyan nhận xét về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Để duy trì sự cân bằng chiến lược trong khu vực, Ấn Độ rất có khả năng tìm kiếm sự ủng hộ của Nga. Ấn Độ và Nga đã duy trì mối quan hệ thân thiện từ trước đến nay và chưa bao giờ bị sứt mẻ bởi bất kỳ cuộc tranh chấp địa chính trị nào cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét