Trung Quốc nóng mặt
Hôm 31 tháng Ba, một bài bình luận trên tờ Global Times, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong một phản ứng muộn màng, nhận định rằng sự kiện câu nói được trích dẫn của Mao gây ồn ào cho thấy thái độ “tách biệt và không khoan dung’ của Mỹ, và “gửi một thông điệp về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ.”
“Một quốc gia tự hào về tự do ngôn luận, mà lại không thể chịu đựng được một trích dẫn từ Mao” bài viết đặt vấn đề.
Rồi khẳng định: “Điều này cho thấy hệ thống chính trị Mỹ hẹp hòi như thế nào khi đối mặt với sự đa dạng của văn hóa toàn cầu.”
Chưa hết, tờ Global Times còn lập luận rằng giả sử nếu giới truyền thông Trung Quốc trích dẫn một câu nói nào của một nhà lãnh đạo Mỹ, ngay cả của Douglas MacArthur, vị tướng cực lực chống chủ nghĩa cộng sản, thì chắc chắn cũng không gây tranh cãi sôi nổi như vậy tại Trung Quốc.
Tờ báo của đảng cộng sản Trung Quốc phàn nàn rằng “Mỹ khoanh ranh giới cho tự do ngôn luận ở nước mình”, thế nhưng “lại lên án những nước khác nếu họ làm y như vậy.”
Đầu đuôi câu chuyện
Ngày 22 tháng Ba, trang mạng Kids’ Zone trích dẫn một câu nói về giáo dục của Mao Trạch Đông trong mục “Danh ngôn trong ngày.”
Đó là câu: “Our attitude towards ourselves should be ‘to be satiable in learning’ and towards others ‘to be tireless in teaching”, tạm dịch: “Thái độ của chúng ta với bản thân nên là ‘thấy thỏa mãn trong học tập’ và đối với người khác “không mệt mỏi trong giảng dạy.”
Sau một loạt phản ứng dữ dội, phần lớn từ giới bảo thủ, thoạt đầu, trang web Kids’ Zone thay thế câu nói này bằng thông điệp chính trị đầu tiên của Abraham Lincoln, tiếp đó nguyên cả trang “Danh ngôn trong ngày” bị lấy xuống.
Trang Kids’ Zone do Trung Tâm dữ liệu Giáo Dục quốc gia (National Center for Education Statistics – NCES), trực thuộc Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, thực hiện, với mục đích cung cấp thống kê cho học sinh cùng nhiều câu đố, trò chơi và các câu danh ngôn.
Tờ The Weekly Standard, một tạp chí bảo thủ được nhiều người đọc, tấn công chính quyền liên bang là trong trang mạng giáo dục mà đi trích dẫn lời nói của “một kẻ sát nhân.”
Red State, một blog bảo thủ, gửi lời nhắn qua Twitter rằng “Nhắc Bộ Giáo Dục: Mao Trạch Đông giết hại 65 triệu người.”
Thượng Nghị Sĩ Chuck Grassley, (Cộng Hòa, Iowa), viết thư yêu cầu Bộ Giáo Dục phải giải thích lý do tại sao lại trích câu nói của “Kẻ sát nhân độc tài nhất của thế kỷ 20.”
Thượng Nghị Sĩ Chuck Grassley, (Cộng Hòa, Iowa), viết thư yêu cầu Bộ Giáo Dục phải giải thích lý do tại sao lại trích câu nói của “Kẻ sát nhân độc tài nhất của thế kỷ 20.”
Tối hôm 22, ông Dennis Briscoe, đặc trách truyền thông Bộ Giáo dục, ngỏ lời xin lỗi vì đã chọn câu nói này một cách bết bát, dù được chọn với mục đích “làm nổi bật tầm quan trọng của việc giảng dạy và học tập.”
Ông Briscoe cho biết thêm là câu “Danh ngôn trong ngày” được tự động chọn ra từ database “Quote of the Day” cập nhật hóa lần cuối vào năm 2007, và hiện đã bị đình chỉ, chờ duyệt xét.
Phản ứng các giới
Blogger Moe Lane viết: “Đừng bao giờ trích dẫn lời Mao trên một trang mạng giáo dục cho trẻ em nữa. Đừng bao giờ!”
Ông Trần Thanh Bình, một nhà giáo đã về hưu, nhà ở Huntington Beach, phát biểu trong email gửi cho nhóm bạn trên internet:
“Tác giả câu này quả tình là ‘không mệt mỏi trong giảng dậy’, một kẻ hăng hái nhồi chủ nghĩa cộng sản vào đầu cả một dân tộc. Và những ai không muốn học đều bị đánh đập, tra tấn hoặc thủ tiêu.”
“Tác giả câu này quả tình là ‘không mệt mỏi trong giảng dậy’, một kẻ hăng hái nhồi chủ nghĩa cộng sản vào đầu cả một dân tộc. Và những ai không muốn học đều bị đánh đập, tra tấn hoặc thủ tiêu.”
Thượng Nghị Sĩ Chuck Grassley phát biểu:
“Những bạo chúa giết người như Stalin và Mao cần được xem là những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Chúng ta không quên các nạn nhân tội nghiệp, và tội ác của những kẻ sát nhân cần được giảng dạy cho các thế hệ mai hậu, để điều đó không bao giờ xảy ra nữa. ”
Giới phân tích không tỏ ra ngạc nhiên trước việc trích dẫn lời Mao Trạch Đông của Bộ Giáo Dục bị chỉ trích gay gắt. Theo nhiều học giả, khoảng 2,500,000 người Trung Quốc đã chết trong cuộc nội chiến giữa phe quốc gia và khối cộng sản của Mao Trạch Đông, vào nửa sau của thập niên 1940.
Cho đến khi Mao qua đời vào năm 1976, ước tính khoảng 40-65 triệu người đã chết trong các cuộc thanh trừng; trong vụ chiếm đóng Tây Tạng năm 1950; trong nạn đói kéo dài từ năm 1958 đến 1960 kết quả kế hoạch cải tổ kinh tế – xã hội của Mao, và cuộc Cách Mạng Văn Hóa giữa năm 1966 và 1976.
Mặc cho lịch sử đẫm máu do mình gây ra, Mao vẫn được tôn kính ở Trung Quốc, nơi mà các phương tiện truyền thông nhà nước thường xuyên nhắc đến ông với những lời tán tụng.
Một độc giả ký tên “GonewithMao” để lại lời bình trên trang mạng PJ Media:
“Năm nay đánh dấu kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao, Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị tổ chức nhiều lễ tưởng niệm. Có thể bài viết tấn công Hoa Kỳ về tội bỏ câu nói của Mao xuống khỏi trang web, phản ánh ‘tự ái dân tộc, bày tỏ lòng trung thành với hình ảnh của một lãnh đạo, dù là một lãnh đạo tàn ác.”
Không nghĩ thế, tác giả của bài bình luận của tờ Global Times, kết luận:
“Mao Trach Đông là người tiên phong trong nền địa chính trị toàn cầu mới. Sớm muộn gì thì người Hoa Kỳ sẽ phải thừa nhận ông, khi họ vượt qua khỏi đầu óc hẹp hòi của mình.”
(Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét