Trung
Quốc khẳng định, vụ Bạc Hy Lai không phải là cuộc đấu đá giành giật
quyền lực trong nội bộ chính quyền và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Doanh nhân trong vụ Bạc Hy Lai không phải là gián điệpCon trai ông Bạc Hy Lai trở về Trung Quốc?
Báo Trung Quốc "vén màn" vụ Bạc Hy Lai
Con trai cả của Bạc Hy Lai – ông ấy đã phá hủy đời tôi
Tờ Tân Hoa xã – cơ
quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc ngày 29/4 đã đăng tải một bài
viết với nội dung được cho là nhằm phá vỡ bức màn bí ẩn với vô số những
“tin đồn” quanh vụ scandal chấn động Bạc Hy Lai.
Trong những ngày qua, báo chí nước ngoài liên tục
đưa những thông tin về Bạc Hy Lai như các cuộc nghe trộm điện thoại,
cuộc đấu tranh quyền lực trong chính quyền hay vụ án giết doanh nhân
người Anh đồng thời đưa ra “những lời cảnh báo” liên quan đến vụ Bạc Hy
Lai. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, những người biết một chút ít về tình
hình Trung Quốc có thể sẽ thấy những thông tin đó là hoàn toàn vô lý.
Vợ chồng Bạc Hy Lai và doanh nhân người Anh Heywood (phải)- Ảnh: Internet |
Trên thực tế, những thông tin được đăng tải trên báo
chí nước ngoài đã được phát tán từ lâu nay trên một số website của những
giáo phái tội lỗi bị người dân coi thường. Điều đáng giật mình trong
lịch sử ngành báo chí quốc tế là những tin đồn đại từ các website của
những kẻ xấu lại xuất hiện trong báo chí truyền thống- bài báo của Tân
Hoa xã đã viết như vậy.
Sau khi lên tiếng chỉ trích báo chí nước ngoài về
việc đăng tin không có cơ sở về vụ Bạc Hy Lai, tờ Tân Hoa xã đã cung cấp
một số thông tin về vụ án này.
Theo Tân Hoa xã, sự thực như các quan chức Trung Quốc
đã đưa ra ngày 10/4 là, cho đến thời điểm này, các bằng chứng thu thập
được trong cuộc điều tra cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood
cho thấy, ông này chết vì bị giết hại. Bà Cốc Khai Lai – vợ của cựu Bí
thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và ông Trương Hiểu Quân – một trợ lý
trong gia đình Bạc Hy Lai, là hai kẻ tình nghi chính trong vụ án này.
Cả hai đều đã được chuyển đến cho các cơ quan có thẩm quyền để điều tra
tội cố ý giết người.
Sau cái chết của doanh nhân Heywood và vụ việc cựu
Giám đốc Cơ quan Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân trốn vào Đại sứ quán
Mỹ, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định loại trừ
ông Bạc Hy Lai ra khỏi Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng vì ông này
bị nghi có liên quan đến những hành vi vi phạm kỷ luật đảng nghiêm
trọng.
Bài báo trên Tân Hoa xã nhấn mạnh, vụ việc Bạc Hy Lai
hoàn toàn không phải là một cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ chính
quyền và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tân Hoa xã cho biết thêm, vụ của ông Bạc Hy Lai đang
được xử lý theo luật pháp và kỷ luật của đảng. Với việc không có những
nguồn tin xác thực và thiếu kiến thức về tình hình Trung Quốc, một số tờ
báo nước ngoài đã không tôn trọng sự thực, phớt lờ trách nhiệm xã hội
của họ bằng cách đưa ra những lời nhận xét thiếu cơ sở và cung cấp những
thông tin sai lệch cho công chúng.
Tờ Tân Hoa xã cáo buộc, đây không phải là lần đầu
tiên báo chí nước ngoài phát tán tin đồn không có cơ sở về Trung Quốc và
lần này, họ lại tự đánh mất sự đáng tin cậy của chính mình. Nhưng câu
hỏi được đặt ra là tại sao báo chí nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc đó?
Bài báo trên Tân Hoa xã cho rằng, có một lý do là,
hầu hết các tờ báo đó đều đang muốn kiếm lời. Nhiều hãng thông tấn đang
rơi vào khốn khó vì cuộc khủng hoảng toàn cầu và vì ảnh hưởng từ mạng
Internet. Vì thế, họ đã biến mình thành những tờ báo “lá cải” để thu hút
độc giả, tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Trung Quốc đã trở thành một mục
tiêu chung cho những lời đồn đại bởi nhu cầu tin tức về Trung Quốc ở
nước ngoài trong những năm gần đây đang tăng lên.
Ngoài ra, còn có một lý do khác là, báo chí nước
ngoài thường thiếu sự hiểu biết căn bản về tình hình Trung Quốc. Một số
đã sử dụng những thông tin và con số thống kê giả định để đưa ra kết
luận nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ trong tương lai gần và dường như
họ cũng đang dùng cách tương tự để đánh giá về nền chính trị Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, hành động của báo chí nước ngoài vẫn
mang nặng tư tưởng thời Chiến tranh Lạnh với những định kiến và sự thù
địch nhằm vào Trung Quốc. Vì thế, họ tin rằng, quyết định cách chức ông
Bạc Hy Lai là một cuộc đấu tranh chính trị trong khi thực tế điều này
được thực hiện theo pháp quyền và theo kỷ luật đảng.
Trong một nỗ lực lên án báo chí nước ngoài mạnh mẽ
hơn, bài báo của Tân Hoa xã cho rằng, có một số lực lượng ở phương Tây
không vui vì sự phát triển của Trung Quốc nên đã tìm cách bôi nhọ để gây
bất ổn cho Trung Quốc với hy vọng sẽ được nhìn thấy sự sụp đổ của Trung
Quốc giống như Liên Xô trước đây.
Tân Hoa xã tuyên bố, vụ án Bạc Hy Lai không liên quan
gì đến các cuộc đấu tranh chính trị và những hãng thông tấn nước ngoài
đăng tải các tin đồn sẽ phải trả giá khi sự thật được phơi bày.
Scandal liên quan đến ông Bạc Hy Lai bắt đầu bùng lên
hồi tháng 2 khi cộng sự thân tín một thời của ông này - cựu Giám đốc
Công an Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ. Sau sự việc này, ông
Bạc Hy Lai đã bị đình chỉ khỏi một loạt chức vụ cao cấp trong đó có chức
Ủy viên của Bộ Chính trị và bị loại khỏi Ủy ban Trung ương Đảng – Cơ
quan gồm hơn 300 quan chức hàng đầu của Trung Quốc do “vi phạm kỷ luật
nghiêm trọng”.
Trước khi bị mất mọi chức vụ, ông Bạc Hy Lai từng là
một ngôi sao trên chính trường Trung Quốc. Ông này từng được dự đoán sẽ
bước vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc trong cuộc bầu cử vào
cuối năm nay. Chính vì vậy, vụ việc của ông Bạc Hy Lai đã gây chấn động
chính trường Trung Quốc với rất nhiều tin đồn cho rằng, đây thực sự là
một cuộc đấu đá giành giật quyền lực trong nội bộ chính quyền và Đảng
Cộng sản Trung Quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét