CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Tần Thủy Hoàng từng gặp người ngoài hành tinh?

Cảnh giác Phát hiện 32 ứng dụng (mã nguồn) Android độc hại

Cách đây hơn 200 năm, một trong những văn bản cổ xưa nhất nói đến người ngoài hành tinh phải kể đến cuốn “Thập Di ký” của Trung Quốc. Trong cuốn sách này có nhắc tới một chi tiết khá quan trọng về lần tiếp xúc gặp gỡ giữa người ngoài hành tinh và Tần Thủy Hoàng.


Vạn lý trường thành do người ngoài hành tinh xây dựng? 

Hitler và... quái vật ngoài hành tinh đang ở Nam Cực?

Cảnh giác Phát hiện 32 ứng dụng (mã nguồn) Android độc hại


(VTC News) - Hồ nước ngầm 20 triệu năm tuổi ở Nam Cực đã được khoan thăm dò và thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học, môi trường và cả giới sử học.Các nhà khoa học đã phải làm việc vất vả trong suốt 30 năm để có thể khoan thủng được lớp băng dày 3.7km trong nhiệt độ -80 độ C. Tuy nhiên công việc này sẽ đem lại giá trị thực sự vô cùng lớn nếu chỉ cần con người khám phá được một nửa những bí mật nó chứa đựng.

Hitler và... quái vật ngoài hành tinh đang ở Nam Cực?
Đội thám hiểm Nam Cực của Nga đã chạm đến mặt hồ Vostok sau hơn 30 năm làm việc. 

Bí mật Chiến tranh thế giới thứ 2: Cuộc gặp bí mật giữa Hitle và người ngoài hành tinh

Cảnh giác Phát hiện 32 ứng dụng (mã nguồn) Android độc hại
2 Votes
Có hàng ngàn người đã chiến đấu và hi sinh trong các cuộc thế chiến, những người đó không bao giờ thực sự hiểu rằng họ chiến đấu và chết cho cái gì. Những mục đích thật sự từ Thế chiến thứ hai đã được giấu kín trong kho lưu trữ bí mật bởi vì nó quá khó tin đối với chúng ta. Hầu hết các nhà sử học đã ghi lại những gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh toàn cầu không bao giờ tiết lộ hầu hết những gì đã thực sự xảy ra.


Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Bí ẩn “thần dược” Minh Mạng thang - Kỳ 3: Minh Mạng thang là “Viagra”?

Từ lập luận vua Minh Mạng có tới hàng trăm bà vợ và 142 người con mà người ta suy diễn rằng để có được “bản lĩnh” ấy nhà vua đã dùng Minh Mạng thang. Vậy Minh Mạng thang là bổ dược hay dâm dược?
Lý giải bí quyết của vua Minh Mạng
Trong một lần bàn luận về công dụng của Minh Mạng thang, nhà báo Nguyễn Thế Thịnh cho rằng thực ra trên đời dù có phương thuốc “thần dược” ấy đi chăng nữa thì hiệu quả của “bản lĩnh đàn ông” có được phải nhờ vào sự tổng hòa của nhiều yếu tố gồm dinh dưỡng, sức khỏe (trong đó đã bao hàm thuốc thang), môi trường… và đặc biệt là “đối tác”. Một người dù đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường nhưng đối tác không hấp dẫn, mới lạ thì khả năng “đàn ông” cũng không thể như vua Minh Mạng. Bí quyết của vấn đề nằm ở từ “lạ”.
 
Giới thiệu rượu Minh Mạng thang với du khách - Ảnh: B.N.L 
Vua Minh Mạng sinh được 142 người con, nhưng nếu chừng ấy người con chỉ với một vài bà vợ thì đó mới là điều lạ cần nghiên cứu. Còn đây, ông ta có tới hàng trăm bà vợ (toàn là người đẹp được tuyển chọn, thậm chí có người lần đầu gặp mặt), trong số đó, không ít bà chỉ qua đêm một lần. Như vậy, rõ ràng, “đối tác” của vua Minh Mạng luôn luôn mới lạ. “Chỉ cần một yếu tố này thôi, cũng đủ để nhà vua “giong tay phát biểu” rồi” - anh Thịnh nói. Cách lý giải này dù mang tính hài hước nhiều hơn, nhưng đã được rất nhiều người có mặt trong cuộc bàn luận đồng tình.
Như các bài trước đã nói, căn cứ vào các tài liệu lịch sử cũng như quần áo mà vua Minh Mạng đã mặc còn lưu lại, cho thấy nhà vua là người vạm vỡ, mạnh khỏe, trong đời ông rất ít bệnh chỉ ngoài vài lần ốm vặt. Với một người đàn ông có thể lực tốt như vậy kèm thêm “đối tác” luôn luôn mới lạ, trẻ đẹp thì khả năng “đàn ông” của ông cao cũng là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận công dụng của thuốc trong vấn đề tình dục. Với những trường hợp như vua Minh Mạng, thuốc không phải là yếu tố cốt lõi để giải quyết vấn đề, mà chỉ là yếu tố có tác dụng phục hồi sức khỏe sau một quá trình bị “mất sức” mà thôi. Đó là cách lý giải của những người “ngoại đạo”, còn những nhà chuyên môn trong y học Đông phương thì giải thích ra sao?
 
Một toa Minh Mạng đại bổ thang của nhà thuốc tư nhân Tôn Thất Thống (Huế) bán trên thị trường - Ảnh: B.N.L
Là bổ dược chứ không phải dâm dược
Theo lương y Thích Tuệ Tâm, người xưa lập phương thuốc phải tùy vào bệnh cảnh của từng người, gọi là “đối chứng, lập phương”. Không phải có một công thức cố định để áp dụng cho tất cả mọi người. Bài thuốc Minh Mạng thang gồm 22 vị (có nơi còn bổ sung thêm 3 vị nữa là cao hổ cốt, cao ly tử, hồng cúc), trong đó nhóm bổ khí có bạch truật, phục linh, cam thảo, đại táo…; nhóm bổ huyết có dương quy, bạch thược, xuyên khung…; nhóm bổ âm có sa sâm, câu ký tử, thục địa…; nhóm bổ dương có: nhục quế, đỗ trọng…; nhóm trừ phong thấp có mộc qua, tục đoạn, phòng phong, tàn giao, độc hoạt, thương truật…; nhóm mạnh gân cốt có đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, mộc qua…; nhóm hành huyết có đào nhân, xuyên khung, đương quy…; nhóm hành khí có tàn bì…; nhóm kích thích tiêu hóa có đại hồi, bạch truật, trần bì, phục linh, cam thảo, đại táo… Như vậy, bài thuốc này bao gồm các vị thuốc có tác dụng bổ khí huyết, bổ âm, bổ dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, hành khí, hành huyết và kích thích tiêu hóa. Bài thuốc này cả nam và nữ đều dùng được.
“Tuy vậy, tùy từng trường hợp mà có thể gia giảm khác nhau (ví dụ mùa đông thì tăng thêm các vị nóng; người yếu thận thì phải tăng thêm các vị bổ thận; người không yếu thận nhưng bị phong thấp thì giảm bổ thận, tăng vị chống nhức mỏi...), nên muốn sử dụng hiệu quả thì phải tìm đến thầy thuốc bắt mạch kê đơn. Còn uống rượu sản xuất đại trà, hoặc tự mua về ngâm rượu uống thì hầu như không có tác dụng, thậm chí còn bị tác dụng ngược...”, vị lương y nhận định.
Lương y Thích Tuệ Tâm khẳng định: “Minh Mạng thang không phải là “dâm dược” (thuốc kích dục như khái niệm tây y - PV) mà là một bài thuốc bồi bổ nguyên khí, bổ thận tráng dương rất tốt cho sức khỏe, dù trẻ hay già, có bệnh hay không có bệnh”.
Đồng quan điểm này, bác sĩ, lương y Đoàn Văn Quýnh (giảng viên Trường đại học Y Dược Huế) cho rằng theo y học phương Đông, con người là một chỉnh thể bất khả phân, sức khỏe là sự điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, trên thông với trời, dưới thông với đất, chứ không phải kích thích riêng lẻ từng bộ phận, từng cơ quan như quan niệm của y học phương Tây. Theo đó, Minh Mạng thang là một loại thuốc bổ chứ không phải là thang thuốc dâm dược mà nhiều tác giả trước đây đã vô tình hay cố ý đề cập làm cho nhiều người hiểu sai lệch.
Trong khi đó, bác sĩ Lê Văn Lân, trong bài Nhận định về công hiệu của Minh Mạng thang, cũng cho rằng: “Y dược Á Đông theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành và được chế biến từ những nguyên liệu thiên nhiên mà hiện nay chưa có một sự phân chất thí nghiệm quy mô. Dược liệu Trung y qua hơn 5.000 năm lịch sử từng chứng tỏ công hiệu trên nhiều phương diện. Ví dụ như Nhung hươu non chứa nhiều kích thích tố, dùng trích tinh để thí nghiệm trên chuột thì thấy chuột tăng cường về sinh lý rõ ràng. Nhục thung dung là một loại nấm chứa nhiều mangan thường có trong nhiều thuốc kích dục. Thành ra không phải y dược Á Đông không có hiệu nghiệm, nhưng hiệu nghiệm này còn rất ẩn, hầu như có tính chất huyền thoại, phải theo kinh nghiệm lâu đời của người xưa mà dùng lâu ngày mới thấy. Một yếu tố đáng kể là thể tạng của từng bệnh nhân đã đáp ứng ra sao với sự trị liệu nên thuốc dùng cho người này thì tốt mà dùng cho kẻ khác thì không”.
Bùi Ngọc Long

Bí ẩn “thần dược” Minh Mạng thang - Kỳ 2: Những bài thuốc lưu truyền trong dân gian

Bí ẩn “thần dược” Minh Mạng thang - Kỳ 3: Minh Mạn...
Sau bài viết của tác giả Phan Thuận An, các lương y trong và ngoài nước liên tục phát hiện và công bố thêm nhiều dị bản Minh Mạng thang lưu truyền trong dân gian.
Nhiều dị bản
Theo lương y Phan Tấn Tô, sau bài viết của nhà nghiên cứu Phan Thuận An, liên tục trên các báo và tạp chí y học dân tộc, các lương y ở Huế đã công bố phát hiện thêm nhiều bài thuốc Nhất dạ lục giao, Nhất dạ ngũ giao, Lục giao tam dựng...
Báo Thừa Thiên-Huế số Tết năm 1993 có bài viết Nói thêm về toa thuốc bổ của vua Minh Mạng của tác giả lương y Thích Tuệ Tâm, phụ trách Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế (trước đây ở địa chỉ 100 Bạch Đằng, nay ở chùa Liên Hoa, đường Lê Quý Đôn, TP.Huế). Bài viết nêu một số phân tích từ thực tiễn cắt thuốc cho bệnh nhân và đưa ra kết luận: thực ra đây là bài thuốc không chỉ dành cho các bậc vua chúa mà bất cứ ai có bệnh đều dùng được, cả nam lẫn nữ. Tuy vậy, theo từng thể bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp. Bài viết cũng phân tích công dụng của thuốc với các loại đối tượng khác nhau. Theo lương y Thích Tuệ Tâm, toa thuốc của vua Minh Mạng có hai bài là Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử, thích hợp cho lứa tuổi từ 30 đến 40 và bài Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử thích hợp cho người từ 40 tuổi trở lên. Kèm theo bài báo, lương y Thích Tuệ Tâm cũng đã công bố một bài thuốc Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử, với 20 vị.
Sau đó, cuốn Nguyễn Triều cố sự huyền thoại về danh lam xứ Huế của tác giả Bửu Kế (NXB Đà Nẵng tái bản năm 1996) phần phụ lục có đăng hai bài thuốc Minh Mạng thang, ghi là của lương y Thích Tuệ Tâm, trong đó một bài là Nhất dạ ngũ giao (20 vị) và Nhất dạ lục giao (24 vị).  Năm 1997, trong cuốn Sổ tay Võ thuật phần Sức khỏe cho mọi người cũng công bố một bài thuốc gọi là Minh Mạng thang với 25 vị, do Nguyễn Thị Thanh Xuân sưu tầm.
Ngoài ra, các lương y còn sưu tầm thêm được 2 phái thuốc gọi là Phái thuốc bổ của vua Minh Mạng, tại nhà ông Nghi ở đường Đào Duy Từ (TP.Huế), nguyên là cán bộ Tòa án tỉnh Thừa Thiên chế độ cũ. Theo gia đình ông Nghi, hai phái thuốc này do gia đình quan Ngự y triều Nguyễn là Lê Quốc Chước cung cấp (đã dịch ra quốc ngữ). Theo đó, 2 phái thuốc gồm phái chính (13 vị) và phái phụ (18 vị), có ghi chú công dụng: thuốc này bổ thận, tráng dương, cường lực, sung khí huyết, đen râu tóc, do quan Ngự y Lê Quốc Chước dâng vua Minh Mạng sau ngày lễ đăng quang. Tuy nhiên, theo ông Phan Tấn Tô, trong Mục lục Châu bản triều Nguyễn chưa thấy tên của quan Ngự y Lê Quốc Chước nên chưa thể kiểm chứng chắc chắn.
 
Toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử của gia đình quan Ngự y Phạm Đạt, ảnh chụp từ tài liệu của lương y Phan Tấn Tô - Ảnh: B.N.L
 
Một trong những bài Minh Mạng thang chép tay bằng chữ Hán - Ảnh: B.N.L
Trong quá trình sưu tầm, các lương y còn tìm thấy ở gia đình hậu duệ của lương y Đoàn Cảnh (làng Khuôn Phò, xã Quảng Phước, H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) một bài thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, với 19 vị. Đông y sĩ Đoàn Cảnh vừa là Chánh tổng vừa là thầy thuốc nổi tiếng tại làng Khuôn Phò. Trước năm 1940, lương y Đoàn Cảnh từng mở trường dạy nghề thuốc bắc tại địa phương và ông Nguyễn Sinh Khiêm, anh của Bác Hồ, đã nhiều lần vào ở lại nhà này. Cháu nội của lương y Đoàn Cảnh là đông y sĩ Đoàn Ngọc Phách (1910-1983), một danh y tại Huế, từng làm Tổng thư ký Hội Y dược Việt Nam Trung Việt (1950-1958). Từ bài thuốc của gia đình họ Đoàn, đạo sĩ Thích Thiên Đăng cũng có bài thuốc Trường Sinh. Theo đó, bài thuốc Trường Sinh hơi khác do có thêm hai vị là Khương hoạt và Ngưu tất, đồng thời bỏ bớt Đỗ trọng của bài thuốc họ Đoàn.
Trong tập thức ăn chữa bệnh của người Trung Hoa (NXB Trẻ ấn hành năm 1995), lương y Lương Tú Vân và cộng sự cũng đã công bố 2 bài Tráng dương lục giao thang (23 vị) và Yêu cốt thống dược tửu (12 vị), với ghi chú do các Ngự y triều Nguyễn chế cho vua Minh Mạng dùng.
Lưu truyền trong gia đình quan lại
Đáng chú ý nhất là bài thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử của gia đình quan Ngự y Phạm Đạt, có tới 36 vị. Cụ Phạm Đạt là quan Ngự y cuối cùng của triều Nguyễn. Bài thuốc có trong tập Dược phẩm vựng yếu của Hải Thượng Lãn Ông, được cụ Phạm Đạt cho ông Vĩnh Thiều, được ông Vĩnh Cao giao lại cho lương y Lê Quý Ngưu.
Năm 1996, tiến sĩ Võ Quang Yến thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) cũng sưu tầm được bài thuốc bổ Minh Mạng, với 25 vị, nguyên văn chữ Hán, riêng phần hướng dẫn pha chế bằng tiếng Việt và công bố trên tạp chí Tiếng Sông Hương, ở Mỹ.
Ngoài ra, tại gia đình ông Phạm Kim Âu (nguyên giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế) cũng lưu giữ bài thuốc Ngũ giao tam dựng (25 vị). Theo gia đình ông Âu, bài thuốc này do thân sinh của ông chép lại ở một gia đình ngự y, lưu giữ để dùng trong gia đình; Gia đình cụ cử nhân Phan Ngọc Hoàng (người đỗ cử nhân cuối cùng của triều Nguyễn) ở đường Huỳnh Thúc Kháng (TP.Huế) cũng lưu giữ bài thuốc Lục giao tam dựng (23 vị); Gia đình ông Nguyễn Khoa Thông, thuộc dòng họ danh gia thế tộc nhiều đời (ở Vỹ Dạ, TP.Huế) cũng lưu giữ bài Ngũ giao tam dựng; Gia đình cụ Trần Thước (trước đây làm Đốc học, là một trong những người biên soạn lại Mục lục Châu bản triều Nguyễn) thuộc dòng dõi của Quan phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, cũng lưu giữ bài thuốc Minh mạng dược tửu với 15 vị. Bài thuốc nằm trong tập bản thảo chưa xuất bản Hư tự huyết giải của cụ Trần Thước, được gia đình lưu giữ.
Cho tới nay, theo lương y Phan Tấn Tô, đã có ít nhất là 25 dị bản Minh Mạng thang khác nhau được sưu tầm, phát hiện và công bố.
Bùi Ngọc Long

Bí ẩn “thần dược” Minh Mạng thang - Kỳ 1



Lâu nay, dân gian vẫn truyền tụng về toa thuốc bổ có khả năng tăng cường sinh lực với những cái tên vô cùng hấp dẫn như Nhất dạ lục giao hay Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, cũng có nơi gọi Lục giao tam dựng và cho rằng đó là toa thuốc mà vua Minh Mạng đã dùng. Nhưng toa thuốc Minh Mạng thang thần bí này xuất phát từ đâu, trong hàng chục toa đang lưu truyền toa nào là gốc, công dụng thực của nó ra sao?
Từ những toa thuốc được công bố
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, từ trước năm 1975, trên một số báo chí, sách đông y và y học dân tộc ở  miền Nam đã xuất hiện các công bố về toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử. Nhật báo Sống (Sài Gòn) số ra ngày 27.4.1968 đã đăng một toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử với 25 vị thuốc bắc.
Đến năm 1987, lương y Lê Văn Sơn, với sự trợ giúp của lương y Bùi Văn Nông, thuộc Tổ chẩn trị y học dân tộc - Trạm y tế Tân Đông Hiệp và Tân Bình (Thuận An - Sông Bé) đã xuất bản ấn phẩm (lưu hành nội bộ) Những phương thuốc bổtrường xuân, trích dịch từ sách Vạn bệnh hồi xuân. Trong ấn phẩm này có giới thiệu một bài thuốc với tiêu đề Toa rượu bổ của vua Minh Mạng dùng. Theo đó, bài thuốc gồm 22 vị, có hướng dẫn cách ngâm rượu và cách dùng cũng như mô tả 6 công dụng đặc biệt: đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, bồi bổ thần kinh; ngăn ngừa bệnh tật, trị khỏi đau lưng, nhức mỏi và bồi bổ cho sản phụ; người liệt dương (uống từ 1 - 2 tháng có thể có con); người khản tiếng, nói không to, uống thuốc nói được to tiếng; thận yếu lâu, bán thân bất toại, đi đứng không được, uống thuốc rượu này rất tốt; người gần chết, uống vào có thể sống lại 3 ngày nữa; già lão 60 tuổi, uống vào tăng tuổi thọ rất nhiều, đêm ngủ không mộng mị, không bị táo bón.
 
Vua Minh Mạng (tranh tư liệu) 
Tuy ghi là toa rượu bổ của vua Minh Mạng, nhưng các tài liệu trên hoàn toàn không hề trích dẫn nguồn gốc bài thuốc, có liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn hay không.
Từ những bài thuốc được công bố này, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã đối chiếu với các tư liệu lịch sử ghi chép về vua Minh Mạng để thực hiện bài viết Toa thuốc bổ Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử của vua Minh Mạng đăng trên tạp chí Sông Hương số xuân Tân Mùi (1991).
Nhà vua “quá khỏe”
Theo tác giả Phan Thuận An, trong số 13 đời vua nhà Nguyễn thì chỉ có 2 vị vua tỏ ra quan tâm nhiều nhất đến tổ chức, hoạt động và hiệu quả của Thái y viện, đó là vua Minh Mạng (trị vì từ 1820 - 1840) và vua Tự Đức (trị vì 1847-1883). Hai vua đều có lý do khác nhau, trong đó vua Tự Đức quan tâm vì thể chất đau yếu bẩm sinh, tai biến của bệnh đậu mùa biến chứng dẫn đến “bất lực”, rất muốn có con để truyền ngôi.

Rượu Minh Mạng thương phẩm được sản xuất đại trà hiện nay - Ảnh: B.N.L
Còn vua Minh Mạng thì lại khác. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả (NXB Thuận Hóa, 1995), nhà vua chính thức có 43 phi, tần. Tuy vậy, cho đến nay, chưa ai biết vua Minh Mạng có bao nhiêu cung nữ, vì sử sách không ghi rõ. Bộ Minh Mạng chính yếu của Quốc Sử quán triều Nguyễn chỉ tiết lộ, vào tháng giêng năm Minh Mạng thứ 6 (tháng 2.1825) trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua thấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo khanh là ông Hoàng Quýnh rằng: “Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ xem vì đâu mà thế, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, có lẽ trong thâm cung, cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên vậy ư? Nay bớt đi, cho ra một trăm người, ngõ hầu có thể trừ thiên tai vậy”. Con số bớt đi mà đã tới 100 cung nữ, vậy số còn lại trong cung chắc hẳn phải là vài trăm trở lên.
Trong cuốn Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn do Nguyễn Viết Kế sưu soạn (NXB Đà Nẵng, 1996) viết: “Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ: một bà vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt.  Mỗi đêm, vua cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau này”.
Từ những so sánh ấy mà người ta đã suy diễn ra rằng “nhà vua cần tăng lực để thỏa mãn thú vui xác thịt với hàng trăm bà vợ trong cung”.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, tương truyền một số lương y hiện nay ở Huế có nghe các vị ngự y tiền bối kể lại rằng vua Minh Mạng đã xài phí sức lực vào việc giới tính từ rất sớm, ngay từ thời còn là hoàng tử. Một thời gian trước khi lên ngôi (năm 1820, vua 29 tuổi), ông đã rất yếu về đường sinh dục. Cho nên sau khi đăng quang, vua đã ra lệnh cho các quan ngự y phải cố gắng giúp mình lấy lại sức khỏe. Do đó, các ngự y đã “đối chứng lập phương” làm ra thang thuốc bổ ngâm rượu để nhà vua dùng hằng ngày và thang thuốc này rất hiệu nghiệm. Và hiệu nghiệm đầu tiên rất cụ thể đó là về mặt sinh lý, nhà vua đã sinh được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Hiệu nghiệm thứ hai đó là về mặt tinh thần, trí tuệ. Lịch sử cho thấy 20 năm trị vì, vua Minh Mạng đã làm được rất nhiều việc tốt đẹp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực hành chánh, kinh tế, văn hóa, xã hội... Có thể nói thời Minh Mạng là đỉnh cao của vương triều Nguyễn.
Vì công hiệu của toa thuốc mà nhà vua đã dùng ấy, các quan lớn trong triều đã “phạm thượng” bí mật sao chép mang về để dùng, rồi sau đó lan truyền trong dân gian.
Thêm một cứ liệu nữa khiến người ta quy kết những toa thuốc có tên Nhất dạ lục giao là toa thuốc của vua Minh mạng, bởi vì tương truyền, chính vua Minh Mạng đã từng có thơ nhắc đến việc Nhất dạ lục giao tam hữu dựng (một đêm 6 lần giao hợp, 3 lần có con). Câu thơ này được tác giả Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền văn phòng Đổng lý thời vua Bảo Đại chép trong sách Kể chuyện vua quan triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa xuất bản năm 1990).
Từ câu thơ này mà nhiều người cho rằng chính những bài thuốc lưu truyền trong dân gian với tên gọi như: Nhất dạ lục giao, Nhất dạ ngũ giao, Lục giao tam dựng, Ngũ giao tam dựng... là toa thuốc của vua Minh Mạng dùng.
Bùi Ngọc Long






Vua Minh Mạng một đêm "ân ái" 6 phi tần?

Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có một "thể chất tiên thiên", các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng, trong đó nổi tiếng là: nhất dạ ngũ giao và nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.

Và đến tận bây giờ, trong dân gian vẫn đi tìm, nghiên cứu, siêu tầm những công thức bài thuốc ấy để được tận hưởng những cảm giác mà ông vua này đã thưởng qua.


 
Vị vua nhiều cái nhất
 
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25/5/1791 đến 20/1/1825), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Minh Mạng là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Đinh thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.

Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra.

Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Nhưng vua Minh Mạng còn rất mạnh mẽ, phong phú trong đời sống thường nhật, có lẽ vua Minh Mạng là người được hưởng nhiều vui thú nhất trong các vua Nguyễn ở chốn phòng the. Số phi tần nhiều vô kể, đến nỗi ngày nay nhiều người còn kể về chuyện phòng the phong phú của ông vua này.

Những bài “xuân dược” qua sách vở
 
Đến nay những bài thuốc này đã thất truyền. Những tài liệu và sử còn ghi lại 2 bài thuốc trên có thành phần và cách uống kèm theo như sau: Nhất dạ ngũ giao - Thành phần: Nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích hoàng kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.

Cách ngâm: đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vào chậu, trộn đều, đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.

Khoa học đã chứng minh, tinh trùng phải mất nhiều tuần lễ để “trưởng thành”... Ngay cả những cặp đôi có bộ phận sinh sản khỏe mạnh, quan hệ tình dục thoải mái thì khả năng mang thai cũng chỉ chiếm 25%. Điều đó cho thấy việc có thai cũng không phải quá dễ dàng.

Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử gồm những thành phần: thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.

Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vào keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp.

Căn cứ theo đó các nhà y học hiện đại cũng như y học cổ truyền cho rằng, không phải nhờ 2 bài thuốc này mà hoàng đế Minh Mạng có sức lực phi thường để một đêm có thể ân ái tới 6 cung phi và kết quả sinh được 5 hoàng tử, công chúa đấy chỉ là câu chuyện thêu dệt.

Theo các nghiên cứu khoa học cũng như tinh dược của các vị thuốc trong 2 bài thuốc nhất dạ ngũ giao và nhất dạ lục giao sinh ngũ tử chỉ là những vị thuốc bổ có tác dụng làm ăn ngon, ngủ yên, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dươngmà thôi.

"Xuân dược" có thật hay không?

Qua đó cho thấy, thang thuốc nhất dạ lục giao sinh ngũ tử chỉ là câu chuyện thêu dệt. Một số người vì sinh lý yếu hoặc hiếm muộn đã đi tìm và uống thang thuốc này với mong muốn cải thiện tình hình. Xin đừng vội vã, trước khi uống hãy tham khảo thầy thuốc.

Chữa bệnh cho nam giới, bổ thận tráng dương không phải để sinh hoạt được nhiều. Bổ thận tráng dương là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt tình dục là vấn đề nhỏ nằm trong đó, nhưng không phải ai bổ thận tráng dương cũng đều có sinh hoạt tình dục khỏe. Các vị thuốc muốn bổ thận tráng dương phải phối hợp với nhau. Ngoài ra bổ thận thì phải kèm theo có bổ gan, bổ tim hay không? Vì tâm là chủ huyết, thận sinh ra khí huyết.

Dù là bài thuốc nổi tiếng, nhưng khi dùng nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc, đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết, người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế thuốc cho phù hợp.

Trên thực tế, không hiếm người vì lạm dùng hoặc dùng nhầm loại dược tửu không phù hợp đã bị các bệnh lý như: tăng huyết áp, tai biến mạch não, mụn nhọt, dị ứng, viêm cầu thận cấp đái ra máu thậm chí ngộ độc nặng và tử vong. Có không ít người khỏe mạnh nhưng dùng loại thuốc bồi bổ không phù hợp hoặc thái quá đã trở thành người có bệnh. Hãy thận trọng khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ.

Nên nhớ rằng thuốc, rượu bổ luôn luôn là con dao hai lưỡi: Theo sử sách, vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khỏe hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy, vua Minh Mạng có một thể chất tiên thiên - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.

Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể chiều đến 5 - 6 cung tần. Ông để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Như vậy, đến nay trên thị trường có nhiều loại thuốc được gọi là bí quyết xuân dược của vua Minh Mạng, kể cả rượu, thuốc Nam nhưng trên thực tế chưa ai biết thực hư thế nào, vẫn chỉ là lời đồn đoán, thêu dệt.


Thành Văn

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Vua Minh Mạng dùng thần dược gì để "chiều" 6 cung tần/đêm?



Nhiều quý ông nghĩ rằng dùng Minh Mạng thang sẽ bổ thận, tráng dương nên đã quá lạm dụng và có những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Nhắc đến vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn thì hầu như mọi người đều biết đến là một vị vua năng động và quyết đoán. Vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khỏe hơn người. Vua hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt.
Nhà vua có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể “chiều” đến 5 - 6 cung tần. Trong đó có thể 3 bà sẽ mang thai. Ông để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.


Ảnh minh họa
Để bổ trợ sinh lực cho nhà vua, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng. Bài thuốc có tên là Minh Mạng thang, gồm hai toa thuốc: Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.
Sau này, nhiều người đã áp dụng hai bài thuốc này với mong muốn có thể "lâm trận" như vua Minh Mạng, và có thể "chiều" vợ không biết mệt. Nhưng thực chất chúng ta phải hiểu rằng vua Minh Mạng là người có thực lực tình dục bẩm sinh, hứng thú ân ái và có sức lực phi thường. Minh Mạng thang chỉ tác dụng trợ lực chứ không phải đóng vai trò quyết định.
Cái gì dù bổ cũng phải dùng có liều lượng không nên quá lạm dụng. Nhiều người do sử dụng quá đà Minh Mạng thang mà đã gây họa vào thân. Vì lạm dùng hoặc dùng nhầm loại dược tửu không phù hợp đã bị các bệnh lý như: tăng huyết áp, tai biến mạch não, mụn nhọt, dị ứng, viêm cầu thận cấp đái ra máu thậm chí ngộ độc nặng và tử vong. Có không ít người khỏe mạnh nhưng dùng loại thuốc bồi bổ không phù hợp hoặc thái quá đã trở thành người có bệnh.
Kể cả Minh Mạng thang bạn hãy coi đó là vị thuốc trợ lực, chứ đừng đặt quá nhiều hy vọng vào nó để mong cải thiện đời sống tình dục. Nếu Hoàng đế Minh Mạng có bài thuốc thần diệu như vậy thì tại sao Vua Tự Đức (cháu nội vua Minh Mạng) lại không áp dụng được mà vẫn bị bất lực, không con dù có hơn 300 người vợ. Chuyện tình dục và khả năng "lâm trận" lại phụ thuộc vào thể lực của từng người. Hãy ăn uống và thể dục điều độ để có sức khỏe tốt.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Việt Nam sẽ thắng mọi kẻ thù

Khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành 




Thượng tướng, viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu nói nghệ thuật quân sự Việt Nam là thế trận lòng dân mà không nước nào có được.

PV phỏng vấn Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhân đợt kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2013.
"Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ"
"Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ"
Tướng Hiệu nói: Nhìn lại 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ.
Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo.
Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Thưa Thượng tướng, những điều chúng ta đạt được ngày nay đã xứng tầm với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước?
Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nhưng cũng chưa thật sự đạt được mong muốn của nhân dân đối với sự hy sinh của hàng triệu người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc trong các cuộc kháng chiến.
Chúng ta tự hào đã có những bước tiến rõ rệt về kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, xóa đói giảm nghèo v.v…
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có những quyết sách và bước đi đột phá tốt hơn, thì bước tiến của Việt Nam sẽ vững vàng hơn, nhanh hơn nữa.
Hiện tại, chúng ta vẫn còn gặp một số vấn đề như tham nhũng, lãng phí khiến nền kinh tế bị trì trệ. Tôi nghĩ nếu không có biện pháp mạnh mẽ, thì không chỉ trong năm 2013 mà thậm chí sang năm 2014 nền kinh tế chúng ta vẫn khó khăn.
Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều nơi rất nghèo, những cái làm được mới chỉ thể hiện ở các thị xã, trung tâm thành phố và một số trọng điểm.
Về chủ quyền biển đảo, chúng ta làm khá tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng sự đầu tư tiền của lại chưa thực sự ngang tầm.
- Nghĩa là một số chương trình hỗ trợ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả?
Đúng vậy. Tôi nói ví dụ như chuyện đầu tư cho nhân dân đánh cá xa bờ, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần có chiến lược biển và sự đầu tư đúng mức cho biển đảo để nhân dân thực sự làm chủ trên biển. Cần có phương tiện hiện đại để đánh bắt, chế biến ngay trên biển rồi sau đó xuất khẩu, buôn bán hải sản…
Tôi nghĩ phải nghiên cứu ngay và có thể liên doanh với các tổ chức khai thác hải sản nước ngoài trong đánh bắt hải sản để ngư dân bám biển tốt hơn.
Người ta có điều kiện sở hữu tàu lớn, công nghệ chế biến tốt nên ngư dân không phải đưa cá về đất liền.
Mỗi chuyến ra biển, thậm chí ngư dân có thể nửa năm sau mới cần phải quay lại bờ.
Như thế thì mỗi ngư dân thực sự là một người lính, chung sức với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển và chiến sỹ trên các đảo thành tổ hợp hoàn chỉnh gìn giữ chủ quyền biển đảo.
Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu: "Việt Nam sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược"
Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu: "Việt Nam sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược"
- Vậy nguyên nhân từ đâu khiến những bước tiến của chúng ta chưa đủ nhanh, đủ mạnh, thưa ông?
Vấn đề là chiến lược của chúng ta đã có, phải khẳng định rằng đường lối, chủ trương của Việt Nam rất tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khâu thực hiện chưa có sự đột phá.
Tôi ví dụ như việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần làm điểm. Chẳng hạn có thể cho một số tỉnh như Quảng Ngãi, Khánh Hòa làm liên doanh với nước ngoài trong việc đánh bắt xa bờ. Sau khi thành công, chúng ta sẽ nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác.
Trước kia, chúng tôi đánh giặc cũng vậy, đánh rút kinh nghiệm từng lọai hình chiến thuật từ thấp đến cao rồi mới đánh tập trung tiêu diệt lớn.
Năm 1975, thế của chúng ta chưa mạnh hơn địch, nên phải chọn điểm yếu là Ban Mê Thuột để mở màn chiến dịch, tạo hiệu ứng khiến cả miền Nam rung chuyển rồi từ đó tấn công trên khắp chiến trường và mở chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước.
Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu trả lời phỏng vấn
Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu trả lời phỏng vấn
- Nhìn lại tương quan lực lượng giữa Việt Nam và các quốc gia khác, Thượng tướng đánh giá thế nào về tiềm lực quân sự Việt Nam?
Xét về lực lượng và vũ khí, xưa nay trong các cuộc chiến tranh, địch luôn có ưu thế về lực lượng, vũ khí nhưng chưa bao giờ thắng được trước dân tộc Việt Nam quật cường.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong chặng đường đấu tranh, giải phóng dân tộc, Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam luôn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng trận địa trong lòng dân, chọn thời điểm, thời cơ để đánh vào điểm yếu của địch.
Có thể nói Việt Nam đánh địch bằng “mưu kế, thế trận” và sẽ thắng địch bằng thế thời. Trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta biết tập trung sức mạnh, lực lượng lớn mạnh hơn địch, bao vây tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, dẫn tới thực dân Pháp thất bại và ngồi vào bàn đám phán ở Paris, chấm dứt chiến tranh.
Khi chúng ta đánh Mỹ cũng vậy. Trang bị của chúng ta không mạnh bằng quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn nhưng chúng ta chọn thời cơ và có nghệ thuật, cách đánh táo bạo, quyết đoán và hợp lý.
Năm 1968, ta đánh vào đầu não địch giữa lúc chúng đang rất mạnh, đánh đúng đầu não địch khiến chiến trường rung chuyển, thay đổi cục diện chiến tranh. Năm 1971, chúng ta thực hiện chiến dịch đường 9 Nam Lào đánh bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược của địch là lính ngụy kết hợp hỏa lực Mỹ.
Tiếp theo, chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 là một mốc son lịch sử, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thắng lợi đó, càng thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo để chúng ta có điều kiện chuẩn bị trước “Không để tổ quốc bị bất ngờ trong chiến dịch Hà Nội – Điện biên phủ trên không”.
Sinh thời, Người khẳng định: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Khi đó, chúng ta tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị cho tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng ta điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975.
Nhìn chung, quân đội Việt Nam giỏi nhất là mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Khi thời cơ đến, chúng ta tập trung lực lượng đánh những trận quyết định và giành thắng lợi. Và quan trọng nhất, nghệ thuật nhất là “thế trận lòng dân” độc đáo mà thế giới có…
- Thượng tướng đánh giá thế nào về trang bị của quân đội ta?
Trang bị vũ khí là điều cần thiết cho bất cứ quân đội nước nào. Chúng ta có nghệ thuật quân sự, nhưng cũng cần vũ khí mạnh để đủ sức răn đe.
Làm tốt điều đó là chúng ta đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Điều quyết định vẫn là con người phải làm chủ được khoa học công nghệ và cải tiến cho phù hợp với điều kiện và cách đánh của ta.
Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền đất nước bao gồm chủ quyền cả trên biển, trên không, trên đất liền. Và tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có những chiến lược phù hợp để bảo vệ chủ quyền.
Việc quân đội Việt Nam tăng cường lực lượng với máy bay, tàu ngầm hiện đại là rất cần thiết để tăng sức mạnh răn đe và khả năng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
- Về vấn đề biển đảo đang tranh chấp hiện nay, xin cho biết quan điểm của ông?
Tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa là điều không có gì phải bàn cãi.
Ngay ở đất nước họ, nhiều nhà khoa học, nhà lịch sử cũng phản đối điều này và cho rằng cái gọi là “đường lưỡi bò” là hết sức phi lý và dẫm đạp lên luật pháp quốc tế.
Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga - Ảnh: Defendnews
Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga - Ảnh: Defendnews
Chúng ta sẵn sàng đàm phán song phương và đa phương để tìm ra cách giải quyết những vấn đề tồn tại trên cơ sở công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế 1982 và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Mối quan hệ Việt Nam, Trung Quốc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông gây dựng nên. Tôi cho rằng các thế hệ về sau phải biết tôn trọng, giữ đúng tinh thần của hai nhà lãnh tụ.
Hiện nay, chúng ta vẫn kiên định đường lối “độc lập, tự chủ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước, nhất là các nước láng giềng.
Trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận được phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng thân thiện / Hợp tác toàn diện/ Ổn định lâu dài / Hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt / Bạn bè tốt / Đồng chí tốt / Đối tác tốt”.
Trung Quốc là một nước lớn và thông tin đa chiều nên tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học thế giới và chính các chuyên gia Trung Quốc phân tích thấu đáo để có hướng và từng bước giải quyết trên cơ sở luật pháp Quốc tế mà họ đã cam kết.
Tôi cũng tin tưởng rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm tìm được cách giải quyết phù hợp với mong đợi của nhân dân thế giới và nhân dân 2 nước, nhất là trong tình hình như hiện nay.