CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

QUẬT MỘ TẦN THỦY HOÀNG - P.1


BÍ MẬT MỘ TẦN THỦY HOÀNG
Hồng Lĩnh Sơn
Tựa
Tần Thủy Hoàng sau khi gồm thâu lục quốc, diệt nhà Châu lên ngôi Hoàng đế, lập nên một công nghiệp chưa từng có, chưa từng thực hiện được ở các triều Đại vương, Bá tước. Đó là các thời Tam Hoàng, Ngũ Đế thời Xuân Thu thời Chiến Quốc.
Công nghiệp của người họ Triệu này đã xây dựng trên xương, nước mắt và vô số tài sản và sinh mạng của nhân dân Trung Hoa thời đó.
Tần Thủy Hoàng tên thật là Triệu Chính, lấy họ mẹ là ái thiếp của Lã Bất Vi, là Triệu Cơ. Một người đàn bà tài sắc vẹn toàn. Lã Bất Vi là cha ruột của Tần Thủy Hoàng, có tài vương tá, có chí phi thường, tuy là một lái buôn giàu có nhưng từng cầm quân và chiến thắng cường địch.
Lã Bất Vi khi biết Triệu Cơ đã có mang, bèn bầy mưu hiến kế cho Dị Nhân.
Sau này Dị Nhân lên ngôi, Triệu Cơ sinh ta Triệu Chính nối cơ nghiệp nhà Tần.
Được Lý Tư một tướng quân mưu lược, Tần Thủy Hoàng thực hiện sự thống nhất và thay đổi toàn bộ cơ chế nước Tàu. Tần Thủy Hoàng cai trị dân dưới một nền tảng pháp trị khắc nghiệt của Lý Tư, gom tất cả vũ khí và kho báu của thiên hạ về kho của nhà Tần, bắt tất cả gái đẹp của lục quốc về Hàm Dương. Xử “Thiếu” bọn tù phạm 70 vạn người về xây lăng mộ ở núi Ly Sơn và cung A Phòng chứa đựng kho tàng, chôn sống cung tần mỹ nữ và tất cả đoàn người xây lăng mộ để giữ bí mật.
- So với việc xây Vạn Lý Trường Thành thì đây là một công trình lớn trong hàng ngàn công trình khác của nhà bạo chúa nổi tiếng này.
Lúc về già, Tần Thủy Hoàng thích đạo Lão, xưng mình là “Chân Nhân” cho người ra đảo tìm tiên kiếm thuốc trường sinh bất tử. Cao vọng tột bậc, xưng hiệu là Thủy Hoàng là ông vua đầu tiên trong thiên hạ, rồi truyền ngôi cho con là Nhị Thế, Tam Thế... cho đến vạn vạn Thế...
Tuy nhiên khi Thủy Hoàng vừa tạ thế trên đường đi tuần thú, thì cái công nghiệp đó đã bắt đầu sụp đổ, một cách nhanh chóng. Một cuộc cách mạng do nông dân khởi nghĩa lạnh tụ là Trần Thắng, rồi đến Sở Bá Vương Hạng Võ, Hán Vương Lưu Bang cùng với các bậc anh tài như Phạm Tăng, Trương Lương, Tiêu Hà Phàn Khoái và Hàn Tín vân vân, nổi lên diệt bạo Tần. Khi Hạng Võ mang chư hầu về tranh công của Lưu Bang (đã vào cung điện Hàm Dương trước lên làm Tây Sở Bá Vương bèn tìm kho báu của nhà Tần, cho quật mộ Tần Thủy Hoàng.
Quật mộ Tần Thủy Hoàng là một câu chuyện kể về truyện tích ấy.
Hồi 1: Đoàn người mở đường tới lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Trải qua con đường đầu những hố sâu, vực thẳm vùng rừng núi Lư Sơn qua hồi binh lửa đã trở thành một nơi hoang vu đầy những sài lang, hổ báo, gió lạnh, rừng thiêng. Nhân dân từ lâu không ai dám bén mảng đến. Có tiếng đồn của các pháp sư bảo rằng, trên núi Tần Thủy Hoàng đã cho đặt máy bắn tên, thuốc nổ, bẫy sập và âm binh, thần núi, trấn giữ kho tàng. Kẻ nào bén mảng đến thì không toàn tính mạng trở về.
Đoàn người ngựa đã mệt, bèn ngồi tụ lại dưới chân núi, trên các gò đá lổm chổm ngăn lối đi, cỏ mọc đã khỏi đầu, vần mây xám vần vũ bao quanh đỉnh núi âm u, ghê rợn như bóng dáng của những oan hồn phưởng phất trong gió trong sương.
Hạng Thác, một viên gia tướng gủa Sở Bá Vương Hạng Võ, trưởng đoàn nói :
- Đại vương gi­ao phó cho chúng ta công việc này còn khó hơn việc tấn công đánh thành phá lũy của giặc Tần ngày trước. Tuy nhiên, chúng ta phải tìm cho được dấu vết của lăng tẩm Tần Thủy Hoàng để về báo lại cho người rõ.
Trương Triệt nói :
- Đó cũng là tại quân sư Trương Lương của Lưu Bang mà chúng ta phải khổ thân.
Lưu Giả nói :
- Trương Lương là quân sư của Lưu Bang sao lại bàn việc khai quật lăng mộ nhà Tần để lấy kho tàng cho Sở Bá Vương?
Trương Triệt nói :
- Nhà ngươi còn trẻ không biết rõ việc triều đình Sở Bá Vương vào thành Hàm Dương thấy kho tàng trống rỗng, định ban bổng lộc lương tiền cho ba quân nhưng không có nên mới gọi Lưu Bang đến hỏi han.
- Lưu Bang là kẻ thù của Sở Bá Vương?
- Phải Lưu Bang trả lời không rõ. Việc coi kho tàng là ở Trương Lương!
Lưu Giả nói :
- Sở Bá Vương lại hỏi Trương Lương?
Trương Triệt gật đầu :
- Trương Lương lúc đó là mưu sĩ, là quân sư của Lưu Bang. Tiêu Hà kia mới thật là coi sóc kho tàng, quân lương. Nhưng sở dĩ Lưu Bang chỉ Trương Lương, là do mưu họ Trương lập kế bày ra việc dưới lăng mộ có kho tàng, để Sở Bá Vương đào mộ Tần Thủy Hoàng. Tiếng ác sẽ gieo về cho Sở Bá Vương. Dân nhà Tần ở Hàm Dương sẽ thù sẽ oán Sở Bá Vương mà hướng vọng về Lưu Bang nhân nghĩa, đức độ hơn.
Hạng Thác đang ngồi lo nghĩ đến vùng núi Ly Sơn hoang vu, khó tìm ra đường đến mộ. Nghe hai tên thuộc tướng bàn đến chuyện ấy thì nạt to :
- Im đi không! Các người dám phê phán đến việc làm của Đại vương, muốn bay đầu cả lũ hay sao?
Trương Triệt nói :
- Chúng tôi đều lo cho Tây Sở Bá Vương cả đấy chứ!
Hạng Thác nói lớn :
- Ta nghe rõ các ngươi bảo Sở Bá Vương đào mộ Tần Thủy Hoàng, dân nhà Tần sẽ oán Sở Bá Vương và hướng vọng về Lưu Bang nhân nghĩa, đức độ hơn! Các ngươi sẽ bị chém đầu để răn chúng đấy.
Trương Triệt nói :
- Ở đây chỉ có Hạng tướng quân là nghe rõ, nhưng theo tôi hiểu, Hạng tướng tuy giòng dõi Hạng Võ nhưng tâm hồn rộng rãi, lòng dạ quảng đại, luôn trọng nhân nghĩa và sự thực nên mới dám nói thế!
Hạng Thác lắc đầu, ngồi trầm tư không dám nói gì nữa.
Lưu Giả nói :
- Chúng ta chẳng nghĩ đêm nay dưới chân núi, chẳng biết tìm đường nào mà lên. Bây giờ lo cơm nước đã rồi sẽ hay?
Chợt Trương Triệt đứng lên nhìn về hướng Tây nói :
- Dường như đàng khi có khói bay lên. Chắc chỗ ấy có người ở?
Trương Triệt nói :
- Chúng ta đến đó thì đoàn tùy tùng đang giữ ngựa chờ ở Vạn Hoa Cương đến đây làm sao chúng ta tìm ra chúng được.
Lưu Giả cười lớn :
- Đã tới đây thì tất tìm ra được dấu vết chúng ta. Nếu cần thì cứ cắm mũi tên vào cây cổ thụ này, chỉ hướng tới cho chúng biết mà đi tìm.
Hạng Thác, Trương Triệt và Lưu Giả vừa lần dò mang hành lý tìm đường đến nơi khói tỏa sườn non một lát sau thì một toán người thứ hai, đầy đủ khí cụ, khí giới đi đến. Họ độ mười người có cả hai cô gái, tất cả đều vận võ phục màu đỏ. Họ đến nơi ba người trước ngồi nghỉ mà dừng lại. Cô gái trạc mười chín tuổi da trắng môi hồng mắt sắc lẽm có sức khỏe và rất nhanh nhẹn. Nàng đi với người đàn bà độ ba mươi khá đẹp và gợi tình, mặc đồ hỏa đầu quân có lẽ cả hai là những chị bếp lo việc cơm nước cho đoàn thám dọ mộ vua Tần.
Rừng bụi mịt mùng, bóng cả cây già chen lối đi. Trời chưa xế trong rừng đã xuống sắc thăm thẳm và lạnh buốt xương.
Cô gái ngồi co ro trong lớp áo bông nói :
- Chị Từ Dung ơi, đêm nay mà trời buông xuống một cơn mưa nữa. Không biết trú đâu cho khỏi chết rét.
Từ Dung, người đàn bà nói :
- Trên trời có sao mọc không mưa đâu mà lo. Bây giờ chỉ lo chỗ nấu cơm đỡ đói rồi sẽ hay.
Người đàn bà lớn tuổi hơn hết, đôi mắt linh hoạt, tai rất thính nói :
- Đâu đây có tiếng suối chảy. Nhớ cho thuốc giải vào đấy. Phải cẩn thận cả, ngay từ bây giờ chung quanh ta toàn những tử khí và bẫy rập.
Minh Phụng tức là cô giá trẻ, duyên dáng nói, giọng nàng trong vắt của người con gái nước Sở :
- Bước thêm vài bước nữa chắc chắn cẳng tôi rã rượi hết. Chị em nào đi tìm nước hộ vậy.
Người đàn ông lớn tuổi lại nói :
- Thôi để lão Trần đi vậy?
Lão nói rồi xách gầu vạch cây cối đi về hướng nước chảy róc rách.
Một tay hảo hớn râu hùm hàm én quắc mắt nhìn theo nói :
- Già rồi mà còn bon chen, quyết xin đi theo đoàn cho được. Cứ để lão bị rắn nuốt cho xong.
Người đàn bà nói :
- Lão Trần là thầy thuốc rắn đấy. Lão chỉ mong có rắn để bắt mà nhậu, lấy nọc. Rắn nào nuốt được lão.
Gã hảo hớn là Thái Mạo, một dũng sĩ bên cạnh Hạng Võ, hẳn là một trong ba ngàn đệ tử của Sở Bá Vương.
Thái Mạo nhìn theo Lão Trần Trung khuất sau vòm đen cây lá nói :
- Kể ra thì lão rất siêng năng. Dường như lão có ý bên vực nhà Tần?
Từ Dung im lặng một khắc rồi nói như khỏa lấp lòng nghi kỵ của hắn :
- Nhà Tần vô đạo, lòng người đã mất, ai còn theo nữa. Mà nghe nói đi tìm mộ Tần Thủy Hoàng đã có nhiều người muốn xông lên mà phá lăng tẩm của hắn.
Thái Mạo vỗ vào bảo đao bên mình nói :
- Từ ngày vào cung điện Hàm Dương, thấy công nghiệp đồ số cùa nhà Tần thật vĩ đại, như thế bao nhiêu kho tàng quí báu của các chư hầu và lục quốc nhà Tần đều chôn vào ngôi lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng!
Triệu Việt Châu cũng là một đệ tử của Sở Bá Vương người nước Lỗ nói :
- Mạnh như là Tần mà Tây Sở Bá Vương còn đánh được thì còn ai có thể chống nổi.
Chợt có tiếng cười khanh khách của Bá Vũ ngồi gần đó, hắn ta là người nước Hàn.
Nghe tiếng cười, Triệu Việt Châu trợn mắt hỏi :
- Sao giọng cười của ngươi có vẻ khinh bạc thế!
Bá Vũ tựa vào gối huỳnh đàn như lơ đễnh nhìn lên núi Ly Sơn mịt mù nói :
- Càng đến gần núi, càng không thấy núi thật!
- Sao! Ta hỏi mà ngươi giả lơ thế.
Bá Vũ là người thân mật của Minh Phụng. Điều này khiến Triệu Việt Châu không thích. Tuy nhiên bạn đồng đội, nên hắn chưa làm chi được. Bấy giờ vào đến rừng rậm, hắn đã có ý thừa cơ hội là “thanh toán” chàng. Nhưng để chiếm cảm tình của Minh Phụng hắn chưa ra tay vội.
Bá Vũ đứng lên nói :
- Ta đến suối xem lão Trần làm gì mà lâu thế. Hay là lão đang mò cá bắt lươn gì cũng nên.
Nói rồi chàng đứng bật dậy sửa lại thanh cung cứng, bó tên tẩm độc và ngọn trường kiếm đeo bên sườn, đi về bờ suối.
- Cho tiểu muội theo với!
Bá Vũ quay lại nhìn nàng ái ngại :
- Minh Phụng hãy ở lại. Chen vào chỗ rắn rít làm gì. Đừng có đi đâu cả nguy hiểm.
Triệu Việt Châu nói :
- Để tôi đi cho, Minh Phụng ở lại với mọi người lo làm thức ăn.
Rồi Bá Vũ đi trước, Triệu Việt Châu theo sau. Muốn qua suối không thể đi đường thẳng, mà phải leo lên dốc một ngọn đồi cao, chung quanh toàn tùng bách rậm rạp.
Bá Vũ lên đến ngọn đồi thì đứng lại.
Triệu Việt Châu lướt tới, nói :
- Bá Vũ! Nhà ngươi là kẻ phản phúc!
Bá Vũ gật gù :
- Ta phản ai?
- Phản Sở Bá Vương!
Bá Vũ tái mặt vì giận :
- Ái chà! Dễ đặt điều mói trắng trợn như thế!
- Ta không muốn thấy mặt ngươi, tên tiểu nhân trong đoàn này.
Triệu Việt Châu rút bảo đao sáng rực, nói :
- Ta không muốn thấy ngươi xen vào đoàn người tìm mộ nữa.
Bá Vũ hỏi lớn :
- Vì sao? Ngươi có ý ám muội với Minh Phụng cô nương chứ gì?
Triệu Việt Châu loan đao lướt tới :
- Ta sẽ xử tội phản bội của ngươi rồi sẽ tâu với Bá vương rõ!
Bá Vũ hét lớn :
- Đồ hèn! làm chi được ta!
- Triệu Việt Châu hươi đao chém vèo qua một nhát.
- Chát! Chát!
Bá Vũ vừa cúi rạp xuống mới tránh được ngọn đao.
Chém hụt, lưỡi dao va vào đá vang lên những tiếng chát chúa.
Ngọn kiếm dài tuốt ra khỏi vỏ. Bá Vũ liền vận kình lực vào tay chém trả vào đối phương.
Triệu Việt Châu loan đao đỡ rồi tấn công ráo tiết. Họ Bá không hề sợ hãi, võ nghệ chàng rất cao cường, thanh trường kiếm lượn quanh người vù vù như gió cuốn, vừa đỡ vừa phản công lại địch thủ.
Minh Phụng chợt kêu lên với Từ Dung :
- Cô Từ Dung ơi! Nghe chưa! Có tiếng quát tháo và đao kiếm va chạm nhau trên đồi.
Từ Dung nói :
- Chúng ta là đàn bà! Mặc họ.
Minh Phụng liếc cô nàng một cái nói :
- Phải! Tuy nhiên cô chỉ nghĩ tới Lưu Giả mà thôi!
Nói rồi mỉm cười.
Từ Dung cũng khẽ cười nói :
- Lão Trần đi khá lâu mà chưa có nước. Hai người đi tìm thì đánh nhau dữ dội. Thật hôm nay là ngày đại nạn!
Minh Phụng vội quay về Thái Mạo nói :
- Làm sao bây giờ bác Thái?
Thái Mạo yên lặng :
- Ai có nghiệp thì người đó lo thân. Tôi không màng gì cả. Chết sống mặc chúng. Đây không phải là lần đầu tiên. Đã bao nhiêu lần trước mặt Sở Bá Vương chúng cũng mượn chuyện tập dợt mà định giết nhau từ lâu.
- Nhưng ở đó có nhiều người can thiệp. Còn ở đây chỉ có chúng ta mà thôi, làm sao?
Thái Mạo vuốt mồ hôi trán, nói đùa :
- Chắc là có hồn linh của Sơn thần Thổ địa kêu gọi chúng ta đấy!
Nàng Minh Phụng vén tay áo ăm xăm bỏ đi về hướng ngọn đồi.
Từ Dung thấy vậy gọi :
- Em đi đâu thế! Để chị theo với!
Nói rồi quay lại Thái Mạo nói :
- Bác Thái với các anh em trong đoàn hãy chờ ở đây, tôi lên bảo họ trở lại đã.
Minh Phụng thấy có Từ Dung theo, mừng rỡ nói :
- Cô chịu khó theo tôi, chắc là can ngăn được họ. Trên đồi họ đang giết nhau!
Từ Dung lắc đầu bực bội nói :
- Cũng vì em đấy. Hai con hổ đói thèm một con cừu non!
Minh Phụng lo lắng, không để ý đến câu nói đùa của Từ Dung, mà bảo :
- Ta đi nhanh lên cô ạ!
- Chắc là họ đánh nhau cho đã nư thôi. Không dám giết nhau đâu. Quân pháp rất nghiêm. Kẻ nào giết đồng đội kẻ ấy bị chôn sống, ta không nên lo quá vậy.
Minh Phụng nói :
- Biết đâu, họ đang cơn tức giận mà!
Thái Mạo nhìn theo họ rồi quay lại nói với các người phu :
- Chúng bây thấy không. Chẳng có việc gì hết. Chúng nó chưa tìm được mộ nhà Tần đã giết nhau. Phen này hồn thiêng của sông núi sẽ không dung tha chúng đâu!
Tư Mã Hoàng cười trêu, hắn cũng là một tên tử đệ của Hạng Võ :
- Này, lão Thái, lão rủa chúng nó, hồn thiêng của sông núi hay của vua Tần! Này lão nói rõ hơn coi nào!
- Ta bảo hồn sông núi kia mà! Đồ khốn!
Tư Mã Hoàng lại đùa thêm :
- Ta sẽ bảo với Bá Vương lòng dạ Thái Mạo như thế đấy!
Thái Mạo cười khì :
- Ngươi toàn trao “họa” cho ta. Thôi im cái mồm đi.
Tư Mã Hoàng lắc đầu :
- Ta lập công với Bá Vương, im sao được!
- Lập công! Ôi chao tốt đẹp vô cùng! Này Tây Sở Bá Vương nó giết cả nước nhà ngươi, nó chôn sống bọn quân họ Triệu đầy bộ quên rồi sao?
Tư Mã Hoàng là bạn thiết của họ Thái, chàng ta chợt im tiếng, đưa mắt nhìn lên đồi nói :
- Chúng sắp về đấy. Thôi ai lo việc nấy đi.
Thái Mạo khẽ bảo :
- Chỉ có Triệu Việt Châu và Hạng Thác thôi! Nhất là tên Triệu Việt Châu sống chết với Tây Sở Bá Vương!
Tư Mã Hoàng nói :
- Rồi có lúc nào đó, chúng cũng như nhà Tần thế thôi. Bạo tàn tham ác sẽ bị diệt vong cả.
Quả nhiên Bá Vũ vã Triệu Việt Châu từ trên đồi đi xuống.
Cả hai đag mệt nhoài. Bá Vũ bị một vết thương nơi bả vai máu tươm ướt cả đến lưng. Vừa lúc ấy lão Trần Trung xách bình nước về tới. Lão nhìn thấy, lắc đầu :
- Cứ đánh nhau mãi. Thế nào cũng có một kẻ chết, một kẻ bị chôn sống. Thôi đưa vai đây lão đặt thuốc cầm máu lại đã.
Lão cởi áo Bá Vũ, lấy vải sạch cột chặt vết thương sau khi rửa sạch máu và bó thuốc vào.
Bá Vũ nằm sấp trên mặt đất. Đêm xuống, họ gom cành khô thành một đống chà rất lớn, rồi đốt lửa lên. Khói lửa bay mù mịt, giây lát sáng cả một vùng đồi núi.
Khi thức ăn đã xong, ai nấy đều ăn uống qua loa. Tuy nhiên Bá Vũ bị thương đau đớn nên nằm yên, chỉ húp một tô cháo do Minh Phụng mang lại.
Nàng nói khẽ.
- Hiền huynh hãy cố ăn lấy sức, không ai ưa được tên Triệu Việt Châu cả.
Bá Vũ im lặng húp cháo và đưa mắt nhìn nàng.
Giây lâu, cố gượng ngồi lên, họ Bá nói :
- Em không nên thổ lộ tình cảm quá. Chúng để ý không tốt. Nhưng dẫu sao Triệu Việt Châu sẽ chết với anh.
- Bây giờ chưa tiện đâu! Làm bậy, không có đất dụng thân đâu! Em xin anh đừng vọng động. Ai nấy đều mong Lưu Ái Công, nhưng không nói ra! Bây giờ ăn uống nhiều hơn nữa, cho khỏe đã. Còn việc tìm mộ nữa kia mà.
- Chúng ta đã đến chân núi Ly Sơn khá lâu mà chưa tìm ra đường đến lăng mộ Thủy Hoàng.
- Em nghe có người trong đoàn kể, là chưa đến chân núi Ly Sơn, chúng ta chỉ mới qua Vạn Hoa Cương thôi. Núi Ly Sơn bao bọc bởi cánh rừng hơn hai mươi dặm đường nữa đấy!
- Ai mà rành rọt thế?
Minh Phụng nói :
- Lão họ Trần, dường như lão nghe ai nói mà thuật lại trong đêm qua đấy.
- Em bảo lão Trần Trung đến anh hỏi han một chút.
Minh Phụng đến gần lão họ Trần nói lớn :
- Lão Trần! Bá Vũ đau đớn vì vết thương khá sâu, lão làm ơn xem lại.
Trần Trung gật đầu, bươn bả mang túi thuốc tới, Bá Vũ ngồi quay lưng về phía lão nói :
- Vết thương đang hành, tôi nóng hâm hấp có nguy hiểm không.
Lão Trần đưa thêm một hoàn thuốc màu đỏ bằng ngón tay nói :
- Hãy uống với nước suối, sẽ mau lành.
- Này lão Trần, nghe nói chúng ta chưa đến chân núi Ly Sơn?
- Phải! Có người trong đám dân phu bảo thế! Chúng ta mới đến vùng Vạn Hoa Cưong thôi!
- Coi chừng lạc đường đến ngọn núi Ly Sơn giả và lăng mộ giả đấy!
- Hắn tên gì, ở đâu?
Trần Trung nói :
- Hắn giữ ngựa trong tốp tráng sĩ ngoài! Bọn này không thể tin được.
Bá Vũ nói :
- Chắc là chúng thích nhà Tần hơn Bá Vương?
- Chúng phần nhiều là dân nước Tần khi Hán Bái Công Lưu Bang vào nước Tần, đã ban ân huệ và tưới nước phúc đức khắp nơi, nhân dân đều mến mộ. Nên ngày nay chúng lưu truyền họ Lưu.
Bá Vũ nói :
- Lão nên hỏi tên giữ ngựa xem, đường đi hướng nào cho tiện. Chắc chắn hắn rành đường này?
Đêm vẫn mịt mùng.
* * * * *
Trời chuyển dần về sáng, họ buông nhau ra. Lát sau họ ngồi lên, Từ Dung lấy lược chải tóc và cài lên đó một chiếc trâm bằng bạc giả.
Mái tóc mịn màng trong bàn tay của Thái Mạo, êm ái và nồng nàn.
Thái Mạo nói :
- Nếu mà chúng ta lên được đến cổng thành của lăng mộ Thủy Hoàng!
Từ Dung còn ngây ngất cai hơi hám đàn ông của họ Thái, chợt hỏi khẽ :
- Chỉ đến cổng thành thôi sao?
Họ Thái nói :
- Chỉ cần đến đó và biết đích xác thôi.
Từ Dung đưa đầu vào vai Thái Mạo :
- Chàng nói gì thiếp chưa hiểu lắm!
Thái Mạo nói :
- Điều thứ nhất là tìm ra ngôi lăng tẩm thật để khỏi tội với Đại vương. Thứ hai là phải đến đó được...
Từ Dung dựa đầu vào cằm Thái Mạo hỏi :
- Không đến được... Phải đến được. À thiếp đã rõ rồi. Nếu không tìm được thì chỉ có trốn luôn ở trong hang động núi Ly Sơn này.
Thái Mạo nói khẽ :
- Không tìm được thì lãnh án tử hình. Không đến được thì đã bị làm mồi cho dã thú còn gì nữa!
Từ Dung lại hỏi :
- Còn đến được thì sao?
Thái Mạo chợt đẩy vai nàng ra, hôn một cái thật đậm đà vào sau ót người đàn bàn, nói :
- Còn tới được... Thì tiểu huynh nghe nói, ở đấy cổng bằng đá kim cương, gạch bằng vàng đúc, châu báu ngọc ngà rải rác trên lối đi vào lăng tẩm. Ôi chao!
Thái Mạo vừa nới vừa xiết lấy Từ Dung khiến người đàn bà phải ưỡn ngục lên để thở :
- Em mệt lắm! Nhưng thích quá hỡi chàng. Chúng ta hy vọng là sẽ tìm được một ít... cũng đủ sang giàu cả đời!
Nói rồi đưa mắt mơ màng nhìn sâu vào đêm tối. Dường như Từ Dung mường tượng thấy cả một núi vàng sáng rực ở tận cùng ước mơ của mình.
Chợt trên ngàn cây tối tăm, trong gió rừng khua động, loài chim cú kêu thét hãi hùng. Đó là giọng cú Ma tương truyền là hình ảnh của loài ma thiêng ở rừng già này.
Hồi 2: Tiếng chuông chùa bí ẩn của nhà Tần
Nhắc lại Hạng Thác, Trương Triệt và Lưu Giả buổi ban chiều nhìn thấy khói ở hướng Tây liền lần dò đến tìm. Họ cùng nghĩ đó là khói lửa nhà ai đang nấu nướng cơm nước gì đây.
Nhưng khi dựa khe núi đi một đỗi, đến trước một con đường mòn nhỏ.
Hạng Thác nói :
- Có đường mòn, chắc là có dân đi lại thường xuyên ở đây.
Trương Triệt nói :
- Ráng đi thêm vài đoạn nữa xem.
Lưu Giả nói :
- Có loại cây ăn trái trồng rải rác, chắc là sắp đến rồi. Ta phải qua khỏi hàng cây này thì tới.
Hạng Thác gật đầu :
- Phải đó. Tiến nhanh hơn nữa.
Ba người lại bươn bả đi. Họ qua khỏi hàng cây che khuất, đã thấy có một ngôi cổ tự sau chòm cây.
Lưu Giả nói :
- Đúng rồi! Chốn này rất lành đây. Có cả người ở.
Hạng Thác đi trước nói :
- Sao thấy vắng tanh. Hay là chùa bỏ hoang?
Lưu Giả cười nói :
- Chùa hoang sao có khói loan lên kia! Chẳng lẽ là... là...
Nói đến đây họ Lưu im bặt.
Cả bọn đều nghe có gì rờn rợn cùng mọc ốc và lạnh gáy.
Hạng Thác mạnh bạo nói :
- Chẳng lẽ xông pha trăm trân, chém giết hàng vạn người giữa chốn ba quân, mà hôm nay chúng ta lại lo nghĩ đến những chuyện ma cỏ ư? Tuy thế, nhung cả ba đều sờ tay vào binh khí, đề phòng.
Khi đến cổng chùa, thấy trên biển lu mờ, lại xế chiều nên không trông rõ nét chữ đã rêu phong.
Chỉ thấy bên ngoài có một pho tượng Phật Đại Chuẩn Đề, mười tám tay rất hung dữ. Trong nét mặt pho tượng như linh ẩn và chứa đầy sát khí ghê rợn.
Hạng Thác hỏi :
- Chùa hoang! Không thấy ai cả.
Lưu Giả nói :
- Hay là ta lên tiếng gọi cửa.
Trương Triệt rút thanh gươm sáng loáng ra cầm tay nói khẽ :
- Khoan đã! Chúng ta hãy đi vòng qua bên hông đại điện nhìn vào xem. Đề phòng cẩn mật mới khỏi nguy hiểm!
Hạng Thác gật đầu nói :
- Phải! Thôi đi.
Cả bọn nhón gót dẫm trên cỏ rêu theo vách đá của ngôi chùa cổ đi vào bên cánh trái tòa đại điện.
Đi một lúc, ra đến hậu viên cũng không thấy gì cả. Bên trong tối đen như mực.
- Chùa hoang!
- Chúng ta thắp đuốc lên đi!
- Không có lửa! Thật là quên phức đi rồi!
Hạng Thác cười nói :
- Ta chuẩn bị sẵn đá lửa đây.
- Lấy gì đốt! - Lưu Giả hỏi.
Hạng Thác bực mình gắt :
- Lấy áo nhà ngươi đốt! Được chăng?
Hạng Thác lại nói :
- Quơ ít lá khô đến đây. Bùi nhùi bắt lửa trong bọc vải đấy. Thắp lửa lên đi.
Độ một giờ trôi qua họ đánh được lửa, đốt lên bên cạnh ngôi chùa một đụn lửa.
Trương Triệt cười nói :
- Ngồi trong chùa này qua đêm cũng đỡ lạnh.
Nói rồi Trương Triệt cầm một cây lửa to bằng cườm tay giơ lên soi vào trong nhìn khắp nơi.
Cả ba không thấy bóng dáng ai cả. Chỉ thấy dưới bàn Phật thờ có hậu tổ có nhiều chiếc chum nhỏ bằng đất nung để đựng hài cốt người chết.
Tất cả của cải vật dụng trong chùa không có gì hết. Chỉ có một chiếc chuông lớn treo lòng thòng ở giữa chùa không biết tự đời nào.
Trong ánh lửa của thân cây soi sáng, Trương Triệt đọc “Chùa Đại Chuẩn Đề Bồ Tát, năm thứ nhất đời Nhị Thế nhà Tần”.
- Chùa này có lẽ làm trong lúc vừa xây xong lăng mộ của Thủy Hoàng.
Lưu Giả nói :
- Mới đó mà nay đã vắng tanh. Thật, có thời thì còn hết thời thì mất. Thế sự thằng trầm cũng chẳng có chi lạ.
Trương Triệt nói :
- Nhà Tần dấy nghiệp để diệt chư hầu như thủy triều lên cuốn phăng tất cả. Bây giờ thì hoàng tịch như bãi tha ma. Việc đó cũng đáng là tấm gương kim cổ cho đời.
Hạng Thác nói :
- Đêm nay khó mà ngủ yên. Phải chi ở ngoài rừng còn hay hơn.
Tiếng cú Malai vẫn kêu thét chát chúa cả rừng khuya. Đêm càng dài vô tận.
Ba người lựa một chỗ bằng phẳng sạch sẽ gần mái hiên chùa, đốt lửa sáng thâu đêm, ngồi đâu lưng mà nghỉ.
Chợt từ chiếc chuông cổ, bỗng phát ra một tiếng ngân vang xé màn đêm.
- Boong! Boong! Boong boong! Oong! Oong!!!
Ba người giật mình nghe bưng cả tai, nhức cả óc.
Họ chồm dậy đảo mắt ngó!
Tiếng chuông còn ngân vang, tiếng dội vào rừng cây vào đá núi bay xa thẳm, khiến cho cả đoàn người đang nằm ngủ ngoài kia cũng giật mình nhỏm dậy.
Trương Triệt cả kinh :
- Mau thoát ra khỏi chốn này!
Lưu Giả nói :
- Việc gì thế?
Hạng Thác huơ bảo đao nói :
- Đi nhanh! Chúng ta đã lọt vào cạm bẫy của quân Tần rồi!
Tất cả cuống cuồng kinh hãi chạy ra đến cổng chùa, nhiều ánh lửa sáng rực như ban ngày.
Nhưng khi ba người tiến lên thì các ngọn đuốc hay lại lùi ra xa.
Khi họ đứng lại, thì các ánh lửa ấy chập chờn chạy bao quanh như những hồn mà bóng quỷ trêu ghẹo :
Trương Triệt hét lớn :
- Chúng ta liều chết đánh mở đường chạy về chỗ cũ.
Lưu Giả nói :
- Suýt quên! Hãy báo động cho mọi người tiếp viện.
Hạng Thác nói :
- Phải! Ta quên mất. Hãy đốt pháo thăng thiên lên cho mau.
Trương Triệt thò tay vào túi, lấy một chiếc pháo thăng thiên ra. Châm vào ánh lửa, ném vọt lên trời.
Một làn khói xẹt lên, rồi ánh sáng chói rực chiếu sáng cả một vùng không gi­an.
Lưu Giả cùng đốt pháo thăng thiên.
Rồi cả ba cùng huơ đao kiếm chém vun vút chung quanh, vừa phòng thân vừa chạy ra khỏi khu vực ngôi chùa cổ.
Bấy giờ trong chùa lố nhố hiện ra các bóng đen, kêu gào lên ghê rợn và thảm thiết.
Tiếng chuông lại nổi lên hàng loạt, ngân vang dội chấn động cả khu rừng.
Những ánh lửa lại xuất hiện đuổi theo sau lưng.
Bọn Hạng Thác bươn bả chạy, lắm lúc trợt chân tế nhào xuống. Lưu Giả va đầu vào gốc cây suýt ngất đi.
Ba người chạy được nửa đường thì nghe tiếng ồn ào xô nhau vượt từ phía dưới lên trên.
Trương Triệt mừng rỡ :
- Họ đến rồi đó.
Cả bọn gặp nhau, lúc ấy Hạng Thác, Lưu Giả và Trương Triệt mới hoàn hồn lại.
Lão Trần Trung tuy già mà lại đi nhanh hơn tất cả.
Lão nói :
- Trên kia có gì đấy. Sao lại báo động bằng hỏa pháo. Chuông chùa ở đâu lại đánh vang động khắp nơi?
Trương Triệt nói :
- Trên chùa có binh phục.
Hạng Thác nói :
- Không biết phải là âm binh hay là người. Chúng chỉ nhát bọn ta thôi. Chứ không có ai việc gì cả.
Từ Dung hỏi :
- Chúng làm thế nào?
- Chuông không có người mà khua động, rồi ánh lửa bảo vây khắp nơi lúc ẩn lúc hiện.
Từ Dung và Minh Phụng tỏ nét lo sợ, tái mặt nói :
- Thôi tìm đường khác mà lên núi.
Hạng Thác nói :
- Ta hãy đến bờ sông trống trải mà nghỉ, rồi sẽ tìm phương thế khác.
Toán quân binh tụ tập ở xa xa, nghe lệnh đồng kéo theo Hạng Thác.
Tất cả trở về nơi dòng duối, nơi mà trước đây bọn Triệu Việt Châu và Bá Vũ ác chiến với nhau suýt có kẻ tử thương.
Họ ngồi quanh chờ sáng, rồi định phương hướng tìm đường lên núi.
Hạng Thác nói :
- Núi Ly Sơn có nhiều thung lũng và nhiều ngọn cao ngất. Cảnh vật hết sức hùng vĩ, ta biết lăng mộ ở phương hướng nào, chẳng lẽ tìm khắp cả chục dặm đường hoang vu như vầy biết đời nào tới nơi.
Triệu Việt Châu quyết tâm hơn, nói :
- Ta đi khắp nơi trong thiên hạ còn được. Chẳng lẽ có ngọn Ly Sơn mà chẳng tới được lăng mộ Thủy Hoàng.
Chúng ta cứ nhắm về núi cao, đỉnh núi nào ngọn chót vót mà theo đó tiến lên.
Hạng Thác nói :
- Để ta giở địa đồ xem lại đã.
Hồi 3: Quật mộ Thủy Hoàng
Bấy giờ trời đã sáng, trên đồi cao ánh thái dương chói rực.
Màn đêm tan đi mang theo nỗi kinh dị hãi hùng của mọi người.
Hạng Thác cùng các tướng tùy tùng xem xét bản bồ hồi lâu, rồi ngẩn ngơ nói :
- Bản đồ này vô dụng. Chắc không phải là bản đồ thật. Tìm mãi không ra lối đi, rừng núi cỏ cây từ lâu đã hoang tàn, còn đâu đường lối cũ mà tìm.
Từ lúc đi theo đoàn người tìm lăng mộ Thủy Hoàng đến giờ, lão pháp sư Lý Kim Hải luôn im lặng. Sự im lặng đó chứa ngầm một sự phản đối họ, lão đi theo vì lệnh của chủ tướng. Bởi vì nơi núi Ly Sơn đầy linh thiêng bí ẩn, nên cần có một pháp sư vững tay ấn để trấn áp ma quái quỷ thần ở Sơn Đông, nên có mặt lão.
Khi lên núi lão Kim Hải không thấy ai nói gì đến việc cúng thần núi Ly Sơn, đó là một điều mà làm lão ta phật lòng.
Lão luôn lẩm bẩm: Rồi từ đây chúng bây sẽ biết cái uy linh của Sơn thần, cho hết cái sự bội nghịch thiên địa của bọn bây.
Việc chuông động, cảnh tượng kinh dị đêm qua khiến đoàn người thảng thốt tím tái mặt khiến cho uy tín của lão pháp sư càng tăng thêm nhanh hơn.
Nét mặt bề ngoài của lão luôn bình thản, đến lạnh lùng.
Ai nấy đều đưa mắt nhìn lão, trông lão nói một hồi về chuyện đêm qua.
Nhưng lão giữ im lặng. không nói nửa lời :
Cần phải người chỉ huy hỏi han cầu khẩn lão ta mới lên tiếng.
Thì lúc đó Hạng Thác đến gần lão, hỏi khẽ :
- Cảnh tượng đêm qua thật kinh khiếp. Theo lão Lý thì thế nào?
Lão pháp sư Lý Kim Hải mới trịnh trọng sửa lại chiếc khăn đỏ quấn trên vòng tóc nặng nề, nói :
- Chuyện đó không lạ gì cả!
Mọi người xô đến, nhìn, nghe ngóng.
Lão cầm trên tay chiếc khăn ấn của tổ sư Lỗ Bang.
Trương Nhất Túc, nói :
- Ta chỉ cần phẩy cái khăn ấn này một cái thì hết. Tuy nhiên các ngươi “nghịch thiên bội địa” quá nên ta để mặc tình đấy.
Hạng Thác nói :
- Trong đoàn đâu có ai làm điều lầm lỗi.
Lão ta như nạt lên :
- Không lầm lỗi. Xưa nay có ai trong rừng núi mà không làm lễ cúng Sơn thần Thổ địa bao giờ. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ nhì là mới đặt chân vào rừng đã làm việc bẩn thỉu vấy dơ bẩn nơi cõi thiêng liêng (ý lão muốn nói việc của Từ Dung và Lưu Giả). Vì thế mà sinh sự trong đoàn suýt giết nhau đó. (ý lão muốn nói việc Triệu Việt Châu và Bá Vũ). Thế mà bảo không lỗi với thần thánh.
Hạng Thác vốn người nhân hậu, hay cúng tế bây giờ mới giật mình nói :
- Ta quên đi mất! Thật là ta có lỗi lớn rồi, pháp sư vì ta mà sắm sửa lại lễ vật để ta cúng kiến thần Núi Ly Sơn.
Vừa rồi bị thần quở trách nên mới xảy ra việc ở chùa đấy.
Nói rồi kêu gọi mọi người đi tắm gội để chuẩn bị cúng thần Núi.
Lão pháp sư họ Lý bây giờ là nhân vật quan trọng hơn hết. Ai nấy đều tỏ vẻ kính nể lão ra mặt.
Đồng tiền chỉ hướng của lão pháp sư họ Lý. Sau khi cúng Sơn thần ai nấy như phấn khởi và tin tưởng hắn.
Hạng Thác bàn với lão pháp sư :
- Việc lên núi Ly Sơn khó khăn vì thiếu người hướng đạo. Biết liệu làm sao?
Lão pháp sư nghiêm trang nói :
- Không hề chi đâu. Rồi sẽ đến được mộ Thủy Hoàng. Bây giờ để tôi thử xả một quẻ đi hướng nào cho tiện. Đoàn người hãy tạm nghỉ chờ đấy.
Nói rồi lão đi hái cỏ chi để về bói một quẻ. Công việc bới cỏ chi hết sức rườm rà. Phải là tay bói dịch hết sức tài giỏi mới làm được.
Lão bói cỏ chi xong, nét mặt lộ vẻ u sầu không nói năng gì.
Hạng Thác nhìn lão lo ngại :
- Như thế nào?
- Thần thánh quở phạt không cho đến mộ Thủy Hoàng. Cãi lệnh thì có người chết.
Triệu Việt Châu từ lâu rất ghét lão pháp sư, làm hắn mất lòng tin nơi chủ tướng. Bây giờ cười khẩy nói :
- Chúng ta xông pha phá thành đạp luỹ, đánh phá bao nhiêu nước tàn phá biết bao nhiêu lăng tẩm của các vị công hầu vua chúa của chư hầu và nhà bạo Tần rồi. Xá gì cái việc tìm mộ Thủy Hoàng ở núi Ly Sơn này. Bất quá hắn ta cũng chỉ là một cái xác thúi đó thôi chứ quan trọng uy linh gì đó mà phải lo sợ như thế.
Hạng Thác nạt Triệu Việt Châu, rồi nói :
- Tên tiểu tướng còn trẻ, huyết khí hăng hái nên nói ngông cuồng, không tôn trọng thần thánh. Bây giờ pháp sư xem phải làm sao?
Lý pháp sư nói :
- Để lão cố xin thần thánh một lần nữa xem sao!
Nói rồi lấy ra một đồng tiên màu đen, hai tay đưa lên ngang đầu khấn vái rồi buông xuống đất.
Mọi người đồng trố mắt nhìn.
Lão ta làm như thế ba lần, rồi bảo :
- Thần núi linh thiêng cho phép, nhưng hạn chế bớt số người lên núi.
Hạng Thác hỏi :
- Ai được đi còn ai thì không?
Lão pháp sư nhìn mọi người. Ai nấy đều lo lắng lão bỏ rơi lại giữa rừng.
Lão nhìn một lát rồi nói :
- Thôi đi theo ta cả. Từ đây không được làm gì quấy. Không được sinh sự. Không được làm chuyện dâm ô trong chốn linh thiêng. Rồi thần thánh sẽ cho phép lên núi. Ai mà có dã tâm thì người đó bị linh thần quở phạt trừng trị, nhớ đấy!
Cả bọn cúi đầu vâng dạ.
Chỉ có lão Trần Trung quay mặt đi.
Lão nhìn về phía Việt Châu, rồi nhìn về phía một tên quân đang dắt con tuấn mã sắc lông đỏ như máu.
Người giữ ngựa (mã phu) này cười khẩy ra vẻ hoài nghi với lão Trần.
Nhưng cả ba người đều tỏ dấu khinh khỉnh vói mọi hành vi của lão họ Lý.
Mã phu họ Thúc tên Đại Lâm. Hắn ta là kẻ hoạn bị thiến đời nhà Tần, bị bắt làm mả Thủy Hoàng ở Ly Sơn. Sau đó vì tai nạn mà phải thôi. Vì thế đường lên núi Ly Sơn rất rành.
Thúc Đại Lâm vẫn oán trách nhà Tần tàn ác vô đạo. Nhưng cũng không muốn lăng mộ nhà Tần bị phá hủy. Vì đó là môi trường công nghiệp hết sức quan trọng của nghệ thuật, của người nghệ nhân tác tạo nên.
Một tác phẩm nói lên cùng tột sự tham ác của bạo Tần để cho thiên vạn cổ chiêm ngưỡng, cần gì phải phá bỏ đi.
Trong cái công nghiệp đó còn có cả một sự gi­an khổ vô tận của chính họ Thúc nữa.
Bây giờ tuổi tác Đại Lâm đã lớn. Mặc dầu quay về con đường cũ đầy chông gai. Nhưng ngày trước thì xây dựng công trình, ngày nay thì hủy diệt. Họ Thúc ngửa mặt lên nhìn cánh rừng. Nhìn ngọn núi sừng sững trên mấy vầng mây.
Công trình của thế gi­an thật là phù phiếm!
Rồi hắn cười lên một cách chán nản và đầy vẻ miệt thị!
Lão Trần Trung nói với hắn :
- Cái tên pháp sư ngu dốt ấy bây giờ lại được chủ tướng kính nể mới đáng ghét. Lão đưa đoàn người đến Sum La điện đấy!
Triệu Việt Châu nói :
- Chờ đến nơi nào thuận lợi, ta cho lão một nhát là xong cái thói buôn thần bán thánh của lão ta.
Quẻ bói đưa mọi người đi về hướng Tây để lên núi.
Đấy là một điều thắc mắc của Thúc Đại Lâm. “Chẳng lẽ lão pháp sư này lại đoán đúng đường lên núi. Đôi khi niềm tin cũng là sự thật!”
Thúc Đại Lâm bước đến bên Triệu Việt Châu nói :
- Thưa tướng quân!
- Có việc gì ngươi cứ nói. Ta đã tìm hiểu hành tung của mọi người, cả lý lịch! Ta biết nhà ngươi là kẻ từng xây lăng một của vua Tần.
Thúc Đại Lâm nói, có vẻ thờ ơ vì lời “tâm lý” của tên tướng trung thành nhất của Hạng Võ Tây Sở Bá Vương!
Đột nhiên Thúc Đại Lâm giật cương ngựa gọi lớn :
- Tây Sở Bá Vương!
Con ngựa bị khớp mồm lồng lên, hí vang dội.
Thúc Đại Lâm cười lớn :
- Tây Sở Bá Vương! Tây Sở Bá Vương!
Hắn vừa kéo ghịt con tuấn mã về phía dòng suối.
Hắn nói một mình, lẩm bẩm :
- Tây Sở Bá Vương! Tây Sở Bá Vương đến đây. Ta cho ngươi uống nước một bụng cho đã khát...
Con hồng long cào cào chân, dậm vó hí vang nhưng Thúc Đại Lâm đã ghì nó kéo xuống nhận nước, trét bùn lên cả mình mẩy con vật!
Đoàn người bắt đầu đi lên hướng Tây để tìm lăng mộ Thủy Hoàng!
Lão pháp sư luôn luôn tỏ dấu phi thường, mặc dầu bước đi của lão đã chậm.
Chân lão lổ đổ những dấu vết rướm máu vì đá vì gai nhọn vì hang hố dọc đường.
Quả nhiên có một nẻo mòn, lát bằng đá phẳng lì lên núi. Tuy nhiên cây cỏ bưng bít um tùm. Cả đoàn kêu lên một tiếng lạ lùng, thích thú.
- Có đường lên núi. Chúng ta tìm được mộ Thủy Hoàng rồi! Pháp sư thật là một vị thần mới khám phá ra được con đường này.
Hạng Thác nói :
- Khám phá ra mộ Thủy Hoàng cũng nhờ tài ba của pháp sư!
Lão pháp sư lập nghiêm nói :
- Còn nhiều gi­an nan hiểm trở. Chỉ mới là gi­ai đoạn đầu mà thôi.
Hạng Thác thoáng lo ngại :
- Pháp sư thấy thế nào?
Pháp sư nói :
- Chắc ta phải bỏ họ dọc đường hầu hết!
Hạng Thác tuy là tâm phúc của Sở Bá Vương Hạng Vũ nhưng tâm địa hiền lương, có tính thương người.
Nghe thấy vậy cũng xót xa nói :
- Ta muốn tất cả được vẹn toàn “Đi đến nơi về đến chốn”.
Lý pháp sư nói :
- Muốn làm một việc, còn toàn hảo hay không là tùy ở thiên địa! Vả lại công việc của con người chỉ là công việc nhỏ mọn thôi! So với trời đất vũ trụ vô cùng!
Triệu Việt Châu bước đến thúc :
- Cho cả đoàn ăn no rồi lên đường! Thời gi­an đã quá trễ rồi!
Hạng Thác vội ra lệnh nấu cơm nước. Đem cả lương khô ra dùng.
Tất cả no nê, cùng kéo nhau lên núi.
Đi một lúc trời đã chen lặn sau chòm cây.
Hạng Thác ra lệnh dừng lại, lo dựng lều trại để nghỉ ngơi.
Nhìn xa xa khí núi bốc lên nghi ngút. Chiều giăng bủa sương lam chướng khí mịt mùng.
Hồi 4: Đêm huyền ảo ở Ly Sơn
Nơi mọi người dừng lại, đó là một ngọn đồi cao nhìn xuống thung lũng trải dài dưới màn đêm đen thẫm.
Cả bọn quy tụ dưới một tàng cổ thụ cành lá như một cái tàng rộng lớn bao che cả một vùng đất núi màu đỏ au, sạch sẽ trống trải.
Lão họ Trần quay đi lượm cành khô đốt lửa. Lão hốt về một bao lớn toàn là trái cây rừng, rồi lão chỉ lên tàng cây lớn nói :
- Các vị có biết cây này là cây gì chăng?
Lão pháp sư họ Lý cười đáp :
- Cây cà na! Có đến vài trăm năm nên tàng lá mới rộng to như thế.
Mọi người nhìn lão pháp sư.
Minh Phụng tươi thắm hỏi :
- Thưa sư phụ! Sao sư phụ biết là cây cà na?
Lý pháp sư nói :
- Có gì đâu. Nhìn dưới gốc thì rõ!
Cà na rơi rụng đầy cả lối đi.
Lão họ Trần nói :
- Lên núi đầy sơn lam chướng khí ta cần có mấy quả này.
Việt Châu lượm máy quả vàng chín, kê lên miệng cắn một cái, rồi thè lưỡi ra hốt hoảng.
- Ối chao là chát!
Lão họ Trần nói :
- Càng chát càng tốt!
Việt Châu trố mắt hỏi :
- Vì sao?
- Đó là một vị thuốc.
Việt Châu cười khẩy :
- Lão Trần này là thầy thuốc nên nhìn đâu cũng ra chất thuốc cả.
Trần Trung tức khí nói :
- Nếu không có lão này thì các ngươi khó lên núi. Rồi đây sẽ biết.
Hạng Thác nói với Từ Dung :
- Này! Nhà ngươi mau nhóm lửa lấy nước pha một bình Trảm mã trà cho ta.
Vừa nói Hạng Thác vừa đến hành lý, lấy ra một chiếc bình sứ Gi­ang Tây và một hộp trà quý.
Hạng Thác nói :
- Đây là Trảm mã trà! Thứ trà nhứt hạng. Pha chế không đúng làm hỏng cả. Không tìm đâu ra của quý này trên núi.
Lão Trần nói :
- Người sành trà vừa sao vừa uống mới thú. Loại trà này đã có tẩm hương liệu khác. Không phải là đích thực nguyên chất hảo hạng.
Hạng Thác nói :
- Thứ hảo hạng bao giờ cũng phải do công lao mình hoàn chế lại. Thiên nhiên chỉ cho mình nguyên sinh chất mà thôi. Thiên nhiên đâu có cho mình rìu búa, cày bừa, nhà cửa dinh thự. Tất cả đều phải do công nghiệp của con người mà thành.
Lão Trần bỏ đi pha trà.
Lão ngồi chồm hổm gần đống củi lửa chờ nước sôi.
Hạng Thác còn bảo :
- Đừng để nước sôi lâu! Sủi bọt là đủ!
Pha ít nước, bỏ nước nhứt, lấy nước nhì. Cho trà keo lại. Rồi nấu liền ấm nước sôi khác ngay. Rồi đó Minh Phụng dọn tất cả chén bát, chung trà mang theo.
Có cả bánh mứt thơm ngọt.
Mọi người quây quần lại uống trà.
Ai không thích uống thì nằm nghỉ hoặc làm việc gì tùy ý.
Bá Vũ không thích trà, cũng không thích ngồi đông nói láo.
Chàng một mình bước lên đồi, nhìn trăng sao lấp lánh.
Chợt nghe có tiếng lá khua động Bá Vũ nhìn lại. Thấy Minh Phụng bèn ngồi lại trên một tảng đá. Minh Phụng yểu điệu tươi thắm như đóa hoa quỳnh nở về đêm.
Nàng bước tới ngồi cạnh Bá Vũ hỏi :
- Vết thương hiền huynh đã lành chưa?
Bá Vũ gật đầu :
- Khá rồi. Vì lưỡi dao của hắn chỉ phớt qua nhẹ thôi. Nhưng đây là một vết thương nhục nhã của tôi đấy!
Minh Phụng nói :
- Trong cuộc chiến, hơn kém là thường. Nhưng quan trọng là ở giây phút thành bại cuối cùng mà thôi!
Bá Vũ nói :
- Thành bại, nhưng cũng phải phân biệt chân thiện và bạo tàn mới định được giá trị của con người. Lâu nay bọn gi­an ác vẫn thắng thế.
Minh Phụng tuy là cô gái, những cũng là dòng dõi nho phong nói :
- Từ ngày Hạng Vũ vào cung điện Hàm Dương chiếm đất Tần, còn gây nhiều oan nghiệt hơn việc đổi sách chôn học trò như đời Thủy Hoàng. Theo ý hiền huynh nghĩ thế nào!
- Thời thế rồi sẽ thay đổi, bạo Tần chẳng bao lâu mất cả phần mộ. Hạng Vũ đi theo đường bạo chúa rồi cũng sẽ diệt vong. Chắc là dòng họ Lưu ở đất Bái sẽ chinh phục được nhân tâm mà thắng cả.
Minh Phụng nói :
- Tiểu muội cũng mong thế!
Bá Vũ nhìn nàng dò xét :
- Nàng là người trong bọn Hạng Vũ tin dùng sao lại nói thế được.
- Tiểu muội là con cháu nho phong. Chính thân phụ là một trong những người bị chôn sốn vì bênh vực đạo lý thánh hiền. Tiểu muội tiếc vì chưa làm gì để phục hận.
Bá Vũ nói :
- Như thế nàng thích đào mả Tần Thủy Hoàng lắm?
Minh Phụng nói :
- Hủy diệt cho hết di tích của bọn tham tàn, để làm gì cho chướng mắt?
Bá Vũ nói :
- Đôi khi để như thế mà có lợi hơn là hủy diệt nó đi.
Bỗng Minh Phụng sát lại gần Bá Vũ hơn, nàng nói giọng não nùng tha thiết :
- Bá Vũ ơi! Em lo sợ cho hành động gi­an hiểm của con người!
Bá Vũ ghì nàng sát lại gần...
Sương sa lác đác. Trăng sao bàng bạc! Hai người sát vào nhau, hầu như quên cả gió độc sương rừng.
- Hiền muội hãy trông kìa! Có ma trơi xuất hiện.
Minh Phụng quay về hướng Nam, thấy đầy trời một trận mưa sao từ ngàn không trút xuống sáng ngời.
Bá Vũ nói :
- Hiền muội thấy chăng?
Minh Phụng đáp :
- Đó là một linh tượng của trời đất.
Bá Vũ lắc đầu :
- Sau lúc chinh chiến đã qua. Tất cả nơi nào chôn nhiều người chết trận thường xảy ra như vậy! Đó chính là linh khí của người chết bốc lên đấy!
Minh Phụng nói :
- Thật là oan hồn Uổng Tử thành!
Bá Vũ nói :
- Con người là một vật linh un đúc khí thiêng của sông núi. Chết đi họ không linh ứng sao được.
Lúc đó bỗng nhiên trời đất sáng rực như ban ngày. Bá Vũ cùng Minh Phụng trở lại lều. Mọi người đã tàn cuộc trà, đang say sưa trong giấc ngủ.
Đấy là một đêm bình yên đối với họ.
Hồi 5: Tiếng sáo ở sơn thôn. Lời đe dọa của sơn thần.
Cứ theo hướng Tây mà đi sẽ đến lăng mộ Thủy Hoàng. Đoàn người lại tiến bước.
Đi được khoảng một dặm thì trời đất tối tăm. Đường xá tắc nghẽn lối.
Những tảng đá sừng sững chắn ngang lối đi như một dãy trường thành.
Hai bên hố sâu vực thẳm nhìn xuống choáng ngợp ghê rợn. Hạng Thác cho đoàn người dừng lại.
Cả bọn lo lắng nhìn lên bầu trời vần vũ đầy mây đen nghịt.
Tiếng sấm động vang rền từ đỉnh núi thiêng, ánh chớp loé lên của thần sấm thần sét thật kinh dị đe dọa mọi người.
Lão Trần nói :
- Đi đường vất vả. Gặp trận mưa giông sắp tới tránh vào đâu. Khéo không bị sốt rét cả bọn. Hãy tìm nơi trú ẩn qua trận mưa hãy đi.
Hạng Thác gật đầu :
- Qua hết buổi sáng rồi, cây lá bạt ngàn biết đâu là lối nữa. Lại có thần núi ngăn trở.
Lão pháp sư nói :
- Để tôi đến làm phép xin thần núi cho qua rồi hãy đi.
Lão Trần bực mình nói với Việt Châu :
- Để xem lão phù phép dời tảng đá này xem sao?
Lão pháp sư họ Lý bước tới gần tảng đá chận dường quỳ mọp xuống, lạy chín lạy, lâm râm khấn khứa. Mọi người chờ đợi.
Giây phút sấm sét vang rền núi non rừng thẳm. Gió giật giông lớn ầm ầm, cơn mưa như thác đổ. Đoàn người không kịp che lều trại ướt sũng, run rẩy cầm cập.
Lão pháp sư vẫn quỳ khấn vái, đọc kinh đọc thần chú lâm râm.
Hết cơn mưa, trời quang đãng. Tảng đá dựng sừng sững trên đường như xê động qua một bên, có chỗ cho một người len được!
Cả bọn lại kêu lên mừng rỡ, hân hoan tin tưởng người pháp sư già.
Lão Trần nói với Việt Châu :
- Lão ta hên mà gặp trận mưa lớn lay động tảng đá to chứ thần thánh gì?
Hạng Thác vui vẻ nói :
- Thôi ta đi cho mau. Chắc còn nửa đoạn đường nữa thì tới.
Họ từng người thành hình chữ nhật, len qua tảng đá lớn.
Giây lát người cuối cùng là tên mã phu dắt con hồng long câu, kéo con ngựa qua tuốt.
Tên mã phu kéo ngựa vừa qua khỏi tảng đá, con hồng long câu ghì lại, lấy chân sau đá bần bật. Rồi lại cất hai vó trước lên, đưa mũi hin hít trong luồng gió đánh hơi rồi kêu hí lên vang dậy.
Thấy nó định bức dây cương, tên mã phu đến gần vổ về vào bờm nó và nói bên tai nó :
- Sở Bá Vương ngươi không muốn đào mộ Tần Thủy Hoàng ư! Sao lại đứng lại đây?
Con hồng long câu vẫn đứng trơ hai vó câu ra trước lồng lên dữ dội.
Lão Trần thấy thế quay lại :
- Con thần mã này không đi. Chắc đánh hơi trước có việc gì nguy hiểm đấy!
Thúc Đại Lâm nói :
- Chiến mã lâu ngày đến lúc sung sức của nó “rượng lên” đấy.
Lão Trần nói :
- Như thế gần đêm đông kẻ nào dắt ngựa rình mò.
Thúc Đại Lâm nói :
- Nó đánh hơi tài lắm. Ngựa Mông Cổ đấy. Tự biết cách kiếm ăn, khỏi cần lo cho nó. Tuy nhiên, có lẽ nó đánh hơi có bầy ngựa rừng nào gần đây.
Lão Trần nói :
- Thôi thúc dục nó đi lên, kẻo chủ tướng quở trách.
Bỗng con ngựa xổng cương chạy vút qua mặt mọi người.
Thúc Đại Lâm hốt hoảng cầm roi ngựa phóng mình đuổi theo.
Hồng long câu cứ tung vó, tuy nhiên cây lá rậm có lúc ngăn trở nó lại, nên người mã phu cũng bươn bả theo gần kịp.
Nó chạy nhũi xuống thung lũng, nơi đó có một ngôi nhà tranh.
Thúc Đại Lâm từ từ đi chậm lại, vì qua mệt mỏi hắn lầm bầm :
- Đồ chết dầm! Hễ thấy cái thì mê!
Trương Triệt Lưu Giả và Thái Mạo cùng lấy làm lạ, chạy theo đuôi.
Tất cả đều lần lượt đi vào mái nhà tranh, bên sườn đồi. Vì đó cũng là con đường hướng Tây theo sự chỉ dẫn của lão pháp sư.
Lối đi bằng phẳng, khoáng đạt như ở nơi đồng bằng ruộng đất.
Hạng Thác vừa ngắm vừa tấm tắc khen ngợi.
- Nơi này thật phì nhiêu, dể sống thật đúng là một nơi an nghỉ của những bậc vương hầu.
Tư Mã Hoàng đang trờ tới nói :
- Ngày trước nghe nói Tần Thủy Hoàng đã tới đây một lần. Khi quan sát cảnh hùng tráng nơi này nên mới bắt đoàn dân phu tội đồ bằng bảy mươi vạn người tụt núi Ly Sơn mà tự xây lăng tẩm để giấu thân mình sau khi chết.
Con hồng long câu của Hạng Thác, sút dây chạy vụt xuống đồi. Bây giờ nghe tiếng nhiều con ngựa cùng hí vang lên.
- Chắc nó tìm được đồng loại!
Thái Mạo vừa nói vừa cười.
Tư Mã Hoàng nói :
- Rừng núi có sơn nhân ở ẩn, tất nhiên không phải hạng tầm thường!
Lão Lý pháp sư buông ra một câu gay gắt.
- Đôi khi đó cũng là bọn cường san thảo khấu, phải đề phòng.
Hạng Thác quay đầu, đứng lại trên đồi. Chỉ tay về phía dãy nhà tranh nói.
- Cướp thì xây nhà trên núi gọi là sơn trại. Đây chỉ là nhà của thường dân mà thôi. Có ai vì ta xuống hỏi han rành mạch thử xem.
Triệu Việt Châu vừa bước qua vừa nói :
- Để chúng tôi dò hỏi đã, rồi tất cả hãy xuống dưới.
Chỉ có Thúc Đại Lâm theo ngựa đến dãy nhà tranh. Con hồng long mã đang cào đất hí vang bên cạnh chuồng ngựa sau nhà.
Ở đấy có mười con ngựa cao lớn như ngựa Cao Ly.
Từ trong nhà bỗng có tiếng người vọng ra sang sảng. Giọng nói của người nước Yên Tế ở phương Bắc.
Thúc Đại Lâm dừng lại thấy có một hảo hớn râu hùm, vai u thịt bắp hung dữ bước ra hỏi :
- Nhà ngươi là ai? Đi đâu tới đây?
- Thưa gia chủ, chúng tôi đi về hướng Tây tìm mộ Tần Thủy Hoàng, có sắc lệnh của Sở Bá Vương Hạng Võ.
Người nọ quắc mắt cười rộ lên gọi vào trong :
- Các huynh đệ ơi! Có bọn Hạng Võ đi tìm mộ Thủy Hoàng đấy.
Trong nhà cỏ bước ra cùng một lúc khoảng hai mươi người, tướng mạo kiêu hùng dũng mãnh cả.
Thúc Đại Lâm lùi lại nói :
- Xin phép chư vị anh hùng! Cho tôi bắt con ngựa sút cương vừa chạy tới đây.
Người lớn tuổi nhất, vuốt chòm râu bạc nói :
- Ở đây là đất nhà Tần, các ngươi không có quyền xâm phạm.
Trương Triệt và Triệu Việt Châu vừa đến nạt :
- Đâu là đất Tần Sương?
Người lớn tuổi, đó là lão đạo sĩ cầm ngang ngọn phân trần nói :
- Nhà Tần gồm thâu Lục quốc, đâu đâu cũng là đất nhà Tần cả. Ngươi chẳng có biết ư?
Triệu Việt Châu cười gần :
- Vâng! Nhà Tần gồm thâu thiên hạ. Nhưng nay nhà Tần mất nước, cả thiên hạ đều mất, đến mồ mả cũng không còn. Bọn ngươi không nghe nói Sở Bá Vương Hạng Võ vừa đánh tan nhà Tần ư?
Lão đạo sĩ đưa phất trần lên nói :
- Hạng Võ hay Lưu Bang? Ai vào đất Hàm Dương trước? Sở Bá Vương cậy thế kiêu căng, tàn sát sinh linh tù ngục muôn vạn người, lòng trời oán hận. Ta là đạo sĩ của nhà Tần há lại để bọn Sở quật mộ Thủy Hoàng sao?
Triệu Việt Châu nói :
- Nay có lệnh của Tây Sở Bá Vương, kẻ nào ngăn chống tức là phản nghịch. Là tử tội!
Lão đạo sĩ cười lạt :
- Có binh lực làm những điều tàn bạo, muốn làm án ai cũng được hả! Đày đọa nhân dân là một lũ gi­an ác, điểm nhục!
Triệu Việt Châu nói :
- Thế ra nhà Tần đặt bọn ngươi để ngăn chống việc này từ lâu phải chăng?
Lão đạo sĩ nói :
- Ta là dân nhà Tần, quyết bảo vệ mộ Thủy Hoàng, thôi xuống núi bảo với Hạng Võ rằng hãy từ bỏ cuồng vọng hủy diệt ấy đi. Thất nhân thất đức, thì tự mình hủy mình đó thôi!
Lưu Giả chợt hỏi :
- Thưa đạo sĩ! Đạo là trời đất luân hành không theo không rằng buộc vì một thời thế nào cả. Sao đạo sĩ lại bày ra cái việc bảo vệ mộ vua Tần?
Câu hỏi khiến lão đạo sĩ gật gù, tư lự một lát rồi nói :
- Tướng quân hiểu thông thạo đạo lý! Đây mới thật là người tốt. Từ lâu, ta giả vờ nói đùa thế thôi. Xin mời các vị vào lều trong uống chén trà thân thiện.
Thúc Đại Lâm bắt ngựa buộc ở xa xa mái thảo đường rồi quày quả lên báo tin cho Hạng Thác.
Mọi người đều lục đục kéo nhau xuống đồi đến nhà đạo sĩ.
Lão họ Lý nói với lão họ Trần :
- Chúng ta không nên vào chốn ấy. Ở lại ngoài này ngoạn cảnh thú hơn.
Rồi hai lão già ở lại bên ngoài, dạo xem phong cảnh.
Thật là một vùng thủy tú sơn lam, bờ suối nước trong veo, rừng đưa hương ngào ngạt. Chim kêu, vượn hú. Đồi núi thanh lịch vô cùng. Cả hai nhìn xuống thảo nguyên chạy dài bất tận rải rác hươu nai, cả heo rừng, khỉ núi hái quả đùa nghịch, như cảnh Bồng Lai.
Chợt đâu đây có tiếng trúc ngân thoảng trong gió trong mây, vương vấn tâm sự của một người ẩn sĩ.
Lão Trần nói :
- Đi tìm mộ Thủy Hoàng! Thật là đầy sự ly kỳ! Hôm nay không ngờ giữa rừng núi lại có vài mái nhà tranh, ẩn nhiều kẻ lạ.
- Nhà Tần vừa bị tiêu diệt, có nhiều người nước Tần bất phục Sở Bá Vương nên tìm nơi ẩn trú. Họ lưu luyến vua Tần nên xây nhà gần núi Ly Sơn mà ở đấy.
Lão Trần nói :
- Đi đã lâu mà chưa thấy một di tích nào. Chỉ tìm thấy được vài tảng đá lót đường lên núi mà thôi.
Lão Lý nói :
- Nhưng thấy được lòng người và quỷ thần không ít. Phải không lão Trần.
Tiếng sáo lại véo von giữa lưng trời.
Lão Lý nói :
- Nghe sáo trúc như nhắc ta khúc sáo của Cao Tiệm Ly trên bờ sông Địch thuở nào.
Lão Trần chợt ngâm hai câu cổ thi :
Bạo Tần ai ghét loài vô đạo
Dằn dặt trời Đông sáo gọi hồn!
Lão Lý nói :
- Chúng ta có nhiệm vụ tìm lăng mộ Thủy Hoàng nhưng thấy có nhiều sự ngăn trở của lòng người khá gay go.
Hai người vừa nói vừa rảo bước, không ngờ đã đến nói có tiếng người thổi sáo!
Tiếng sáo im bặt, rồi có một giọng hỏi :
- Nhị vị lão bá là ai, đến đây để làm gì?
Giọng hỏi còn trẻ, chưa ngoài ba mươi. Đó là một tráng sĩ mặc võ phục đen tuyền, cầm sáo trúc đứng lên hỏi.
Lão Lý nói :
- Chào tráng sĩ. Chúng tôi là hai người đi ngoạn cảnh, vì nghe khúc sáo hay nên đến đây. Chẳng hay danh hiệu tráng sĩ là chi?
Người tráng sĩ hiên ngang nói :
- Tiểu tử tên là Thạch Đạo Sơn! Vốn con Thạch đạo sĩ dưới kia! Xin mời nhị vị lão bá về nhà uống chén trà lấy thảo.
Lão Lý nói :
- Chúng tôi đi với nhau một đoàn. Tất cả đều xuống thảo trang rồi. Hai lão vì mê cảnh đẹp mà không đến đấy, ta nên ngồi đây đàm đạo tốt hơn! Xin tráng sĩ cho nghe thêm một khúc nữa.
Thạch Đạo Sơn nói :
- Tiếng sáo này tôi học để gọi chim chóc làm vui, chứ không có ý nghĩa chi mà thổi cho quí vị nghe.
Lão Lý nói :
- Tiếc là chúng tôi không có đức để nghe khúc sáo thần.
Thạch Đạo Sơn biết lão nói mỉa nên cười lạt.
- Tôi nghĩ là bụng dạ các vị không phải đến đây để du ngoạn. Các vị đến đây để lên ngọn núi Ly Sơn kia!
Lão Trần Trung nói :
- Chúng tôi quả nhiên đến Ly Sơn.
- Chắc là viếng mộ Thủy Hoàng! Nhiều người, nhất là người Tần thường đến viếng mộ Thủy Hoàng, họ đều qua đây cả. Cho nên gia đình tôi từ lâu trở thành một quán trọ, tiếp nhiều loại khách qua đường.
Lão Lý nói :
- Chắc lão chủ nhân cũng là người Tần!
Tất nhiên phải là người Tần mới ở được vùng núi Ly Sơn.
Lão họ Lý hỏi tiếp :
- Chắc là phải trung thành với nhà Tần lắm nhỉ!
Gã hảo hớn cười khẩy :
- Không trung với chúa còn trung với ai? Tần gồm thâu thiên hạ, tất nhiên bị chư hầu oán ghét. Đó là việc thường. Tần Thủy Hoàng lúc bình sinh có thất bại bao giờ đâu. một người như thế đáng trọng chứ! Vả lại làm cho dân nhà Tần trở thành giàu có, vô địch há dân Tần chẳng là danh dự sao?
Lão Lý đáp :
- Tráng sĩ còn nghĩ đến nhà Tần, cũng là người trung nghĩa. Tuy nhiên nhà Tần bạo ngược, tham tàn nên nhân dân quạt khởi diệt đi. Đó cũng là một thảm họa của lịch sử. Ngày nay tráng sĩ ngày đêm thổi sáo giữ mộ, trên đời hiếm có kẻ trung lương đến thế. Vậy lòng tráng sĩ thế nào, trong buổi Sở Bá Vương đã chiếm được nước Tần.
Thạch Đạo Sơn lắc đầu nói :
- Tôi không thể nói gì thêm. Tôi chỉ có thề nói trong khúc sáo nhỏ mọn đó thôi!
Lão Trần Trung thở dài :
- Trong đời mỗi người có một ý chí. Chỉ tại sống trong địa giới nào thành ra xử sự theo người nước ấy mà thôi. Ở chốn nào cũng có kẻ trung nghĩa cả! Thôi chúng ta đi lão huynh.
Lão Lý nói :
- Chúng ta trở lại “quán trọ” xem thử tướng Hạng Thác đang làm gì ở đấy!
Nói rồi từ giã người tráng sĩ cầm sáo trúc, hai ông già bẻ cành cây làm gậy xuống thung lũng đến quán trọ.
Dọc đường Trần Trung nói :
- Tráng sĩ này vừa bảo là trong quán có nhiều loại khách, ở các chư hầu đến.
Lão Lý nói :
- Chư hầu còn tập trung ở Hàm Dương. Chờ Hạng Võ phát lạt.
Lão Trần Trung nói :
- Quân binh thì nhiều mà của cải đã bị quân Bái Công giấu cất hết từ lâu. Nghe lời Trương Lương kho tàng nhà Tần đều cất dưới mộ Thủy Hoàng, đào lên để phát lương cho chư hầu đấy! Trong đám khách trọ ở đây, chắc thế nào cũng có người của chư hầu thám dọ. Chúng ta nên cẩn thận.
Khi hai lão già chống gậy về tới thảo đường, họ thấy bàn ghế bày biện khá nhiều, có các loại người ăn mặc khác nhau, kẻ ở Sơn Đông, người tận Thiểm Tây, người An Huy, kẻ Gi­ang Nam ai nấy đều quây quần nhau ăn uống rộn ràng không thua gì cảnh cao lâu tửu điểm ở đất thị thành.
Lão Lý cười khà, đọc lên mấy câu ngạn ngữ :
Bần cư náo thị vô nhân vấn,
Phú tại lâm sơn hữu khách tầm!
Lão Trần bảo :
- Chuyện ấy cũng là thường tình trong thiên hạ.
Mả Thủy Hoàng có nhiều châu báu nên thiên hạ mới rủ nhau tìm kiếm. Chứ nếu là chiếc mộ không, với cái hài cốt ra mục kia thì chắc là chẳng có ma nào đến thăm đâu!
Cả hai người thích thú, đồng chống gậy cồm cộp đi vào quán trọ.
Họ Lý bảo khẽ với họ Trần :
- Khéo không đây là một hắc điếm trá hình!
Họ Trần bảo :
- Sống giữa thời chiến, tôi quen cái tính thận trọng rồi. Tuy nhiên thận trọng quá cũng có số mệnh, khó mà chu toàn cho hết được.
- Tuy nhiên, thận trọng là hơn cả. Ai lại đi lập quán giữa rừng hoang. Một là ma quỷ, hai là kẻ giữ mộ cho Thủy Hoàng, ba là bọn cường đạo!
Nói đến đây thì nghe có tiếng cười đùa trong thảo đường vọng ra.
Lại thấy lố nhố bọn quân binh đi lại phía sau tàu ngựa, ra bờ suối.
Từ trên cao, suối đổ xuống như thác chảy ầm ầm, tràn ngập lênh láng cả những luống hoa màu ven bờ nước.
Thảo đường lại được bờ đất cao như một vòng đê phụ bao bọc. Trông giống như tòa thành đất, ở giữa một chiếc cù lao.
Bá Vũ vừa bước ra gặp lão Trần nói :
- Hạng tướng quân mong gặp hai vị lão bá đó.
Lão Trần nói :
- Lão Lý vào trước đi. Một lát sau tôi sẽ vào theo.
Rồi lão Trần kéo tay Bá Vũ ra ngoài nói :
- Xem cuộc diện quái đản như thế này, ắt là hắc điếm của nhà Tần lập ra.
Bá Vũ cũng gật đầu :
- Cháu cũng để ý! Toàn là khách võ lâm. Giả dạng quân binh chư hầu để ám hại đoàn người đến mộ nhà Tần.
Lão Trần lại nói nhỏ :
- Tướng quân ra ngoài xem lại địa thế này. Có phải là một tử địa chăng?
Bá Vũ ra xem xét một lúc, giật mình nói :
- Chung quanh nước bao bọc. Chỉ cần một trận mưa lớn, hoặc tháo một khúc đê phụ kia thì toàn thảo đưòng sẽ làm mồi cho đàn cá gáy hết.
Lão Trần nói :
- Nước suối hiện đang chảy xiết. Những cây gỗ trôi như ngựa bức sãi vùn vụt kia, thế mà Hạng Thác không hề để ý.
Bá Vũ cười :
- Ở đây chỉ có lão Trần và tiểu tướng là rõ điều này. Vậy lão Trần tính sao?
Lão Trần kéo Bá Vũ đến bên gốc quán, ngồi xuống mà nói :
- Trời sắp đổ xuống trận mưa lũ nữa. Bọn quân Sở đang say mèm trong quán, cả Hạng Thác nữa, chắng lo nghĩ gì đến tính mạng ba quân đang nguy khốn.
Bá Vũ nói :
- Lão Trần người Bao Trung, chắc lưu luyến Bái Công chứ?
Lão Trần cười :
- Đất Bao Trung là đất của Hạng Võ sắp đày Lưu Bang vào đất Bao Trung cho chết già ở đấy. Lão nghe tin như vậy!
Bá Vũ nói :
- Chúng ta theo bọn nước Sở hay sao? Nhưng trước sự nguy hiểm đêm nay, há lại để bao người chết oan vì bọn nhà Tần?
Lão Trần cười lớn :
- Cứ để trời định đoạt số mạng chúng! Tuy nhiên quân Tần thì tàn ác, mà đám quân Sở cũng không kém gì. Chúng ta cứu những người phụ nữ, và kẻ nào hiền lương mà thôi.
Bá Vũ hỏi :
- Như vậy phải làm sao đây!
Lão Trần suy nghĩ một hồi rồi gật gù nói khẽ với Bá Vũ :
- Chúng ta phải rỉ vào tai họ như vậy... như vầy... thì mới xong.
Bá Vũ đi vào nói với Hạng Thác :
- Kính thưa tướng quân. Nay đóng binh giữa rừng tất cả đều tập trung ở đây rất nguy hiểm. Tướng quân cho tôi tuyển một số lên đèo đóng trại làm thành thế ỷ đốc, để hầu có việc gì thì cứu ứng cho nhau mới tiện.
Hạng Thác Hạng Thác đang say, cười lớn vỗ vào vai Bá Vũ nói :
- Nhà người khéo lo. Đêm nay mưa gió lớn, không ở cả trong nhà để ấm êm, còn ra ngoài rừng bụi làm gì?
- Tướng quân đừng quên đám quan của nhà Tần còn ẩn núp giữa rừng sâu!
Hạng Thác nói :
- Nếu ngươi lo ngại thì cũng tốt. Thôi chọn người mà thi hành ngay. Bảo ta ra lệnh đấy. Tuy nhiên ta thưởng cho mỗi người một bầu rượu một cân thịt khô ra đó mà uống cho ấm.
Bá Vũ vội điểm binh, lựa những người cùng chí hướng thân tình. Cả hai người phụ nữ đồng kéo nhau ra ngoài gò cao đóng trại nghỉ ngơi.
Lão Trần theo Bá Vũ, còn lão pháp sư họ Lý thì không hay biết gì cả.
Thạch Đạo Sơn từ lúc hai ông già bỏ đi, chàng đứng lên nói lẩm bẩm :
- Bọn đào mả Tần Thủy Hoàng! Chúng bay sẽ vào bụng cá sông Hoàng Hà cả lũ!
Rồi chàng bước mau về nhà, ra phía sau quán trọ, gọi thân phụ là lão đạo sĩ Thạch Từ ra nói :
- Như đêm nay, có mưa lớn. Bọn quân Sở đã vào rọ hết rồi. Phụ thân ra lệnh cho mọi người gấp rút chuẩn bị là vừa!
Thạch đạo sĩ nói :
- Bây giờ con mật báo cho họ chuẩn bị. Cả vũ khí cung tên nữa. Hãy cho đẩy các chiếc ghe độc mộc lên trên dòng nước, rồi hãy khơi đê ra.
Thạch Đạo Sơn hỏi :
- Còn phụ thân!
Thạch đạo sĩ nói :
- Chẳng mấy lúc mà gặp được mảng lưới to, toàn cá mập... nếu cha bỏ đi chúng sinh nghi.
Thạch Đạo Sơn nói :
- Nếu nước lỡ trên nguồn đổ xuống phụ thân cố thả bè vào đám rừng đước, con ở đó chờ.
Thạch đạo sĩ nói :
- Con chớ lo, ta đã có cách đề phòng. Chúng giờ này khá say. Còn ngoài kia, có hai người ở nước Tề vừa đến.
Thạch Đạo Sơn nói :
- Hãy tìm cách lưu tình cho họ!
Thạch Đạo Sơn cười đáp :
- Xưa nay thân phụ có lưu tình cho ai đâu?
Thạch đạo sĩ nói khẽ :
- Lúc đó nhà Tần làm bá chủ thiên hạ! Bây giờ thì nước Tề sắp phân lại Sở Bá Vương. Ta cứu họ để mưu sự về sau này con ạ!
Thạch Đạo Sơn cung kính nói :
- Phụ thân mưu tính cao xa, thật con không đoán được.
Rồi họ Thạch ra ngoài, kéo theo bọn tráng sĩ đang tập trung ăn uống ngoài bàn trước hiên nhà.
- Chúng ta đi tìm ít củi về sưởi, đêm nay mưa giông lớn, mà củi lửa hết rồi các bạn ạ.
Cả bọn ấy biết ý, bèn đứng lên nói :
- Chúng tôi tìm củi tiếp cho một tay!
Rồi cùng vác vật dụng kéo ngựa đi vào rừng. Họ tản ra khắp nơi tìm củi khô từng toán nhỏ để che mắt bọn người trong quán trọ.
Màn đêm cùng bóng mây trời đen kịt xô nhau cả một vùng.
Sấm sét, mưa lũ kéo nhau về, ầm ầm như đổ từ đỉnh Ly Sơn xuống.
Những cơn giông gió nổi lên xô gãy cây rừng, biến suối cạn thành nguồn thác lũ ầm ầm, cuốn trôi tất cả mọi vật bên suối.
Khi đó bọn người Sở thức dậy, bàng hoàng lo sợ.
Mái rơm xô nhau bay tán loạn, dưới chân họ nước cuồn cuộn, trên đầu họ sấm chớp mưa dội ầm ầm.
Lão pháp sư vội bắt ấn, niệm chú lâm râm định trấn áp cơn thịnh nộ của thần núi Ly Sơn.
Nhưng lão chưa niệm xong câu thần chú, một luồng nước ào qua, cuốn lão chới với theo dòng. Lão cố hì hục lội, kêu la cầu cứu trong giông bão.
Có một bàn tay to lớn với chụp được lão, đó là Trương Triệt, đang ôm một khúc cây to với Hạng Thác.
Hai người kéo được lão pháp sư lên, cho lão bám vào khúc cây.
Cả ba ôm chặt lậy nhau, trôi tấp vào rặng điên điển tận ngoài bìa rừng.
Tư Mã Hoàng thấy nước cuộn sôi, chới với giây lát rồi chìm lỉm.
Lưu Giả thấy nước, tỉnh dậy bơi một lúc rồi hụt hơi chìm theo Tư Mã Hoàng.
Bọn quân Sở theo Hạng Thác đều chết chìm cả. Đến lúc mưa tạnh, đã gần sáng. Nghe có tiếng tù và u u nổi lên, một lát có tiếng sáo trúc vi vu từ trên nguồn nước đổ xuống. Họ Thạch và mấy người tráng sĩ nhà Tần đi tìm vớt bọn còn sống sót, để sát hại lần thứ nhì cho chết tiệt cả.
Chỉ một đêm mưa ngàn, bao nhiêu người chết máu nhuộm đỏ cả lòng suối.
Thạch Đạo Sơn dọn dẹp xong đâu đấy, cùng thân phụ định quay về thì thấy từ trên đồi lô nhô một toán quân binh độ mươi người đi xuống. Họ đi tìm lại những người nước Sở còn sống sót, trong đó có Hạng Thác, Trương Triệt, lão họ Lý và cả Việt Châu.
Nhìn về hướng quán trọ, bây giờ chỉ còn là một bãi hoang, phù sa bồi lên lấp cả nền móng cũ. Hạng Thác buồn bã ngồi nghỉ mệt với mọi người. Lão họ Lý thâu đêm bị rét, đã trở bệnh.
Gió lạnh khiến thân lão run lẩy bẩy như cây sậy.
Lão họ Trần đến, đem thuốc mang theo cho người uống.
Khi họ Trần đem thuốc cho họ Lý, lão Trần nói :
- Lý đại nhân! Lý đại nhân!
Lão pháp sư mở mắt thiều thào, kêu “nước”!
Lão thầy thuốc nói :
- Uống một đêm chưa đầy bụng sao còn gọi nước! Cũng may là Sơn thần còn nể bác đấy!
Lão pháp sư nói láp giáp :
- Nam mô Phật tổ đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn!
Lão thấy thuốc nói lớn :
- Đây chư Phật ban thuốc linh đơn cho lão, uống vào là hết mỏi mệt ngay!
Lão thầy pháp há mồm nói :
- Làm ơn... cho lão ngụm nước.
Minh Phụng đỡ lão lên, cho lão uống xong hoàn thuốc rồi để lão nằm xuống.
Mọi người đều nghỉ trên ngọn đồi. Không ai hay có người phá đê cho nước tràn. Chỉ có Bá Vũ và lão Trần biết chuyện ấy, nhưng đều im lặng. Sau cơn giông mưa chết người ấy, bọn Thạch Đạo Sơn cũng biến mất dạng.
Bấy giờ Bá Vũ mới nói :
- Vừa qua chúng ta không ngờ nạn lụt lại nguy hiểm như thế. Kiểm điểm lại chỉ còn hơn mươi người có vài người lại bị bệnh nặng, phải nghỉ lại cả.
Hạng Thác buồn rầu nói :
- Chúng ta phải lên đường ngay. Ai bệnh thì ở lại. Riêng Lý pháp sư thì lên mình con Hồng Long câu mà chở đi theo.
Tất cả cơm nước xong lại sửa soạn lên đường. Cảnh vật còn âm u lạnh lẽo đường sá lầy lội khó tìm lối đi.
Triệu Việt Châu nhìn mọi người hốc hác bẩn thỉu, ngao ngán nói :
- Chuyến đi bất lợi vô cùng thật!
Hắn nhìn về phía nàng Minh Phụng. Thấy gương mặt nàng vẫn bình thường, tuy có thoáng nét lo âu sầu não vì sự mất mát trong đoàn người vừa qua.
Chỉ có Từ Dung, người đàn bà đau khổ vừa mất người yêu.
Mắt nàng luôn ướt lệ nhớ đến Lưu Giả. Giấc mộng giàu sang phú quý của nàng cùng người tình là Lưu Giả bị tắc nghẽn giữa đường đời. Thật éo le thay!
Triệu Việt Châu đến gần nàng an ủi :
- Họ Lưu đã mất rồi. Thật ai nấy đều buồn, nhưng chúng ta còn lại, phải cương quyết và cố gắng hơn. Phải đạt cho được mục đích.
Hắn lườm lườm nhìn Minh Phụng và Bá Vũ. Hai người này bây giờ là cái gai trước mắt hắn, cần phải nhổ đi trong đoàn người.
Trước khi lên đường, cần phải tìm cho ra lối khác. Lão họ Trần chỉ lên một cổ thụ mà bảo :
- Này các anh! Có ai leo giỏi thì trèo lên ngọn cây kia, mà định hướng đi. Sẽ tìm thấy lối ra khỏi khu vực này.
Hạng Thác bèn gọi Trương Triệt :
- Tướng quân hãy trèo lên nhìn xem có lối nào về hướng Tây hay không?
Trương Triệt cắp đao chạy đến cây cổ thụ cao ngất trời. Bắt đầu vừa đẽo cây vừa trèo lên.
Hồi 6: Cánh chim thần giữ mộ Tần Thủy Hoàng
Lão pháp sư họ Lý sau khi uống hườn thuốc, đã lấy lại sức.
Lão ta ngồi lên, khẩn vái Sơn thần Thổ địa phù trợ cho đoàn người lên núi.
Trương Triệt vẹt cành lá, leo lên được nửa chừng bỗng thấy một đống đen sì lù lù hiện ra trên thân cây cổ thụ.
Thoạt đầu chàng không nhìn rõ. Nhưng giây lâu, nghe có tiếng khè khè như gió động cành lá. Mùi tanh hôi rực mũi.
Trương Triệt tuy là một vị kiện tướng nhưng gặp phải trường hợp này chàng vội vàng tuột một cái đã đến đất.
Suýt chút nữa thì té nhào vỡ sọ mà chết.
Chàng vừa tuột xuống vừa kêu lên :
- Hạng tướng quân! Hạng tướng quân!
Hạng Thác bật dậy, bước tới hỏi :
- Có việc gì thế?
Trương Triệt thở hổn hển :
- Rắn! Rắn thần! To bằng thân cây cổ thụ, thiếu chút nữa là tôi đã mất mạng.
Ai nấy chợt lùi lại, càng ra xa gốc đại thụ.
Bá Vũ nói :
- Khắp nơi chỉ có cây cổ thụ này là cao. Còn các cây khác thì không thể nhỉn thấy gì. Chúng ta phải hạ loài rắn thần này mới được.
Lão họ Lý nói :
- Đó là rắn thần ở núi Ly Sơn đấy. Không nên sát hại.
Lão họ Trần nghe nói tới rắn, liền cười to lên bảo :
- Rắn to lâu đời, có ngọc. Từ lâu nay lão hủ này chỉ mong gặp được chúng. Nay gặp rồi chẳng lẽ bỏ qua ư?
Mọi người nên rời xa nơi này chờ lão bắt rắn cho.
Nghe nói bắt rắn thần, mọi người lo sợ nói :
- Thôi chúng ta không nên động tới rắn. Đi tìm cây khác mà leo lên cũng thấy xa được.
Bá Vũ nói thế, rồi dắt Minh Phụng đi ra ngoài cách đấy một quãng xa.
Mọi người đều mỏi mệt, hết muốn cất chân đi xa, qua một đêm phong vũ dập vùi, người mất kẻ bệnh tinh thần ai nấy đều tuột dốc cả.
Minh Phụng và Bá Vũ đi đến một chỗ bằng phẳng ngồi xuống nhìn về phía gốc cây.
Minh Phụng nói :
- Hiền huynh ơi, phải chi chúng ta đi riêng thì thú vị biết bao.
Bá Vũ lừ mắt :
- Đi một mình. Chỉ có đi dạo ở chợ đông. Chứ vào rừng bụi thì chỉ có nước nộp mình vào miệng cọp thôi, thú vị gì đó hiền muội!
Minh Phụng nghe thèm khát yêu đương lạ lùng, nàng bảo tiếp :
- Tiểu muội mơ ước có một ngôi nhà nhỏ. Một mái nhà có đôi vợ chồng trẻ và một hai đứa con mạnh khoẻ dễ thương. Hạnh phúc biết bao nhiêu.
Bá Vũ khẽ cười :
- Nhiều người trẻ từng ao ước như thế. Nhưng chiến tranh kéo dài. Tiểu huynh nhớ là từ lúc còn thiếu niên, tiểu huynh đã được vào cỏ ngủ rồi mãi theo việc chiến chinh cho đến nay.
Minh Phụng nói :
- Tiểu muội thì cha chết trận, mẹ và tiểu muội thì bị sung vào đội nữa binh lo việc hỏa đầu quân, nấu cơm nước trong quân đến nay. Cũng may là thắng được nhà Tần, nên mới tạm yên.
Bá Vũ nói :
- Chúng ta còn trải qua nhiều chiến tranh nữa. Hạng Võ có sức mạnh quân nhiều, hiếp chư hầu. Nhưng chư hầu còn đó, nhất là Lưu Bái Công rồi Tề vương rất mạnh. Tần Thủy Hoàng còn bị diệt vong thì Hạng Vũ làm sao giữ mãi đất Tần này được.
Minh Phụng nói :
- Hay là chúng ta tìm nơi lánh nạn đao binh đi.
Bá Vũ nói :
- Có nhiều người sống nhờ chiến tranh hết chiến tranh không biết làm gì. Anh thuộc loại người này, sống chết gì cũng ở trong chiến cuộc mà thôi.
Minh Phụng tựa vào vai chàng nói :
- Này hiền huynh! Như tại đây chẳng hạn xây một mái tranh nhỏ, cuốc đất trồng khoai, sống đời đạm bạc qua ngày được không?
Bá Vũ cười :
- Cái giấc mộng thanh bình ấy không phải là giấc mộng của chí nam nhi nàng ôi!
Nói rồi ôm lấy chặt mặt nàng, hôn lên trán nàng một cái hôn thân ái thương yêu và an ủi.
Lúc này mọi người ngồi rải rác xa xa gốc cổ thụ nhìn về phía lão Trần xem lão làm gì.
Lão Trần lấy trong túi vải ra một gói thuốc màu vàng, lão tìm được chiếc nồi nhỏ hằng đeo bên mình để sắc thuốc cho người bệnh.
Lão lấy một ít rượu nếp đổ vào lưng lửng nồi rồi châm lửa đốt nấu cho sôi lên.
Khi khói lửa bốc lên, một lát nước sôi ùn ụt lão liền mở gói thuốc bột đổ vô nồi.
Mùi thuốc bay lên, đó là loại lưu hoàng hòa với các loại thuốc rắn và rượu bốc hơi.
Gió lúc này thổi rao rao, khua động lá cành.
Nhưng luồng gió phẩy nhẹ có đủ sức mang hơi thuốc, khói thuốc bay xa quanh vùng này.
Lúc nấu lão Trần đã xem hướng gió, để xông hơi thuốc lên tàng cây có rắn thần.
Bấy giờ lão Trần phủi tay, đi ra xa chỗ ấy. Lão mượn một thanh đao bén, rồi hỏi mọi người :
- Trong các vị ai là kẻ gan dạ, theo tôi làm thịt rắn thần nhậu chơi nào!
Triệu Việt Châu hăng hái tỏ ra là kẻ gan lì, nói :
- Để tôi giúp lão Trần một tay.
Thái Mạo cũng bước lên nói :
Từ Dung thấy Thái Mạo và Việt Châu chịu đi, động tính tò mò, nhất là nghe rắn thần có ngọc quý, bèn bước tới nói :
- Tôi cũng xin theo, trổ nghề bếp ra hầu các vị.
Hạng Thác thấy mọi người đều tỏ ra hăng hái cũng hết buồn, nói theo :
- Tất cả chúng ta cùng giúp lão Trần bắt rắn. Rồi ai nấy múa dao, xoay kiếm, soạn cung tên gậy gộc reo hò đi bắt rắn như sắp đi đánh một trận chiến gay go vậy.
Lão Trần cầm dao bén bước tới đâu, thì đoàn người bước tới đấy.
Khi lão dừng lại mọi người lại dừng, khi lão đi mọi người cùng đi.
Chợt có tiếng chuyển động như giông bão dấy lên, cành cổ thụ chuyển ầm ầm gãy đổ răn rắc.
Rồi từ trên ngọn cây, một cái đầu rắn to như đầu lân, miệng đỏ au, lưỡi dài cả thước lắc lư bò xuống.
Lão Trần chưa bao giờ thấy con rắn nào ghê gớm như thế. Toàn thân rêu mốc, đen tuyền láng lẫy.
Lão hươi đao, lùi lại thét lên :
- Thần rắn! Thần rắn mau lui lại.
Cả bọn dựng tóc gáy, chạy hoảng ra xa.
Rồi họ đứng nhìn về phía con rắn. Nó đang luồng qua cành lá, rồi cây cổ thụ bò xuống cái nồi thuốc của lão Trần.
Hạng Thác cả kinh nói :
- Trời đất ơi! Ghê gớm chưa! Thần rắn to như cổ thụ nó nuốt cả con voi cũng được.
Ai nấy đều tái mặt, chạy dồn ra thật xa để tránh rắn.
Nhưng rắn thần chỉ đến gần nồi thuốc. Nó bò từ từ như mê như mệt rồi nó ngóc đầu phùng mang thở phì phì, khè khè như hơi gió luồng qua ống tre già.
Dường như rắn thần đang thưởng thức cái mùi vị từ nồi thuốc của lão Trần bốc lên. Nó như một dân nghiện, đang thở phải mùi nha phiến mắt nhắm lờ đờ tâm thần đê mê chập chờn vậy.
Lão Trần đang khòm lưng đảo mắt trông chừng. Thấy con rắn thần nằm khoanh chung quanh chiếc nồi, ngóc đầu ngửi hơi thuốc.
Lão ta nhảy cỡn lên như một con khỉ, la lớn :
- Thắng lớn rồi! Thành công rồi!
- Cái gì thế? - Hạng Thác hỏi.
Lão Trần chỉ về phía thần rắn đang ngoan hiền đê mê trong cái mùi thuốc ngải rắn của lão.
Lão nói :
- Thần rắn mê thuốc rồi đấy!
Hạng Thác lại hỏi mau :
- Thần rắn ăn thuốc hả?
Lão Trần bực mình :
- Ăn gì? Nó ngửi mùi thuốc rồi bị mê.
Hạng Thác lại hỏi :
- Như vậy... rồi... rồi sao?
Lão Trần cười đáp :
- Đến đó... Thò tay bắt chứ sao?
Từ Dung chen vào nghe, chợt lạnh mình :
- Thò tay... bắt rắn thần?
Lão Trần nói :
- Đến hôn nó cũng nằm yên cho hôn nữa đấy!
Trương Triệt nói :
- Thôi đi, đừng có chơi dại. Nó đang thè lưỡi ra như đói bụng kia kìa!
Bá Vũ và Minh Phụng tới hỏi :
- Lão Trần có tiến lên bắt rắn không. Nó nằm im như ngáy ngủ.
Lão Trần bậm gan, hươi đao tiến lên nữa.
Lão thận trọng, nhưng với kinh nghiệm dùng thuốc này, chưa bao giờ lão xông lên mà rắn không tới và nằm im “say thuốc” cho lão bắt.
Tuy nhiên rắn thần to quá, không biết nó có mê thuốc chưa.
Lão dò dẫm tiến lên, cả đoàn lại nhao nhao tiến tới với lão.
Rắn vẫn nằm im.
Bấy giờ khá yên tâm, lão Trần bước thẳng tới hươi đao vùn vụt. Con rắn thần như say thuốc im lìm như một khúc cây to.
Đầu nó ngóc lên gần như gác lên nồi thuốc của lão Trần.
Rắn thần sợ lửa. Nhưng với một mảng lửa lớn như thế không khiến rắn sợ.
Nó trườn mình lên cả các cành lá đầy khói lửa để ngửi mùi thuốc gần hơn.
Khi hít thở say sưa rồi nó vẫn nằm im như say thuốc, không để ý đến mọi vật chung quanh.
Lão Trần vẫn hươi đao vùn vụt như một võ tướng xung trận trước khi đánh xáp lá cà với quân thù. Cuộc “cân chiến” của lão Trần nguy hiểm hơn.
Chỉ cần con rắn há mồm ngáp một cái thôi, lão sẽ văng bắn ra xa hàng trượng. Hoặc nó hít vào một cái, lão sẽ tuột vào bụng của nó như một con mồi nhỏ nhoi thôi. Nhưng lão Trần vẫn gan lì tiến bước.
Trương Triệt, Bá Vũ, Triệu Việt Châu, Thái Mạo, Từ Dung đi “áp trận” cho lão Trần sát sạt một bên, các tay dũng tướng này há nhớ lại các ngày Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa ở đất Bái.
Ai nấy như muốn lập kỳ công đề nêu danh lịch sử.
Họ đồng tiến lên sát bên con rắn, vẫn không cục cựa. Lão Trần đến bên con rắn.
Nó say thuốc lờ đờ, đầu nó chợt lắc lư qua lại.
Từ Dung bỗng rùng mình nói :
- To như một con thuồng luồng dưới bể!
Lão Trần bỗng đưa bàn tay trái vuốt ve vào cổ con rắn.
Đến gần lão thấy con rắn có một cái mồng to như mồng gà chọi trên sọ.
Lão thấy nó to quá, nghĩ đến tuổi thọ hằng trăm năm của nó lão ngừng tay.
Chưa nỡ hạ thủ.
Nhưng đằng xa Hạng Thác ra lệnh :
- Chém đi!
Lão Trần liền hươi đao chém xuống một đao băng vào cổ họng mãng xà.
Nhưng! Ôi thôi lưỡi đao chém sắt như bùn thế mà chạm vào cổ rắn nó dội ngược, khiến cả người lão ta cũng bật ngửa ra sau, té ngồi phệch xuống đất.
Con rắn nghe ngứa cổ ngóc lên.
Trương Triệt, Bá Vũ, Triệu Việt Châu, Thái Mạo cùng tiến lên đâm chém vào thân rắn loạn xạ!
Rắn thần không hề hấn mảy may gì. Nhưng nó ngóc đầu lên cuộng mình bò lần lần ra xa.
Không ai dám tới nữa.
Lão Trần nói :
- Thần rắn đã vào hang núi. Thôi để yên cho nó.
Từ Dung tiếc rẻ :
- Rắn thần có ngọc!
Bá Vũ cười ngất nói :
- Nó hiền như bụt. Đao kiếm chém vào rắn không đủ gãi ngứa cho nó. May mà nó không nuốt ai cả.
Lão Trần ngồi nghỉ mệt.
Lúc này lão muốn hụt hơi, lão thều thào nói :
- Rắn thần không chết! Lão chết! Lão sẽ chết!
Hạng Thác đứng xa nhìn cho đến khi con rắn luồng mất dạn rồi đến cội cổ thụ nói :
- Trương Triệt coi thử có đường lên núi hay không?
Trương Triệt vội lao mình đến đại thọ, trèo lên chót vót chạy tuột ào ào xuống lần nữa.
Mọi người đang ngơ ngác thì Trương Triệt kêu lên :
- Chạy ra xa thật nhanh kẻo chết cả.
Ai nấy hốt hoảng nhìn lên.
Bấy giờ nắng giữa trưa lên cao. Trời đã bớt mây, thế mà có một vầng mây đen nghịt, bão động ào ào đang sà xuống đầu họ.
Cây cối cành nhánh chung quanh chuyển động ầm ầm như trời long đất lở.
Hạng Thác đứng khá xa, tái mặt nhìn thấy ra đó là một con ác điểư, móng vuốt như chim đại bằng đập cánh ào ào, mắt to như ngọn đèn bay vèo vèo từ trên ngọn cổ thụ xuống định sớt lấy mọi người.
Hắn ta là tay cung thủ số một bách phát bách trúng. Tài bắn cung vô địch.
Chờ con đại bàng điểu bay gần đến, Hạng Thác giương cánh cung thần buông ra một lượt hai mũi tên. Tên bay như sao xẹt, nhắm vào cổ họng chim thần lao tới.
Nhưng đôi cánh chim quạt gió quá mạnh. Hai mũi tên thần tiễn bay giạt mất tăm hơi.
Hạng Thác kêu lên :
- Ôi chao là ghê gớm!
Lão Lý nói :
- Con ác điểu này là thần điểu canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng đấy, đừng có chọc giận nó.
Lão Trần cũng sợ hãi bảo :
- Thân nó to như ngôi nhà, thôi ta đi hướng khác. Đi hướng này thì nguy nan quá. Đã đến đường cùng rồi.
Lão Lý lúc này đã mạnh, đứng gần Hạng Thác bảo :
- Mộ Thủy Hoàng linh thiêng khó phá. số người đi tìm mộ chết gần hết rồi!
Chợt đại bàng điểu sà xuống, quắp được một người bay vút lên thượng tầng không chấn động cả cỏ cây rừng núi.
Từ Dung thét lên :
- Thái Mạo bị chim cắp đi mất rồi!
Thì ra Thái Mạo đang đứng trơ nhìn chim đại bàng bay, định trương cung lắp tên bắn. Nhưng đại bàng điểu đã sớt được hắn mang lên trời :
Hạng Thác cả kinh nói :
- Mọi người mau quay lại. Trở về Vạn Hoa Cương cho mau.
Bá Vũ đến cạnh Minh Phụng bảo :
- Chạy nhanh lên. Nó sẽ trở lại đấy.
Rồi chàng nhìn Minh Phụng chạy nhanh theo mọi người.
Đến lúc ấy, đoàn người chỉ còn độ tám chín. Không ngờ trong lúc trời đất tối tăm. Đại bàng điểu đã sớt mất mạng của họ rất nhiều người.
Hạng Thác ngồi gục đầu trên Vạn Hoa Cương, nét mặt hốc hác và căm hờn nói :
- Chưa bao giờ ta “thất bại” lớn lao như thế!
Lão Lý chập choạng đi về phía lão Trần. Nói khẽ :
- Phải tìm cách cứu vãn tình hình.
Lão Trần từ lâu ghét lão Lý. Nhưng giờ phút khẩn cấp, lão Trần cũng bày tỏ niềm khắng khít đồng đội :
- Liệu đi theo hướng Tây thất bại. Thì đi theo từ hướng Động cũng tới đích được chứ sao?
Lão Lý khẩn khoản :
- Điều đó tiến hữu này chịu thua. Lão huynh nên nói với tướng quân Hạng Thác thì hơn.
Lão Trần nói :
- Để cho tướng quân quyết định lấy.
Bá Vũ bước tới nói :
- Mộ Tần Thủy Hoàng đầy bí mật và ghê gớm. Phải có một người hướng đạo thật giỏi. Không có người hướng đạo sẽ thất bại.
Lão Lý hỏi :
- Ai làm được hướng đạo?
Bá Vũ nói :
- Tên giữ ngựa của Hạng tướng quân!
Lão Trần nói tiếp :
- Hắn ta biết rành lối lên lăng mộ Thủy Hoàng!
- Hắn tên họ là gì?
Bá Vũ nói :
- Hãy gọi hắn là tên mã phu là đủ.
Lão Trần nói :
- Ở chốn này! Duy nhất chỉ có một tên mã phu thôi.
Bá Vũ lại nói :
- Mã phu! Mã phu từng xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Hạng Thác theo lời Bá Vũ gọi mã phu đến.
Hạng Thác hỏi tên mã phu :
- Nhà ngươi biết đường lên mộ Thủy Hoàng?
- Dạ biết!
- Đi đường nào?
Mã Phu đáp :
- Đường hướng Tây này!
Bá Vũ nói :
- Hướng Tây bị nghẽn đi đường nào?
Mã phu nói :
- Không bao giờ có con đường nữa?
Hạng Thác ngạc nhiên :
- Vậy thế nào?
- Đường lối song song, đường cái và đường phụ. những nẻo thông thạo đều là nẻo mòn!
Bá Vũ gật gù nhắc lại :
- Toàn là nẻo mòn là thông đạo lớn!
Mã phu gật đầu :
- Tướng quân tỏ ra thông hiểu lời kẻ tiện sĩ này.
Bá Vũ cười tự nhiên :
- Thế rồi chúng ta tìm nẻo mòn chứ!
Mã phu nói :
- Từ lâu đi theo hướng Tây thất bại, nghẽn lối. Chúng ta đi từ hướng Đông. Đó là thông đạo, là nẻo mòn đấy!
Bá Vũ chơt há mồm hầu như không ngậm lại được.
Hồi lâu thở phào một hơi, nói :
- Hướng Đông là thông đạo, là nẻo mòn! Thế mà bấy lâu ta rất mực ngu tối! Không tìm ra!
Mã phu nói :
- Muốn khai hoang một con đường mới. Không có gì hơn là tiếp tục cái thông đạo của nẻo mòn từ phương Đông! Tất cả nên nhớ lấy điều đó!
Trương Triệt điềm tĩnh lại nói :
- Chúng ta đi về hướng Đông vậy!
Triệu Việt Châu im lặng, tức tối nhưng đành quay ra, không có lối nào khác.
- Đi về từ phương Đông! Thôi đi!
Hạng Thác ra lệnh như thế. mọi người cùng tiến bước. Con đại bàng điểu đủ no. Nó đang ấp trứng ngọn cổ thụ hàng nghìn năm có dư!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét