Vì giường chiếu "lạnh tanh" hay lý do gì khác, một số bà hoàng đã lao vào những cuộc tình ngoài luồng, để rồi mang tiếng xấu "gian dâm" muôn đời khó "gột sạch".
Lê Thái hậu: Lộ liễu "dan díu" với Đỗ Anh Vũ
Năm Mậu Ngọ (1138), Hoàng đế Lý Thần Tông băng hà. Lý Thiên Tộ là con trưởng của nhà vua và Lê Hoàng hậu (tức Lê Thái hậu sau này; không rõ tên họ đầy đủ), lúc đó mới 3 tuổi, lên nối ngôi, lấy hiệu là Lý Anh Tông. Theo quy định triều đình, Lê Thái hậu buông rèm nhiếp chính, nhưng nào ngờ bà lại dần bị cám dỗ, dan díu với Đỗ Anh Vũ, phong cho ông ta làm cung điện lệnh chi nội ngoại sự, khiến triều đình đổ nát… Sau nhờ có các trung thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín, cơ đồ nhà Lý mới được giữ vững.
Ảnh minh họa.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Đỗ Anh Vũ tư thông với Lê Thái hậu (mẫu hậu của Anh Tông) và vì thế lại càng kiêu rông. Ở triều đình thì khoát tay lớn tiếng, sai bảo quan lại thì hất hàm ra hiệu. Các quan trong triều bực lắm nhưng chẳng ai nói gì. Quan điện tiền đô chỉ huy sứ là Vũ Cát Đái, chức hỏa đầu đô Quảng Vũ là Lương Thượng Cá, chức hỏa đầu đô Ngọc Giai là Đông Lợi, chức nội thị là Đỗ Ất, cùng với Trí Minh Vương, Bảo Ninh Hầu, phò mã lang Dương Tự Minh... cùng hợp mưu bắt giam Anh Vũ. Bàn tính xong, bọn Đái đem quân lính đến ngoài cửa Việt Thành hô to: “Anh Vũ thường đêm đêm vào phòng Thái hậu, làm nhiều điều càn rỡ ô uế, tiếng xấu đồn ra ngoài, không tội gì to bằng. Bọn thần xin sớm trừ đi, khỏi để mối lo về sau”.
Thấy vậy, vua Lý Anh Tông bèn xuống chiếu sai cấm quân đến bắt Anh Vũ, trói giam ở hành lang Tả Hưng Thánh và giao cho Đình úy tra xét (năm 1150). Song, Anh Vũ không bị chém, mà chỉ bị đày đi làm Cảo điền nhi (tức làm ruộng ở vùng Cảo Xã, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Để cứu người tình, Lê Thái hậu đã nghĩ trăm phương ngàn kế, thậm chí lấy cả bản thân... làm "này làm nọ" để nhà vua buộc phải thuận ý. Và thế là, Đỗ Anh Vũ không chỉ được miễn tội, mà nhờ sự nâng đỡ của Lê Thái hậu, được phục chức Thái úy phụ chính và được trọng dụng trở lại.
Khi đã có binh quyền trong tay, Anh Vũ đã lập ra đội quân hơn 100 người gọi là Phụng vệ đô, nếu có người phạm tội nào thì bắt giữ. Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái bị chém ở Giang Đầu; Trí Minh Vương làm tước hầu; phò mã Dương Tự Minh bị đày lên vùng nước độc. Số còn lại đều bị giáng chức làm khao giáp và điền hoành...
Sau này, khi bàn về cuộc tình bất chính này của Lê Thái hậu triều Lý, người người vẫn thấy không thể tha thứ vì chỉ suýt chút nữa thôi, một vương triều đã bị sụp trong tay một phụ nữ "gian dâm".
Hoàng hậu Trần Thị Dung: Qua mặt vua, "tằng tịu" với Trần Thủ Độ
Là Hoàng hậu của Vua Lý Huệ Tông và sau này là vợ của Trần Thủ Độ, nhưng mỗi lẫn nhắc tới bà hoàng này, không ai không rõ chuyện bà đang hưởng ân huệ của vua, vẫn "tằng tịu" với Trần Thủ Độ.
Năm Quý Mùi (1223), sau khi Trần Thủ Độ được Vua Lý Huệ Tông phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, thì ông càng có điều kiện lộng hành. Rồi vốn "chết mê chết mệt" Hoàng hậu Trần Thị Dung từ thuở thiếu thời, Trần Thủ Độ lúc này càng có nhiều cơ hội ra vào chốn thâm cung để mưu chuyện "tán tỉnh" bà hoàng.
Lại nói Trần Thị Dung ở ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, sống trong nhung lụa, nhưng gặp cảnh "phòng the" lạnh lẽo. Dù thời trẻ, bà hờ hững, ghét bỏ Trần Thủ Độ ra mặt, thì đến nay, trước sức hút đầy nam tính và sự chăm sóc, chiều chuộng khó cưỡng của Điện tiền chỉ huy sứ, bà đã "ngụp lặn" trong cuộc tình này.
Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ đã "cắm sừng" Vua Lý Huệ Tông, sống già nhân ngãi, non vợ chồng với nhau để vừa thỏa mãn dục vọng vừa tính chuyện chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Vua bà Chiêu Hoàng (con gái Vua Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung) trút bỏ áo ngự, mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế... và phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, coi việc thiên hạ. Nhà Trần đã hoàn toàn điều hành đất nước và Trần Thị Dung cũng làm vợ chính thức của Trần Thủ Độ.
Học phi Nguyễn Thị Hương: Gian dâm... khiến vua trẻ mất mạng
Bà Nguyễn Thị Hương là người Vĩnh Long và là một trong số các phi tần của Vua Tự Đức. Năm 1870, bà theo lệnh vua nhận công tử Ưng Đăng (Ưng Thi) mới 2 tuổi, con trai của Kiên Thái Vương Hường Cai, làm dưỡng tử. Sau này, khi phế bỏ Hiệp Hòa, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã cho người đến nhà Dưỡng Thiện ở Khiêm Lăng (lăng Tự Đức) đón Ưng Đăng về lập làm vua, lấy niên hiệu Kiến Phúc.
Theo sử sách, nhờ dưỡng tử ở ngôi thiên tử, Học phi Nguyễn Thị Hương ngày càng trở nên có thế lực, ảnh hưởng lớn trong triều. Bà được quan đại thần Nguyễn Văn Tường tỏ ra thân thiện nhằm chiếm cảm tình và chuyện gì đến đã đến, hai người đã có quan hệ trai gái bất chính...
Một dịp, vua Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa. Bà Học phi lúc nào cũng ở bên cạnh đức vua còn bé bỏng của mình từ mờ sáng đến nửa đêm. Thế là quan phụ chính Nguyễn Văn Tường đêm nào cũng vào chầu hoàng đế và hoàng mẫu, có khi đến nửa đêm mới về. Kiến Phúc đã nhiều lần chú ý thái độ lả lơi của Nguyễn Văn Tường mỗi khi trao cho bà Học phi điếu thuốc đã châm lửa của mình. Một đêm, Kiến Phúc giả vờ ngủ say, nghe được câu chuyện "mèo chuột" to nhỏ giữa hai người, đã không nén được, bỗng kêu lên: "Lành bệnh rồi, ta sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi”.
Thấy vậy, vua Lý Anh Tông bèn xuống chiếu sai cấm quân đến bắt Anh Vũ, trói giam ở hành lang Tả Hưng Thánh và giao cho Đình úy tra xét (năm 1150). Song, Anh Vũ không bị chém, mà chỉ bị đày đi làm Cảo điền nhi (tức làm ruộng ở vùng Cảo Xã, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Để cứu người tình, Lê Thái hậu đã nghĩ trăm phương ngàn kế, thậm chí lấy cả bản thân... làm "này làm nọ" để nhà vua buộc phải thuận ý. Và thế là, Đỗ Anh Vũ không chỉ được miễn tội, mà nhờ sự nâng đỡ của Lê Thái hậu, được phục chức Thái úy phụ chính và được trọng dụng trở lại.
Khi đã có binh quyền trong tay, Anh Vũ đã lập ra đội quân hơn 100 người gọi là Phụng vệ đô, nếu có người phạm tội nào thì bắt giữ. Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái bị chém ở Giang Đầu; Trí Minh Vương làm tước hầu; phò mã Dương Tự Minh bị đày lên vùng nước độc. Số còn lại đều bị giáng chức làm khao giáp và điền hoành...
Sau này, khi bàn về cuộc tình bất chính này của Lê Thái hậu triều Lý, người người vẫn thấy không thể tha thứ vì chỉ suýt chút nữa thôi, một vương triều đã bị sụp trong tay một phụ nữ "gian dâm".
Hoàng hậu Trần Thị Dung: Qua mặt vua, "tằng tịu" với Trần Thủ Độ
Là Hoàng hậu của Vua Lý Huệ Tông và sau này là vợ của Trần Thủ Độ, nhưng mỗi lẫn nhắc tới bà hoàng này, không ai không rõ chuyện bà đang hưởng ân huệ của vua, vẫn "tằng tịu" với Trần Thủ Độ.
Năm Quý Mùi (1223), sau khi Trần Thủ Độ được Vua Lý Huệ Tông phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, thì ông càng có điều kiện lộng hành. Rồi vốn "chết mê chết mệt" Hoàng hậu Trần Thị Dung từ thuở thiếu thời, Trần Thủ Độ lúc này càng có nhiều cơ hội ra vào chốn thâm cung để mưu chuyện "tán tỉnh" bà hoàng.
Lại nói Trần Thị Dung ở ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, sống trong nhung lụa, nhưng gặp cảnh "phòng the" lạnh lẽo. Dù thời trẻ, bà hờ hững, ghét bỏ Trần Thủ Độ ra mặt, thì đến nay, trước sức hút đầy nam tính và sự chăm sóc, chiều chuộng khó cưỡng của Điện tiền chỉ huy sứ, bà đã "ngụp lặn" trong cuộc tình này.
Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ đã "cắm sừng" Vua Lý Huệ Tông, sống già nhân ngãi, non vợ chồng với nhau để vừa thỏa mãn dục vọng vừa tính chuyện chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Vua bà Chiêu Hoàng (con gái Vua Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung) trút bỏ áo ngự, mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế... và phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, coi việc thiên hạ. Nhà Trần đã hoàn toàn điều hành đất nước và Trần Thị Dung cũng làm vợ chính thức của Trần Thủ Độ.
Học phi Nguyễn Thị Hương: Gian dâm... khiến vua trẻ mất mạng
Bà Nguyễn Thị Hương là người Vĩnh Long và là một trong số các phi tần của Vua Tự Đức. Năm 1870, bà theo lệnh vua nhận công tử Ưng Đăng (Ưng Thi) mới 2 tuổi, con trai của Kiên Thái Vương Hường Cai, làm dưỡng tử. Sau này, khi phế bỏ Hiệp Hòa, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã cho người đến nhà Dưỡng Thiện ở Khiêm Lăng (lăng Tự Đức) đón Ưng Đăng về lập làm vua, lấy niên hiệu Kiến Phúc.
Theo sử sách, nhờ dưỡng tử ở ngôi thiên tử, Học phi Nguyễn Thị Hương ngày càng trở nên có thế lực, ảnh hưởng lớn trong triều. Bà được quan đại thần Nguyễn Văn Tường tỏ ra thân thiện nhằm chiếm cảm tình và chuyện gì đến đã đến, hai người đã có quan hệ trai gái bất chính...
Một dịp, vua Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa. Bà Học phi lúc nào cũng ở bên cạnh đức vua còn bé bỏng của mình từ mờ sáng đến nửa đêm. Thế là quan phụ chính Nguyễn Văn Tường đêm nào cũng vào chầu hoàng đế và hoàng mẫu, có khi đến nửa đêm mới về. Kiến Phúc đã nhiều lần chú ý thái độ lả lơi của Nguyễn Văn Tường mỗi khi trao cho bà Học phi điếu thuốc đã châm lửa của mình. Một đêm, Kiến Phúc giả vờ ngủ say, nghe được câu chuyện "mèo chuột" to nhỏ giữa hai người, đã không nén được, bỗng kêu lên: "Lành bệnh rồi, ta sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi”.
Bị nhà vua phát hiện bí mật, Quan Tường bẽn lẽn rút lui xuống Thái y viện, lấy thuốc pha chế sẵn cho nhà vua, nhưng y lại chê thuốc xấu, rồi tự tay mình pha chế một thang thuốc khác đưa lên. Sau khi uống xong chén thuốc, vua Kiến Phúc ngủ luôn giấc nghìn thu...
Tuy nhiên, cũng có một giả thuyết cho rằng, vua Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết đầu độc chết nhằm đưa Hàm Nghi lên ngôi, bởi nhà vua theo Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa.
Tuy nhiên, cũng có một giả thuyết cho rằng, vua Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết đầu độc chết nhằm đưa Hàm Nghi lên ngôi, bởi nhà vua theo Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét