Sự cân bằng các mối quan hệ” hiện nay ở Châu Á – Thái Bình Dương có nguy cơ tan vỡ nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc tạo áp lực lên các nước trong khu vực buộc phải “chọn” một “phe” giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới này.
Hội nghị thượng đỉnh 2 ngày giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại California vào ngày 8-9/6 vừa qua tuy không phải là một mốc quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung nhưng đã vô tình khẳng định lại vị thế “cân bằng các mối quan hệ” phổ biến trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay nhau tại Sunnylands ngày 7/6.
Sự cân bằng đó chính là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc với Châu Á sẽ thuận lợi hơn cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực hơn là mối quan hệ giữa Mỹ và Châu Á hoặc chỉ một mình Châu Á.
Các mối đe dọa đến sự cân bằng này không xuất phát từ sự suy thoái trong mối quan hệ Mỹ - Trung hay sự suy giảm kinh tế của Mỹ như nhiều người mong đợi. Nó là một thứ áp lực nhận thức được đặt lên vai các nước nhỏ trong khu vực để buộc phải “lựa chọn” giữa Washington và Bắc Kinh. Đứng về phía các nước nhỏ, dường như nỗ lực tạo ra sự cân bằng buộc họ phải tìm cách lôi kéo sự chú ý của Washington hoặc Bắc Kinh về phía mình.
Những nỗ lực từ 2 phía này đều đã có những kết quả được hiển thị, trong đó cho thấy nếu không hiểu được bản chất của “sự cân bằng khu vực”, các quốc gia sẽ phá hủy chính những cố gắng của mình khi xây dựng các mối quan hệ trong khu vực Châu Á – Thài Bình Dương.
Một số người cho rằng Hoa Kỳ muốn chính sách “trục Châu Á” thành công, Washington sẽ phải có được hoặc là “cánh tay phải của Trung Quốc” hoặc “một liên minh Mỹ”. Tuy nhiên, dù lựa chọn Trung Quốc hay liên minh Mỹ đi chăng nữa, cách tiếp cận như vậy sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ hiện có trong khu vực.
Mối quan hệ đan chéo hiện nay trong khu vực sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai bởi 3 lý do.
Đầu tiên, không có gì để so sánh giữa khủng hoảng chính trị kinh tế hiện nay ở Mỹ với chính thể chắc chắn và nền kinh tế mạnh mẽ Trung Quốc. Kinh tế Mỹ cũng như ảnh hưởng của nước này sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong những năm tới, cộng hưởng với sự phát triển của các đồng minh lâu năm lẫn những “người bạn mới”. Chính đồng minh sẽ tìm cách tạo điều kiện cho Mỹ duy trì sự ưu việt cho lợi ích của riêng họ. Tất nhiên, những đối thủ của Mỹ không nên đánh giá thấp họ, nhưng cũng không cần đánh đồng Mỹ với một Trung Quốc đang bành trướng.
Thứ hai, Mỹ đưa ra yêu cầu cho khu vực này như việc áp dụng một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), chủ yếu hy vọng sẽ có được các quy tắc và chuẩn mực cư xử hơn là tìm kiếm chủ quyền và lãnh thổ. Do đó, yêu cầu ít có tính đe dọa hơn là các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các nhà phê bình có thể cho rằng việc theo đuổi các nguyên tắc và chuẩn mực của Mỹ là một sự xâm nhập gián tiếp vào chủ quyền, nhưng cách tiếp cận của Mỹ nhằm mục đích không tạo ra cộng hưởng tiêu cực đối với các yêu sách lãnh thổ “vĩ cuồng” của Trung Quốc.
Thứ ba, vị thế lãnh đạo của Mỹ, bị hạn chế bởi các quy định và chuẩn mực, ít đáng lo ngại cho các quốc gia hơn quan niệm u ám của Trung Quốc về trật tự trong khu vực. Điển hình là việc Trung Quốc tuyên truyền đường chín đoạn trong lịch sử để chứng minh yêu sách trên Biển Đông – một cách thức dùng những lý lẽ ngoài lề pháp luật quốc tế để “điều chỉnh” tình hình khu vực.
Việc “cân bằng các mối quan hệ” hiện tại cần thiết cho lợi ích của Mỹ, cung cấp không gian cho Trung Quốc hiện đại hóa và thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Nhưng nếu Washington và Bắc Kinh buộc các nước phải lựa chọn giữa họ, những thặng dư tăng trưởng sẽ gặp khó khăn. Mỗi bên chắc chắn sẽ phải làm việc không mệt mỏi để có được ưu tiên và lợi ích trong khu vực của mình, nhưng không ai trong họ nói cho các quốc gia khác về sự khó khăn của lựa chọn đó cả.
Đã có một số quốc gia trong khu vực đi trước bằng cách nghiêng vai về một trong hai phía – Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc – thông qua hành động của họ, bất kể họ luôn tuyên bố “chúng tôi không muốn lựa chọn”. Điển hình là Campuchia, và nước này đã chọn những lợi ích đi cùng Trung Quốc. Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái, Campuchia đã từ chối thảo luận về tranh chấp Biển Đông bởi những tác động không nhỏ từ Trung Quốc.
Nếu động lực hiện tại thay đổi, Hoa Kỳ và Trung Quốc gây áp lực cho các nước trong khu vực buộc họ lựa chọn, hoặc nếu các nước trong khu vực tìm cách gây ảnh hưởng tới Washington hay Bắc Kinh, việc "cân bằng các mối quan hệ" trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có nguy cơ, đe dọa sự ổn định và thịnh vượng.
Ngoài việc đảm bảo các mối quan hệ của mình ở châu Á, Mỹ cũng phải xem xét làm thế nào để đảm bảo tốt nhất lợi ích của mình ở châu Á. Một số người cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển tích cực trên khắp châu Á. Trong khi những người khác cho rằng chỉ bằng quản lý đúng cách liên minh của mình, Hoa Kỳ sẽ hình thành một khu vực phù hợp với lợi ích và các giá trị Mỹ.
Cho đến nay, chính sách của Mỹ đã trấn an được các đồng minh và bạn bè của mình trong khu vực mà không xa lánh Trung Quốc, và "trục châu Á" đã nói rõ rằng việc quan hệ với cả Trung Quốc và đồng minh của Mỹ chính là chìa khóa để có được cả châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét