CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Phi công tiêm kích Su T-50 sẽ không lo “đói” oxy

(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 mạnh nhất Nga Sukhoi T-50 sẽ được trang bị hệ thống cung cấp oxy “độc nhất vô nhị” cho phi công.
Máy bay tiêm kích Nga thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 sẽ được trang bị hệ thống cấp oxy không hạn chế vào mũ của phi công. Nó cần cho các chuyến bay ở độ cao trên 4.000m, thiếu oxy phi công sẽ bắt đầu ngủ gật và bị ngất. Trong tất cả các máy bay đang có trong trang bị của Nga, oxy được cấp từ bình, sớm muộn sẽ hết. Trên máy bay T-50, một hệ thống chuyên dụng do xí nghiệp khoa học sản xuất NPP Zvezda nghiên cứu chế tạo lọc oxy ra từ không khí.

“Ở đây oxy được lấy từ không khí, hệ thống rút nó từ máy nén của động cơ và đưa vào mũ thở của phi công. Thời gian chuyến bay sẽ không còn phụ thuộc vào dự trữ oxy nữa, và phi công có thể bay với vài lần tiếp nhiên liệu trên không, khác với các máy bay hiện nay khi phi công luôn phải kiểm tra xem đã sắp hết oxy trước khi hết nhiên liệu hay không”, chuyên gia chủ chốt của xí nghiệp khoa học sản xuất NPP Zvezda Mikhail Dudnik cho biết.
Phi công trên tiêm kích Sukhoi T-50 sẽ không lo hết oxy khi đang bay. 
Theo ông này, ngoài lượng oxy không hạn chế, hệ thống cho phép tiết kiệm phần tải có ích của máy bay chiến đấu, toàn bộ hệ thống để lấy oxy nặng gần 30kg, trong khi các bình oxy cho 2 giờ bay nặng 90kg.
“Chủ yếu điều này quan trọng đối với máy bay tiêm kích, nơi luôn thiếu chỗ và trọng lượng và không thể dự trữ oxy với khối lượng lớn như trên máy bay ném bom lớn”, ông Dudnik giải thích. Hệ thống đã được nghiên cứu 5 năm gần đây và đã được lắp đặt trên bốn mẫu thử nghiệm Sukhoi T-50, những máy bay này đang được trong quá trình bay thử nghiệm ở tỉnh Moscow.
“Những chiếc T-50 đầu tiên được sản xuất ở Komsomolsk-on-Amur đã tự bay về tỉnh Moscow, và tất nhiên chúng đã phải được tiếp nhiên liệu, nhưng đã không phải bổ sung dự trữ oxy”, ông Dudnik nói.
Không máy bay hiện đại nào lại có thể không cần đến oxy, ở độ cao trên 4.000m đã không có gì để thở. Và nếu đối với máy bay chở khách hay vận tải thì sự hiện diện của những bình khí nén lớn trên máy bay thực tế không thấy rõ, thì đối với máy bay tiêm kích, nơi phải tính đến từng cm và gram thì việc làm nhẹ đi 60kg là rất có ý nghĩa.
Với hệ thống hỗ trợ phi công tiểu tiện, hệ thống tiếp oxy đặc biệt cùng máy bay tiếp nhiên liệu, Su T-50 sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ dài. 
Trên cơ sở thiết bị trạm khai thác oxy lắp trên T-50, Nga có ý định chế tạo hệ thống tương tự cho máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, tiêm kích hạm MiG-29K. Đánh giá tính ưu việt của những hệ thống này, Quân đội Algieria và Malaysia đã đặt hàng chúng cho các tiêm kích Su-30 của mình.
“Trên các máy bay Yak-130 thử nghiệm đầu tiên có thiết bị không khí với các bình khí nén. Năm 1999 chúng tôi đưa một chiếc Yak-130 như thế đến nhà máy Aermacchi ở Italy. Chúng tôi đã lấy oxy đủ cho chuyến bay dài, nhưng do các bình khí nén bị lỗi ở phần kín khí một chút nên lượng oxy sử dụng có tăng lên, và chúng tôi đã phải hạ cánh xuống sân bay ở Bratislav (thủ đô Slovakia) để bổ sung. Về nguyên tắc những vấn đề tương tự không thể xuất hiện khi có hệ thống mới”, phi công thử nghiệm Roman Taskaev nhớ lại.
Theo truyền thống, Quân đội Nga hiện vẫn “khai thác” oxy trên mặt đất. Quá trình này đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên được huấn luyện đào tạo và thiết bị phức tạp. Khi công nghệ không được tuân thủ nguy cơ cháy nổ luôn là rất lớn.
Nguyên Tư lệnh Không quân Anatoly Kornukov cho biết: “Hiện trong tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật sân bay có trạm khai thác oxy đặt trên ôtô. Cần có chiến sĩ và hạ sĩ quan được huấn luyện 6 tháng về chuyên ngành này để khai thác sử dụng các trạm đó. Còn sĩ quan thì phải đào tạo 5 năm. Do nguy cơ gây cháy nổ cao của oxy nên việc lựa chọn người cho các chuyên ngành này là rất chặt chẽ”.
Cũng theo Kornukov, hệ thống oxy mới sẽ giúp giảm biên chế số người phục vụ trên sân bay và nâng cao hiệu quả sử dụng máy bay tiêm kích ở cự ly lớn. Các sân bay dã chiến, nơi không có thiết bị khai thác oxy cũng sẽ không gặp khó khăn.
Nguyễn Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét