Là một minh quân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, Vua Lê Thánh Tông vẫn có lúc không kiềm chế được cơn giận và có hành động hạ nhục bề tôi một cách... khó lý giải.
Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê (tính cả Lê Bang Cơ và Lạng sơn vương Lê Nghi Dân), trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo; là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Lê Thánh Tông là vị vua cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần cái gì cũng tinh thông”.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Lê Thánh Tông là vị vua cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần cái gì cũng tinh thông”.
Tượng Vua Lê Thánh Tông được thờ tại Văn Miếu -
Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ảnh: internet
Nếu như nhiều quân vương coi mình đứng cao hơn cả pháp luật và cũng có không ít hoàng thân quốc thích, đại thần, quan chức dựa vào địa vị cao quý mà cho rằng nếu mình phạm tội thì cũng được pháp luật nương nhẹ thì đối với Lê Thánh Tông, ông đã tuyên bố đặt mình dưới pháp luật. Nhà vua thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước; ta và các người phải cùng tuân theo". Và có lẽ vì tinh thần "thượng tôn pháp luật" ấy, khi thấy triều thần "làm càn", Lê Thánh Tông đã giận quá... mất khôn chăng?
Theo sử sách, vào cuối năm Canh Dần (1470), vua Chiêm là Trà Toàn liên tục cho quân quấy phá biên cương, sỉ nhục sứ thần Đại Việt. Vua Chiêm còn cho sứ sang nhà Minh vu cáo nước ta cướp hết đồ cống của nước Chiêm dâng cho nhà Minh; tâu thêm là vua Lê tự xưng là Hoàng đế, ngang với Thiên tử nhà Minh, chuẩn bị binh mã để thôn tính bờ cõi Bắc triều...
Trước bối cảnh tình hình "chướng tai gai mắt" đó, Vua Lê Thánh Tông đã dẫn hơn 70 vạn quân Nam chinh phạt Chiêm. Khi đại quân đến đất Nghệ An, một số viên quan làm không đúng chức phận khiến nhà vua nổi giận trừng phạt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Bọn Án sát sứ Đinh Thúc Thông, Phạm Vĩnh Dụ, Bùi Thúc Sử, Nguyễn Tài tâu bàn càn bậy. Vua cho gọi đến hành tại hỏi về tội hủ nho làm hỏng việc, bắt bỏ mũ xuống đái vào mũ để làm nhục”.
Tuy nhiên, một số tài liệu cũng cho biết, hiếm có vị vua nào lại có nhiều quan điểm tiến bộ, thân dân, yêu dân như Lê Thánh Tông, biết dân phạm lỗi nhưng không áp dụng ngay pháp luật để trừng phạt họ mà ông cho rằng giáo dục cho dân hiểu mà sửa chữa, tuân theo pháp luật mới là điều tốt đẹp hơn.
Theo sử sách, vào cuối năm Canh Dần (1470), vua Chiêm là Trà Toàn liên tục cho quân quấy phá biên cương, sỉ nhục sứ thần Đại Việt. Vua Chiêm còn cho sứ sang nhà Minh vu cáo nước ta cướp hết đồ cống của nước Chiêm dâng cho nhà Minh; tâu thêm là vua Lê tự xưng là Hoàng đế, ngang với Thiên tử nhà Minh, chuẩn bị binh mã để thôn tính bờ cõi Bắc triều...
Trước bối cảnh tình hình "chướng tai gai mắt" đó, Vua Lê Thánh Tông đã dẫn hơn 70 vạn quân Nam chinh phạt Chiêm. Khi đại quân đến đất Nghệ An, một số viên quan làm không đúng chức phận khiến nhà vua nổi giận trừng phạt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Bọn Án sát sứ Đinh Thúc Thông, Phạm Vĩnh Dụ, Bùi Thúc Sử, Nguyễn Tài tâu bàn càn bậy. Vua cho gọi đến hành tại hỏi về tội hủ nho làm hỏng việc, bắt bỏ mũ xuống đái vào mũ để làm nhục”.
Tuy nhiên, một số tài liệu cũng cho biết, hiếm có vị vua nào lại có nhiều quan điểm tiến bộ, thân dân, yêu dân như Lê Thánh Tông, biết dân phạm lỗi nhưng không áp dụng ngay pháp luật để trừng phạt họ mà ông cho rằng giáo dục cho dân hiểu mà sửa chữa, tuân theo pháp luật mới là điều tốt đẹp hơn.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Đinh Hợi (1467), trước tình trạng người dân ở Lam Kinh, quê hương các vua Lê lấn chiếm đất đai nhà nước một cách bừa bãi khiến cho hoàng thân quốc thích và những quan lại có công trạng không có lấy một mảnh đất để ở nên tháng 2 năm đó, nhà vua “sai Hộ bộ thượng thư Trần Phong cùng bọn quan Tuyên chính Phan Sư Tông đi khám đất công ở hương Lam Sơn và thôn Dâm để cấp cho các công thần từ nhất phẩm đến lục, thất phẩm theo thứ bậc khác nhau.
Đồng thời, Vua Lê Thánh Tông cũng ra dụ các quan và bô lão rằng: "Lam Kinh là đất căn bản nơi quê vua, không ví như các nơi kinh sư khác được. Mới rồi bọn thế gia hay làm trái phép, coi thường pháp luật, chiếm đoạt đất đai làm của riêng, các thân vương công chúa không có lấy tấc đất cắm dùi. Nhưng dùng pháp luật mà trị tội, sao bằng lấy lễ nghĩa mà bảo trước, để cho họ nhà vua ngày một nhiều thêm cũng có chỗ mà nương thân. Nay định rõ giới hạn, kẻ nào còn dám vi phạm thì phải trị tội theo pháp luật”.
Khi bàn về cách hành xử "giận quá... hạ nhục triều thần" của Vua Lê Thánh Tông, nhiều sử gia đương thời có trách cứ, nhưng sau cùng vẫn là một sự kính phục. Thậm chí, các nhà nghiên cứu hiện đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ về vị vua này. GS, NGND Nguyễn Đình Chú từng khẳng định: “Vua Lê Thánh Tông là ông vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến đưa đất nước trở nên thực sự cường thịnh và ngang tầm với các nước trong khu vực. Ông cũng cho xây dựng đất nước trên một nền tảng Nho giáo và xây dựng nhà nước pháp quyền phong kiến rất tuyệt vời. Ông từng ra đề thi cho các thí sinh phê bình ông. Tôi nghĩ đó chính là những nét rất đổi mới. Ông cũng là người đề ra vấn đề nữ quyền trong bộ luật Hồng Đức...".
Theo GS Nguyễn Đình Chú, càng nghiên cứu về vị vua này, ông càng thấy có nhiều điều mới mẻ và thú vị. Vua Lê Thánh Tông chính là một bông hoa đẹp mà thế giới cần có những bông hoa đẹp như thế.
Đồng thời, Vua Lê Thánh Tông cũng ra dụ các quan và bô lão rằng: "Lam Kinh là đất căn bản nơi quê vua, không ví như các nơi kinh sư khác được. Mới rồi bọn thế gia hay làm trái phép, coi thường pháp luật, chiếm đoạt đất đai làm của riêng, các thân vương công chúa không có lấy tấc đất cắm dùi. Nhưng dùng pháp luật mà trị tội, sao bằng lấy lễ nghĩa mà bảo trước, để cho họ nhà vua ngày một nhiều thêm cũng có chỗ mà nương thân. Nay định rõ giới hạn, kẻ nào còn dám vi phạm thì phải trị tội theo pháp luật”.
Khi bàn về cách hành xử "giận quá... hạ nhục triều thần" của Vua Lê Thánh Tông, nhiều sử gia đương thời có trách cứ, nhưng sau cùng vẫn là một sự kính phục. Thậm chí, các nhà nghiên cứu hiện đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ về vị vua này. GS, NGND Nguyễn Đình Chú từng khẳng định: “Vua Lê Thánh Tông là ông vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến đưa đất nước trở nên thực sự cường thịnh và ngang tầm với các nước trong khu vực. Ông cũng cho xây dựng đất nước trên một nền tảng Nho giáo và xây dựng nhà nước pháp quyền phong kiến rất tuyệt vời. Ông từng ra đề thi cho các thí sinh phê bình ông. Tôi nghĩ đó chính là những nét rất đổi mới. Ông cũng là người đề ra vấn đề nữ quyền trong bộ luật Hồng Đức...".
Theo GS Nguyễn Đình Chú, càng nghiên cứu về vị vua này, ông càng thấy có nhiều điều mới mẻ và thú vị. Vua Lê Thánh Tông chính là một bông hoa đẹp mà thế giới cần có những bông hoa đẹp như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét