Người dân Séc đã phải trả một cái giá đắt cho vụ ám sát Heydrich. Hành động này đã dẫn đến một cuộc trả thù hèn hạ của phát xít Đức, với hậu quả là hàng nghìn dân thường vô tội bị giết hại. Các nhà lịch sử hiện vẫn còn tranh cãi, vụ ám sát này có đáng hay không khi có tới hàng nghìn người dân bị tàn sát sau cái chết của tên đồ tể của Praha?
Những tên chỉ huy người Đức ở Praha lo sợ tại đây sẽ nổ ra một cuộc nổi dậy rộng khắp. Các bằng chứng thu được tại hiện trường vụ ám sát – bao gồm khẩu súng Sten, thuốc nổ, dây cháy chậm và vỏ đạn đều có nguồn gốc từ Anh – cho thấy một điều rõ ràng rằng, thủ phạm của vụ ám sát là những người lính biệt kích dù, được huấn luyện ở nước ngoài, chứ không phải lực lượng của phong trào kháng chiến trong nước. Bay đến sở chỉ huy của Hitler ở Đông Phổ, cấp phó của Heydrich, Karl Hermann Frank, đề xuất một biện pháp được tính toán kỹ lưỡng hơn, đó là tuyên truyền phản đối chính phủ Séc lưu vong và tiến hành các cuộc lục soát bất ngờ ở Praha.
* Mời bạn xem thêm tác phẩm nổi tiếng của Hitler: MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
Trong lúc đó, Heydrich đang nằm trong bệnh viện, bao quanh là lính gác và cả bác sĩ riêng của Himmler cũng được cử đến. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy mảnh kim loại trong bụng hắn và cắt lá lách của hắn. Vài ngày sau, vết thương của Heydrich bị nhiễm trùng nặng. Ngày 2/6/1942, hắn bị bất tỉnh và sau đó hai ngày thì bỏ mạng.
Trong thâm tâm, Hitler rất tức giận Heydrich. “Những biểu hiện anh hùng như lái xe mui trần không được bọc thép hay đi dạo trên phố mà không có người bảo vệ rốt cục chỉ là sự ngu ngốc, chẳng xứng đáng là công dân của đất nước này” – Hitler cáu kỉnh quát lên. Cái chết của Heydrich được coi như một thảm kịch quốc gia. Thi thể của hắn được quàn tại lâu đài Praha trong hai ngày, xung quanh là một đội lính danh dự trước khi nó được đưa về Béclin để tổ chức quốc tang. Himmler đứng ra đọc điếu văn nêu bật công trạng của hắn, còn Hitler truy tặng cho Heydrich Huân chương vì nước Đức.
Khi Gestapo bắt đầu tiến hành truy lùng thủ phạm gây ra vụ ám sát Heydrich thì cũng chính là lúc đòn trả thù chính thức được giáng xuống người dân nơi đây. Như thường lệ, những người Do Thái là mục tiêu đầu tiên. Ngày 9/6, có tới 3.000 người Do Thái sinh sống ở khu Terezín bị đưa đến các trại tập trung ở Ba Lan trên những chuyến tàu đặc biệt với tội danh “ám sát Heydrich”.
Chưa dừng lại ở đó, Hitler quyết định mạnh tay hơn nữa. Lidice, một ngôi làng nhỏ ở Bohemia, được lựa chọn để làm “vật tế thần”. Vào cái ngày đám tang của Heydrich được cử hành, ngôi làng này bị bao vây và toàn bộ đàn ông từ 15 tuổi trở lên bị gom lại và bắn theo từng loạt 10 người một. Công việc xử tử này kéo dài cả đêm và gần như cả ngày hôm sau. Những tên đao phủ được đưa đến từ thành phố quê hương của Heydrich ở Đức. Những người phụ nữ làng Lidice bị đẩy đến trại tập trung
Ravensbrück, nơi mà đến khi chiến tranh kết thúc có 53 người đã bị chết. Một vài trong số 104 đứa trẻ của làng Lidice được trao cho các gia đình của những tên sĩ quan SS để được “nuôi dưỡng hợp lý”; 82 em bị nhiễm khí độc. Bọn lính SS sau đó phóng hỏa thành phố, phá hủy các ngôi nhà, trường học, nhà thờ, khai quật nghĩa trang thành phố và thậm chí nắn lại dòng của những con suối nhỏ chạy qua thành phố. Đến đầu tháng 7, những nơi làm “vật tế thần” xác xơ như không có sự sống.
Trong khi đó, những người lính tiến hành vụ ám sát Heydrich được một linh mục địa phương che giấu trong tầng hầm của nhà thờ theo giáo phái chính thống của Séc nằm cách dòng sông chỉ vài trăm mét. Ngoài ba người tham gia trực tiếp vào trận phục kích, bốn lính dù khác giúp họ lên kế hoạch trận đánh cũng lẩn trốn ở khu hầm mộ; một người tên là Karel Curda tìm cách thoát ra khỏi thành phố và ẩn nấp trong chuồng ngựa của gia đình anh ở vùng quê.
* Mời bạn xem thêm tác phẩm nổi tiếng của Hitler: MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
(BKT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét