Ngày 6/8/2013, thế giới kỷ niệm 68 năm vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima. Nước Mỹ đã phủ lên người dân của họ một “sự thật” khác hoàn toàn những gì thế giới bên ngoài biết đến sự kiện này. Lời nói dối đó đã biểu hiện qua ngày Chiến thắng Nhật Bản, 16/8, thường được tổ chức hoành tráng tại Quảng trường Thời Đại.
Những thành viên của phi hành đoàn lái chiếc máy bay B-29 thả quả bom nguyên tử hủy diệt Hiroshima ngày 6/8/1945 |
Trong hàng chục năm dài sau năm 1945, người dân nước Mỹ vẫn được học một bài học lịch sử về lòng yêu nước, tôn vinh cuộc chiến tranh đau thương và gọi đối thủ của mình là những kẻ man rợ. Đó là những cuốn sách lịch sử nói về “vinh quang” của quân đội Mỹ đã kết thúc cuộc chiến tranh chống lại phát xít Nhật.
Năm 1995, Viện lịch sử Mỹ Smithsonian đã chuẩn bị một ấn phẩm để “sửa chữa” những huyền thoại giả tạo về lòng yêu nước 50 năm tuổi của quốc gia mạnh nhất thế giới bằng một sự thật trung thực hơn, chính xác hơn về các vụ đánh bom nguyên tử. Tuy nhiên, một cuộc phát động rầm rộ của các nhóm cựu chiến binh và các nhóm yêu nước ở Mỹ lúc bấy giờ đã khiến Viện này phải “kiểm duyệt” lại ngữ cảnh của câu chuyện lịch sử. Nước Mỹ đã sử dụng lịch sử như một động cơ chính trị để chiếm lấy niềm tin của lớp người dân trung lưu của mình.
Dẫu vậy, các nhà sử học Smithsonian cũng đã ghi được một dấu ấn đáng nhớ, đưa ra kết luận rằng: “Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 có thể kết thúc mà không cần những quả bom nguyên tử vào mùa hè”. Nó sẽ không cần phải giết hàng triệu sinh linh ở Nhật hay tắm máu Okinawa bằng hàng ngàn cái chết của lính Mỹ.
Một loạt chiến dịch tuyên truyền sau đó đã chứng minh rằng việc Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại dân thường là hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa của tội phạm chiến tranh quốc tế và tội tác chống lại nhân loại. Tình báo Mỹ, với những kiến thức đầy đủ của chính quyền Tổng thống Truman, đã nhận thức được sự tìm kiếm đầu hàng một cách tuyệt vọng của Nhật Bản trước khi ông Truman ra mệnh lệnh “thiêu rụi Hiroshima”.
Nguồn dữ liệu được tiết lộ trong những năm 1980, chỉ ra rằng kế hoạch dự phòng cho một cuộc xâm lược quy mô lớn của Mỹ (dự kiến không sớm hơn ngày 01/11/1945) là không cần thiết. Nhật Bản đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình thông qua đại sứ của mình ở Matxcơva vào đầu tháng 4/1945. Tổng thống Truman biết về điều đó dựa trên thông tin tình báo nhanh nhạy của Mỹ lúc bấy giờ, và tất cả các thông điệp quân sự cũng như ngoại giao của Nhật Bản đã bị chặn. Ngày 13/ 7/1945, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Togo cho biết: "đầu hàng vô điều kiện (bỏ tất cả chủ quyền, đặc biệt là truất Hoàng đế) là trở ngại duy nhất cho hòa bình".
Truman và các cố vấn của ông biết về những nỗ lực này, và chiến tranh có thể đã kết thúc thông qua ngoại giao bằng cách đơn giản là sau chiến tranh, họ cho phép duy trì vị trí của Nhật hoàng Hirohito - người được coi là một vị thần tại Nhật Bản. Vậy nhưng, sự nhượng bộ tưởng chừng sẽ hợp lý đã trở thành không thuyết phục, Mỹ từ chối sự đầu hàng vô điều kiện lần đầu tiên tại Hội nghị Casablanca năm 1943 giữa Roosevelt và Churchill và tái khẳng định tại Hội nghị Potsdam giữa Truman, Churchill và Stalin.
Hiroshima, ngày 6/8/1945 |
Có 2 câu hỏi đã được đặt ra về lập trường của nước Mỹ: Tại sao Mỹ không chấp nhận Nhật đầu hàng (chỉ với yêu cầu duy trì ngôi vị hoàng đế)? Và tại sao Mỹ vẫn sử dụng bom nguyên tử khi mà chiến thắng ở Thái Bình Dương đã chắc chắn nằm trong tay phe Đồng minh?
Đã có nhiều cáo buộc và suy luận về quyết định sử dụng bom nguyên tử của chính quyền Truman.
- Mỹ đã đầu tư quá lớn về thời gian, tâm trí và tiền bạc (hơn 2 tỷ USD vào những năm 1940) để sản xuất 3 quả bom nguyên tử đầu tiên. Và lúc đó, họ không có khuynh hướng cũng như sự can đảm để ngăn chặn đà phát triển đó.
- Nước Mỹ hằn sâu sự “cay cú” trong trận Trân Châu Cảng. Cả những nhà lãnh đạo quân sự và chính trị và nhiều người dân thường của Mỹ không có lòng thương xót đối với nước Nhật, cũng như đã quá mệt mỏi với cuộc chiến tranh. Họ cho phép chống lại nước Nhật, chống lại Hiroshima và Nagasaki.
- Các vật liệu phân rã hạt nhân trong bom Hiroshima là uranium. Quả bom Nagasaki là một quả bom plutonium. Sự tò mò khoa học là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoàn thành dự án. Các nhà khoa học dự án Manhattan đã quá tò mò về "những gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ một thành phố bị san bằng bởi một quả bom uranium duy nhất?" và "Thế còn một quả bom plutonium?".
Cuối cùng, quyết định sử dụng 2 quả bom đã được thực hiện vào tháng 8/1945. Nó đã không xảy ra nếu như các nhà khoa học quân sự Mỹ thử nghiệm trước về sản phẩm của họ. Nhiều quan chức cấp cao Mỹ, cũng như các chỉ huy cao cấp của Nhật Bản hoàn toàn không hiểu những gì đã xảy ra ở Hiroshima. Dự án Manhattan rất bí mật mà ngay cả Douglas MacArthur, chỉ huy Tư lệnh Thái Bình Dương, đã không được biết bất cứ điều gì 5ngày trước khi Hiroshima bị ném bom.
- Nước Nga tuyên bố sẽ chiến tranh với Nhật Bản vào ngày 8/8/1945, họ đã cho quân tiến về phía đông qua Mãn Châu, Trung Quốc khi Nagasaki bị thiêu hủy. Mỹ không muốn Nhật Bản đầu hàng Nga hoặc chia sẻ chiến lợi phẩm chiến tranh với Matxcơva.
Nga đã sớm trở thành siêu cường đối lập với Mỹ - và một kẻ thù tương lai - vì vậy các mối đe dọa hạt nhân đầu tiên chính là "thông điệp" của Chiến tranh Lạnh sau này đã được gửi tới nước Nga. Nga thực sự nhận được ít chiến lợi phẩm chiến tranh hơn là họ đã tính trước, và hai siêu cường đã ngay lập tức sa lầy trong bế tắc chiến tranh lạnh. Điều này đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của loài người, có thể dẫn đến nạn tuyệt chủng trên trái đất. Những gì đã xảy ra sau đó đã phá hoại đạo đức và tài chính của cả hai nước bằng các thế hệ quân sự điên rồ.
Ước tính có khoảng 80.000 thường dân vô tội, cộng với 20.000 lính nghĩa vụ không khí giới của Nhật Bản đã chết ngay lập tức trong vụ đánh bom Hiroshima. Hàng trăm hàng ngàn người khác bị chết chậm do bỏng đau đớn, bệnh bức xạ, bệnh bạch cầu, thiếu máu và nhiễm trùng không thể chữa được trong phần đời ngắn ngủi còn lại của họ. Các thế hệ con cháu của người sống sót cũng đã bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh khủng khiếp do bức xạ, ung thư và tử vong sớm, đến giờ vẫn còn ảnh hưởng.
Đến nay, người dân Mỹ vẫn loay hoay trong câu hỏi “đất nước của chúng ta đúng hay sai” trong cuộc chiến tranh Nhật Bản. Binh lính Mỹ vẫn phải đối mặt với những cuộc chiến tranh, những sự hy sinh cần thiết để phục vụ cho tinh thần yêu nước trong lòng người dân của họ. Tuy nhiên, không hoàn toàn họ có được một sự hy sinh đúng đắn bởi những sai lầm của chính quyền và những mục đích chính trị sâu xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét