CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Cứ 20 phút lại có 1 phụ nữ bị cưỡng hiếp

Thay vì tự tin làm đẹp và khiến mình trở nên hấp dẫn, những thiếu nữ trẻ Ấn Độ phải làm mình trở nên nhạt nhòa để không trở thành nạn nhân của những vụ cưỡng hiếp xảy ra hàng ngày ở khắp mọi nơi.
Im lặng là an toàn
Lôi thiếu nữ 16 tuổi cùng làng vào phía sau một tảng đá ở bờ ruộng, 8 tên - hoặc có thể là hơn nữa, thay nhau làm nhục cô suốt gần 3 tiếng đồng hồ liên tục. Sau khi thỏa mãn thú tính, chúng đe dọa sẽ giết nạn nhân nếu cô hé răng nửa lời cho bất cứ ai.


Tủi nhục ê chề và đầy sợ hãi, thiếu nữ Ấn Độ này không còn cách nào khác là phải nghe lời những kẻ đã xâm hại mình. Cũng giống như những người Dalit khác (tầng lớp bị coi là tiện dân ở Ấn Độ), cô gái thà im lặng chấp nhận bất công còn hơn lên tiếng để rồi rất có thể phải chịu đòn trả thù tàn khốc của những kẻ cưỡng hiếp cô, vốn là con cái các gia đình có vai vế, có đất đai trong làng.
Mọi chuyện sẽ chìm vào quên lãng nếu không có đoạn băng video do chính những kẻ đồi bại kia quay lại vào cái ngày kinh hoàng ấy trong cuộc đời cô gái. Những hình ảnh được truyền đi cho đàn ông khắp làng xem và rồi tới tay cha cô bé. Nhục nhã, người cha trong lúc quẫn trí đã uống thuốc sâu tự tử. Cho tới lúc này, nạn nhân mới quyết định tố cáo những kẻ thủ ác.
Im lặng là giải pháp mà rất nhiều phụ nữ đang lựa chọn để đối mặt với các vụ cưỡng hiếp.
Im lặng là giải pháp mà rất nhiều phụ nữ đang lựa chọn để đối mặt với các vụ cưỡng hiếp.
Theo thống kê của cơ quan lưu trữ hồ sơ tội phạm quốc gia năm 2012, cứ 20 phút lại có một vụ cưỡng hiếp phụ nữ xảy ra ở Ấn Độ, không chỉ ở các ngôi làng vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, mà còn ở ngay cả các thành phố phát triển bậc nhất nước này.
Thế nhưng, thay vì đứng lên đòi công lý cho chính mình, nạn nhân của hàng nghìn vụ cưỡng hiếp xảy ra khắp đất nước này, hoặc tìm tới cái chết, hoặc âm thầm một mình chịu đựng nỗi tủi nhục cả đời, thậm chí là cắn răng chấp nhận lấy kẻ làm nhục mình để vớt vát danh dự cho bản thân và gia đình. Những vụ việc như vừa kể trên, xảy ra tại bang miền Bắc Haryana, kết thúc bằng việc nạn nhân đứng ra tố cáo thủ phạm và đòi công lý, chỉ là hy hữu.
Cảnh sát khuyên nạn nhân cưới thủ phạm
Tháng 11/2012, một nữ sinh 13 tuổi tại Punjab đã vượt qua nỗi xấu hổ, dũng cảm bước tới đồn cảnh sát địa phương trình báo sau khi bị cưỡng hiếp tập thể tại một con đường vắng vẻ. Cô bé thậm chí còn có thể nhớ mặt những kẻ đã giở trò đồi bại với mình.
Trớ trêu là trong khi nạn nhân là con trong một gia đình thuộc tầng lớp thấp tại Ấn Độ thì những thủ phạm lại thuộc gia đình quyền lực ở đẳng cấp trên.
Khi biết được sự việc, cảnh sát địa phương đã tỏ ra vô cùng thờ ơ, thậm chí không còn thành lập vụ án hình sự  mà ngược lại, tư vấn cho cô bé rút đơn kiện rồi cưới một trong những kẻ đã cưỡng hiếp mình. "Nó hiếp mày rồi thì cưới nó luôn đi là xong chuyện", một viên cảnh sát nói với cô như vậy.
Những người đại diện cho pháp luật  thậm chí còn đe dọa sẽ trừng phạt cô bé nếu không rút đơn. Tủi hổ và tuyệt vọng, nạn nhân đã tìm tới cái chết.
Xe tang lặng lẽ chở thi hài một nạn nhân bị cưỡng hiếp tập thể tại Ấn Độ.
Xe tang lặng lẽ chở thi hài một nạn nhân bị cưỡng hiếp tập thể tại Ấn Độ.
Truyền thông và đa phần người dân Ấn Độ nhận định rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra thảm nạn cưỡng hiếp ở Ấn Độ chính việc cảnh sát không có những động thái nhằm điều tra, giải quyết vụ việc một cách hợp lý. Năm 2012, trong tổng số 24 nghìn vụ lạm dụng tình dục phụ nữ được trình báo tại Ấn Độ, chỉ có 26% thủ phạm trong các vụ đó bị kết án tù.
“Đồn cảnh sát là nơi cuối cùng một phụ nữ tìm đến sau khi bị cưỡng hiếp”, ông Vrinda Grover, một nhà hoạt động nhân quyền tại New Delhi cho biết.
Cố tình xấu xí để không gây chú ý
Những người phụ nữ Ấn Độ dũng cảm đứng lên biểu tình phản đối xâm phạm tình dục phụ nữ.
Những người phụ nữ Ấn Độ dũng cảm đứng lên biểu tình phản đối xâm phạm tình dục phụ nữ.
Sonia Faleiro, một phụ nữ Ấn Độ từng sống ở New Delhi suốt 24 năm nhớ lại: "Khi còn là một thiếu nữ, tôi đã học cách tự bảo vệ mình. Tôi không bao giờ đứng một mình trừ trường hợp bất đắc dĩ, tôi luôn đi thật nhanh, vòng cánh tay che ngực, không nhìn vào mắt hoặc cười với người khác. Tôi lách vai qua đám đông càng nhanh càng tốt, tránh ra khỏi nhà sau khi trời tối, trừ khi đi xe riêng”.
“Vào cái tuổi mà các thiếu nữ ở đâu đó ngoài kia trải nghiệm hình ảnh mới, táo bạo, tôi vẫn mặc quần áo rộng hơn của mình 2 size. Tôi vẫn không thể ăn mặc một cách hấp dẫn mà không suy nghĩ rằng tôi đang tự đưa mình vào nguy hiểm...Bạn bè của tôi đều mang theo kim băng hoặc các vũ khí tự chế khác khi tới trường hay tới nơi làm việc”.
Không khó để nghe được những lời tâm sự kiểu như thế này ở Ấn Độ, bởi tất cả phụ nữ ở đây đều chung một nỗi sợ hãi và cảnh giác với đàn ông khi phải đi một mình, nhất là buổi tối.
Thậm chí, ngay cả những người chưa từng bị lạm dụng tình dục cũng vô cùng cảnh giác, họ luôn sống với nỗi sợ rằng điều này sẽ xảy ra với mình hoặc với những người mình yêu quý. Họ phải học cách tảng lờ tất cả những lời trêu chọc thô tục hoặc đứng thu mình ở nơi công cộng.
Faleiro ngậm ngùi chia sẻ: “Giá mà chỉ có nơi công cộng là nơi không an toàn. Trong văn phòng làm việc của tôi, tại phòng khám bác sĩ thậm chí là một bữa tiệc tại gia - tôi đều không thể thoát khỏi cảm giác bị đe dọa".
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét