Cuộc chuyển giao chính trị tại Iran mang theo kỳ vọng về sự cải thiện quan hệ căng thẳng giữa quốc gia Hồi giáo với phương Tây chưa được hiện thực hóa. Ngay trước thềm buổi nhậm chức của Tổng thống Iran mới đắc cử Hassan Rowhani (ngày 4-8), Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm siết chặt trừng phạt đối với Tehran.
Với tỷ lệ phiếu 400/20, dự luật do Hạ viện Mỹ đề xuất cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran thêm 1 triệu thùng/1 ngày trong vòng 1 năm. Mục tiêu được đưa ra là nhằm thu hẹp ngân quỹ cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi mà Tehran đang triển khai.
Với tỷ lệ phiếu 400/20, dự luật do Hạ viện Mỹ đề xuất cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran thêm 1 triệu thùng/1 ngày trong vòng 1 năm. Mục tiêu được đưa ra là nhằm thu hẹp ngân quỹ cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi mà Tehran đang triển khai.
Người dân Iran kỳ vọng vị tổng thống mới sẽ tháo gỡ thế bế tắc xoay quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. |
Việc Mỹ và phương Tây liên tiếp trừng phạt Tehran liên quan đến tham vọng hạt nhân của nước này đã diễn ra mạnh mẽ thời gian qua mà đỉnh điểm là quyết định cấm vận dầu mỏ đối với Iran của Liên minh Châu Âu (EU) hồi năm ngoái. Sau khi ông H.Rowhani theo đường lối ôn hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran (ngày 14-6), dư luận tin tưởng rằng tiến trình đàm phán hạt nhân đang ngừng trệ sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, động thái tăng cường cấm vận kinh tế mới nhất là lời khẳng định rằng, giữa Tehran với Washington và phương Tây vẫn tồn tại quá nhiều khác biệt. Trước đó, hồi đầu tháng 7, Mỹ cũng đã nối dài danh sách biện pháp trừng phạt Tehran, cụ thể là lệnh cấm bán vàng và thanh toán bằng vàng trong các hợp đồng mua năng lượng xuất khẩu của Iran.
Thế nhưng, việc cấm vận có thực sự khiến Iran nhụt chí hay không vẫn là điều không rõ ràng. Thực tế là, bất chấp sự cô lập đang ngày càng mạnh mẽ, chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Mahmoud Ahmedinejah vẫn thông báo những kết quả mới trong quá trình làm giàu uranium. Mới đây, Israel đã cảnh báo Iran đang tiến "ngày một gần hơn" tới việc chế tạo một vũ khí hạt nhân và Tel Aviv có thể sẽ phải hành động trước Mỹ trong vấn đề này. Vì vậy, dư luận cho rằng, việc tăng cường trừng phạt chưa phải là giải pháp tối ưu để hai bên tìm được tiếng nói chung. Không chỉ Iran lên tiếng chỉ trích các biện pháp cứng rắn của Mỹ với cảnh báo sẽ làm phức tạp bế tắc hiện nay, Nga cũng kịch liệt lên án các biện pháp thắt chặt cấm vận mới nhất. Mátxcơva cho rằng việc đánh thẳng vào mũi nhọn của kinh tế Iran không phải là liều thuốc tốt cho cuộc khủng hoảng hiện thời.
Mặc dù vậy, việc tìm ra một cơ chế để xây dựng lòng tin và giải tỏa khúc mắc lâu dài giữa hai bên không hề dễ dàng cho dù không phải không có những tín hiệu thiện chí đôi lần được phát đi. Trong tuyên bố đầu tiên sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, ông H.Rowhani đã bày tỏ mong muốn "hạ nhiệt" với phương Tây và sẽ thực hiện "sự tương tác mang tính xây dựng" với các cường quốc nhằm giảm căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran. Vị tổng thống theo đường lối ôn hòa này còn nêu rõ, chính phủ Iran nhiệm kỳ tới sẽ "thực hiện hai bước trong vấn đề hạt nhân, trước hết sẽ minh bạch hơn để chứng tỏ rằng các hoạt động của Iran đều trong khuôn khổ các quy định của quốc tế và sau đó là tăng cường lòng tin giữa Iran và thế giới". Thể hiện thiện chí đối thoại, chính quyền Tehran đã bày tỏ hy vọng sẽ gặp lại nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) để tiếp tục bàn về giải pháp cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Thời gian dự kiến mà quốc gia Hồi giáo này đưa ra là vào tháng 9 tới.
Song không có nhiều hy vọng đối với kết quả của cuộc đối thoại này cho dù nó có thể sẽ diễn ra. Đặc biệt, khi Iran vẫn kiên quyết tiếp tục theo đuổi hạt nhân. Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố, Tehran sẽ tiếp tục chương trình làm giàu uranium trong khi người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử nước này, Fereydoun Abbasi-Davani, khẳng định việc sản xuất nhiên liệu hạt nhân sẽ được thực hiện theo đúng các mục tiêu Iran đã đưa ra. Do đó, thật khó có thể đoán định được cuộc khủng hoảng hạt nhân ở nước cộng hòa Hồi giáo bao giờ sẽ kết thúc. Chắc chắn là chừng nào Iran còn chưa từ bỏ giấc mơ hạt nhân thì Mỹ và phương Tây còn tiếp tục siết chặt vòng vây vì đây là thứ vũ khí duy nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét