Lời từ chối này của chính phủ không thay đổi được thực tế rằng đảng đối lập đã thể hiện một cách mạnh mẽ nhằm chống lại Thủ tướng Hun Sen.
Những biến động trong và sau cuộc bầu cử đã thổi một làn gió mới vào đất nước mà thể chế chính trị không thay đổi suốt 28 năm qua. Và cũng mở đường cho Mỹ và Trung Quốc tìm một cơ hội để gây những ảnh hưởng tương đối vào một trong những khu vực hiện đang nóng nhất thế giới – khu vực Đông Nam Á.
Bị chỉ trích vì chủ nghĩa thân hữu (ưu ái bổ nhiệm những người thân, quen), Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã mất 22 ghế tại quốc hội. Trong khi CNRP nắm giữ 55 ghế, tăng 29 ghế so với lần bầu cử trước. Kết quả này rất đáng lưu tâm không chỉ bởi thời gian ông Rainsy trở về nước sau lưu vong là rất ngắn, mà còn vì hiện nay ông vẫn bị cấm xuất cảnh.
Đã có những tác động lớn đến thể chế chính trị ở Campuchia. Trong khi ông Hun Sen, trong suốt 28 năm phải cố gắng ổn định nền kinh tế do hậu quả quá khứ bạo lực của Campuchia gây ra, những thay đổi xung quanh đang đòi hỏi ở ông nhiều hơn những gì ông đã làm được cho đất nước này.
Ông đã phải đối mặt với nhiều sự xáo trộn trong nước, cộng với các yếu tố khuấy đảo sự lãnh đạo lâu dài của các quốc gia khác ở Đông Nam Á thời gian gần đây.
Cũng giống như Malaysia, Campuchia có một lớp cử tri trẻ ngày càng mất lòng tin vào giới truyền thông thân chính phủ và một sự thất vọng ngày càng tăng với sự can thiệp của giới quan chức vào cả những công việc hàng ngày, đặc biệt là xung quanh quyền sở hữu đất đai.
Thậm chí, nếu không có một cuộc điều tra hoặc kiểm lại phiếu tại Campuchia, phe đối lập sẽ có một vị thế ngày càng có trọng lượng hơn trong chính phủ và trong mắt của dân chúng. Hãng tin AP đã nhận định rằng: "Nếu kết quả trên thực tế giống như đảng cầm quyền dự kiến, đó sẽ là một cú hích lớn cho phe đối lập, tạo ra cho họ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai", theo AP.
Kết quả này cũng cho thấy sắc thái của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về việc tìm ảnh hưởng không chỉ ở Campuchia mà còn rộng ra toàn khu vực Đông Nam Á, nơi mà “mặt trận ngoại giao có hiệu lực hơn”.
Hồi đầu tháng Bảy, khi các nhà lập pháp Mỹ cảm nhận được sự miễn cưỡng của Thủ tướng Hun Sen để đảm bảo cho một cuộc bầu cử công bằng, họ đã kêu gọi Tổng thống Obama cắt 70 triệu USD viện trợ. Việc Campuchia ân xá cho Rainsy, dù đã tạo ra cho ông này một cơ hội trở lại đường đua chính trị, nhưng lại không xem ông là một phần của cuộc tranh đua này.
Sự tự tin của ông Hun Sen trong cuộc bầu cử, cho thấy bóng dáng ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ năm 1994, Campuchia đã nhận được 9 tỷ USD tiền viện trợ từ Trung Quốc, đổi lại, Phnom Phenh đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ trở về nước khi họ chạy trốn khỏi lệnh truy nã vì bất đồng chính kiến với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Không chỉ có vậy, Campuchia đã ngăn chặn các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông tại cuộc họp thường niên của ASEAN trong năm 2012, năm Phnom Phenh là chủ nhà.
Đối với cuộc chơi này, có 2 vấn đề đang nổi lên. Trung Quốc, mặc dù đang gặp những sự chững lại nhưng nó vẫn đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong lúc đó, việc cải tiến công nghệ, truyền thông và mức sống được nâng cao đã làm nảy sinh nhu cầu phải có được một chính phủ minh bạch, cải cách và cuối cùng là dân chủ của người dân Campuchia.
Từ "dân chủ" đã trở thành "luật chơi" mà Mỹ đã và đang áp dụng ở một số nơi ở châu Á. Và mặc dù đó ko phải là một cuộc chiến tranh lạnh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trên đất Campuchia thì những ảnh hưởng của cái gọi là quyền lực mềm vẫn hiển hiện khá rõ ràng.
Bắc Kinh và Washington đang nhìn vào những sự kiện chưa được hé mở ở Cam và tự hỏi về những sự ảnh hưởng mà họ đã giành được ở Phnom Penh và trong cả khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét